THÔNG TƯ 79/2016/TT-BTC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VAY LẠI TỪ NGUỒN VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 20/07/2016

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 79/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VAY LẠI TỪ NGUỒN VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Quản lý nợ công s 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Đầu tư công s 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản  nợ công;

Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn h trợ phát triển chính thức (ODA) và vn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính Đi ngoại,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về thẩm định tài chính đối với:

a) Thẩm định khi quyết định đầu tư các chương trình, dự án đầu tư vay lại toàn bộ hoặc một phần từ vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

b) Thẩm định cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho các doanh nghiệp.

2. Các chương trình, dự án đầu tư theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro toàn bộ thực hiện thẩm định và cho vay theo quy định của tổ chức tài chính tín dụng, phù hợp với quy định của pháp luật và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

3. Việc thẩm định cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cho vay lại chính quyền địa phương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm cơ quan quyết định đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại, người vay lại và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu thống nhất với các từ ngữ của Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009, Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 78/2010/NĐ-CP) và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 16/2016/NĐ-CP). Các từ ngữ khác được hiểu như sau:

1. Tỷ số lợi ích trên chi phí của dự án (B/C) là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích và giá trị hiện tại của dòng chi phí được xác định trong vòng đời dự án.

2. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là giá trị của toàn bộ dòng tiền ròng của dự án trong tương lai chiết khấu về thời điểm hiện tại.

3. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 (không).

4. Công thức tính các chỉ số tài chính nêu tại khoản 1, 2 và 3 điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Nguyên tắc thẩm định

1. Thẩm định phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch và thận trọng.

2. Cơ quan quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, quyết định dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Người vay lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp lệ, hợp lý, đúng pháp luật của số liệu, thông tin, thông số, dữ liệu đầu vào cung cấp cho cơ quan thẩm định phục vụ cho việc tính toán phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án và năng lực tài chính của người vay lại.

4. Đối với các chương trình, dự án đầu tư áp dụng phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng một phần, việc thẩm định tài chính thực hiện theo các quy định tại Thông tư này và quy định của cơ quan cho vay lại.

5. Việc thẩm định tài chính để quyết định đầu tư thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP , Thông tư này và pháp luật liên quan.

6. Việc thẩm định tài chính để cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP, Thông tư này và pháp luật liên quan.

Điều 5. Phương pháp thẩm định

1. Khi thẩm định phương án tài chính của dự án vay lại, việc xác định tỷ suất chiết khấu của dự án (r), tỷ số lợi ích trên chi phí của dự án (B/C), giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

2. Khi thẩm định năng lực tài chính của người vay lại, việc xác định các chỉ số tài chính thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

Chương II

NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

Điều 6. Thẩm định điều kiện được vay lại

1. Thẩm định việc đáp ứng quy định và điều kiện vay lại, bao gồm các điều kiện tài chính và việc đảm bảo các điều kiện về trình tự thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; người vay lại phải đảm bảo năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu theo quy định, có phương án kinh doanh hiệu quả cho thấy trả được nợ, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay.

2. Điều kiện được vay lại đối với người vay lại áp dụng theo quy định tại Luật Quản lý nợ công.

Điều 7. Thẩm định năng lực tài chính của người vay lại

1. Thẩm định năng lực tài chính của người vay lại thông qua thẩm định các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liên tục gần nhất so với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại.

2. Trường hợp người vay lại chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ. Trường hợp không có các bảo đảm này, người vay lại phải có bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc hình thức bảo đảm khác được Cơ quan cho vay lại thẩm tra về tính khả thi và tính tuân thủ theo pháp luật hiện hành.

Điều 8. Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay lại

1. Thẩm định phương án sử dụng vốn vay, bao gồm khả năng bố trí và thu hồi vốn đầu tư của dự án, trong đó xác định rõ:

a) Nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn liên kết, liên doanh thực hiện dự án, vốn được ngân sách cấp, vốn vay và vốn khác theo quy định của pháp luật);

b) Chi phí dự án;

c) Khả năng bố trí vốn đầu tư, khả năng tạo doanh thu, dòng tiền của dự án.

2. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá phương án tài chính thông qua phương pháp thẩm định nêu tại Điều 5 Thông tư này.

3. Xác định khả năng trả nợ theo lịch trả nợ của khoản vay lại, sự thiếu hụt trong dòng tiền trả nợ (nếu có), đề xuất phương án bù đắp thiếu hụt.

Điều 9. Thẩm định tài sản bảo đảm khoản vay của người vay lại

Việc thẩm định tài sản bảo đảm khoản vay lại nhằm đánh giá việc tuân thủ quy định về tài sản đảm bảo khoản vay lại tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP và Thông tư số 139/2015/TT-BTC ngày 3/9/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đảm bảo tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Điều 10. Đánh giá, nhận xét các yếu tố phi tài chính

Đánh giá, nhận xét các yếu tố phi tài chính bao gồm:

1. Lĩnh vực kinh doanh; trình độ, năng lực và kinh nghiệm của ban lãnh đạo; mô hình quản trị của người vay lại.

2. Mối quan hệ kinh tế, tài chính, vay vốn và trả nợ của người vay lại với bạn hàng, khách hàng và các tổ chức cho vay.

Điều 11. Đánh giá rủi ro và giải pháp giảm thiểu rủi ro

Cơ quan cho vay lại cho ý kiến về các rủi ro và đánh giá hiệu quả của dự án theo các phương án rủi ro; đánh giá các giải pháp giảm thiểu rủi ro do người vay lại đề xuất.

Chương III

QUY TRÌNH VÀ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH

Điều 12. Thẩm định tại cơ quan quyết định đầu tư

1. Khi lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ thuộc diện áp dụng cơ chế cho vay lại, Cơ quan quyết định đầu tư đề xuất về người vay lại và đề xuất phương thức cho vay lại theo một trong các phương thức sau:

aCho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng.

bCho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng một phần hoặc toàn bộ.

c) Các tổ chức tài chính, tín dụng vay lại theo chương trình, hạn mức tín dụng.

2. Khi thẩm định văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cơ quan quyết định đầu tư tổ chức việc thẩm định phương án tài chính của dự án vay lại, việc đáp ứng điều kiện vay lại của người vay lại theo các quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.

aNội dung thẩm định tài chính thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.

bĐ phục vụ cho việc thẩm định tài chính, chủ dự án gửi cơ quan thẩm định các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này (trừ điểm c).

cThời gian thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP.

3. Kinh phí phục vụ công tác thẩm định

aKinh phí phục vụ công tác thẩm định tại cơ quan quyết định đầu tư được chi trả từ nguồn kinh phí của cơ quan quyết định đầu tư.

bNội dung và mức chi cho công tác thẩm định thực hiện theo quy định hiện hành.

cViệc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí phục vụ công tác thẩm định theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 13. Thẩm định tại cơ quan cho vay lại

1. Danh mục hồ sơ thẩm định

Người vay lại gửi văn bản tới cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 16 đề nghị thẩm định cho vay lại kèm theo hồ sơ để thẩm định, đồng gửi Bộ Tài chính. Người vay lại chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hp lệ, đúng pháp luật của các hồ sơ cung cấp đ thực hiện công tác thẩm định cho vay lại; các thông số, số liệu, định mức, đơn giá kinh tế kỹ thuật, dự báo về doanh thu, sản lượng cũng như các số liệu khác trình bày trong văn kiện dự án.

Hồ sơ bao gồm:

aVăn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

bVăn kiện chương trình, dự án.

cQuyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền.

dBáo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liên tục gần nhất với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại (đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế đang hoạt động); trường hợp người vay lại chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ. Trường hợp không có các bảo đảm này, người vay lại gửi bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc tài liệu chứng minh phương án bảo đảm khác để cơ quan thẩm định kiểm tra về tính khả thi và tính tuân thủ theo pháp luật hiện hành.

Trường hợp người vay lại là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty. Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty.

đ) Báo cáo về quan hệ tín dụng của người vay lại với các tổ chức cho vay đến thời điểm gần nhất với thời điểm thẩm định tài chính; bảng kê các hợp đồng tín dụng người vay lại đã ký và tình hình thực hiện vay, trả nợ đối với các hợp đồng tín dụng; các khoản bảo lãnh, bảo đảm cho bên thứ ba.

eHồ sơ về phương án bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP .

g) Phương án tài chính dựa trên cơ sở tham chiếu các điều kiện cho vay lại theo quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện cho vay lại theo Luật Quản lý nợ công.

2. Thời hạn và nội dung thẩm định tại cơ quan cho vay lại

aThời hạn thẩm định

– Người vay lại có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan cho vay lại để thẩm định. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan cho vay lại có văn bản thông báo cho người vay lại. Trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận thông báo, người vay lại có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo quy định.

– Trong trường hợp cần thiết, để kiểm tra tính chắc chắn, khả thi của các giả định sử dụng trong tính toán hiệu quả tài chính của dự án, Cơ quan cho vay lại có thể đề nghị cung cấp thêm tài liệu để xác nhận cơ sở đưa ra giả định hoặc xin ý kiến các cơ quan quản lý liên quan.

– Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người vay lại, cơ quan cho vay lại thực hiện thẩm định và gửi báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính.

bNội dung thẩm định

Báo cáo kết quả thẩm định cần làm rõ các nội dung sau:

– Đánh giá về việc thỏa mãn các điều kiện được sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo cơ chế cho vay lại theo quy định của pháp luật.

– Đánh giá năng lực tài chính của người vay lại.

– Đánh giá về phương án tài chính của dự án sử dụng vốn vay lại do người vay lại lập, cơ sở đưa ra các giả định về doanh thu, chi phí, điều kiện cho vay lại của dự án.

– Đánh giá về phương án sử dụng tài sản bảo đảm do người vay lại đề xuất.

– Đánh giá mức độ rủi ro của phương án sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của người vay lại theo các phương án rủi ro cơ bản; đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

– Cho ý kiến rõ về khả năng trả nợ (hay không trả được nợ) của dự án, người vay lại; và các điều kiện vay lại áp dụng đối với người vay lại theo quy định hiện hành.

Điều 14. Thẩm tra tại Bộ Tài chính

1. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm định do Cơ quan cho vay lại gửi, Bộ Tài chính xem xét các nội dung sau:

aXem xét tính phù hợp về hồ sơ thẩm định, quy trình và phương pháp thẩm định được áp dụng tại Cơ quan cho vay lại.

bXem xét hướng xử lý các khác biệt về quan điểm, đánh giá về khả năng trả nợ giữa Người vay lại và Cơ quan cho vay lại.

cĐánh giá về kết quả thẩm định của Cơ quan cho vay lại, trong đó bao gồm:

– Đánh giá về kết luận thẩm định của Cơ quan cho vay lại; trường hợp kết luận của Cơ quan cho vay lại về phương án tài chính của chương trình, dự án và năng lực tài chính của chủ dự án khác với đánh giá của Cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính xin lại ý kiến cơ quan chủ quản để quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

– Kiến nghị về việc cho vay lại hoặc không cho vay lại; các giải pháp phòng ngừa rủi ro khi cho vay lại.

dXem xét khuyến nghị của Người vay lại, Cơ quan cho vay lại về giải pháp bảo đảm, hỗ trợ cần thiết từ Người vay lại hoặc bên thứ ba trong trường hợp dự án thiếu nguồn trả nợ tạm thời.

2. Trên cơ sở kết quả thẩm tra về báo cáo thẩm định của Cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định theo thẩm quyền việc cho vay lại đối với chương trình, dự án và thông báo điều kiện cho vay lại cho Cơ quan cho vay lại và người vay lại.

3. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, để có ý kiến đánh giá hỗ trợ cho Bộ Tài chính trong việc quyết định phê duyệt khoản vay lại, Bộ Tài chính có thể tham vấn các tổ chức độc lập, cá nhân có chuyên môn để đánh giá lại kết quả thẩm định của Cơ quan cho vay lại đối với phương án tài chính của dự án và năng lực tài chính của người vay lại. Tổ chức, chuyên gia độc lập, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

4. Kinh phí phục vụ công tác thẩm tra, thẩm định

aChi phí hành chính đối với tổ chức, chuyên gia đánh giá độc lập tại Bộ Tài chính được chi trả từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Bộ Tài chính hoặc nguồn phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh do Bộ Tài chính thu theo quy định.

bHàng năm, đơn vị chủ trì công tác cho vay lại lập dự toán chi phí đối với công tác thẩm định nêu tại Điều này gửi Bộ Tài chính để tổng hợp và phê duyệt trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Tài chính. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan quyết định đầu tư

1. Cơ quan quyết định đầu tư tổ chức việc thẩm định, quyết định đầu tư, bao gồm thẩm định phương án tài chính của dự án vay lại, năng lực tài chính của người vay lại theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP , các quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, quyết định dự án đầu tư, hiệu quả dự án đầu tư, trong đó có thẩm định tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Thông báo cho cơ quan quyết định đầu tư và người vay lại về cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền đối với dự án vay lại.

2. Trên cơ sở quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền và xem xét kết quả thẩm định của Cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định theo thẩm quyền việc cho vay lại đối với chương trình, dự án.

Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan cho vay lại do Bộ Tài chính ủy quyền

1. Thực hiện thẩm định phương án tài chính của dự án vay lại và năng lực tài chính của người vay lại theo quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này.

2. Báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính.

3. Kiến nghị rõ việc cho vay lại hoặc không cho vay lại đối với dự án, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.

Điều 18. Trách nhiệm của người vay lại

Người vay lại chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ, đúng pháp luật về số liệu, thông tin, thông số, dữ liệu đầu vào cung cấp cho cơ quan quyết định đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan cho vay lại phục vụ cho việc tính toán phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án và năng lực tài chính của người vay lại.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2016.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bng văn bản mới thì sẽ áp dụng theo các văn bản mới đó.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– VPTW Đảng và các Ban của Đảng;
– VP Chủ tịch nước;
– VP Quốc hội;
– VPCP;
– Các Bộ, CQ ngang B
ộ, CQ thuộc CP;
– UBND t
nh, TP trực thuộc TW;
– Cơ quan TW các tổ chức, đoàn thể;
– TAND tối cao;
– VKSND tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;
– Sở Tài chính, KBNN t
nh, TP trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– VP Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Website Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, QLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư s 79/2016/TT-BTC ngày 6/6/2016 của Bộ Tài chính)

Công thức tính toán các chỉ số tài chính

Cơ quan thẩm định phương án tài chính của dự án vay lại thông qua việc xác định Tỷ suất chiết khấu của dự án (r), Hiện giá sinh lời của dự án, Giá trị hiện tại ròng (NPV) và Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR).

1. Tỷ suất chiết khấu của dự án (r):

Trong trường hợp dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau thì r được tính theo phương pháp bình quân gia quyền:

Trong đó:

– V1, V2,… Các nguồn vốn vay trung, dài hạn

– Vtc: nguồn vốn tự có của chủ đầu tư

– r1, r2,..: lãi suất tiền vay

– rtc: tỷ suất chiết khấu (tỷ suất chi phí vốn) mong muốn của chủ dự án

2. Tỷ số lợi ích trên chi phí của dự án (B/C): là tỷ lệ giữa hiện giá dòng lợi ích và hiện giá dòng chi phí được xác định trong vòng đời dự án. Dự án chỉ có hiệu quả khi chỉ số sinh lời > 1

Trong đó:

* Bi: Tổng lợi ích của dự án ở năm i

Bi = B0i + Tkhi + Vbi

Bao gồm:

– B0i: Doanh thu hàng năm của dự án

– Tkhi: Các khoản thu khác tại năm i

– Vbi: Giá trị còn lại chưa chiết khấu hết hoặc chưa chiết khấu (nếu có) của tài sản cố định vào năm tính toán cuối cùng tại năm i (i chạy từ 1 đến n)

* Ci: Tổng chi phí của dự án ở năm i

Ci = Iti + C0ti

Bao gồm:

– Iti: Tổng chi phí đầu tư (nếu có) năm i

– C0ti: Chi phí hoạt động hàng năm của dự án tại năm i

C0ti = Cti – (Dti + Lti) + Tni

Bao gồm:

– Cti: Chi phí giá thành năm i của dự án

– DtiKhấu hao tài sản cố định năm i của dự án

– Lti: Lãi vay vốn cố định tính vào giá thành sản phẩm năm i

– Tni: Các khoản thuế năm i (bao gồm: GTGT + Vk + Vtn)

– Vbi: Giá trị còn lại chưa chiết khấu hết hoặc chưa chiết khấu (nếu có) của tài sản cố định vào năm tính toán cuối cùng tại năm i (i chạy từ 1 đến n).

* r: Tỷ suất chiết khấu được chọn

Ý nghĩa:

Tỷ số lợi ích trên chi phí của dự án cho biết 1 đồng hiện giá chi phí bỏ ra trong dự án có khả năng thu được bao nhiêu đồng hiện giá lợi ích

– Trường hợp B/C>1: Dự án có hiệu quả về tài chính.

– Trường hợp B/C<1: Dự án không có hiệu quả.

3. Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Giá trị hiện tại ròng (NPV) là giá trị thu nhập ròng của dự án trong tương lai quy về thời điểm hiện tại.

Trong đó:

• i – thời gian tính dòng tiền

• n – tổng thời gian thực hiện dự án

• r – tỉ lệ chiết khấu

• Bi: Tổng lợi ích của dự án ở năm i

• Ci: Tổng chi phí của dự án ở năm i

Ý nghĩa: Giá trị hiện tại ròng đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong tương lai có bù đắp được chi phí ban đầu hay không.

– Trường hợp NPV>0: Dự án có hiệu quả về tài chính

– Trường hợp NPV<0: Dự án không có hiệu quả.

4. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 (không).

Trong đó:

• t – thời gian tính dòng tiền

• n – tổng thời gian thực hiện dự án

• IRR – tỷ suất thu hồi vốn nội bộ

• Ct – dòng tiền thuần tại thời gian t

• C0 – chi phí ban đầu để thực hiện dự án

Ý nghĩa: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được, IRR cho nhà đầu tư biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được.

– Trường hợp dự án có IRR > tỷ suất chiết khấu thì dự án có hiệu quả về tài chính. Nếu IRR càng lớn thì dự án có hiệu quả tài chính càng cao.

– Trường hợp dự án có IRR < tỷ suất chiết khấu thì dự án có hiệu quả về tài chính thấp.

IRR là phương pháp đơn giản nhưng đối với các dự án dài hạn có dòng tiền khác nhau và tỉ lệ chiết khấu khác nhau, các dự án có dòng tiền không ổn định, thì IRR không phải là chỉ số tốt mà nên lựa chọn NPV để đánh giá./.

 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư s 79/2016/TT-BTC ngày 6/6/2016 của Bộ Tài chính)

Công thức tính toán các chỉ số tài chính

Khi thẩm định năng lực tài chính của người vay lại, Cơ quan thực hiện thẩm định căn cứ các quy định pháp luật hiện hành và xác định các chỉ số tài chính sau đây:

1. Nhóm các chỉ số cơ cấu vốn:

a. Tỷ suất đảm bảo trả nợ (DSCR – Debt service coverage ratio): là tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh / Nợ phải trả hàng năm.

Ý nghĩa:

– Trường hợp DSCR >1: Dự án có khả năng tạo ra lợi nhuận đủ để trang trải các khoản nợ từ dòng tiền của mình.

– Trường hợp DSCR <1: Dòng tiền của dự án có các dấu hiệu xấu, dự án gặp khó khăn trong việc trang trải các khoản nợ từ dòng tiền của mình.

b. Tỷ suất nợ / vốn chủ sở hữu (D/E – Debt to Equity ratio): là tỷ lệ Các khoản nợ phải trả/ Tổng vốn chủ sở hữu.

Ý nghĩa:

– Trường hợp D/E <1: Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính

– Trường hợp D/E >1: Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ.

c. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu đã đóng góp trên vốn điều lệ. Trường hợp vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu có thể bắt nguồn t việc chưa góp đủ vốn hay vốn chủ sở hữu giảm đi do phần lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nhóm các chỉ số hoạt động:

a. Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity):

ROE

Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

– Lợi nhuận ròng (Net income): Là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường (sau khi đã trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi).

– Vốn chủ sở hữu (Equity): Là vốn cổ phần của cổ đông (Shareholder’s Equity).

Ý nghĩa:

Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

– ROE ≤ lãi suất vay ngân hàng: Lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

– ROE > lãi suất vay ngân hàng: Lợi nhuận thu được dư trả lãi vay, tuy nhiên cũng cần phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.

b. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI – Return on investment): là tỷ lệ Thu nhập ròng / Tổng tài sản.

ROI

=

Thu nhập ròng

x

Doanh số bán

=

Thu nhập ròng

Doanh số bán

Tổng tài sản

Tổng tài sản

Ý nghĩa: Hệ số này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty với một lượng tài sản nhất định trong tay.

c. Tỷ lệ tự huy động vốn (tỷ lệ % vốn tự huy động).

d. Tỷ suất tự tài trợ (SFR  Self-finance ratio):

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản

Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Đ xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong trong nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng doanh nghiệp cũng như từng ngành.

Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều.

3. Nhóm các chỉ s thanh toán:

a. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (current ratio): là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

Ý nghĩa: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình.

– Tỷ số thanh toán hiện hành > 1: Công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.

– Tỷ số thanh toán hiện hành < 1: Công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rt nhiều cách đ huy động thêm vốn.

b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (quick ratio): là tỷ lệ giữa tiền và các khoản tương đương tiền cộng các khoản phải thu cộng các khoản đầu tư ngắn hạn trên nợ ngắn hạn.

Ý nghĩa: Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành.

– Tỷ số thanh toán nhanh < 1: Doanh nghiệp sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận.

– Tỷ số thanh toán nhanh >1: Doanh nghiệp có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho./.

THÔNG TƯ 79/2016/TT-BTC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VAY LẠI TỪ NGUỒN VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 79/2016/TT-BTC Ngày hiệu lực 20/07/2016
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 15/07/2016
Lĩnh vực Tài chính công
Ngày ban hành 06/06/2016
Cơ quan ban hành Bộ tài chính
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản