Thông tư 89/2005/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2005, 2006 do Bộ Tài chính ban hành

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 10/11/2005

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 89/2005/TT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2005

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH NHU CẦU, NGUỒN VÀ PHƯƠNG THỨC CHI THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ ĐÃ NGHỈ VIỆC NĂM 2005, 2006

Căn cứ Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung;

Căn cứ Nghị định số 119/2005/NĐ-CP ngày 27/9/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng,

Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang năm 2005, 2006 theo quy định tại Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và Nghị định số 119/2005/NĐ-CP ngày 27/9/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi là Nghị định 118/2005/NĐ-CP và Nghị định 119/2005/NĐ-CP) như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Thông tư này quy định về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 118/2005/NĐ-CP đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, các dự án, các cơ quan tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam có cán bộ, công chức, viên chức được Nhà nước cử đến làm việc thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo bảng lương do Nhà nước quy định và trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc.

2. Căn cứ quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP , Nghị định 119/2005/NĐ-CP , các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và tổng hợp nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc gửi Bộ Tài chính theo quy định cụ thể tại Thông tư này.

3. Các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm xác định, bố trí nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và nguồn hỗ trợ của ngân sách (nếu có) để thực hiện chi trả tiền lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình và trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc đúng chế độ quy định và các quy định tại Thông tư này.

4. Công tác thực hiện, kế toán và quyết toán kinh phí điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc thực hiện theo đúng chế độ quy định và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Về xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc:

a) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 30/9/2005 đối với báo cáo nhu cầu năm 2005; số có mặt tại thời điểm 01/01/2006 đối với báo cáo nhu cầu năm 2006) và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt. Đối với số biên chế tăng thêm trong năm 2005, 2006 so với số biên chế tại thời điểm báo cáo, nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của số biên chế này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương của đợt cải cách tiền lương tiếp theo trong năm 2006 (nếu có) hoặc sẽ được xem xét xử lý cụ thể trong quý IV/2006. Đối với số biên chế vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) thì nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của số biên chế này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt cụ thể của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xác định tương tự như đã quy định tại tiết 1.1.1, 1.1.2 điểm 1.1 khoản 1 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Thông tư số 02/2005/TT-BTC).

b) Nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung nêu tại Thông tư này được xác định căn cứ vào mức lương cơ bản theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp bằng số tiền tuyệt đối) và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và mức tiền lương tối thiểu chung tăng thêm quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP so với Nghị định 203/2004/NĐ-CP theo số biên chế quy định tại điểm a nêu trên. Đối với nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp cả kinh phí tăng thêm đối với trợ cấp của cán bộ xã đã nghỉ việc theo quy định tại Nghị định 119/2005/NĐ-CP ; hoạt động phí tăng thêm của Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; kinh phí tăng thêm tiền lương của giáo viên mầm non xã, phường, thị trấn ngoài biên chế, kinh phí tăng thêm tiền lương của cán bộ y tế xã trong định biên do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện chế độ phụ cấp cho cán bộ xã không chuyên trách theo công văn số 1561/TTg-KTTH ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số biên chế tại thời điểm 30/9/2005 tăng thêm so với số biên chế có mặt tại thời điểm báo cáo nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương năm 2005 theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP (trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt) và chưa được xử lý thì nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của số biên chế này trong năm 2005 (số thực trả đến 31/12/2005) được tổng hợp chung vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung quý IV năm 2005.

d) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương có số biên chế tại thời điểm 31/12/2005 tăng thêm so với số biên chế có mặt tại thời điểm 30/9/2005 (trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt) và chưa được xử lý thì nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của số biên chế này trong năm 2005 được tổng hợp chung vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2006.

Đối với các Bộ, cơ quan trung ương có số biên chế tại thời điểm 01/01/2006 tăng thêm so với số biên chế có mặt tại thời điểm báo cáo nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương năm 2005 theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP (trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt) và chưa được xử lý thì nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của số biên chế này trong năm 2006 được tổng hợp chung vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2006.

Nhu cầu kinh phí tăng thêm do thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP trong năm 2006 của số biên chế tăng thêm so với số biên chế có mặt tại thời điểm 01/01/2006 (trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt) của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa được xử lý thì sẽ được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương của đợt cải cách tiền lương tiếp theo trong năm 2006 (nếu có) hoặc sẽ được xem xét xử lý cụ thể trong quý IV/2006.

e) Tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với số lao động không thuộc diện Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế và tiền lương được tính trong đơn giá sản phẩm theo quy định của các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giao thông, địa chính, địa chất,.v.v.; tiền lương tăng thêm đối với lao động của các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên; tiền lương tăng thêm đối với lao động của các cơ quan hành chính đã thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; tiền lương tăng thêm đối với lao động trong các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khoán chi (như: cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Đài Truyền hình Việt nam, …) và trong các quyết định cho phép khoán chi của cấp có thẩm quyền đã quy định trong thời gian khoán đơn vị tự sắp xếp trong mức khoán để đảm bảo các chế độ, chính sách mới ban hành; tiền lương tăng thêm đối với biên chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp: Thực hiện tương tự như quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC (không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Phần tiền lương tương ứng mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ và hệ số lương quy định tại Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ đối với biên chế tăng thêm hàng năm do các cơ quan, đơn vị thực hiện chi trả từ dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao và nguồn thu được để lại theo chế độ cho cơ quan, đơn vị; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Về xác định nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc:

a) Nguyên tắc về việc sử dụng nguồn kinh phí trong năm 2005, 2006 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc: Thực hiện tương tự như quy định tại điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC .

b) Nguồn kinh phí trong năm 2005 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc:

– Trường hợp nguồn để thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 theo quy định tại tiết 2.2.2 điểm 2.2 khoản 2 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC sau khi trừ đi nhu cầu kinh phí tăng thêm theo mức lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP nếu còn dư:

+ Nếu số còn dư nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2005 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.

+ Nếu số còn dư nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2005 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng số còn dư nêu trên để đảm bảo kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung trong năm 2005, phần còn lại chuyển sang năm 2006 để tiếp tục thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP trong năm 2006 hoặc để cải cách tiền lương tiếp theo trong năm 2006 (nếu có); không sử dụng phần còn lại này vào các mục tiêu khác.

Trường hợp nguồn để thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 theo quy định tại tiết 2.2.2 điểm 2.2 khoản 2 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC sau khi trừ nhu cầu kinh phí tăng thêm theo mức lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP nếu không còn dư: Ngân sách trung ương sẽ bổ sung theo mức nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2005 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này cho các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c) Nguồn kinh phí trong năm 2006 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc:

c1) Nguồn kinh phí trong năm 2006 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của các Bộ, cơ quan trung ương:

– Sử dụng tối thiểu 40%  số thu được để lại theo chế độ năm 2006 (riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất) của các cơ quan, đơn vị sau khi trừ đi số đã sử dụng để thực hiện tiền lương tăng thêm theo mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 03/2003/NĐ-CP và mức lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP theo biên chế năm 2006.

– Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương theo mức lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP) dự toán năm 2006 tăng so dự toán năm 2005 (dự toán năm 2005 bao gồm dự toán được cấp có thẩm quyền giao và số bổ sung để thực hiện tiền lương tăng thêm trong năm 2005 theo mức lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP – nếu có) đối với từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

– Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2006.

Trường hợp các nguồn theo quy định tại tiết c1 điểm c khoản 2 mục II nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2006 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các Bộ, cơ quan trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.

Trường hợp các nguồn theo quy định tiết c1 điểm c khoản 2 mục II nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì các Bộ, cơ quan trung ương tự đảm bảo phần tiền lương tăng thêm trong năm 2006 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này; phần còn lại để thực hiện tiền lương tăng thêm khi Nhà nước ban hành chế độ tiền lương mới trong năm 2006 hoặc chuyển sang năm 2007 khi Nhà nước tiếp tục ban hành chế độ tiền lương mới theo lộ trình cải cách tiền lương; không sử dụng phần còn lại này cho các mục tiêu khác.

c2) Nguồn kinh phí trong năm 2006 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

– Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương theo mức lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP) dự toán chi năm 2006 tăng so dự toán năm 2005 (dự toán năm 2005 bao gồm dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao và số bổ sung từ NSTW để thực hiện tiền lương tăng thêm trong năm 2005 theo mức lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP – nếu có).

– 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2006 so dự toán năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ giao (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất).

– Số còn dư sau khi đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 204/2004/NĐ-CP trong năm 2006 (nếu có) từ các nguồn: 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2005 so dự toán năm 2004 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2005 so với dự toán năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ giao; 10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2005 tăng so dự toán 2003; 40% số thu sự nghiệp được để lại theo chế độ năm 2006 (riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất) của các cơ quan, đơn vị sau khi trừ đi số đã sử dụng để thực hiện tiền lương tăng thêm theo mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 và hệ số lương quy định tại Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 theo biên chế năm 2006; nguồn để thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2005 chưa sử dụng hết chuyển sang; số đã bố trí hỗ trợ từ NSTW trong dự toán năm 2006 để đảm bảo kinh phí tăng thêm theo mức lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP .

Trường hợp các nguồn theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 2 mục II nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2006 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.

Trường hợp các nguồn theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 2 mục II nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự đảm bảo phần tiền lương tăng thêm trong năm 2006 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này; phần còn lại để thực hiện tiền lương tăng thêm khi Nhà nước ban hành chế độ tiền lương mới trong năm 2006 hoặc chuyển sang năm 2007 khi Nhà nước tiếp tục ban hành chế độ tiền lương mới theo lộ trình cải cách tiền lương; không sử dụng phần còn lại này cho các mục tiêu khác.

3. Về chế độ báo cáo, thẩm định về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc:

Các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí trong năm 2005 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 15/11/2005.

Các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí trong năm 2006 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 31/01/2006.

(Báo cáo về nhu cầu và nguồn kinh phí trong năm 2005 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc: Các Bộ, cơ quan trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 1, báo cáo nguồn theo biểu mẫu số 3 đính kèm; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 2a, 2b, 2c, 2d, báo cáo nguồn theo biểu mẫu 4a, 4b, 4c đính kèm).

(Báo cáo về nhu cầu và nguồn kinh phí trong năm 2006 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc: Các Bộ, cơ quan trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 5, báo cáo nguồn theo biểu mẫu số 7 đính kèm; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 6a, 6b, 6c, báo cáo nguồn theo biểu mẫu số 8a, 8b, 8c đính kèm).

4. Về phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc:

Thực hiện tương tự như quy định tại khoản 4 mục II Thông tư 02/2005/TT-BTC; riêng nội dung có liên quan đến tạm ứng và quyết toán sửa đổi, bổ sung như sau:

– Các quy định về thông báo tạm ứng được thay thế bằng thông báo tạm cấp; các quy định về thực hiện tạm ứng được thay thế bằng thực hiện tạm cấp và bỏ các quy định về thu hồi tạm ứng.

– Kinh phí thực hiện tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc trong năm 2005: Nếu hoàn thành thủ tục chi theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán năm 2005 thì quyết toán vào ngân sách nhà nước năm 2005; nếu không hoàn thành thủ tục chi theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán năm 2005 thì quyết toán vào ngân sách nhà nước năm 2006. Kinh phí thực hiện tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung trong năm 2006 được quyết toán vào ngân sách nhà nước năm 2006.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc xác định nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí trong năm 2005, 2006 để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của cơ quan, địa phương mình và các quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về thời gian, biểu mẫu báo cáo của các đơn vị và các cấp ngân sách trực thuộc.

2. Việc xác định, gửi báo cáo, thẩm định nhu cầu kinh phí và thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng thêm (đối với những người nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo) và trợ cấp ưu đãi người có công theo Pháp lệnh Người có công tăng thêm có thông tư hướng dẫn riêng.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./.

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Sở Tài chính, Kho bạc NN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính,
– Lưu: VT, Vụ NSNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá

 

 

Bộ, cơ quan Trung ương …

Chương: …

 

BÁO CÁO NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2005

(Dùng cho các Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

TỔNG SỐ

Lĩnh vực … (chi tiết từng lĩnh vực chi)

Nhu cầu kinh phí tiền lương tăng thêm quý IV/2005

Nguồn để thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP chưa sử dụng hết

Số đề nghị bổ sung để thực hiện tiền lương tăng thêm

Nguồn để thực hiện tiền lương tăng thêm chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2006

Chi tiết theo các chỉ tiêu như từ cột 1 đến cột 8

Tổng số

40% số thu để lại theo chế độ (riêng ngành y tế là 35%) chưa sử dụng hết

Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết

Tổng số

40% số thu để lại theo chế độ (riêng ngành y tế là 35%) chưa sử dụng hết

Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên chưa sử dụng hết

A

B

1

2=3+4

3

4

5=1-2

6=2-1

7

8=7-6

TỔNG SỐ

(Chi tiết theo từng đơn vị thuộc, trực thuộc)

1

Đơn vị …

2

Đơn vị …

3

Đơn vị …

 

…, ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

Bộ, cơ quan Trung ương …

Chương: …

 

BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2006

(Dùng cho các Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

TỔNG SỐ

Lĩnh vực … (chi tiết từng lĩnh vực chi)

Biên chế năm 2006 được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt

Tổng số biên chế có mặt đến 01/01/2006

Quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tháng 01/2006 theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tháng 01/2006 theo quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP

Nhu cầu kinh phí tiền lương tăng thêm 1 tháng

Nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL trong năm 2005 theo NĐ 204/2004/NĐ-CP của số biên chế 31/12/2005 tăng thêm so thời điểm 30/9/2005 (1)

Nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL trong năm 2006 theo NĐ 204/2004/NĐ-CP của số biên chế 01/01/2006 tăng thêm so thời điểm báo cáo (1)

Nhu cầu kinh phí tiền lương tăng thêm năm 2006

Chi tiết theo các chỉ tiêu như từ cột 1 đến cột 14

Tổng số

Bao gồm:

Tổng số

Bao gồm:

Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Các loại phụ cấp (chi tiết từng loại phụ cấp)

Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Các loại phụ cấp (chi tiết từng loại phụ cấp)

Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

A

B

1

2

3=4+ 5+6

4

5

6

7=8+ 9+10

8

9

10

11= 7-3

12

13

14=11x 12tháng +12+13

TỔNG SỐ

(Chi tiết theo từng đơn vị thuộc, trực thuộc)

1

Đơn vị …

2

Đơn vị …

3

Đơn vị …

Ghi chú:

(1) Theo quy định tại điểm d khoản 1 mục II Thông tư này

 

…, ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

Bộ, cơ quan Trung ương …

Chương: …

 

BÁO CÁO NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2006

(Dùng cho các Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

TỔNG SỐ

Lĩnh vực … (chi tiết từng lĩnh vực chi)

Nhu cầu kinh phí tiền lương tăng thêm năm 2006

Số thu được để lại theo chế độ

Tiết kiệm 10% chi thường xuyên

Số đề nghị bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương

Nguồn để thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2006 chưa sử dụng hết

Chi tiết theo các chỉ tiêu như từ cột 1 đến cột 20

Thực hiện năm 2005

Dự toán năm 2006

40% số thu để lại theo chế độ năm 2006 (riêng ngành y tế là 35%)

Số đã sử dụng để thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2006 theo quy định từ Nghị định 204/2004/NĐ-CP về trước

Số thu để thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2005 chưa sử dụng hết chuyển sang

Số dự kiến để thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2006

Dự toán chi thường xuyên năm 2005 (gồm dự toán chi năm 2005 được cấp có thẩm quyền giao và số bổ sung để thực hiện tiền lương tăng thêm trong năm 2005 theo mức lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP – nếu có)

Dự toán chi thường xuyên năm 2006

10% tiết kiệm chi thường xuyên năm 2006 tăng so năm 2005

10% tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2005 chưa sử dụng hết chuyển sang

Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương năm 2005

Tổng số

40% số thu để lại theo chế độ (riêng ngành y tế là 35%) chưa sử dụng hết

Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên chưa sử dụng hết

Tổng số

Tiền lương, có tính chất lương

Chi thường xuyên

Tổng số

Tiền lương, có tính chất lương

Chi thường xuyên

A

B

1

2

3

4

5

6

7=4-5+6

8

9

10= 8-9

11

12

13=11-12

14=(13-10) *10%

15

16=14+15

17=1- 7-16

18=7 +16-1

19

20= 18-19

TỔNG SỐ
(Chi tiết theo từng đơn vị thuộc, trực thuộc)
1 Đơn vị …
2 Đơn vị …
3 Đơn vị …

 

…, ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

Bộ, cơ quan Trung ương …

Chương: …

BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2005

(Dùng cho các Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

TỔNG SỐ

Lĩnh vực … (chi tiết từng lĩnh vực chi)

Biên chế năm 2005 được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt

Tổng số biên chế có mặt đến 30/9/2005

Quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tháng 9/2005 theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tháng 10/2005 theo quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP

Nhu cầu kinh phí tiền lương tăng thêm 1 tháng

Nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL trong năm 2005 theo NĐ 204/2004/NĐ-CP của số biên chế 30/9/2005 tăng thêm so thời điểm báo cáo (1)

Nhu cầu kinh phí tiền lương tăng thêm quý IV/2005

Chi tiết theo các chỉ tiêu như từ cột 1 đến cột 13

Tổng số

Bao gồm:

Tổng số

Bao gồm:

Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Các loại phụ cấp (chi tiết từng loại phụ cấp)

Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Các loại phụ cấp (chi tiết từng loại phụ cấp)

Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

A

B

1

2

3=4+ 5+6

4

5

6

7=8+ 9+10

8

9

10

11= 7-3

12

13=11x 3tháng+12

TỔNG SỐ
(Chi tiết theo từng đơn vị thuộc, trực thuộc)
1 Đơn vị …
2 Đơn vị …
3 Đơn vị …

Ghi chú:

(1) Theo quy định tại điểm c khoản 1 mục II Thông tư này

 

…, ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố:

 

TỔNG HỢP KINH PHÍ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG ĐỂ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ, THÔN VÀ TỔ DÂN PHỐ.

Tổng số xã, phường, thị trấn:

Tổng số thôn, tổ dân phố:

Đơn vị: triệu đồng

STT

Chức danh

Tổng số đối tượng năm 2005

Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương/người/tháng

Tổng kinh phí tăng thêm 12 tháng theo quyết định của TTg

Mức đã hỗ trợ

Mức hỗ trợ 120.000 đ

Chênh lệch

theo CV số 1561/TTg-KTTH ngày 12/10/2005

1

2

3

4=Cột 3 – cột 2

5=Cột 4x cột 1×12 tháng

Tổng số

I

Cán bộ không chuyên trách cấp xã theo Khoản 3 Điều 2 Nghị định 121/2003/NĐ-CP

1

Trưởng ban tổ chức Đảng

2

Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Đảng

3

Trưởng ban tuyên giáo

4

Cán bộ văn phòng Đảng uỷ

5

Cán bộ kế hoạch giao thông, thuỷ lợi, nông, lâm, ngư, diêm nghiệp

6

Cán bộ lao động lao động thương binh xã hội

7

Cán bộ dân số gia đình và trẻ em

8

Thủ quỹ- văn thư- lưu trữ

9

Cán bộ phụ trách đài truyền thanh

10

Cán bộ quản lý nhà văn hoá

11

Phó chủ tịch mặt trận

12

Phó đoàn thể (4 đoàn thể)

13

Chủ tịch hội cao tuổi

14

Chủ tịch hội chữ thập đỏ

II

Cán bộ không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP

1

Bí thư chi bộ

2

Trưởng thôn, tổ trưởng dân phố

Ghi chú: Riêng mức phụ cấp đối với phó trưởng công an xã và công an viên đã được hỗ trợ theo Nghị định 03/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

 

…… ngày … tháng … năm …
UBND tỉnh, thành phố …
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố:

BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2005

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt năm 2005

Tổng số đối tượng hưởng lương có mặt đến 30/9/2005

Tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tháng 9/2005

Tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tháng 10/2005 theo NĐ 118/2005/NĐ-CP

Chênh lệch quỹ lương, phụ cấp tăng thêm 1 tháng

Nhu cầu tăng lương tối thiểu quý IV/2005 (2)

Tổng cộng

Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Tổng các khoản phụ cấp (1)

Trong đó

Các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ

Tổng cộng

Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Tổng các khoản phụ cấp (1)

Trong đó

Các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp chức vụ

P/cấp ưu đãi ngành

P/cấp thu hút

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp chức vụ

P/cấp ưu đãi ngành

P/cấp thu hút

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

Tổng số

1

SN giáo dục – đào tạo

Trong đó: Giáo viên mầm non theo Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg

2

SN y tế

Trong đó: cán bộ y tế xã trong định biên

3

Khoa học-công nghệ

4

Văn hoá thông tin

5

Phát thanh truyền hình

6

Thể dục – thể thao

7

Đảm bảo xã hội

Trong đó: cán bộ xã nghỉ việc

8

Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

a

Cấp tỉnh và huyện

Trong đó: – Quản lý nhà nước

– Đảng

– Đoàn thể

b

Cán bộ chuyên trách, công chức xã

c

Hoạt động phí đại biểu HĐND các cấp

+ Cấp tỉnh

+ Cấp huyện

+ Cấp xã

Ghi chú:

(1) Chỉ tính các khoản phụ cấp do Trung ương quy định, không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, phụ cấp theo mức tuyệt đối.

(2) Bao gồm cả nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo NĐ 204/2004/NĐ-CP trong năm 2005 của số biên chế tăng thêm từ 1/02/2005 đến 30/9/2005 trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt

 

…… ngày … tháng … năm …
UBND tỉnh, thành phố …
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố:

 

BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2005

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt năm 2005

Tổng số đối tượng hưởng lương có mặt đến 30/9/2005

Tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tháng 9/2005

Tổng quỹ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tháng 10/2005 theo NĐ 118/2005/NĐ-CP

Chênh lệch quỹ lơng, phụ cấp tăng thêm 1 tháng

Nhu cầu tăng lơng tối thiểu quý IV/2005 (2)

Tổng cộng

Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Tổng các khoản phụ cấp (1)

Trong đó

Các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ

Tổng cộng

Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Tổng các khoản phụ cấp (1)

Trong đó

Các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp chức vụ

P/cấp ưu đãi ngành

P/cấp thu hút

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp chức vụ

P/cấp ưu đãi ngành

P/cấp thu hút

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

14

18

19

20

21

22

Tổng số

I

Khối tỉnh

1

Sở y tế

– Quản lý nhà nước

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp đào tạo

……….

2

Sở giáo dục – đào tạo

– Quản lý nhà nước

– Sư nghiệp giáo dục đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

3

Sở…..

II

Khối huyện

1

Huyện A

– Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp giáo dục- đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

2

Huyện B

– Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp giáo dục- đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

Ghi chú:

(1) Chỉ tính các khoản phụ cấp do Trung ương quy định, không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.

(2) Bao gồm cả nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo NĐ 204/2004/NĐ-CP trong năm 2005 của số biên chế tăng thêm từ 1/02/2005 đến 30/9/2005 trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt

 

…… ngày … tháng … năm …
UBND tỉnh, thành phố …
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố:

 

BẢNG TỔNG HỢP QUỸ TRỢ CẤP TĂNG THÊM NĂM 2005 CỦA CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THI TRẤN NGHỈ VIỆC HƯỞNG TRỢ CẤP HÀNG THÁNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH 119/2005/NĐ-CP

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

I/ Tổng hợp quỹ trợ cấp tăng thêm theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 119/2005/NĐ-CP

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Tổng số người nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng đến 01/10/2004

Mức trợ cấp cấp1 tháng theo quy định tại NĐ 03

Mức trợ cấp cấp1 tháng theo quy định tại NĐ 119

Quỹ trợ cấp tăng thêm 1 tháng

Tổng quỹ trợ cấp, trích nộp BHYT tăng thêm 15 tháng từ 10/2004-12/2005

1

2

3=cột 2x 1,1

4= cột(3-2)xcột1

6=4 x15 tháng

Tổng số

1

Nguyên bí thư, chủ tịch.

2

Nguyên Phó bí thư, phó chủ tịch, Thường

trực Đảng uỷ, Uỷ viên, Thư ký UBND

Thư ký HĐND, xã đội trưởng

3

Các chức danh còn lại

 

II/ Tổng hợp quỹ trợ cấp tăng thêm theo Khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị định 119/2005/NĐ-CP

Số TT

Nội dung

Tổng số người nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng đến 01/10/2005

Mức trợ cấp cấp1 tháng theo quy định tại NĐ 03

Mức trợ cấp cấp1 tháng theo quy định tại NĐ 119

Quỹ trợ cấp tăng thêm 1 tháng

Trích BHYT tăng thêm 1 tháng theo chế độ quy định (nếu có)

Tổng quỹ trợ cấp, trích nộp BHYT tăng thêm quý IV/2005

1

2

3=cột 2×1,1x 350/290

4= cột(3-2)xcột1

5

6=cột (4+5) x3 tháng

Tổng số

1

Nguyên bí thư, chủ tịch.

2

Nguyên Phó bí thư, phó chủ tịch, Thường

trực Đảng uỷ, Uỷ viên, Thư ký UBND

Thư ký HĐND, xã đội trưởng

3

Các chức danh còn lại

Tổng quỹ trợ cấp tăng thêm trong năm 2005 theo Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 1 Nghị định số 119/2005/NĐ-CP là …………………. Triệu đồng

 

UBND tỉnh, thành phố …
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố

 

BÁO CÁO NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2005

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Số tiền

1

2

3

I

Tổng nguồn ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 204 trong năm năm  2005 còn dư (nếu có)

II

Tổng nhu cầu tăng thêm để thực hiện điều chỉnh lương theo Nghị định 118/2005/NĐ-CP và NĐ 119/2005/NĐ-CP

1

Hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện chế độ đối với cán không chuyên trách cấp xã, thôn và tổ dân phố .

2

Tổng nhu cầu tăng thêm để thực hiện điều chỉnh lương theo Nghị định 118/2005/NĐ-CP và NĐ 119/2005/NĐ-CP

a

Quỹ tiền lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ công chức khu vực hành chính, sự nghiệp

Trong đó: Nhu cầu kinh phí thực hiện NĐ 204 của số biên chế tăng thêm từ 01/2/2005 đến 30/9/2005.

b

Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã .

c

Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ y tế xã trong định biên.

d

Hoạt động phí tăng thêm đối với đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

e

Phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 119/2005/NĐ-CP

g

Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán giáo viên mầm non  trong định biên theo Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg

III

Chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 118/2005/NĐ-CP và NĐ 119/2005/NĐ-CP

1

Phần thiếu nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ

2

Dư nguồn chuyển năm sau

 

…….., ngày … tháng … năm
UBND tỉnh, thành phố …       .
(Ký tên, đóng dấu)              .

 

 

UBND Tỉnh, thành phố:

 

TỔNG HỢP NGUỒN VÀ NHU CẦU THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂUCHUNG NĂM 2005 THEO LĨNH VỰC

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Nhu cầu thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu chung năm 2005

Nguồn từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên và nguồn thu để lại đơn vị

Tổng số

Tiết kiệm 10% chi thường xuyên

Học phí

Viện phí

Nguồn thu từ đơn vị SN khác

Tổng số

1

SN giáo dục – đào tạo

Trong đó: Giáo viên mầm non theo Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg

2

SN y tế

Trong đó: cán bộ y tế xã trong định biên

3

Khoa học-công nghệ

4

Văn hoá thông tin

5

Phát thanh truyền hình

6

Thể dục – thể thao

7

Đảm bảo xã hội

8

Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

a

Cấp tỉnh và huyện

Trong đó: – Quản lý nhà nước

– Đảng

– Đoàn thể

b

Cán bộ chuyên trách, công chức xã

c

Đại biểu HĐND các cấp

+ Cấp tỉnh

+ Cấp huyện

+ Cấp xã

 

Ngày … tháng … năm …
UBND tỉnh, thành phố
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố:

 

TỔNG HỢP NGUỒN VÀ NHU CẦU TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU NĂM 2005 THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Tên đơn vị

Nhu cầu thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu chung năm 2005

Nguồn từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên và nguồn thu để lại đơn vị

Tổng số

Tiết kiệm 10% chi TX

Học phí

Viện phí

Nguồn thu từ đơn vị SN khác

Tổng số

1

Sở y tế

– Quản lý nhà nước

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp đào tạo

……….

2

Sở giáo dục – đào tạo

– Quản lý nhà nước

– Sư nghiệp giáo dục đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

3

Sở…..

4

Huyện A (*)

– Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp giáo dục- đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

5

Huyện B (*)

– Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp giáo dục- đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

Ghi chú : (*) bao gồm tiền lương tăng thêm của khối xã

 

Ngày … tháng … năm …
UBND tỉnh, thành phố
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố

 

BÁO CÁO NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG  NĂM 2006

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Số tiền

1

2

3

A

NGUỒN VÀ NHU CẦU THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 204/2004/NĐ-CP

I

Tổng nguồn ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghi định 2004 trong năm  2006

1

50%  tăng thu NSĐP (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) thực hiện 2005 so dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm 2005:

2

50% tăng thu NSĐP (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2005 so dự toán 2004 Thủ tướng Chính phủ giao:

3

Số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2005 so dự toán năm 2003

4

Số thu được để lại đơn vị năm  2006

a

Tổng số thu học phí năm  2006

 Số thu 40% được trích để lại đơn vị để thực hiện chế độ tiền lương mới

Trong đó: + Số thu được huy động để thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2006 từ 210.000 đồng lên 290.000 đồng

b

Tổng số thu viện phí năm 2006

Trong đó: Chi phí thu (thuốc, máu dịch truyền):

 Số thu 35% được trích để lại đơn vị để thực hiện chế độ tiền lương mới

Trong đó: + Số thu được huy động để thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2006 từ 210.000 đồng lên 290.000 đồng

c

Tổng số thu sự nghiệp khác

 Số thu 40% được trích để lại đơn vị để thực hiện chế độ tiền lương mới

Trong đó: + Số thu được huy động để thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2006 từ 210.000 đồng lên 290.000 đồng

5

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2005 chưa sử dụng hết chuyển sang 2006

6

Ngân sách trung ương bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghi định 204/2004/NĐ-CP

II

Tổng nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP

1

Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP .

2

Tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Quyết định 128/QĐ-TW (Bao gồm cả nhu cầu tăng thêm của số biên chế tăng từ 01/02/2005 đến 1/1/2006)

Trong đó: – Hoạt động phí đại biểu HĐND.

                 – Phụ cấp ưu đãi ngành

III

Chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP .

1

Phần thiếu nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ tiếp.

2

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo NĐ 204 còn dư

B

NGUỒN VÀ NHU CẦU THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2005/NĐ-CP VÀ NĐ 119/2005/NĐ-CP

I

Nguồn NSĐP để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP và NĐ số 119/2005/NĐ-CP

1

Nguồn thực hiện Nghị định 204 còn dư để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP , NĐ 119/2005/NĐ-CP (I-II)

2

50% tăng thu NSĐP (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2006 so dự toán 2005 Thủ tướng Chính phủ giao:

3

Số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2006 so dự toán năm 2005 (1)

II

Tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP , NĐ 119/2005/NĐ-CP

1

Hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện chế độ đối với cán không chuyên trách cấp xã, thôn và tổ dân phố

2

Tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP , NĐ 119/2005/NĐ-CP

a

Quỹ tiền lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ công chức khu vực hành chính, sự nghiệp

Trong đó: nhu cầu kinh phí thực hiện NĐ 118 của số biên chế tăng thêm từ 1/10/2005 đến 31/12/2005.

b

Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã .

c

Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ y tế xã trong định biên.

d

Hoạt động phí tăng thêm đối với đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

e

Quỹ phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo NĐ 119/2005/NĐ-CP

g

Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán giáo viên mầm non trong định biên theo Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg

III

Chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 118/2005/NĐ-CP và NĐ 119/2005/NĐ-CP

1

Phần thiếu nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ

2

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương chuyển  kỳ sau, năm sau

Ghi chú: (1) Dự toán năm 2005 bao gồm dự toán được TTCP giao và số bổ sung từ NSTƯ để thực hiện tiền lương tăng thêm trong năm 2005 theo mức lương quy định tại Nghị đinh 204/2004/NĐ-CP – nếu có.

 

Ngày    tháng    năm
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố:

 

TỔNG HỢP NGUỒN VÀ NHU CẦU TĂNG THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2006 THEO LĨNH VỰC

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Tên đơn vị

Nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2006

Nguồn từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên và nguồn thu để lại đơn vị

Tổng số

Tiết kiệm 10% chi thường xuyên 2006/2005

Học phí

Viện phí

Nguồn thu từ đơn vị sự nghiệp khác

Tổng số

1

Sở y tế

– Quản lý nhà nước

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp đào tạo

……….

2

Sở giáo dục – đào tạo

– Quản lý nhà nước

– Sư nghiệp giáo dục đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

3

Sở…..

4

Huyện A (*)

– Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp giáo dục- đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

5

Huyện B (*)

– Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp giáo dục- đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

Ghi chú : (*) bao gồm tiền lương tăng thêm của khối xã

 

…, ngày … tháng … năm …
UBND tỉnh, thành phố …
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố:

 

TỔNG HỢP NGUỒN VÀ NHU CẦU TĂNG THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2006 THEO LĨNH VỰC

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2006

Nguồn từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên và nguồn thu để lại đơn vị

Tổng số

Tiết kiệm 10% chi thường xuyên 2006/2005

Học phí

Viện phí

Nguồn thu từ đơn vị sự nghiệp khác

Tổng số

1

SN giáo dục – đào tạo

Trong đó: Giáo viên mầm non theo Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg

2

SN y tế

Trong đó: cán bộ y tế xã trong định biên

3

Khoa học-công nghệ

4

Văn hoá thông tin

5

Phát thanh truyền hình

6

Thể dục – thể thao

7

Đảm bảo xã hội

8

Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

a

Cấp tỉnh và huyện

Trong đó: – Quản lý nhà nước

               – Đảng

               – Đoàn thể

b

Cán bộ chuyên trách, công chức xã

c

Phụ cấp đại biểu HĐND các cấp

+ Cấp tỉnh

+ Cấp huyện

+ Cấp xã

…, ngày … tháng … năm …
UBND tỉnh, thành phố …
(Ký tên, đóng dấu)

UBND tỉnh, thành phố:

 

BÁO CÁO NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG THEO NGHỊ ĐỊNH 204/2004/NĐ-CP TRONG NĂM 2006 CỦA ĐỐI TƯỢNG TUYỂN MỚI TƯ 1/2/2005 ĐẾN 1/1/2006

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Tổng số đối tượng hưởng lương có mặt đến 31/01/2005

Biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt năm 2006

Tổng số đối tượng hưởng lương có mặt đến 01/01/2006

Số đối tượng tăng thêm từ 1/2/2005 đến 01/01/2006

Hệ số lương, PC tăng thêm 01 tháng theo NĐ 204 đối với đối tượng tuyển mới

Tổng quỹ lương, phụ cấp tăng thêm 1 tháng theo Nghị định 204 trong năm 2006 (kể cả đóng góp 19%)

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo NĐ 204 trong năm 2006 (2)

1

3

4

5

6

7

8

Tổng số

1

SN giáo dục – đào tạo

2

SN y tế

Trong đó: cán bộ y tế xã trong định biên

3

Khoa học-công nghệ

4

Văn hoá thông tin

5

Thể dục – thể thao

6

Đảm bảo xã hội

7

Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

Ghi chú:

(1) Kinh phí thực hiện cải cách tiền l­ương tăng thêm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP đối với phụ cấp ưu đãi ngành đề nghị báo cáo bổ sung theo mẫu biểu số 2a- Thông tư 02/2005/TT-BTC

(2) Bao gồm cả nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo NĐ 204/2004/NĐ-CP trong năm 2005 của số biên chế tăng thêm từ 1/10/2005 đến 31/12/2005 trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt

 

…ngày…tháng…năm…
UBND tỉnh, thành phố
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố:

 

BÁO CÁO NHU CẦU PHÍ THỰC HIỆN ĐIÈU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG NĂM 2006

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Tổng số đối tượng hưởng lương có mặt đến 30/9/2005

Chênh lệch quỹ lương, phụ cấp tăng thêm 1 tháng năm 2005 theo Nghị định 118

Biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt năm 2006

Tổng số đối tượng hưởng lương có mặt đến 01/01/2006

Nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2006 theo NĐ (1)

Tổng số

1

Sở y tế

– Quản lý nhà nước

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp đào tạo

……….

2

Sở giáo dục – đào tạo

– Quản lý nhà nước

– Sư nghiệp giáo dục đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

3

Sở…..

4

Huyện A (1)

– Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp giáo dục- đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

5

Huyện B (1)

– Quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

– Sự nghiệp y tế

– Sư nghiệp giáo dục- đào tạo

Tr.đó: SN giáo dục

……….

Ghi chú :

(1) Bao gồm cả nhu cầu tăng lương tối thiểu trong năm 2005 của số biên chế tăng thêm từ 01/10/2005 đến 31/12/2005 trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.

 

…, ngày … tháng … năm …
UBND tỉnh, thành phố …
(Ký tên, đóng dấu)

 

UBND tỉnh, thành phố:

 

BẢNG TỔNG HỢP QUỸ TRỢ CẤP TĂNG THÊM NĂM 2006 CỦA CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THI TRẤN NGHỈ VIỆC HƯỞNG TRỢ CẤP HÀNG THÁNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH 119/2005/NĐ-CP

(Dùng cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Tổng số người nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng đến 01/01/2006

Mức trợ cấp cấp1 tháng theo quy định tại NĐ 03

Mức trợ cấp cấp1 tháng theo quy định tại NĐ 119 (1)

Quỹ trợ cấp tăng thêm 1 tháng

Trích BHYT tăng thêm 1 tháng theo chế độ quy định (nếu có)

Tổng quỹ trợ cấp, trích nộp BHYT tăng thêm 12 tháng năm 2006

1

2

3

4= cột(3-2)xcột1

5

6=cột(4+5) x12 th¸ng

Tổng số

1

Nguyên bí thư, chủ tịch.

2

Nguyên Phó bí thư, phó chủ tịch, Thường

trực Đảng uỷ, Uỷ viên, Thư ký UBND

Thư ký HĐND, xã đội trưởng

3

Các chức danh còn lại

Ghi chú: Mức trợ cấp tại cột 3= Cột 2 x 1,1 x 1,1 x 350/290

 

… ngày … tháng … năm …
UBND tỉnh, thành phố …
(Ký tên, đóng dấu)

 

Thông tư 89/2005/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2005, 2006 do Bộ Tài chính ban hành
Số, ký hiệu văn bản 89/2005/TT-BTC Ngày hiệu lực 10/11/2005
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 26/10/2005
Lĩnh vực Lao động - tiền lương
Ngày ban hành 13/10/2005
Cơ quan ban hành Bộ tài chính
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản