THÔNG TƯ 91/2016/TT-BTC HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017 DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 10/08/2016

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 91/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước s 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định s 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ ngân sách nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

Chương I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016

Điều 1. Căn cứ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016

Các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương khi đánh giá tình hình thực hiện thu, chi NSNN năm 2016 phải dựa trên căn cứ sau:

1. Nhiệm vụ NSNN năm 2016 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2015 về dự toán NSNN năm 2016 và Nghị quyết số 101/2015/QH13 ngày 14 tháng 11 năm 2015 về phân bổ ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2016; Quyết định số 2100/QĐ-TTg và số 2101/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2015 về giao dự toán NSNN năm 2016, Quyết định số 2526/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn NSNN năm 2016 và các quyết định khác về bổ sung ngân sách trong quá trình Điều hành NSNN năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Các văn bản chỉ đạo Điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo Điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán NSNN năm 2016 (Nghị quyết số 01/NQ-CP); Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng; Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2016 về việc tăng cường chỉ đạo Điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2016 (Chỉ thị số 22/CT-TTg).

3. Thông tư số 206/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2016.

4. Tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN 6 tháng đầu năm; các giải pháp phấn đấu hoàn thành vượt dự toán NSNN 2016 trong những tháng còn lại đã được các cấp có thẩm quyền quyết định.

5. Các kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng đối với công tác cải cách thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hành Tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng khi tổ chức thực hiện thu chi NSNN; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá, thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; bảo đảm kinh phí cho quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội.

Điều 2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN

Căn cứ kết quả thu NSNN 6 tháng đu năm, dự báo tình hình sản xut – kinh doanh, diễn biến giá cả thị trường 6 tháng cuối năm, thực hiện rà soát đánh giá các yếu tố tác động tăng, giảm thu, kiến nghị các giải pháp Điều hành nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2016 đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua; trong đó tập trung vào các nội dung sau:

1. Đánh giá, phân tích từng nguyên nhân ảnh hưởng đến thu ngân sách năm 2016, gồm:

a) Tình hình thuận lợi, khó khăn trong sản xuất – kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế do tác động của các yếu tố trong và ngoài nước; sản lượng sản xuất và tiêu thụ, giá bán, lợi nhuận của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chủ yếu;

b) Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng;

c) Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp;

d) Mức độ tăng, giảm vốn đầu tư của các thành phần kinh tế;

đ) Khả năng tiếp cận vốn tín dụng thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp; diễn biến thị trường bất động sản.

Trong đó làm rõ tác động của diễn biến giá dầu thô, giá hàng hóa nông sản, tác động của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, sự cố môi trường biển ở một số tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020, các chính sách tiền tệ, tín dụng, thương mại, đầu tư, chính sách giá, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 về Chính phủ điện tử và tác động của các yếu tố khác đến nền kinh tế và kết quả thu NSNN trong 6 tháng đầu năm; làm cơ sở đánh giá kết quả thu NSNN trong 6 tháng còn lại của năm 2016.

2. Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện các biện pháp về quản lý thu NSNN theo Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chỉ thị số 22/CT-TTg ; tình hình triển khai thực hiện các chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực trong năm 2016, bao gồm giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; sửa đi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế theo Luật số 106/2016/QH13; sửa đổi, bổ sung biểu mức thuế suất thuế tài nguyên theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13; sửa đổi giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu và hàng hóa chịu thuế TTĐB sản xuất trong nước theo Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính; hướng dẫn thu, nộp và quản lý Khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo Thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ Tài chính; thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo Thông tư số 36/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính và các văn bản, chính sách, chế độ thu thuế, phí, lệ phí khác tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ thu năm 2016.

3. Đánh giá tình hình xử lý và thu hồi nợ đọng thuế

Kết quả thực hiện công tác đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế năm 2016; thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, quyết định truy thu của cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế.

Rà soát, xác định chính xác số nợ thuế đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, dự kiến số nợ phát sinh trong năm 2016, số nợ thuế được xóa theo quy định, số nợ thuế thu hồi được trong năm 2016 và số nợ thuế đến ngày 31 tháng 12 năm 2016. Tổng hợp, phân loại đầy đủ, chính xác số thuế nợ đọng theo quy định.

4. Đánh giá tình hình kê khai, số hoàn thuế GTGT phát sinh theo kê khai của doanh nghiệp trong năm 2016, số dự kiến hoàn cho doanh nghiệp trong năm 2016 gắn với tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT và xử lý thu hồi tiền hoàn thuế GTGT sai quy định, đặc biệt là đánh giá tác động đến số chi hoàn thuế GTGT năm 2016 và số thu NSNN khi thực hiện các nội dung liên quan đến khấu trừ, hoàn thuế GTGT theo quy định tại Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế. Đề xuất các kiến nghị Điều chỉnh cơ chế quản lý hoàn thuế GTGT để đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

5. Kết quả phối hợp giữa các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thu NSNN, bán đấu giá tài sản Nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ thuế, chống thất thu, chống chuyển giá; tồn tại, vướng mắc và giải pháp khắc phục.

6. Kết quả thực hiện thu phí, lệ phí, thu xử phạt vi phạm hành chính, thu phạt và tịch thu khác 6 tháng đầu năm và ước cả năm 2016.

Điều 3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ĐTPT

Các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tập trung đánh giá các nội dung sau:

1. Công tác bố trí và tổ chức thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2016

a) Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công và Điều chỉnh dự án đầu tư công (nếu có) theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản chỉ đạo Điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

b) Tình hình phân bổ, giao dự toán chi ĐTPT năm 2016: Việc bố trí, phân bổ vốn, giao dự toán chi ĐTPT cho các dự án, công trình trong năm 2016 theo Luật Đầu tư công; thời gian phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư; kết quả bố trí dự toán để thu hồi vốn ngân sách ứng trước và thanh toán nợ XDCB thuộc nguồn NSNN.

c) Tình hình thực hiện chi ĐTPT năm 2016: Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTPT năm 2016, bao gồm giá trị khối lượng thực hiện, vốn thanh toán đến hết Quý II/2016 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 (có biểu phụ lục chi Tiết từng dự án, số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết năm 2015, kế hoạch vốn năm 2016 thuyết minh đính kèm).

Tiến độ thực hiện các chương trình, dự án quan trọng, các chương trình Mục tiêu quc gia, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi (tiến độ giải ngân, khả năng đảm bảo vốn đối ứng). Riêng các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi trong cân đối NSNN, xác định khả năng giải ngân vượt dự toán được giao (nếu có) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

d) Tổng hợp, đánh giá tình hình nợ đọng khối lượng đầu tư XDCB nguồn NSNN theo các Văn bản của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015): Số nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, số xử lý trong năm 2016, ước tính số còn nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 (chi Tiết danh Mục và số nợ của từng dự án).

đ) Số vốn NSNN đã ứng trước cho các dự án đầu tư đến ngày 30 tháng 6 năm 2016 chưa có nguồn thu hồi.

e) Tình hình huy động, thu hồi và trả nợ các nguồn vốn (kể cả nguồn tạm ứng tồn ngân Kho bạc nhà nước) để thực hiện các dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng.

g) Tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6/2016 và dự kiến đến hết năm 2016; nguyên nhân và giải pháp xử lý.

h) Đánh giá vướng mắc trong quản lý đầu tư theo Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan, kiến nghị giải pháp xử lý.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chi hỗ trợ phát triển

a) Tình hình thực hiện tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước (tổng mức tăng trưởng tín dụng, các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng, nguồn NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất,…); đối tượng hưởng ưu đãi; phạm vi ưu đãi; đầu mối thực hiện chính sách tín dụng; lãi suất cho vay (căn cứ xác định lãi suất, mức lãi suất, chính sách lãi suất tín dụng ưu đãi trong trường hợp lãi suất thị trường có thay đổi); cải cách hành chính trong thủ tục xét duyệt cho vay.

b) Tình hình thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng học sinh, sinh viên; cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;… Mỗi chương trình cho vay cần làm rõ phạm vi, đối tượng, Điều kiện vay; kết quả hoạt động, dư nợ cho vay, lãi suất huy động, số phát sinh bù chênh lệch lãi suất,…

c) Tình hình thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2016, gồm: tình hình thực hiện kế hoạch mua, bán, nhập, xuất, luân phiên đổi hàng, xuất cấp hàng d trữ quốc gia (chi Tiết chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa). Đối với mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia cần chi Tiết theo số lượng, chủng loại hàng dự trữ quốc gia đã tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, nhập kho theo kế hoạch đến thời Điểm báo cáo.

Điều 4. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên

1. Tình hình triển khai phân bổ, giao dự toán và thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2016 theo từng lĩnh vực chi được giao; kết quả thực hiện các Mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, dự án lớn; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.

2. Kết quả việc dừng triển khai và thu hồi các Khoản kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2016 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu đ bổ sung dự phòng theo quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3. Kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu, đồng thời kiến nghị các giải pháp khắc phục ngay trong năm 2016, cụ thể:

a) Đối với các chế độ, chính sách: Đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ; rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ không phù hợp với thực tế.

b) Tình hình, kết quả triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 và bổ sung, sửa đổi tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ.

c) Tình hình triển khai thực hiện 6 tháng đầu năm và khả năng thực hiện cả năm 2016 đối với các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP); tình hình thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực (giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ,…): Số đơn vị đã giao tự chủ theo từng loại; lộ trình Điều chỉnh giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; tác động đến NSNN (nguồn thu của đơn vị sự nghiệp và số NSNN hỗ trợ thêm cho các đơn vị sự nghiệp – nếu có).

d) Một số nội dung cần chú trọng trong đánh giá các lĩnh vực chi NSNN:

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách ưu đãi trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề, việc thực hiện Điều chỉnh học phí năm 2016 theo lộ trình quy định tại Nghị định s 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học công lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí Điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ đánh giá cụ thể tiến độ và kết quả triển khai Đề án đến hết năm 2016; trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện các cam kết; trách nhiệm của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học thực hiện Đề án thí Điểm.

Lĩnh vực y tế: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách ưu đãi trong lĩnh vực y tế; tình hình thực hiện và tác động Điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của Liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính; tình hình phân loại tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công.

Đánh giá tình hình thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đánh giá tình hình thực hiện và bố trí nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực hiện theo quy định.

– Hoạt động dự trữ quốc gia:

Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi nhập, xuất, bảo quản, bảo hiểm,… hàng dự trữ quốc gia 6 tháng đầu năm 2016 và dự kiến cả năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch mua gạo xuất hỗ trợ học sinh bán trú, trồng rừng theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách xã hội hóa (tng nguồn lực và cơ cấu nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục).

Điều 5. Đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia, Chương trình Mục tiêu

1. Các bộ chủ chương trình báo cáo tiến độ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG), chương trình Mục tiêu (CTMT) giai đoạn 2016-2020.

2. Các địa phương đánh giá tình hình phân bổ, giao, thực hiện dự toán chi CTMTQG, CTMT; thuận lợi, khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong triển khai thực hiện.

3. Đối với các CTMT thực hiện bằng cả nguồn vốn ngoài nước, đánh giá cụ thể về tình hình giải ngân nguồn vốn ngoài nước, cơ chế tài chính và các kiến nghị (nếu có).

4. Khả năng cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) và huy động cộng đồng để thực hiện các CTMTQG, CTMT trên địa bàn. Trường hợp mức huy động thấp so với dự kiến, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Điều 6. Đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện Điều chỉnh tiền lương năm 2016

Báo cáo về biên chế, quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp; xác định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ sung thêm báo cáo quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp thực hiện năm 2014 (theo số liệu quyết toán), thực hiện năm 2015 và dự kiến năm 2016; báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm đến mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng năm 2015 và dự kiến nhu cầu năm 2016 theo các biểu mẫu số 16, 17, 18, 19 của Thông tư này.

Điều 7. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngoài các yêu cầu chung nêu trên, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đánh giá thêm một số nội dung sau:

1. Đánh giá công tác huy động các nguồn lực tài chính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

2. Khả năng cân đối NSĐP so với dự toán, các biện pháp đã và sẽ thực hiện để đảm bảo cân đối NSĐP trong Điều kiện dự báo khả năng thu NSĐP khó đạt mức dự toán giao theo Chỉ thị số 22/CT-TTg , gồm: phấn đấu tăng thu, Tiết kiệm chi, cắt giảm chi, sử dụng các nguồn lực tài chính của địa phương (50% dự phòng NSĐP, nguồn cải cách tiền lương, nguồn kết dư ngân sách năm 2015; quỹ dự trữ tài chính,...)Đề nghị lượng hóa từng nguồn, số đã sử dụng, số còn dư (nếu có).

3. Tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội:

3.1. Các chính sách thường xuyên bố trí trong dự toán năm 2016:

Chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ, Luật Người cao tuổi và Luật Người khuyết tật; chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3 – 5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh phổ thông trung học ở vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục theo Thông tư liên tịch s 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính; chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, cho người cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; chính sách miễn thu thủy lợi phí theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ;…(đối với từng chính sách, đề nghị có báo cáo cụ thể đối tượng, nhu cầu kinh phí thực hiện theo biểu mẫu số 13 của Thông tư này).

3.2. Các chính sách khác:

Chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ người có công với cách mạng; chính sách đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiu số, đồng bào tại các vùng đặc biệt khó khăn (chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;…); chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh và phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, cứu đói cho người dân; chính sách hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro khi bám biển, đánh bắt xa bờ; chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ,… tại địa phương.

4. Báo cáo cụ thể việc bố trí ngân sách (bao gồm cả số NSTW hỗ trợ có Mục tiêu cho NSĐP – nếu có) và sử dụng dự phòng NSĐP thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh ở người và trên gia súc, gia cầm, cây trồng; tình hình sử dụng dự phòng NSĐP đến ngày 30 tháng 6 năm 2016.

5. Tình hình phân bổ, giao chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc phân bổ lập quỹ phát triển đất từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

6. Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của NSĐP (bao gồm cả tình hình huy động, bố trí vốn để hoàn trả cả gốc và lãi đến ngày 30 tháng 6 năm 2016), gồm: số dư nợ đầu năm, ước số huy động trong năm, số trả nợ đến hạn, ước dư nợ huy động đến ngày 31 tháng 12 năm 2016. Trong đó, số dư nợ huy động của NSĐP theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật NSNN bao gồm cả các Khoản vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn (Tình hình dư nợ, vay trả nợ của NSĐP báo cáo chi Tiết theo biểu mẫu số 9 của Thông tư này).

7. Tình hình thu, chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết; việc sử dụng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư cho các công trình thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo quy định.

8. Tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Số xã hoàn thành Mục tiêu chương trình, kinh phí thực hiện, chi Tiết theo từng nguồn (NSTW, NSĐP, vốn trái phiếu Chính phủ, các nguồn huy động khác,…).

9. Tình hình thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo: Kinh phí thực hiện, chi Tiết theo từng nguồn (NSTW, NSĐP, các nguồn huy động khác,…).

Chương II

XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2017

Điều 8. Mục tiêu, yêu cầu

1. Năm 2017, là năm thứ hai của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, là năm đầu triển khai Luật NSNN năm 2015 và cũng là năm đầu của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017-2020, nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của cả giai đoạn 2016-2020 và các Mục tiêu chiến lược tài chính đến năm 2020.

2. Việc xây dựng dự toán NSNN phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp với Mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 đã được Quc hội thông qua và Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2017.

3. Việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2017 theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ thu, chi và quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 và nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Quán triệt chủ trương triệt để Tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.

4. Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương trên cơ sở đánh giá thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2016, bám sát các Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 và giai đoạn 2016-2020 của ngành, lĩnh vực và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đ xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong năm 2017; chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai trong năm 2017 để hoàn thành nhiệm vụ, các chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân b và các nguồn huy động hợp pháp khác.

5. Các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực tiếp tục rà soát tổng th các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) đ bãi bỏ, hoặc lồng ghép theo thẩm quyền, hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ, lồng ghép các chính sách chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả; chỉ trình cấp có thm quyền ban hành chính sách mới khi cân đối được nguồn; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

6. Lập dự toán NSNN đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN năm 2015; thuyết minh về cơ sở pháp lý, chi Tiết tính toán và giải trình cụ thể.

Điều 9. Xây dựng dự toán thu NSNN

Dự toán thu NSNN năm 2017 được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành; tổng hợp đầy đủ các Khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các Khoản thu khác vào NSNN theo quy định của Luật NSNN năm 2015; trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN năm 2016, dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất – kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu năm 2017 có tính đến các yếu tố tác động trong và ngoài nước; tính toán cụ th các yếu tố tăng, giảm thu do thực hiện các văn bản pháp luật về thuế mới sửa đổi, bổ sung và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết quốc tế; yếu tố tăng thu từ tăng cường kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, các Khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và tăng thu từ chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu số thuế nợ đọng từ các năm trước, các Khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi.

Trên cơ sở đó, phấn đấu tỷ lệ huy động vào NSNN trên GDP năm 2017 Khoảng 20-21%. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) tăng bình quân tối thiểu 13 – 15% so với đánh giá ước thực hiện năm 2016 (loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách). Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 5 – 7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2016. Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương tùy theo Điều kiện, đặc Điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Việc hướng dẫn, phân công cơ quan thu quản lý đối với người nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

1. Xây dựng dự toán thu nội địa

a) Các địa phương xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2017 ngoài việc phải đảm bảo các Mục tiêu, yêu cầu nêu trên, phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn (bao gồm cả số thu ngân sách ở xã, phường, thị trấn), nhất là các Khoản thu thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu trong nước khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, các dự án mới được đưa vào sản xuất kinh doanh; trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực tế thực hiện năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2016-2020, yêu cầu phấn đấu và khả năng thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội và ngân sách năm 2016, dự báo tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2017 và số kiểm tra về dự toán thu năm 2017 được cơ quan có thẩm quyền thông báo.

b) Dự toán thu NSNN năm 2017 phải tính đúng, đủ từng Khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN; các quy định mới đã có hiệu lực thi hành từ năm 2016 tiếp tục ảnh hưởng tới số thu NSNN năm 2017 và các quy định dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung, áp dụng trong năm 2017; trong đó lưu ý: Luật NSNN năm 2015, Luật Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế; Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội về ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên; lệ phí môn bài (thay thế cho thuế môn bài); thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hạch toán tập trung trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu sản xuất trong nước; thu xổ số kiến thiết theo chế độ thu quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính.

c) Tổng hợp đầy đủ Khoản thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các Giấy phép do Trung ương cấp và Giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp; tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương, địa phương xử lý; tiền thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển Mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp có vốn của trung ương, địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc trung ương, địa phương quản lý.

d) Các bộ, ngành, địa phương phải tính tới các nguồn thu gắn với việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về tăng cường công tác đôn đốc, cưỡng chế thu hi nợ thuế, thanh tra, kiểm tra, chống chuyển giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra, giám sát hoàn thuế GTGT, tăng cường giám sát, quản lý, chống thất thu đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính; các nguồn thu từ đôn đốc thực hiện kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra Chính phủ, các cơ quan chức năng và số tiền thuế truy thu, truy hoàn, tiền thuế nợ dự kiến thu hồi cho NSNN.

2. Xây dựng dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu được xây dựng:

a) Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ có thuế trong bối cảnh hội nhập, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu; sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống có nguồn thu chủ lực và các mặt hàng mới phát sinh.

b) Phải xét đến các yếu tố tác động chính như: giá trong nước và giá trên thị trường quốc tế của những mặt hàng có nguồn thu lớn; tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của các đối tác thương mại chiến lược; tác động giảm thu từ việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc hoàn thuế theo lộ trình cắt giảm thuế quan tại các Hiệp định thương mại tự do đã và sắp ký kết; mức độ thuận lợi hóa thương mại và ảnh hưởng của các hàng rào kỹ thuật; quy mô, tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư trọng Điểm có nhập khẩu nguyên vật liệu, trang thiết bị; những thay đổi về chính sách trong và ngoài nước.

3. Các Khoản thu phí, lệ phí nộp ngân sách và để lại chi theo quy định

a) Thực hiện Luật Phí và lệ phí và Luật NSNN năm 2015, từ năm ngân sách 2017, một số Khoản thu phí chuyển thành giá dịch vụ sẽ không thuộc danh Mục giao dự toán thu NSNN; các Khoản lệ phí nộp toàn bộ vào NSNN, các Khoản phí được để lại một phần hoặc toàn bộ cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thu phí và được khấu trừ đối với cơ quan nhà nước trong trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí.

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương cần rà soát, trình cấp có thẩm quyền loại bỏ các Khoản phí, lệ phí không đúng quy định, loại trừ một số Khoản chuyển sang giá dịch vụ, đảm bảo phù hợp với danh Mục quy định tại Luật Phí và lệ phí; báo cáo cụ thể từng Khoản thu phí, lệ phí (chi Tiết: số thu, số được để lại chi theo chế độ, số nộp NSNN) để có cơ sở giao dự toán thu phí, lệ phí và dự toán chi từ nguồn thu phí được để lại.

Đối với Khoản thu học phí (không thuộc danh Mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), từ năm 2017 không là chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương. Tuy nhiên, các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục thực hiện tạo nguồn từ nguồn thu này và các Khoản thu khác được để lại chi theo chế độ để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

b) Các Khoản thu sự nghiệp không thuộc danh Mục thu phí, lệ phí, các Khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ, không thuộc nguồn thu NSNN, không tổng hợp chung vào dự toán thu phí, lệ phí thuộc NSNN, nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát theo quy định.

Điều 10. Xây dựng dự toán chi NSNN

Khi xây dựng dự toán chi NSNN năm 2017, các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cần chú ý các nội dung sau:

1. Xây dựng dự toán chi ĐTPT

a) Từ năm 2017, dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN bao gồm cả đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết. Kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 sẽ được Chính phủ trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.

b) Dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011-2020; đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công, trong đó chỉ bố trí vốn cho các chương trình, dự án dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020; tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT nguồn NSNN giai đoạn 2016 – 2020 quy định tại Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Khi xây dựng dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN, các bộ, ngành và địa phương cần chi Tiết các lĩnh vực theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên: (i) bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình Mục tiêu, dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; (ii) vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước; (iii) phần còn lại mới bố trí cho các dự án khởi công mới nếu có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

d) Đối với các bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương năm 2017 được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn thu từ bán tài sản, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất để đầu tư, phải lập dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu này và tổng hợp trong dự toán chi ĐTPT của bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 11/2016/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2016, số 69/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014, số 71/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2014, số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008, số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007.

đ) Đối với dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư, tín dụng chính sách của Nhà nước, căn cứ vào tình hình thực hiện năm 2016 dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ năm 2017 (dự báo tác động khi triển khai chuẩn nghèo mới theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020) để xây dựng dự toán chi theo quy định.

2. Xây dựng dự toán chi dự trữ quốc gia

Từ năm 2017, chi dự trữ quốc gia là một nội dung chi NSNN, nằm ngoài chi ĐTPT. Căn cứ Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020, các Mục tiêu dự trữ quốc gia quy định tại Luật Dự trữ quốc gia và dự kiến mức tồn kho dự trữ quốc gia đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, các bộ, cơ quan trung ương quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch mua tăng (chi Tiết từng danh Mục hàng dự trữ quốc gia), xuất giảm, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia và xây dựng dự toán NSNN chi mua hàng dự trữ quốc gia năm 2017 trên tinh thần triệt để Tiết kiệm, tập trung vào các mặt hàng chiến lược, thiết yếu, tần suất sử dụng nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời trong tình huống đột xuất, cấp bách; ưu tiên các mặt hàng dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, cứu đói, phục vụ quốc phòng – an ninh.

3. Xây dựng dự toán chi thường xuyên

a) Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 và số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm 2017, xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo đúng chính sách, chế độ và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân b dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017.

Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để Tiết kiệm. Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định. Trong đó, dự toán chi mua sắm máy móc, thiết bị theo quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; dự toán chi mua sắm phương tiện đi lại chỉ được thực hiện sau khi đã rà soát, sắp xếp lại, xử lý số xe hiện có mà vẫn còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Giảm tối đa cả về số lượng và qui mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác.

b) Dự toán chi quản lý hành chính được xây dựng gắn với lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích tăng thu, Tiết kiệm chi, tinh giản biên chế nhanh hơn lộ trình để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

c) Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đẩy mạnh việc triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tính toán cụ thể khả năng tăng thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc từng lĩnh vực để giảm mức hỗ trợ từ NSNN. Trên cơ sở đó, xác định khả năng dành nguồn để tăng chi hỗ trợ trực tiếp cho người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách để được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu, tăng chi cho các nhiệm vụ không có nguồn thu, qua đó cơ cấu lại chi ngân sách của từng lĩnh vực và từng bước tái cơ cấu chi NSNN.

d) Xây dựng và tổng hợp vào dự toán chi thường xuyên lĩnh vực tương ứng của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương dự toán chi đảm bảo hoạt động của các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính, các nhiệm vụ chi trước đây được thực hiện bằng nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị mà theo Luật NSNN 2015 các Khoản phí, lệ phí này được nộp vào NSNN.

đ) Một số lưu ý thêm khi xây dựng dự toán NSNN năm 2017:

– Chi đặc biệt, chi trợ giá: Từ năm 2017, nhiệm vụ chi đặc biệt, chi trợ giá sẽ được bố trí trong các lĩnh vực chi ngân sách tương ứng; không còn là lĩnh vực chi riêng. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương có nhiệm vụ chi thuộc hai lĩnh vực chi này lập dự toán chi Tiết và kèm theo thuyết minh cụ thể để Bộ Tài chính có cơ sở tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

– Chi nghiên cứu khoa học: Lập dự toán chi đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thuyết minh cụ thể các nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (trong đó có kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức khoa học và công nghệ) được lập dự toán theo quy định ca Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở và hoạt động phục vụ quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền được lập dự toán theo quy định của Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng NSNN.

+ Các nhiệm vụ không thường xuyên khác của tổ chức khoa học và công nghệ được lập dự toán theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

– Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo: Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, chính sách phụ cấp thâm niên ngành giáo dục, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn,…

– Chi sự nghiệp y tế: Thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện năm 2017 theo từng Dự án, nhiệm vụ và các nguồn kinh phí để thực hiện; nhu cầu kinh phí NSNN phải đảm bảo chi trả tin lương, chế độ phụ cấp đặc thù chưa kết cấu vào giá dịch vụ y tế, chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định; dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ kim tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn, kinh phí thanh tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;…

– Chi sự nghiệp kinh tế: Xây dựng trên cơ sở khối lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi ngân sách quy định; tập trung bố trí chi cho những nhiệm vụ quan trọng: duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kinh tế trọng yếu (giao thông, thủy lợi,…) để tăng thời gian sử dụng và hiệu quả đầu tư; kinh phí thực hiện công tác quy hoạch; thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; nhiệm vụ phân giới cắm mốc biên giới; chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản;…

– Chi quản lý hành chính, thuyết minh rõ các nội dung sau:

+ Số biên chế năm 2017 (số được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2016 – số biên chế tinh giản trong năm 2016 + số bổ sung trong năm 2016 nếu có), trong đó số biên chế thực có mặt đến thời Điểm lập dự toán, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt (nếu có).

+ Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo, bao gồm: (i) Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt, thực có mặt tính đến thời Điểm lập dự toán, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương và các Khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn); (ii) Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển, được dự kiến trên cơ sở mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế và các Khoản đóng góp theo chế độ.

+ Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các Khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi,…) năm 2017 trên tinh thần Tiết kiệm, hiệu quả.

4. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực bên cạnh việc lập dự toán thu, chi NSNN năm 2017 (phần bộ trực tiếp thực hiện), cần tính toán xác định nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành năm 2017, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán.

5. Cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương

Năm 2017, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để Điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm so với mức 1.210.000 đồng/tháng (nếu có) theo quy định.

6. Xây dựng dự toán chi thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG), các chương trình Mục tiêu (CTMT)

Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từng CTMTQG, CTMT, các bộ chủ chương trình xây dựng dự toán chi CTMTQG, CTMT, trong đó:

– Chi ĐTPT phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và tiêu chí, định mức phân bổ chi ĐTPT nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

– Chi thường xuyên các CTMTQG, CTMT xây dựng căn cứ Mục tiêu, nhiệm vụ triển khai năm 2017.

7. Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi

Thực hiện lập dự toán ngân sách năm 2017 theo quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, trong đó làm rõ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng theo các chương trình, dự án và phù hợp với tính chất sử dụng vn (vốn ĐTPT và vốn sự nghiệp) của từng dự án và theo các lĩnh vực chi tương ứng.

Dự toán chi ngân sách từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải đảm bảo phù hợp với tiến độ giải ngân đã ký kết với nhà tài trợ, khả năng đáp ứng nguồn vn đối ứng, khả năng thực hiện. Hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán được giao trong tổ chức thực hiện. Đối với các chương trình, dự án mới, chỉ trin khai nếu thực sự hiệu quả, phù hợp với khả năng giải ngân vốn ODA theo các Hiệp định đã ký và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với các chương trình, dự án do một số bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cùng tham gia, cơ quan chủ quản chương trình, dự án lập dự toán chi Tiết cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng địa phương; thuyết minh cụ th cơ sở phân bổ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

8. Bố trí dự phòng NSNN

NSTW và NSĐP các cấp bố trí dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

9. Dự toán chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện lập dự toán chi từ nguồn thu được để lại (phí và các Khoản huy động đóng góp bằng tiền) theo chế độ quy định theo đúng các nội dung đã quy định tại Khoản 1 và 3 Điều này và tng hợp chung trong dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.

10. Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách năm 2017, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương xây dựng dự toán chi phải chặt chẽ, chi Tiết theo từng lĩnh vực quy định tại Luật NSNN năm 2015, từng nhiệm vụ, từng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; sau khi đã làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay công tác lập phương án phân b dự toán ngân sách năm 2017 của bộ, cơ quan, địa phương mình, để khi nhận được dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao, chủ động trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ và giao dự toán ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo trước ngày 31 tháng 12 năm 2016 theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015.

11. Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương báo cáo tình hình thu – chi tài chính năm 2016 và dự kiến kế hoạch thu – chi tài chính năm 2017 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Khoản 11, Điều 8 Luật NSNN năm 2015, gửi cùng dự toán NSNN năm 2017.

Điều 11. Xây dựng dự toán NSĐP

Năm 2017 là năm đầu thời kỳ ổn định NSĐP giai đoạn 2017 – 2020 theo quy định của Luật NSNN năm 2015; việc xây dựng dự toán thu, chi NSĐP năm 2017 và giai đoạn 2017 – 2020 phải bám sát Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương năm 2017 và giai đoạn 2016 – 2020; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ (chi ĐTPT và chi thường xuyên), bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành và theo đúng quy định của Luật NSNN.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN, việc lập, xây dựng dự toán NSĐP cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

1. Xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn

Địa phương phải dự toán toàn bộ các Khoản thu từ thuế, phí lệ phí và các Khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật NSNN năm 2015 và các quy định pháp luật có liên quan.

Căn cứ Mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm giai đoạn 2016-2020, khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội và ngân sách năm 2016, trên cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, phạm vi thu NSNN theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật, dự báo nguồn thu năm 2017 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các cơ sở kinh tế của từng địa phương và những nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng Khoản thu theo chế độ. Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động tăng, giảm thu ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2017 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, từng Khoản thu, sắc thuế.

2. Về xây dựng dự toán chi NSĐP

Căn cứ dự toán thu NSNN trên địa bàn, thu NSĐP được hưởng 100% theo quy định của Luật NSNN năm 2015, mức chi cân đi NSĐP theo tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách (chi ĐTPT và chi thường xuyên) theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các Khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP (nếu có). Trên cơ sở đó, căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương giai đoạn 2016 – 2020 và Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, chế độ chính sách chi tiêu hiện hành và tình hình thực tế của từng địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định: Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020 và định mức phân bổ NSĐP năm 2017 cho từng cấp chính quyền địa phương cấp dưới để xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các Khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho các năm trong thời kỳ ổn định 2017 – 2020 phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương; đảm bảo định mức phân bổ NSĐP đối với các nhiệm vụ chi quan trọng (lĩnh vực giáo dục – đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học – công nghệ) không thấp hơn mức theo yêu cầu của các nghị quyết của Đảng, Quốc hội quyết định và Thủ tướng Chính phủ giao (riêng đối với dự toán chi nghiên cứu khoa học – công nghệ chỉ phân cấp cho ngân sách cấp tỉnh; không phân cấp cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015). Đồng thời thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

a) Đối với dự toán chi ĐTPT trong cân đối NSĐP: Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công và yêu cầu xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020, trên cơ sở dự toán chi ĐTPT trong cân đối NSĐP theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ĐTPT bằng nguồn NSNN giai đoạn 2016 – 2020, ưu tiên nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư những dự án, công trình trọng Điểm của địa phương sớm hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2017; rà soát, giám sát chặt chẽ việc bố trí dự toán cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như khu kinh tế, khu công nghiệp, trong đó các dự án cơ sở hạ tầng có ý nghĩa phát triển kinh tế – xã hội không chỉ đối với riêng địa phương mà còn đối với cả vùng, trước khi triển khai thực hiện cần chủ động lấy ý kiến tư vấn, giám sát từ các cơ quan trung ương, ý kiến phản biện của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các địa phương có liên quan để đảm bảo hiệu quả kinh tế chung của địa phương và cả vùng; chú trọng thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, xử lý các tệ nạn xã hội;…

b) Đối với dự toán chi bổ sung có Mục tiêu vốn đầu tư từ NSTW cho NSĐP được xây dựng căn cứ vào khả năng cân đối của NSĐP, tình hình thực hiện dự toán đối với các Khoản được bổ sung có Mục tiêu từ NSTW cho NSĐP năm 2016, căn cứ các chính sách, chế hộ hiện hành, các chương trình, nhiệm vụ quan trọng thực hiện theo cơ chế bổ sung có Mục tiêu từ trung ương cho địa phương, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về chương trình Mục tiêu quốc gia, chương trình Mục tiêu, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT và Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020, xây dựng dự toán số bổ sung có Mục tiêu từ NSTW.

c) Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương; chủ động tính toán, bố trí nguồn để xử lý dứt Điểm các Khoản nợ XDCB, các Khoản nợ huy động phải trả khi đến hạn.

d) Bố trí dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chun bị mặt bằng xây dựng; chủ động phân bổ lập quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; sử dụng tối thiểu 10% số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013.

đ) Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết (XSKT): Từ năm 2017, nguồn thu này được tính trong dự toán thu cân đối NSĐP, sử dụng cho chi ĐTPT trong đó: Các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên bố trí tối thiểu 60%, các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% số thu dự toán từ hoạt động XSKT do HĐND cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề và y tế. Các địa phương bố trí tối thiểu 10% cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sau khi đã bố trí vốn đảm bảo hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực nêu trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số thu còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP. Số tăng thu thực hiện từ hoạt động XSKT so với dự toán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao (nếu có), địa phương được chủ động phân bổ chi đu tư cho các công trình quan trọng, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế và nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu.

e) Đối với các nhiệm vụ ĐTPT kết cấu hạ tầng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Mục tiêu nhiệm vụ và nhu cầu nguồn vốn đầu tư đã quy định, kết quả đã đầu tư đến hết năm 2015, khả năng thực hiện năm 2016, các địa phương chủ động xây dựng, tính toán nhiệm vụ năm 2017, trong đó chủ động bố trí, sắp xếp NSĐP và các nguồn tài chính theo chế độ quy định để thực hiện các nhiệm vụ trên, giảm dần sự phụ thuộc các Khoản bổ sung từ NSTW.

g) Xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2017, các địa phương chủ động tính toán dành các nguồn theo quy định để thực hiện chi cải cách tiền lương.

h) Xây dựng dự toán chi trả nợ gốc và lãi:

Theo quy định của Luật NSNN năm 2002, thì ngân sách cấp tỉnh các địa phương được huy động vốn trong nước theo Khoản 3 Điều 8 để đầu tư và phải b trí hoàn trả nợ gốc và lãi các Khoản tiền huy động từ nguồn vốn cân đối chi ĐTPT hàng năm của địa phương. Theo quy định của Luật NSNN năm 2015, thì từ năm 2017:

– Đối với chi trả nợ lãi, phí và chi phí khác: bố trí thành một Mục chi riêng trong chi cân đối NSĐP.

– Đối với chi trả nợ gốc: bố trí từ các nguồn theo quy định tại Khoản a, Điểm 3.4 Mục 3 Điều này; trường hợp có hạn mức dư nợ huy động ước đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 vượt mức giới hạn dư nợ vay theo quy định của Luật NSNN năm 2015, thì trong dự toán ngân sách năm 2017 và các năm tiếp theo phải dành nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, giảm kế hoạch chi đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để bố trí tăng chi trả nợ gốc, bảo đảm mức dư nợ vay không vượt quá mức dư nợ vay của địa phương theo quy định của Luật NSNN năm 2015.

3. Bội chi NSĐP: Căn cứ giới hạn dư nợ vay theo quy định của Luật NSNN năm 2015, dự kiến mức dư nợ thực tế đến hết năm 2016 và nhu cầu huy động vốn thêm cho ĐTPT và bố trí nguồn trả nợ, các địa phương đề xuất mức bội chi ngân sách cấp tỉnh năm 2017.

Căn cứ giới hạn dư nợ công, khả năng huy động vốn trong nước bố trí nguồn trả nợ, Bộ Tài chính sẽ đề xuất mức bội chi NSNN nói chung, trong đó có mức bội chi của NSTW và bội chi của ngân sách tất cả các địa phương, mức bội chi của từng địa phương (nếu có), để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật NSNN năm 2015.

Cùng với việc đề xuất phương án bội chi NSĐP theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Luật NSNN năm 2015, các địa phương cần xác định tổng mức vay của NSĐP, bao gồm vay để bù đắp bội chi NSĐP và vay để trả nợ gốc của NSĐP; trong đó:

3.1. Bội chi NSĐP được bù đắp từ các nguồn sau:

a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các Khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b) Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.

3.2. Vay để bù đắp bội chi ngân sách quy định tại Khoản 3.1 nêu trên không bao gồm số vay để trả nợ gốc.

3.3. Ngân sách cấp tỉnh từng địa phương được phép bội chi khi đáp ứng đủ các quy định và Điều kiện sau:

a) Chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 7 Luật NSNN;

b) Bội chi ngân sách cấp tỉnh hằng năm không vượt quá mức bội chi ngân sách hằng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương cấp tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 7 Luật NSNN;

c) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các Khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định;

d) Vay bù đắbội chi NSĐP được huy động chủ yếu từ các Khoản vay trung và dài hạn. Hằng năm, căn cứ diễn biến thị trường vốn, Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội quy định tỷ lệ tối thiểu các Khoản vay bù đắp bội chi NSĐP có thời hạn vay trung và dài hạn;

đ) Khi so sánh với giới hạn dư nợ vay, số dư nợ NSĐP được xác định bao gồm dư nợ từ các nguồn vay: Vay Kho bạc Nhà nước, vay Ngân hàng phát triển Việt Nam, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước và các Khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật. Số dư nợ NSĐP, bao gồm cả số vay bù đắp bội chi theo dự toán, không vượt mức dư nợ vay quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật NSNN năm 2015.

e) Việc xác định số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn chi thường xuyên quy định Khoản 6 Điều 7 Luật NSNN năm 2015 trên cơ sở dự toán thu, chi NSĐP được Quốc hội quyết định của năm dự toán ngân sách.

3.4. Chi trả nợ gốc các Khoản vay

a) Nguồn chi trả nợ gốc các Khoản vay, gồm:

– Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;

– Bội thu NSĐP cấp tỉnh (được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách);

– Kết dư NSTW và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật NSNN;

– Tăng thu, Tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 Luật NSNN;

b) Các Khoản nợ gốc đến hạn phải được chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và hợp đồng đã ký.

c) Khoản chi trả nợ gốc phải được quản lý, hạch toán qua Kho bạc Nhà nước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan quản lý các chương trình Mục tiêu quốc gia, các chương trình Mục tiêu

1. Phối hp với các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương liên quan dự kiến nhiệm vụ, mức kinh phí thực hiện CTMTQG, CTMT năm 2017, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 7 năm 2016.

2. Lập phương án phân bổ dự toán chi năm 2017 đối với từng bộ, cơ quan Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo thời hạn quy định tại văn bản thông báo mức kinh phí năm 2017 cho các CTMTQG, CTMT của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 13. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương

1. Căn cứ số kiểm tra đã được thông báo, các bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới theo quy định.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập và xây dựng phương án phân bổ chi ĐTPT (bao gồm cả phương án phân bổ vốn chi ĐTPT các CTMTQG, CTMT) gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 8 năm 2016.

3. Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán ngân sách chi dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 năm 2016.

4. Việc tổ chức công tác xây dựng, tổng hợp và báo cáo dự toán ngân sách năm 2017 theo đúng quy định của Luật NSNN 2015, Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn và hướng dẫn tại Thông tư này. Do các văn bản hướng dẫn Luật NSNN năm 2015 chưa được ban hành, các bộ, cơ quan trung ương thực hiện báo cáo biểu mẫu theo quy định của Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính và các biểu mẫu bổ sung quy định tại Thông tư này; các địa phương thực hiện báo cáo biểu mẫu theo quy định tại Thông tư này; gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 7 năm 2016.

Điều 14. Về thảo luận dự toán, biểu mẫu lập và báo cáo dự toán NSNN năm 2017

1. Năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020, cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp đ xác định dự toán thu, chi ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các Khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới, số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

2. Đối với các bộ, cơ quan Trung ương:

Tng hợp và báo cáo Bộ Tài chính dự toán NSNN theo các biu mẫu quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC , các biểu mẫu bổ sung (Biểu mẫu số 2, 20, 21, 22, 23, 24, 25a, 25b, 26a và 26b) quy định tại Thông tư này và biểu mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ; trong đó chú ý xây dựng dự toán ngân sách chi Tiết đến từng nhiệm vụ quan trọng của bộ, cơ quan để giải trình báo cáo Quốc hội về dự toán ngân sách của từng bộ, cơ quan Trung ương.

3. Đối với các địa phương: Tổng hợp lập dự toán NSĐP, báo cáo Bộ Tài chính theo các mẫu biểu (Biểu mẫu số 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19) quy định tại Thông tư này.

Điều 15. Điều Khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Nội dung, quy trình và thời gian lập dự toán NSNN 2017 được thực hiện theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Trong quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2017, nếu có những chính sách chế độ mới ban hành, Bộ Tài chính sẽ có thông báo hướng dẫn bổ sung; nếu phát sinh vướng mắc trong công tác tổ chức xây dựng dự toán NSNN năm 2017 đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tng công ty nhà nước phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Tổng bí thư;
– Kiểm toán nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Tài chính;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, Vụ NSNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Huỳnh Quang Hải

PHỤ LỤC

BIỂU MẪU BỔ SUNG LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Thông tư s 91/2016/TT-BTC ngày 24/6/2016 của Bộ Tài chính)

Biểu số 1: Tổng hp kết quả thực hiện và dự kiến các chỉ tiêu kinh tế – xã hội (dùng cho các tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương)

Biểu s 2: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2016 và dự toán năm 2017 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương)

Biểu số 3: Cân đối ngân sách địa phương năm 2017 (dùng cho các tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương)

Biểu số 4: Tổng hp đánh giá thu NSNN năm 2016 và dự toán năm 2017 (dùng cho các tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương)

Biu số 5: Đánh giá thu ngân sách nhà nước theo sắc thuế năm 2016 và dự toán năm 2017 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 6: Tổng hp dự toán chi NSĐP năm 2017 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 7: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 8: Dự toán chi đầu tư các dự án, công trình năm 2017 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 9: Kế hoạch vay và trả nợ năm 2016 và kế hoạch năm 2017 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 10: Tổng hợp vốn huy động đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 11: Tổng hp vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết giai đoạn 2011-2015, năm 2016 và năm 2017 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 12: Báo cáo kết quả phân bổ, thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2016 và dự toán chương trình Mục tiêu quốc gia, chương trình Mục tiêu năm 2017 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu s 13: Tổng hp kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ năm 2015, 2016 và dự kiến nhu cầu kinh phí năm 2017 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu s 14: Tình hình nợ đầu tư XDCB, sử dụng dự phòng NSĐP và quỹ dự trữ tài chính năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu s 15: Đánh giá thực hiện thu, chi quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách địa phương quản lý năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 16: Báo cáo quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp theo số liệu quyết toán năm 2014 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 17: Báo cáo quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp thực hiện năm 2015 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 18: Nhu cầu thực hiện tiền lương đến mức lương cơ sở 1,15 triệu đồng năm 2015 và dự kiến nhu cầu năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu s 19: Báo cáo quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp dự kiến năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Biểu số 20: Đánh giá huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực năm 2016 và dự toán năm 2017 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương)

Biểu s 21: Quỹ tiền lương, phụ cấp và nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng năm 2016 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương)

Biểu s 22: Kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý năm 2017 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương)

Biểu số 23: Dự toán thu, chi, nộp ngân sách nhà nước phí và lệ phí năm 2017 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương)

Biểu s 24: Cơ sở tính chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể năm 2017 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương)

Biểu s 25a: Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi sự nghiệp năm 2016 và dự toán năm 2017 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương)

Biểu số 25b: Biểu chi Tiết tình hình thực hiện thu, chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2016 và dự toán năm 2017 (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương)

Biểu s 26a: Báo cáo đánh giá tác động Thông tư 37 đối với số thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (dùng cho các Bộ, cơ quan Trung ương)

Biểu số 26b: Báo cáo đánh giá tác động Thông tư 37 đối với số thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (dùng cho các cơ sở y tế báo cáo Bộ chủ quản)

 

Biểu mẫu số 1

Tỉnh, thành phố:……….

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ – XÃ HỘI

Chỉ tiêu

ĐƠN VỊ TÍNH

THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

TRONG ĐÓ: TH 2015

KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016-2020

TRONG ĐÓ:

ƯTH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

1

2

3

4

9

10

11

12

13

14

1. Diện tích

ha

Trong đó:

 

– Đất nông nghiệp

ha

– Đất lâm nghiệp

ha

– Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên

ha

– Diện tích rừng tự nhiên

ha

– Diện tích trồng lúa

ha

2. Dân số

người

– Dân số chia theo vùng

 

+ Dân số đô thị

người

               
+ Dân s đồng bằng

người

               
+ Dân s miền núi – vùng đồng bào dân tộc  đồng bng, vùng sâu

người

               
+ Dân số vùng cao  hi đảo

người

               
– Trẻ em dưới 6 tui

người

– Dân số trong độ tuổi đến trường từ 1-18 tuổi

người

– Dân số sinh sống  các loại đô thị:

người

+ Loại đặc biệt

người

+ Loại I

người

+ Loại II

người

+ Loại III

người

+ Loại IV

người

+ Loại V

người

– Dân số là người dân tộc thiểu số

người

– Dân số nhập cư vãng lai

người

3. Đơn vị hành chính cấp huyện

huyện

Trong đó:

 

– Số đô thị loại I (thuộc tỉnh)

đô thị

– Số đô thị loại II

đô thị

– Số đô thị loại III

đô thị

– Số đô thị loại IV

đô thị

– S đô thị loại V

đô thị

– Số huyện đảo không có đơn vị hành chính xã

huyện

– Số đơn vị hành chính mới được thành lập (chưa được bổ sung kinh phí)

đơn vị

4. Đơn vị hành chính cấp xã

Trong đó:

 

– Xã biên giới

+ Xã biên giới giáp Lào, Campuchia

               
+ Xã biên giới giáp Trung Quốc

               
– Xã đảo

– Xã bãi ngang ven biển

 

5. Số đơn vị hành chính mang tính đặc thù

đơn vị

Trong đó: – cấp tnh

đơn vị

                – cấp huyện

đơn vị

6. Tốc độ tăng tng sản phẩm trong tỉnh (trên địa bàn địa phương)

%

Trong đó:

 

– Ngành công nghiệp xây dựng

%

– Ngành nông lâm thủy sản

%

– Ngành dịch vụ

%

7. Cơ cấu kinh tế

 

– Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng

tỷ đồng

– Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản

tỷ đồng

– Giá trị ngành dịch vụ

tỷ đồng

8. Kim ngạch xuất nhập khẩu

triệu USD

Trong đó:

 

– Kim ngạch xuất khẩu

triệu USD

– Kim ngạch nhập khu

triệu USD

9. Giải quyết việc làm

người

10. Số lượt khách du lịch

người

11. Số người nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015)

người

– Tỷ lệ nghèo

%

12. Tốc độ tăng dân số

%

13. Số doanh nghiệp trên địa bàn

doanh nghiệp

Trong đó:

 

– Doanh nghiệp trung ương

 

+ Số doanh nghiệp

doanh nghiệp

+ Tổng số vốn kinh doanh

triệu đng

+ Số nộp ngân sách

triệu đồng

– Doanh nghiệp địa phương

 

+ Số doanh nghiệp

doanh nghiệp

+ Tổng số vốn kinh doanh

triệu đồng

14. Giáo dục, đào tạo

 

– Số giáo viên

người

– Quỹ lương

triệu đồng

– Số học sinh

học sinh

Trong đó:

 

+ Học sinh học trường dân tộc nội trú

học sinh

+ Học sinh dân tộc bán trú theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg

học sinh

+ Học sinh trung học phổ thông  vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội ĐBKK hưng chính sách theo Quyết định s 12/2013/QĐ-TTg

học sinh

– Số trường đại học công lập do địa phương qun lý

trường

Trong đó: dự toán chi năm 2016 Ủy ban nhân dân cấp tnh đã giao cho trường đại học

triệu đồng

15. Quản lý hành chính

 

– Biên chế cấp tnh

người

+ Quản lý Nhà nước

người

+ Đảng

người

+ Đoàn thể

người

– Quỹ lương cấp tnh

triệu đồng

– Biên chế cấp huyện

người

+ Qun lý Nhà nước

người

+ Đng

người

+ Đoàn thể

người

– Quỹ lương cấp huyện

triệu đồng

16. Định biên cán bộ, công chức cấp xã

người

+ Cán bộ, công chức cp xã

người

               
+ Cán bộ không chuyên trách cấp xã

người

               
+ Cán bộ không chuyên trách thôn, tổ dân phố

người

               
– Quỹ lương cấp xã

triệu đồng

– Cán bộ y tế xã

người

17. Đại biểu HĐND các cấp

người

+ Cấp tnh

người

               
+ Cấp huyện

người

               
+ Cấp xã

người

               
18. Hoạt động phí HĐND các cấp

triệu đồng

– Cấp ủy các cấp

người

Ủy viên cấp tnh

người

               
Ủy viên cấp huyện

người

               
Ủy viên cấp xã

người

               
– Phụ cấp trách nhiệm cấp y

triệu đồng

19. Y tế:

 

– Cơ sở khám chữa bệnh

cơ s

Trong đó:

 

+ Số bệnh viện do địa phương qun lý hoạt động mang tính chất khu

bệnh viện

Trong đó: dự toán năm 2016 Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho bệnh viện

triệu đồng

– Số giường bệnh

giường

Trong đó:

 

+ Giường bệnh cấp tnh

giường

+ Giường bệnh cấp huyện

giường

+ Giường phòng khám khu vực

giường

+ Giường y tế xã phường

giường

– Số đối tượng mua BHYT

 

+ Trẻ em dưới 6 tuổi

người

+ Người đang sinh sống tại vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo

người

+ Học sinh, sinh viên

người

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo

người

+ Người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình

người

20. Chỉ tiêu đảm bảo xã hội

 

– Trại xã hội

cơ s

– S trại viên trại xã hội

người

– Đi tượng cứu trợ xã hội không tập trung

người

– Số gia đình bệnh binh

gia đình

– Số gia đình thương binh

gia đình

– Số gia đình liệt sỹ

gia đình

– Số gia đình có công với nước

gia đình

– Số gia đình có Bà mẹ Việt Nam anh hùng

gia đình

– Số gia đình có anh hùng lực lượng vũ trang

gia đình

– S gia đình có người hoạt động kháng chiến

gia đình

– Số gia đình có người có công giúp đỡ cách mạng

gia đình

– Người bị nhiễm chất độc màu da cam

người

+ Người mc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động

người

+ Người mắc bệnh bị suy giảm khả năng lao động

người

+ Con đẻ còn sống bị dị dạng, dị tật nặng, không có khả năng lao động không tự lực được trong sinh hoạt

người

+ Con đẻ còn sống bị d dạng, dị tật nặng, không có khả năng lao động nhưng còn tự lực được trong sinh hoạt

người

– Số hộ gia đình dân tộc thiu số

hộ

Trong đó: Số hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo

hộ

– Số hộ gia đình chính sách

hộ

Trong đó: số hộ gia đình cần phải hỗ trợ về nhà ở

hộ

– Số cán bộ xã ngh việc theo Quyết định 130-CP và Quyết định 111-HĐBT

cán bộ

– Tổng số đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp theo Nghị định 136, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật

người

Trong đó:

 

– Số đối tượng bảo trợ xã hội từ đủ 80 tuổi đến dưới 85 tuổi

người

– Số đối tượng bảo trợ xã hội từ 85 tuổi trở lên

người

– Số người khuyết tật

người

– Người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg

người

+ Người nghèo ở các xã Vùng II

người

+ Người nghèo ở các xã Vùng III

người

21. Văn hóa thông tin

 

– Số đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp

đoàn

– Số đoàn nghệ thuật truyền thống

đoàn

– Số đội thông tin lưu động

đội

– Di sản văn hóa thế giới

di sn

– Di sản văn hóa cấp quốc gia

di sản

– Khu, Điểm du lịch quốc gia

Khu, Điểm

12. Phát thanh, truyền hình

 

Số huyện ở miền núi-vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu có trạm phát lại phát thanh truyền hình

huyện

23. Thể dục thể thao

 

– Số vận động viên đạt thành tích cao cấp quốc gia

người

– Số vận động viên khuyết tật tham gia các giải do Trung ương tổ chức

người

24. Thực hiện chương trình Kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ s hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn

 

– Số vốn đã vay từ Ngân hàng Phát triển

triệu đng

– Số vốn ngân sách địa phương

triệu đồng

– Vn huy động trong dân cư

triệu đồng

– Số km đường GTNT

km

– Số km kiên cố hóa kênh mương

km

– Số CSHT nuôi trồng thủy sản

công trình

– Số CSHT làng nghề nông thôn

công trình

– Số Trạm Bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp

trạm

25. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học

 

– Số phòng học được kiên cố hóa

phòng

– Số kinh phí thực hiện

triệu đồng

26. Thực hiện đầu tư cơ s y tế từ nguồn trái phiếu Chính ph

 

– Số bệnh viện

bệnh viện

– Số kinh phí thực hiện

triệu đồng

– Số trạm y tế

trạm

– Số kinh phí thực hiện

triệu đồng

27. Thực hiện pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

 

– Số thu thủy lợi phí của các Công ty thủy nông

triệu đồng

– Số thu thủy lợi phí của Hợp Tác xã

triệu đồng

25. Chương trình MTQG Giảm nghèo

 

27.1. Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a

 

– Số huyện nghèo

huyện

– Diện tích (các huyện nghèo)

ha

– Dân số (các huyện nghèo)

người

– Số xã (các huyện nghèo)

– Tổng số thôn, bản (các huyện nghèo)

thôn, bản

+ Số thôn, bản biên giới

thôn, bản

27.2. Chương trình 135

 

– Số xã ĐBKK thuộc Chương trình 135

– Số thôn, bản ĐBKK thuộc Chương trình 135

thôn, bản

28. Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới

 

– Số xã đạt tiêu chun nông thôn mới (lũy kế)

– Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

%

 

…….., ngày….. tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ……
CHỦ TỊCH

 

Biểu mẫu số 2

Bộ, cơ quan Trung ương: …

Chương:…

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH NĂM 2016 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

CHỈ TIÊU

DỰ TOÁN 2016

ƯỚC THỰC HIỆN 2016

DỰ TOÁN 2017

A

Tổng số thu, chi, nộp ngân sách phí, lệ phí

1

Số thu phí, lệ phí

 

Chi Tiết theo từng Khoản thu

2

Chi từ nguồn thu phí được để lại

 

Chi Tiết theo từng lĩnh vực chi

3

Số phí, lệ phí nộp ngân sách nhà nước

 

Chi Tiết theo từng Khoản thu

B

Dự toán chi ngân sách nhà nước

I

Chi đầu tư phát triển

1

Chi đầu tư các dự án, chương trình

Chi quốc phòng

Chi an ninh và trật tự, an toàn xã hội

Chi giáo dục – đào tạo và dạy nghề

Chi khoa học và công nghệ

Chi y tế, dân số và gia đình

Chi văn hóa thông tin

Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn

Chi thể dục thể thao

Chi bảo vệ môi trường

Chi các hoạt động kinh tế

Chi hoạt động ca các cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

Chi bảo đảm xã hội

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của Trung ương và địa phương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định (1)

II

Chi dự trữ quốc gia

III

Chi thường xuyên

1

Chi quốc phòng

2

Chi an ninh và trật tự, an toàn xã hội

3

Chi giáo dục – đào tạo và dạy nghề

4

Chi khoa học và công nghệ

5

Chi y tế, dân số và gia đình

6

Chi văn hóa thông tin

7

Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn

8

Chi thể dục thể thao

9

Chi bảo vệ môi trường

10

Chi các hoạt động kinh tế

11

Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

12

Chi bảo đảm xã hội

V

Chi Chương trình Mục tiêu quốc gia, Chương trình Mục tiêu (2)

1

Chi chương trình Mục tiêu quốc gia

 

Chi đầu tư phát triển

 

Chi sự nghiệp

2

Chi chương trình Mục tiêu

 

Chi đầu tư phát triển

 

Chi sự nghiệp

Ghi chú:

(1) Bao gồm cả chi cho vay, cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay ưu đãi của Nhà nước.

(2) Chi Tiết từng chương trình MTQG, CTMT

 

…, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu mẫu số 3

Tỉnh, thành phố:………..

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Thực hiện năm 2015

Dự toán năm 2016

Ước thực hiện năm 2016

Dự toán năm 2017

A

B

1

2

3

4

A

Tổng thu NSNN trên địa bàn

1

Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô)

2

Thu từ dầu thô

3

Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

B

TNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1

Thu ngân sách địa phương đưc hưởng theo phân cấp

Các Khoản thu NSĐP hưởng 100%

Các Khoản thu phân chia, phần NSĐP được hưng

2

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Thu bổ sung cân đối ngân sách

Thu b sung có Mục tiêu

3

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

4

Thu kết dư

5

Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang

C

TNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

I

Tổng chi cân đi ngân sách địa phương

1

Chi đầu tư phát triển

2

Chi thường xuyên

3

Chi tạo nguồn, Điều chỉnh tiền lương

4

Chi trả nợ lãi các Khoản do chính quyền địa phương vay

5

Chi bổ sung quỹ dự tr tài chính

6

Dự phòng ngân sách

II

Chi chương trình Mục tiêu quốc gia, chương trình Mục tiêu

1

Chi chương trình Mục tiêu quốc gia

2

Chi chương trình Mục tiêu

III

Chi chuyển nguồn sang năm sau

D

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG/BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

E

TNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1

Vay trong nước

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

F

TRẢ N GC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1

Từ nguồn vay mi để trả nợ gốc

2

Bội thu ngân sách địa phương

3

Tăng thu, Tiết kiệm chi

4

Kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

……, ngày…..tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TNH, THÀNH PHỐ…..
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu mẫu số 4

Tỉnh, thành ph:……..

BIỂU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ THU NSNN NĂM 2016 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đng

NỘI DUNG

THỰC HIỆN NĂM 2015

DỰ TOÁN NĂM 2016

ƯTH NĂM 2016

DỰ TOÁN NĂM 2017

1

2

3

4

5

A. TỔNG CÁC KHOẢN THU NSNN (I + II + III)
I- THU NỘI ĐỊA
1. Thu từ doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý
– Thuế giá trị gia tăng
Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong đó: Thu từ hàng hóa ca CSKD nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước
– Thuế tài nguyên
Trong đó: Thuế tài nguyên dầu, khí
– Thu hồi vốn và thu khác
2. Thu từ doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong đó: Thu từ hàng hóa của CSKD nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước
– Thuế tài nguyên
– Thu hồi vốn và thu khác
3. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
– Thuế giá trị gia tăng
Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác du, khí
– Khí lãi được chia của Chính phủ Việt Nam
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong đó: Thu từ hàng hóa của CSKD nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước
– Thuế tài nguyên
Trong đó: Thuế tài nguyên dầu, khí
– Tin thuê mặt đt, mặt nước, mặt biển
Trong đó: Thu từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí
– Các Khoản thu khác
4. Thu từ khu vc kinh tế ngoài quốc doanh
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thuế tiêu thụ đặc biệt thu
Trong đó: Thu từ hàng hóa của CSKD nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước
– Thuế tài nguyên
– Thu khác ngoài quốc doanh
5. Thuế bảo v môi trường
6. Thuế thu nhập cá nhân
7. L phí trước b
8. Thu phí, lệ phí
– Phí, lệ phí do cơ quan Trung ương thực hiện thu
– Phí, lệ phí do cơ quan địa phương thực hiện thu
Trong đó: + Phí BVMT khai thác khoáng sản
                 + Lệ phí môn bài
9. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
10. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
11. Tiền sử dng đất
12. Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
13. Thu tiền sử dụng khu vực biển
– Trường hợp giao khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của TW
– Trường hợp giao khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của ĐP
14. Tiền cho thuê và tiền bán nhà thuc sở hữu nhà nước
15. Thu từ tài sản đưc xác lập quyền sở hữu nhà nước
– Do cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương quản lý
– Do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương quản lý
16. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
– Do Trung ương cấp
– Do địa phương cấp
17. Thu cổ tức
18. Lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tr lên có vốn góp của Nhà nước; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước
– Từ các DN do Trung ương đại diện chủ sở hữu
– Từ các DN do địa phương đại diện chủ sở hữu
19. Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng nhà nước
20. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết
21. Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa li công sản khác
22. Thu khác ngân sách
Trong đó: + Thu khác ngân sách trung ương
                + Thu phạt vi phạm ATGT
II- THU TỪ DU THÔ
III- THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1. Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT hàng hóa nhập khẩu
2. Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu
B. TNG THU NSĐP
– Các Khoản thu 100%
– Thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)
– Thu bổ sung từ NSTW
– Thu kết dư

 

……, ngày…..tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TNH, THÀNH PHỐ…..
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Biểu mẫu số 5

Tỉnh, thành phố:………

ĐÁNH GIÁ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO SẮC THUẾ NĂM 2016 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Thực hiện năm 2015

Dự toán năm 2016 (chi Tiết các lĩnh vực như thực hiện năm 2015)

Ước thực hiện năm 2016 (Chi Tiết lĩnh vực như thực hiện năm 2015)

Dự toán năm 2017 (Chi Tiết lĩnh vực như thực hiện năm 2015)

So sánh DT năm 2017/ƯTH 2016 (%)

Tổng số

DNNN

Khu vực ĐTNN

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Các Khoản thu khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

TNG THU NSNN

I

Các Khoản thu t thuế

1

Thuế giá trị gia tăng

 

– Thuế GTGT thu từ hàng hóa sn xuất kinh doanh trong nước

 

– Thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu

2

Thuế TTĐB

 

– Thuế TTĐB thu từ hàng hóa sản xuất trong nước

 

– Thuế TTĐB thu từ hàng hóa nhập khẩu

3

Thuế bảo vệ môi trường

 

– Thuế BVMT thu từ hàng hóa sản xuất kinh doanh trong nước

 

– Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu

4

Thuế thu nhập doanh nghiệp

5

Thuế thu nhập cá nhân

6

Thuế tài nguyên

7

Thuế s dụng đất nông nghiệp

8

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

9

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khu

II

Các Khoản phí, lệ phí

1

Lệ phí trước bạ

2

Các loại phí, lệ phí

III

Thu c tức, li nhuận được chia, li nhuận sau thuế

IV

Các Khoản thu về nhà đất

1

Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, sử dụng khu vc biển

2

Thu tiền sử dụng đất

3

Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà  thuộc sở hữu nhà nước

4

Thu t bán tài sản nhà nước

V

Thu Xổ số kiến thiết

VI

Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa li công sản khác

VII

Thu khác

 

 

……, ngày…..tháng…..năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ……
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

 

Biểu mẫu số 6

Tỉnh, thành phố:…….

BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NSĐP NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2016

Ước TH 2016

Dự toán năm 2017

A

B

1

2

3

 

TNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

A

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

I

Chi đầu tư phát triển

 

Trong đó:

Vốn đầu tư XDCB tập trung

Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

Chi từ nguồn bội chi ngân sách địa phương (nếu có)

1

Chi đầu tư cho các dự án

1.1

Chi giáo dục – đào tạo và dạy nghề

1.2

Chi khoa học và công nghệ

1.3

Chi quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

1.4

Chi y tế, dân số và gia đình

1.5

Chi văn hóa thông tin

1.6

Chi phát thanh, truyền hình

1.7

Chi th dục th thao

1.8

Chi bo vệ môi trường

1.9

Chi các hoạt động kinh tế

1.10

Chi quản lý hành chính nhà nước, đoàn thể

1.11

Chi bo đảm xã hội

1.12

Chi đầu tư khác

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các t chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

II

Chi thường xuyên

1

Chi giáo dục – đào tạo và dạy nghề

2

Chi khoa học và công nghệ

3

Chi quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

4

Chi y tế, dân s và gia đình

5

Chi văn hóa thông tin

6

Chi phát thanh, truyền hình

7

Chi thể dục th thao

8

Chi bảo vệ môi trường

9

Chi các hoạt động kinh tế

10

Chi qun lý hành chính nhà nước, đng, đoàn thể

11

Chi bo đm xã hội

12

Chi sự nghiệp khác

III

Chi tạo nguồn, Điều chỉnh tiền lương

IV

Chi trả nợ lãi do chính quyền địa phương vay

V

Chi b sung quỹ dự trữ tài chính

VI

Dự phòng ngân sách

B

CHI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1

Chi chương trình Mục tiêu quốc gia

 

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dng nông thôn mới

 

Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

II

Chi chương trình Mục tiêu

 

(Chi Tiết theo tng chương trình Mục tiêu)

C

CHI CHUYN NGUN SANG NĂM SAU CA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

……, ngày….tháng…..năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ……
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Biểu mẫu số 7

Tỉnh, thành phố:…….

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

CHỈ TIÊU

Thực hiện giai đoạn 2011 – 2015

Trong đó

Kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020

Trong đó

So sánh

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

TH 2015

DT 2016

ƯTH 2016

DT 2017

GĐ 2016 – 2020/ GĐ 2011 – 2015

ƯTH 2016/ TH 2015

ƯTH 2016/ DT 2016

DT 2017/ ƯTH 2016

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

I

THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

1

THU NỘI ĐỊA

TRONG ĐÓ:

1.1

THU TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.2

THU TỪ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN

1.3

THU TỪ KHU VỰC KINH TẾ NQD

1.4

THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1.5

THU XSKT

2

THU TỪ DẦU THÔ

3

THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

TRONG ĐÓ:

3.1

THUẾ XK, THUẾ NK, THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TTĐB HÀNG NK

3.2

THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU

II

TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1

THU NSĐP ĐƯỢC HƯỞNG THEO PHÂN CẤP

2

THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN

2.1

THU BỔ SUNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH

2.2

THU BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU

3

THU TỪ QUỸ DTTC

4

THU KẾT DƯ

5

THU CHUYỂN NGUỒN NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG

III

CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

1

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1.1

CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

TRONG ĐÓ:

CHI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ

CHI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1.2

CHI THƯỜNG XUYÊN

TRONG ĐÓ:

CHI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ

CHI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

CHI HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1.3

CHI TẠO NGUỒN, ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG

1.4

CHI TRẢ NỢ LÃI DO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VAY

1.5

CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH

1.6

DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH

2

CHI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

2.1

CHI CHƯƠNG TRÌNH MTQG

2.2

CHI CHƯƠNG TRÌNH, MỤC TIÊU

IV

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG/BỘI THU NSĐP

V

TỔNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1

VAY TRONG NƯỚC

2

VAY LẠI TỪ NGUỒN CHÍNH PHỦ VAY NGOÀI NƯỚC

VI

TRẢ NỢ GỐC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1

TỪ NGUỒN VAY

2

BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

3

TĂNG THU, TIẾT KIỆM CHI

4

KẾT DƯ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH

 

….., ngày….tháng….năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PH
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu mẫu số 8

DỰ TOÁN CHI ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Tên dự án, công trình

Địa Điểm xây dựng

Năng lực thiết kế

Thời gian khởi công hoàn thành

Quyết định đầu tư

Tổng mức đầu tư được duyệt

Giá trị khối lượng lũy kế từ khởi công

Đã thanh toán lũy kế từ khởi công

Số vốn đã bố trí

Dự toán năm 2017

Tổng số

Chia theo nguồn

Tổng số

Chia theo nguồn

Tổng số

Chia theo nguồn

Tổng số

Tron đó ngân sách trung ương hỗ trợ

Tổng số

Tr.đó: thanh toán khối lượng các năm trước

Chia theo nguồn vốn

Ngoài nước

Ngân sách trung ương

Ngoài nước

Ngân sách trung ương

Ngoài nước

Ngân sách trung ương

Ngoài nước

Ngân sách trung ương

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

TỔNG SỐ

A

NGÀNH, LĨNH VỰC

I

Dự án nhóm A

1

Dự án đầu tư mới

Dự án A

…….

2

Dự án chuyển tiếp

Dự án B

…….

II

Dự án nhóm ….

………..

B

NGÀNH, LĨNH VỰC

I

Dự án nhóm A

1

Dự án đầu tư mới

Dự án C

…….

2

Dự án chuyển tiếp

Dự án D

…….

II

Dự án nhóm …..

………

Ghi chú: Ngành, lĩnh vực chi Tiết theo 12 lĩnh vực chi thường xuyên theo quy định tại Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước

 

……., ngày……tháng…….năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

 

Biểu mẫu số 9

Tỉnh, thành phố……..

KẾ HOẠCH VAY VÀ TRẢ NỢ NĂM 2016 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2016

Kế hoạch năm 2017

Chênh lệch

Tính đến 6/30/2015

ƯTH năm 2016

A

B

1

2

3

4=3-2

A

MỨC DƯ NỢ VAY TI ĐA CỦA NSĐP

B

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

C

K HOẠCH VAY, TRẢ NỢ

1

Tổng dư nợ đầu năm

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa ca ngân sách địa phương (%)

1

Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam (1)

2

Vay Kho bạc Nhà nước

3

Phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương

4

Vay lại t nguồn Chính phủ vay ngoài nước

5

Vay khác

6

…………

II

Tổng mức vay trong năm

1

Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam (1)

2

Vay Kho bạc Nhà nước

3

Phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương

4

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

5

Vay khác

6

…………

III

Trả nợ gốc vay trong năm

1

Theo nguồn vốn vay

Vay trong nước

+

Trái phiếu chính quyền địa phương

+

Ngân hàng thương mại

+

…………

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

2

Theo nguồn tr nợ

Từ nguồn vay

Bội thu ngân sách địa phương

Tăng thu, Tiết kiệm chi

Kết dư ngân sách cấp tnh

IV

Tổng dư nợ cuối năm

 

T lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

1

Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam (1)

2

Vay Kho bạc Nhà nước

3

Phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương

4

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

5

Vay khác

6

…….

D

Trả nợ lãi (phí) vay trong m

1

Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam

2

Vay Kho bạc Nhà nước

3

Phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương

4

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

5

Vay khác

6

………

Ghi chú: (1) Bao gồm Khoản vay thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tng làng nghề  nông thôn; Khoản vay đầu tư n nền vượt lũ đ xây dựng cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ sâu đồng bằng sông Cu Long;…

 

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

Biểu mẫu số 10

Tỉnh, thành phố: …………..

TỔNG HỢP VỐN HUY ĐỘNG ĐẦU TƯ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

Thực hiện giai đoạn 2011 -2015

Trong đó: Thực hiện 2015

Kế hoạch giai đoạn 2016- 2020

Trong đó:

So sánh

ƯTH 2016

DT 2017

GĐ 2016- 2020/ GĐ 2011 – 2015

ƯTH 2016/ TH 2015

DT 2017/ ƯTH 2016

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tổng vốn đầu tư xã hội
 
Gồm:
 
– Ngun ngân sách nhà nước
 
– Nguồn vốn tín dụng
 
– Nguồn doanh nghiệp nhà nước
 
– Nguồn đầu tư nước ngoài
 
– Nguồn doanh nghiệp ngoài nhà nước
 
– Nguồn vốn khác
 

 

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

 

Biểu mẫu số 11

Tỉnh, thành phố: …………..

TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN THU XỔ SỐ KIẾN THIẾT GIAI ĐOẠN 2011 – 2015, NĂM 2016 VÀ NĂM 2017

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện giai đoạn 2011 -2015

Trong đó

Kế hoạch giai đoạn 2016 2020

Trong đó:

So sánh

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

TH 2015

ƯTH 2016

DT 2017

GĐ 2016 – 2020/ GĐ 2011 -2015

ƯTH 2016/ TH 2015

DT 2017/ ƯTH 2016

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1. Tổng số thu

Triệu đồng

2. Tổng số chi

Triệu đồng

Trong đó:

 

– Chi cho giáo dục

Triệu đng

+ Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng số chi

%

– Chi cho Y tế

Triệu đng

+ Tỷ trọng chi cho y tế trong tổng số chi

%

 

 

 

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

Biểu mẫu số 12

Tỉnh, thành phố: …………..

BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN BỔ, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NĂM 2016 VÀ DỰ TOÁN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2016

Ước thực hiện năm 2016

Dự kiến năm 2017

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Tổng số

Trong nước

Ngoài nước

Tổng số

Trong nước

Ngoài nước

Tổng số

Trong nước

Ngoài nước

Tổng số

Trong nước

Ngoài nước

Tổng số

Trong nước

Ngoài nước

Tổng số

Trong nước

Ngoài nước

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

 

TỔNG CỘNG

I

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

1

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

 

 MC TIÊU (DỰ ÁN) …

 

 MC TIÊU (DỰ ÁN) …

 

………..

2

CHƯƠNG TRÌNH GIM NGHÈO BN VNG

 

 MC TIÊU (DỰ ÁN) …

 

 MC TIÊU (DỰ ÁN) …

 

………..

II

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1

CHƯƠNG TRÌNH …

 

 MC TIÊU (DỰ ÁN) …

 

 MC TIÊU (DỰ ÁN) 

 

………..

2

CHƯƠNG TRÌNH …

 

 MC TIÊU (DỰ ÁN) …

 

 MC TIÊU (DỰ ÁN) …

 

………..

 

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

Biểu mẫu số 13

Tỉnh, thành phố: …………..

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ NĂM 2015, 2016 VÀ DỰ KIẾN NHU CẦU KINH PHÍ NĂM 2017

STT

Chính sách, chế độ

Thực hiện năm 2015

Tình hình thực hiện năm 2016

Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2017

Số đối tượng

Kinh phí thực hiện

Số đối tượng

Nhu cầu kinh phí

Số kinh phí đã bố trí

Số kinh phí còn thiếu

Số kinh phí còn dư (nếu có)

Số đối tượng

Nhu cầu kinh phí

Tổng số

Bao gồm

Tổng số

Trong đó

Bố trí trong chi cân đối NSĐP (nếu có)

NSTW bổ sung có Mục tiêu

NSĐP

NSTW hỗ trợ

NSĐP

1

2

 

 

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

Tổng cộng

                           

1

Chính sách…..                            

2

Chính sách…..                            

 

………                            

 

                             

Ghi chú:

– Mỗi chính sách đề nghị địa phương có biểu thuyết minh chi Tiết theo từng đi tượng và theo chế độ quy định.

– Đối tượng người nghèo thực hiện các chính sách xác định theo chuẩn nghèo theo Quyết định s 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

 

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

 

Biểu mẫu số 14

Tỉnh, thành phố……

TÌNH HÌNH NỢ ĐẦU TƯ XDCB, SỬ DỤNG DỰ PHÒNG NSĐP VÀ QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH NĂM 2016

Đơn vị: Triệu đồng

STT

CHỈ TIÊU

SỐ TIỀN

1

Tình hình xử lý nợ đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành trong kế hoạch của địa phương

 

a. Tổng số nợ đến 31/12/2015

 

– Số đã xử lý trong năm 2016 (từ dự toán):

 

– Số phát sinh mới 6 tháng năm 2016

 

b. Số dư nợ đến 30/6/2016

 

c. Kế hoạch xử lý nợ 6 tháng cuối năm 2016

2

Tình hình sử dụng dự phòng ngân sách địa phương

 

– Dự toán năm 2016

 

– Số đã sử dụng đến 30/6/2016

 

– Nội dung các Khoản đã xử lý:

 

– S dư đến thời Điểm 30/6/2016

3

Tình hình sử dụng quỹ dự trữ tài chính

 

– Số dư quỹ dự trữ tài chính đến 31/12/2015

 

– Số đã bổ sung quỹ dự trữ tài chính 6 tháng đầu năm 2016

 

+ Từ dự toán năm 2016

 

+ Từ kết dư năm 2015

 

– Số đã sử dụng đến thời Điểm 30/6/2016

 

– Nội dung các Khoản đã xử lý:

 

– Số dư đến thời Điểm 30/6/2016

 

 

 

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

 

Biểu mẫu số 15

Tỉnh, thành phố…..

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN THU, CHI QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ NĂM 2016

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Tên quỹ

Vốn Điều lệ/Số dư quỹ đến ngày 31/12/2015 (1)

Kế hoạch 2016

Ước thực hiện 2016

So sánh (%)

Vốn Điều lệ/ Số dư quỹ đến 31/12/…

Nguồn thu

Chi quỹ

Chênh lệch thu – chi

Nguồn thu

Chi quỹ

Chênh lệch thu – chi

Nguồn thu

Chi quỹ

Chênh lệch thu – chi

A

B

1

2

3

4=2-3

5

6

7=5-6

8=5/2

9=6/3

10=7/4

11

1

Quỹ A

2

Quỹ B

3

Quỹ C

4

…….

14

15

Ghi chú: (1) Đi với quỹ có vốn Điều lệ thì thể hiện vốn Điều lệ, đối với quỹ không có vốn Điều lệ thì thể hiện số dư quỹ.

 

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

Biểu mẫu số 16

UBND tnh, thành phố:

BÁO CÁO QUỸ LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP THEO SỐ LIỆU QUYẾT TOÁN NĂM 2014

Đơn vị: Triệu đng

STT

NỘI DUNG

BIÊN CHẾ ĐƯỢC CẤP CÓ THẨM QUYỀN GIAO HOẶC PHÊ DUYỆT NĂM 2014

TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG CÓ MẶT ĐẾN 01/01/2014 (đã báo cáo Bộ Tài chính thẩm định lương)

QUỸ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP NĂM 2014

LƯƠNG, PHỤ CẤP BÌNH QUÂN

TỔNG CỘNG

MỨC LƯƠNG THEO NGẠCH, BẬC, CHỨC VỤ

TỔNG CÁC KHOẢN PHỤ CẤP, TRỢ CẤP

Trong đó

CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP, BHXH, BHYT, KPCĐ (2)

LƯƠNG, NGẠCH, BẬC BÌNH QUÂN

PHỤ CẤP BÌNH QUÂN

PHỤ CẤP KHU VỰC

PHỤ CẤP CHỨC VỤ

PHỤ CẤP TN VƯỢT KHUNG

PHỤ CẤP ƯU ĐÃI NGÀNH

PHỤ CẤP THU HÚT

PHỤ CẤP CÔNG TÁC LÂU NĂM Ở VÙNG KHÓ KHĂN

PHỤ CẤP CÔNG VỤ

PHỤ CẤP ĐẶC BIỆT

PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ

PHỤ CẤP KHÁC (1)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

 

TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V+VI)

Cột 17 = cột 4 / cột 2/12/1,15

Cột 18 = cột 5 / cột 2/12/1,15

I

KHU VỰC HCSN, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

1

SN giáo dục – đào tạo

 

– Giáo dục:

 

– Đào tạo

2

SN y tế

3

Khoa học-công nghệ

4

Văn hóa thông tin

5

Phát thanh truyn hình

6

Thể dục  th thao

7

Đảm bảo xã hội

8

Qun lý nhà nước, đảng, đoàn th

 

Trong đó hợp đng dài hạn theo Nghị định 68

 

– Quản lý NN

 

– Đảng, đoàn th

II

CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, CÔNG CHỨC XÃ

III

CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ, THÔN

IV

GIÁO VIÊN MẦM NON NGOÀI BIÊN CHẾ (3)

V

HOẠT ĐỘNG PHÍ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP

 

+ Cp tnh

 

+ Cp huyện

 

+ Cp xã

VI

PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM CẤP ỦY

 

Ủy viên cấp tỉnh

 

Ủy viên cấp huyện

 

Ủy viên cấp xã

Vll

CÁN BỘ XÃ NGHỈ VIỆC

 

+ Bí thư, chủ tịch.

 

Phó BT, phó CT, TT Đảng ủy, Ủy viên, TK

 

+ Các chức danh còn lại

 

 

 

Ghi chú:

(1) Không kể phụ cấp làm đêm, thêm giờ

(2) Không k bảo him thất nghiệp

(3) ch bao gồm đối tượng hợp đồng lao động hạch toán Khoản 491, Tiểu Mục 6051

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

Biểu mẫu số 17

UBND tnh, thành phố:

BÁO CÁO QUỸ LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP THỰC HIỆN NĂM 2015

Đơn vị: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

BIÊN CHẾ ĐƯỢC CẤP CÓ THẨM QUYỀN GIAO HOẶC PHÊ DUYỆT NĂM 2015

TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG CÓ MẶT ĐẾN … (Số đối tượng đã báo cáo Bộ Tài chính)

QUỸ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP NĂM 2015 (1)

LƯƠNG, PHỤ CẤP BÌNH QUÂN

TỔNG CỘNG

MỨC LƯƠNG THEO NGẠCH, BẬC, CHỨC VỤ

TỔNG CÁC KHOẢN PHỤ CẤP, TRỢ CẤP

Trong đó

CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP, BHXH, BHYT, KPCĐ (3)

LƯƠNG, NGẠCH, BẬC BÌNH QUÂN

PHỤ CẤP BÌNH QUÂN

PHỤ CẤP KHU VỰC

PHỤ CẤP CHỨC VỤ

PHỤ CẤP TN VƯỢT KHUNG

PHỤ CẤP ƯU ĐÃI NGÀNH

PHỤ CẤP THU HÚT

PHỤ CẤP CÔNG TÁC LÂU NĂM Ở VÙNG KHÓ KHĂN

PHỤ CẤP CÔNG VỤ

PHỤ CẤP ĐẶC BIỆT

PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ

PHỤ CẤP KHÁC (2)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

 

TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V+VI)

I

KHU VỰC HCSN, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

1

SN giáo dục – đào tạo

 

– Giáo dục:

 

– Đào tạo

2

SN y tế

3

Khoa học-công nghệ

4

Văn hóa thông tin

5

Phát thanh truyn hình

6

Thể dục  th thao

7

Đảm bảo xã hội

8

Qun lý nhà nước, đảng, đoàn th

 

Trong đó hợp đng dài hạn theo Nghị định 68

 

– Quản lý NN

 

– Đảng, đoàn th

II

CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, CÔNG CHỨC XÃ

III

CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ, THÔN

IV

GIÁO VIÊN MẦM NON NGOÀI BIÊN CHẾ (4)

V

HOẠT ĐỘNG PHÍ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP

 

+ Cp tnh

 

+ Cp huyện

 

+ Cp xã

VI

PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM CẤP ỦY

 

Ủy viên cấp tỉnh

 

Ủy viên cấp huyện

 

Ủy viên cấp xã

Vll

CÁN BỘ XÃ NGHỈ VIỆC

 

+ Bí thư, chủ tịch.

 

Phó BT, phó CT, TT Đảng ủy, Ủy viên, TK

 

+ Các chức danh còn lại

 

 

 

Ghi chú: (1) Không bao gồm trợ cấp cho đối tượng thu nhập thấp từ 2,34 tr xuống

(2) Không kể phụ cấp làm đêm, thêm giờ

(3) Không k bảo him thất nghiệp

(4) Ch bao gồm đối tượng hợp đồng lao động hạch toán Khoản 491, Tiểu Mục 6051

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

Biểu mẫu số 18

UBND tnh, thành phố:………….

NHU CẦU THỰC HIỆN TIỀN LƯƠNG ĐẾN MỨC LƯƠNG CƠ SỞ 1,15 TRIỆU ĐỒNG NĂM 2015 VÀ DỰ KIẾN NHU CẦU NĂM 2016

Đơn vị: triệu đồng

STT

NỘI DUNG

QUYẾT TOÁN NĂM 2014

THỰC HIỆN NĂM 2015

DỰ TOÁN NĂM 2016

ƯỚC THC HIN NĂM 2016

DT NĂM 2016 XÁC ĐỊNH LẠI

CHÊNH LỆCH DT XÁC ĐỊNH LẠI VÀ DT 2016

 

TỔNG NHU CẦU KINH PHÍ TĂNG THÊM ĐỂ THỰC HIỆN CCTL

I

Nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện CCTL đến mức lương cơ sở 1,21 tr đ/tháng

a

Nhu cầu kinh phí tăng thêm đ thc hiện NĐ 2223/2011/NĐ-CP đã thm định (12 tháng)

b

Nhu cu kinh phí tăng thêm để thực hiện NĐ 31, 35/2012/NĐ-CP đã thm định (12 tháng)

c

Nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện NĐ 66, 73/2013/NĐ-CP đã thẩm định (12 tháng)

d

Nhu cu kinh phí tăng thêm đ thực hiện NĐ 09/2015/NĐ-CP đã thm định (12 tháng)

đ

Nhu cu kinh phí tăng thêm để thực hiện NĐ 17/2015/NĐ-CP (4 tháng đu năm 2016)

e

Nhu cu kinh phí tăng tm đ thực hiện NĐ 47/2016/NĐ-CP (8 tháng đầu năm 2016)

f

Nhu cu kinh phí tăng thêm để thực hiện NĐ 55/2016/NĐ-CP (12 tháng)

II

Nhu cu thực hiện chế độ BHTN, BHYT và một s loại phụ cp, trợ cấp theo quy định

1

Nhu cu kinh phí trích nộp Bảo hiểm xã hội (1%) theo chế độ quy định (lương 830.000 đ)

2

Nhu cu kinh phí trích nộp Bảo him xã hội (1%) theo chế độ quy định (lương 1.050.000 đ)

3

Hỗ trợ BHXH cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo luật BHXH

4

Kinh phí thực hiện chế độ BHTN (2014: 2%; 2015, 2016: 1%)

5

Kinh phí tăng thêm đ thực hiện chế độ phụ cp, trợ cp cho lực lượng dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ, Nghị định 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ theo tiền lương 1.050.000 đ

6

Phụ cp công vụ

a

Phụ cp công vụ theo Nghị định số 57/2011/NĐ-CP (12 tháng) theo lương 830

b

Phụ cp công vụ tăng thêm theo Nghị định s 34/2012/NĐ-CP (12 tháng) theo lương 1.050

7

Phụ cp thâm niên giáo viên theo lương 830

8

Phụ cấp ưu đãi ngành y tế tăng thêm theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP theo lương 830

9

Phụ cấp, trợ cp tăng thêm theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP

a

Phụ cấp công tác lâu năm vùng khó khăn (lương 830.000 đ)

b

Trợ cấp lần đầu, chuyn vùng (lương 1.150.000 đ)

c

Phụ cấp thu hút (lương 830.000 đ)

 

– Trong đó, phụ cp thu hút của các đi tượng được hưởng chính sách có mt tại thời Điểm NĐ 116 có hiệu lực (Tháng 3/2011).

10

Phụ cp tăng thêm theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP (lương 1.050.000 đ)

a

Phụ cp ưu đãi

b

Phụ cp thu hút

11

Phụ cp ưu đãi theo Nghị định 64/2009/NĐ-CP tăng/gim do Điều chỉnh địa bàn tăng/giảm theo các Quyết định của Th tướng Chính phủ

12

Phụ cp Đảng, đoàn thể theo Thông báo s 13-TB/TW, Hướng dẫn 05-HD/BTCTW (lương 830.000 đ)

 

Nhu cu kinh phí chi tr chế độ thù lao đi với người ngh hưu, giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại hội đặc thù theo Quyết định 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 ca Th tướng Chính ph (Người đứng đầu)

14

Chênh lệch kinh phí tăng thêm đ thực hiện Nghị định số 29/2013/NĐ-CP (lương 1.050.000 đ)

15

Phụ cấp tăng thêm theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg (NSNN cấp nếu có)

16

Nhu cu thu nhập tăng thêm giữa NĐ 17/2015/NĐ-CP và NĐ 47/2016/NĐCP (8 tháng)

 

Các loạphụ cp, trợ cp khác (chi Tiết)*:

 

 

 

 

* Ghi chú: (1) Địa phương kê khai chi Tiết từng loại phụ cp, trợ cp khác và nhu cu tương ứng

(2) Vùng KTXHĐBKK theo QĐ của cấp có thẩm quyền

 

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

Biểu mẫu số 19

UBND tnh, thành phố:

BÁO CÁO QUỸ LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP DỰ KIẾN NĂM 2016

Đơn vị: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

BIÊN CHẾ ĐƯỢC CẤP CÓ THẨM QUYỀN GIAO HOẶC PHÊ DUYỆT NĂM 2016

TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG CÓ MẶT ĐẾN 01/5/2016

QUỸ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP NĂM 2016 THEO TIỀN LƯƠNG 1,150 (1)

LƯƠNG, PHỤ CẤP BÌNH QUÂN

TỔNG CỘNG

MỨC LƯƠNG THEO NGẠCH, BẬC, CHỨC VỤ

TỔNG CÁC KHOẢN PHỤ CẤP, TRỢ CẤP

Trong đó

CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP, BHXH, BHYT, KPCĐ (3)

LƯƠNG, NGẠCH, BẬC BÌNH QUÂN

PHỤ CẤP BÌNH QUÂN

PHỤ CẤP KHU VỰC

PHỤ CẤP CHỨC VỤ

PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG

PHỤ CẤP ƯU ĐÃI NGÀNH

PHỤ CẤP THU HÚT

PHỤ CẤP CÔNG TÁC LÂU NĂM Ở VÙNG KHÓ KHĂN

PHỤ CẤP CÔNG VỤ

PHỤ CẤP ĐẶC BIỆT

PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ

PHỤ CẤP KHÁC (2)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

 

TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V+VI)

I

KHU VỰC HCSN, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

1

SN giáo dục – đào tạo

 

– Giáo dục:

 

– Đào tạo

2

SN y tế

3

Khoa học-công nghệ

4

Văn hóa thông tin

5

Phát thanh truyn hình

6

Thể dục  th thao

7

Đảm bảo xã hội

8

Qun lý nhà nước, đảng, đoàn th

 

Trong đó hợp đng dài hạn theo Nghị định 68

 

– Quản lý NN

 

– Đảng, đoàn th

II

CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, CÔNG CHỨC XÃ

III

CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ, THÔN

 

– Mức khoán theo Nghị định 29/2013/NĐ-CP

 

– Mức lương và phụ cấp thực tế

IV

GIÁO VIÊN MẦM NON NGOÀI BIÊN CHẾ (4)

V

HOẠT ĐỘNG PHÍ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP

 

+ Cp tnh

 

+ Cp huyện

 

+ Cp xã

VI

PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM CẤP ỦY

 

Ủy viên cấp tỉnh

 

Ủy viên cấp huyện

 

Ủy viên cấp xã

Vll

CÁN BỘ XÃ NGHỈ VIỆC

 

+ Bí thư, chủ tịch

 

Phó BT, phó CT, TT Đảng ủy, Ủy viên, TK

 

+ Các chức danh còn lại

 

 

 

Ghi chú: (1) Không bao gồm trợ cấp cho đối tượng thu nhập thấp từ 2,34 tr xuống

(2) Không kể phụ cấp làm đêm, thêm giờ

(3) Không k bảo him thất nghiệp

(4) Ch bao gồm đối tượng hợp đồng lao động hạch toán Khoản 491, Tiểu Mục 6051

(5) Tng số đối tượng có mặt tại địa bàn ĐBKK tại thời Điểm NĐ 116 có hiệu lực hưởng phụ cấp thu hút:… người. Phụ cấp thu hút giảm năm 2016: …. Triệu đồng

……., ngày…… tháng……năm 2016
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ…
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng du)

 

 

Biểu mẫu số 20

Bộ, cơ quan Trung ương: …

Chương: …

ĐÁNH GIÁ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC NĂM 2016 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

CHỈ TIÊU

DỰ TOÁN 2016

ƯỚC THỰC HIỆN 2016

DỰ TOÁN 2017

 

TỔNG S

I

Chi ngân sách nhà nước

1

Chi đầu tư phát triển

a

Ngân sách Trung ương

b

Ngân sách địa phương

2

Chi thường xuyên

a

Ngân sách Trung ương

b

Ngân sách địa phương

3

Chi Chương trình Mục tiêu quốc gia, Chương trình Mục tiêu

a

Chương trình Mục tiêu quốc gia

b

Chương trình Mục tiêu

II

Chi đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ

 

Trong đó: Giao thông

 

Nông nghiệp, thủy lợi

 

Giáo dục

 

Y tế

III

Chi từ nguồn thu phí, lệ phí, đóng góp,…

IV

Chi đầu tư của các cơ sở ngoài công lập

V

Chi đầu tư khác

 

 

……, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu mẫu số 21

Bộ, cơ quan Trung ương: …

Chương: …

QUỸ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG CƠ SỞ 1,21 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG NĂM 2016

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2016 (không bao gồm lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP

Số người làm việc được cấp có thẩm quyền quyết định thực có mặt tại thời Điểm 30/6/2016

Quỹ tiền lương, phụ cấp thực hiện mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng năm 2016

Nguồn đảm bảo quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng năm 2016

Tổng số

Trong đó: Số lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP

Tổng số

Trong đó: Quỹ tiền lương, phụ cấp của số lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ- CP

Tng số

Trong đó:

S dụng từ nguồn thu sự nghiệp để lại theo chế độ

NSNN

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

 

TỔNG SỐ

1

Chi quốc phòng

2

Chi an ninh

3

Chi đặc biệt

4

Chi SN giáo dục – đào tạo và dạy nghề

5

Chi sự nghiệp y tế

6

Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ

7

Chi sự nghiệp văn hóa thông tin

8

Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình

9

Chi sự nghiệp thể dục th thao

10

Chi sự nghiệp kinh tế

11

Chi sự nghiệp bo vệ môi trường

12

Chi quản lý hành chính

 

 

…, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Biểu mẫu số 22

Bộ, cơ quan Trung ương: …

Chương: …

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

TÊN QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH

Năm 2016

KẾ HOẠCH NĂM 2017

KẾ HOẠCH

ƯỚC THỰC HIỆN

Tổng thu

Tổng chi

Chênh lệch thu-chi

Tổng thu

Tổng chi

Chênh lệch thu-chi

Tổng thu

Tổng chi

Chênh lệch thu-chi

Tổng số

Tr.đó: Hỗ trợ từ NSTW (nếu có)

Tổng số

Tr.đó: Hỗ trợ từ NSTW (nếu có)

Tổng số

Tr.đó: Hỗ trợ từ NSTW (nếu có)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Quỹ A

2

Quỹ B

3

Quỹ C

4

Quỹ D

 

 

…, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Biểu mẫu số 23

Bộ, cơ quan Trung ương: …

Chương: …

DỰ TOÁN THU, CHI, NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHÍ VÀ LỆ PHÍ NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

CHỈ TIÊU

DỰ TOÁN 2016

ƯỚC THỰC HIỆN 2016

DỰ TOÁN 2017

A

B

1

2

3

1

S thu phí, lệ phí

 

 

 

a

S thu phí

 

 

 

Phí A

 

 

 

Phí B

 

 

 

 

…………..

 

 

 

b

S thu lệ phí

 

 

 

Lệ phí A

 

 

 

Lệ phí B

 

 

 

 

…………..

 

 

 

2

Chi từ ngun thu phí, lệ phí được đ lại

 

 

 

a

Chi từ ngun thu phí

 

 

 

Phí A

 

 

 

+

Lĩnh vực chi …

 

 

 

+

Lĩnh vực chi …

 

 

 

Phí B

 

 

 

+

Lĩnh vực chi …

 

 

 

+

Lĩnh vực chi…

 

 

 

 

……………….

 

 

 

b

Chi từ nguồn thu lệ phí

 

 

 

Lệ phí A

 

 

 

+

Lĩnh vực chi …

 

 

 

+

Lĩnh vực chi …

 

 

 

Lệ phí B

 

 

 

+

Lĩnh vực chi…

 

 

 

+

Lĩnh vực chi …

 

 

 

 

…………..

 

 

 

3

S phí, lệ phí nộp ngân sách nhà nước

 

 

 

a

Phí

 

 

 

Phí A

 

 

 

Phí B

 

 

 

 

…………

 

 

 

b

Lệ phí

 

 

 

Lệ phí A

 

 

 

Lệ phí B

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

…, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu mẫu số 24

Bộ, cơ quan Trung ương: …

Chương: …

CƠ SỞ TÍNH CHI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ NĂM 2017

 

Nội dung

Đơn vị tính

Dự toán năm 2016

Ước thực hiện năm 2016

Dự toán năm 2017

 

Tổng số

 

1

Tổng số biên chế được duyệt

Người

2

Số biên chế có mặt thực tế (không bao gồm số lao động theo hp đồng 68)

-nt-

3

Tổng quỹ lương, phụ cấp và các Khoản đóng góp theo tiền lương của số biên chế thực tế (không bao gồm số lao động theo hợp đồng 68)

– Quỹ tiền lương

– Phụ cấp và các Khoản đóng góp theo tiền lương

Triệu đồng

4

Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù

Triệu đồng

 

……….

 

 

………….

 

 

 

…, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu mẫu số 25a

Bộ, cơ quan Trung ương: …

Chương: …

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU, CHI SỰ NGHIỆP NĂM 2016 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2017

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung

Thực hiện 2015

Năm 2016

Dự toán năm 2017

Dự toán

Ước thực hiện

A

Lĩnh vực Sự nghiệp giáo dục đào tạo

I

Tổng thu học phí, thu sự nghiệp khác

1

Thu học phí

1.1

Học phí hệ chính quy

1.2

Học phí không chính quy

2

Thu sự nghiệp khác (chi Tiết theo từng Khoản thu)

2.1

Thu dịch vụ tuyn sinh

2.2

……..

II

Tổng chi từ nguồn thu học phí, thu sự nghiệp khác

1

Chi lương, các Khoản đóng góp theo lương

2

Chi hỗ trợ hoạt động đào tạo

3

Chi phí qun lý

4

Chi mua sắm, sửa chữa

5

Chi nộp NSNN, nộp thuế (nếu có)

6

Chi khác (nếu có)

III

Chênh lệch thu – chi

IV

Trích lập các Quỹ (chi Tiết theo từng quỹ)

1

2

B

Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế

1

Tổng thu sự nghiệp (chi Tiết các Khoản thu)

1

2

II

Tng chi từ nguồn thu sự nghiệp

1

Chi lương, các Khoản đóng góp theo lương

2

Chi hỗ trợ hoạt động chuyên môn

3

Chi phí quản lý

4

Chi mua sm, sửa chữa

5

Chi nộp NSNN, nộp thuế (nếu có)

6

Chi khác (nếu có)

III

Chênh lệch thu – chi

IV

Trích lập các Quỹ (chi Tiết theo từng quỹ)

1

2

C

Lĩnh vực sự nghiệp …

 

 

Ghi chú: Riêng lĩnh vực sự nghiệp y tế, báo cáo theo biu mẫu số 26a và 26b kèm theo Thông tư này.

 

 

…, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu mẫu số 25b

Bộ, cơ quan Trung ương: …

Chương: …

BIỂU CHI TIẾT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU, CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (*) NĂM 2016 VÀ DỰ TOÁN NĂM 2017

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Tên các đơn vị (Liệt kê cụ thể các đơn vị)

Nhóm đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên (và cả đầu tư nếu có)

Nhóm các đơn vị chưa tự đảm bảo kinh phí hoạt động

Tổng số

Đơn vị 1

Đơn vị 2

Tổng số

Đơn vị 3

Đơn vị 4

Đơn vị …

A

Năm 2015

I

Tng thu học phí, thu sự nghiệp khác

1

Thu học phí

1.1

Học phí hệ chính quy

1.2

Học phí không chính quy

2

Thu sự nghiệp khác (chi Tiết theo từng Khoản thu)

2.1

Thu dịch vụ tuyn sinh

2.2

…….

II

Tổng chi từ nguồn thu học phí, thu sự nghiệp khác

1

Chi lương, các Khoản đóng góp theo lương

2

Chi hỗ trợ hoạt động đào to

3

Chi phí quản lý

4

Chi mua sắm, sửa chữa

5

Chi nộp NSNN, nộp thuế (nếu có)

6

Chi khác (nếu có)

III

Chênh lệch thu – chi

IV

Trích lập các Quỹ

1

2

B

Năm 2016

I

Dự toán thu được giao

II

Ước thực hiện thu học phí, thu sự nghiệp khác

1

Thu học phí

1.1

Học phí hệ chính quy

1.2

Học phí không chính quy

2

Thu sự nghiệp khác (chi Tiết theo từng Khoản thu)

2.1

Thu dịch vụ tuyển sinh

2.2

……

III

Ước thực hiện chi từ nguồn thu học phí, thu sự nghiệp khác

1

Chi lương, các Khoản đóng góp theo lương

2

Chi hỗ trợ hoạt động đào tạo

3

Chi phí quản lý

4

Chi mua sm, sửa chữa

5

Chi nộp NSNN, nộp thuế (nếu có)

6

Chi khác (nếu có)

IV

Chênh lch thu – chi

V

Trích lập các Quỹ

1

2

C

D toán 2017

 

Ghi chú: (*) Trên cơ sở yêu cầu nội dung cơ bản của Biểu mu này; các Bộ, cơ quan Trung ương lập báo cáo tình hình thực hiện thu, chi sự nghiệp năm 2016 và dự toán năm 2017 cho các lĩnh vực sự nghiệp khác. Riêng lĩnh vực sự nghiệp y tế, báo cáo theo Biểu mẫu số 26a và 26b kèm theo Thông tư này.

 

 

…, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Biểu mẫu số 26a

Bộ, ………

Chương..

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THÔNG TƯ 37 ĐỐI VỚI SỐ THU DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

Đơn vị tính: nghìn đồng

TT

Tên đơn vị

Năm 2015

Năm 2016

Biên chế

Giường bệnh

Dự toán NSNN thường xuyên giao tự chủ

Số thực hiện năm 2015 (không bao gm hot động dịch vụ theo yêu cầu)

Số tiền thu được của người tham gia BHYT (cả thu trực tiếp của người bệnh và quỹ BHYT)

Biên chế

Giường bệnh

Dự toán NSNN thưng xuyên giao tự ch

Ước chi năm 2016 theo mức 1.210.000 đ (không bao gồm dịch vụ theo yêu cầu)

Ước thu BHYT

Chênh lệch nguồn thu do kết cấu tiền lương so với s chi tiền lương của BViện

Chỉ tiêu giao

Số người lao động có mặt (bao gồm cả hp đồng)

Giường KH

Giường thực hiện

Tổng số

Trong đó chi lương (không bao gồm PC theo NĐ 64, NĐ 116, QĐ 46)

Trong đó phụ cấp theo NĐ 64, NĐ 116, QĐ 46

Tng Quỹ lương (không bao gồm PC theo QĐ 73 và NĐ 64, NĐ 116, QĐ 46)

Tng phụ cấp theo NĐ 64, NĐ 116, QĐ 46

Chỉ tiêu giao

Số người lao động có mặt (bao gồm cả hợp đồng)

Giường KH

Giưng thực hiện

Tổng số

Trong đó chi lương (không bao gồm PC theo NĐ 64, NĐ 116, QĐ 46)

Trong đó phụ cấp theo NĐ 64, NĐ 116, QĐ 46

Quỹ lương 12 tháng (không có PC theo QĐ 73 và NĐ 64, NĐ 116, QĐ 46

Tổng phụ cấp 12 tháng theo NĐ 64, NĐ 116, QĐ 46

Số tiền thu được của người tham gia BHYT (c thu trực tiếp người bệnh và quỹ BHYT)

Dự kiến tiền lương thu được 12 tháng đã kết cấu trong giá dịch vụ

Các Bệnh viện chênh lệch thiếu (-) nguồn thu

Các Bệnh viện chênh lệch thừa (+) nguồn thu

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22= 18-21

23= 21-18

Nguồn số liệu

Lấy theo số liệu của cột 2 Biểu 02

Lấy theo số liệu của cột 4 Biểu 02

Lấy theo số liệu của cột 11 Biểu 02

Tổng số

1

Bệnh viện…

2

Bệnh viện …

 

 

…, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu mẫu số 26b

Đơn vị:……………..

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THÔNG TƯ 37 ĐỐI VỚI SỐ THU DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

(Dùng cho các cơ sở y tế báo cáo Bộ chủ quản)

Đơn vị tính: nghìn đồng

TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2015

Thực hiện 3 tháng (4,5,6) năm 2016

Đơn giá tiền lương tạm tính cho từng nhóm dịch vụ

Dự kiến tiền lương thu được 3 tháng

Dự kiến tiền lương thu được 12 tháng đã kết cấu trong giá dịch v

Số lượng dịch vụ ca người BHYT

Số tiền thu được của người tham gia BHYT (c thu trực tiếp ca người bệnh và quỹ BHYT)

Số lượng dịch vụ ca người BHYT

Số tiền thu được ca người tham gia BHYT (c thu trực tiếp người bệnh và quỹ BHYT)

Hạng đặc biệt

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

Hạng 4 và chưa phân hạng

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cột 10 = Cột 3 x (một trong các ch tiêu tại các cột từ 5 đến 9 theo phân hạng của đơn vị)

Cột 11 = Cột 10 x 4 lần

I

Ch tiêu biên chế được giao

x

 

x (Lấy theo chỉ tiêu giao năm 2016)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

S người lao động có mặt đến thời Điểm báo cáo (bao gồm cả hợp đồng)

x

 

x (Lấy theo ch tiêu giao năm 2016)

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tng quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp, các Khoản đóng góp theo lương, BHXH (không bao gồm: quỹ lương khu vực dịch vụ theo yêu cầu; Phụ cấp theo QĐ 73; phụ cấp theo NĐ số 64/NĐ-CP, NĐ s 116/2010/-CP và QĐ số 46/2009/QĐ-TTg)

X

(Điền theo s liệu tổng quỹ lương thực tế năm 2015)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X (Lấy số liệu tổng quỹ lương năm 2016 theo mức lương 1.210.000 đ)

 

Tổng phụ cấp theo NĐ số 64/NĐ-CP, NĐ số 116/2010/NĐ-CP và QĐ số 46/2009/QĐ-TTg

X

(Ly theo số liệu tổng phụ…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X (Lấy s liệu tổng phụ cấp năm 2016 theo mức lương 1.210.000 đ)

III

Giường bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giường bệnh kế hoạch

x

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Giường bệnh thực kê

x

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Tng thu BHYT (dòng 1+…7)

 

x

 

x

 

 

 

 

 

x

x

1

Khám bệnh

x

x

x

x

19

19

20

21

22

x

X

2

Ngày giường Điều trị nội trú

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

X

2.1

BV chuyên khoa YHCT, PHCN

x

x

x

x

 

87

85

82

80

x

X

2.2

Các Bệnh viện còn lại

x

x

x

x

120

110

95

92

88

x

X

3

Xét nghiệm

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

X

3.1

Xét nghiệm huyết học các loại

x

x

x

x

0.107

x

x

3.2

Xét nghiệm hóa sinh các loại

x

x

x

x

0.57

x

x

3.3

Xét nghiệm vi sinh các loại

x

x

x

x

0.13

x

x

3.4

Xét nghiệm giải phẫu bệnh các loại

x

x

x

x

0.286

x

x

4

Chn đoán hình ảnh

x

x

x

x

 

 

 

 

x

X

4.1

Chụp X Quang (thường quy hoặc KTS)

x

x

x

x

14

x

x

4.2

Chụp CT Scan

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

x

 

– Dưới 32 lát cắt

x

x

x

x

50

x

x

 

– Từ 64 đến 128 lát cắt

x

x

x

x

88

x

x

 

– Từ 256 lát cắt

x

x

x

x

106

x

x

4 3

Chụp MRI

x

x

x

x

99

x

x

4.4

Chụp mạch dưới DSA

x

x

x

x

367

x

x

4.5

Siêu âm

x

x

x

x

 

 

 

x

x

 

– Siêu âm thường

x

x

x

x

19

x

x

 

– Siêu Tim, mạch máu

x

x

x

x

39

x

x

 

– Siêu âm để làm can thiệp

x

x

x

x

95

x

x

4.6

Thăm dò chức năng

x

x

x

x

15

x

x

5

Phẫu thuật, thủ thuật

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

X

5.1

Phẫu thuật

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

x

a

Loại Đặc biệt

x

x

x

x

821

780

x

x

b

Loại I

x

x

x

x

499

470

x

x

c

Loại II

x

x

x

x

309

280

280

x

x

d

Loại III

x

x

x

x

209

180

180

x

x

đ

Dịch vụ chưa xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

x

5.2

Thủ thuật

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

x

a

Loại Đặc biệt

x

x

x

x

158.5

140

140

x

x

b

Loại I

x

x

x

x

86

70

70

x

x

c

Loại II

x

x

x

x

57

45

45

x

x

d

Loại III

x

x

x

x

29.6

20

20

x

x

đ

Dịch vụ chưa xếp tương đương v kỹ thuật và chi phí

x

x

x

x

 

 

 

 

 

x

x

6

Thuốc, màu, dịch truyền, vật tư tiêu hao thay thế (thu theo giá mua đấu thầu của BV)

 

x

 

x

 

 

 

 

 

x

 

7

Thu khác

 

x

 

x

 

 

 

 

 

 

 

V

Chênh lệch thiếu (-), thừa (+) nguồn thu do kết cấu tiền lương so với s chi tiền lương của đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x (= số liệu tại dòng IV – số liệu tại dòng II)

VI

Dự toán chi NSNN giao hàng năm (phần thường xuyên giao tự chủ)

x

 

 

 

 

 

 

 

 

Vào cột này (Lấy theo số liệu giao năm 2016)

 

Trong đó chi tiền lương

x

 

 

 

 

 

 

 

 

x

Hướng dẫn cách lập

(i) Cột đánh dấu (x): quy định điền số liệu.

(ii) Cách xác định tiền lương thu được tại cột 10 của các dịch vụ: số lượng dịch vụ cột 3 (x) mức kết cấu tiền lương trung bình theo hạng BV; Riêng các dịch vụ Xét nghiệm được tính bng số tiền thu được tại cột số 4 (x) đơn giá tiền lương tính trên doanh thu theo dịch vụ quy định theo Hạng BV.

Ví dụ Cách xác định tiền lương thu được tại cột 10 của các dịch vụ Xét nghiệm như sau: Tổng s tiền xét nghiệm thu được của 3 tháng (3,4,5) năm 2016 là 1.000.000.000 đồng; Đơn giá tiền lương trên 1.000 đồng doanh thu có tiền lương quy định theo các nhóm xét nghiệm là 107 đồng; Dự kiến số tiền lương thu được khi giá xét nghiệm có kết cu chi lương là = 1.000.000.000 đ x 0,107 đ = 107.000.000 đồng (ghi vào cột 10).

 

 

…, ngày… tháng… năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

THÔNG TƯ 91/2016/TT-BTC HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017 DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 91/2016/TT-BTC Ngày hiệu lực 10/08/2016
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 13/07/2016
Lĩnh vực Tài chính công
Ngày ban hành 24/06/2016
Cơ quan ban hành Bộ tài chính
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản