THÔNG TƯ 98/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/2014/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2014 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán dùng để hạch toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là tài sản hạ tầng đường bộ, viết tắt là TSHTĐB).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị (sau đây gọi là đơn vị) thực hiện hạch toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ, gồm:
1. Cục quản lý đường bộ hoặc cơ quan, đơn vị được Bộ, cơ quan Trung ương giao trực tiếp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
2. Sở Giao thông vận tải;
3. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã);
5. Các đơn vị khác được cơ quan có thẩm quyền giao thực hiện hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quy định về Tài khoản 217- Tài sản hạ tầng đường bộ
1. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSHTĐB mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán theo nguyên giá.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 217- Tài sản hạ tầng đường bộ
a) Chỉ hạch toán vào tài khoản này những TSHTĐB thỏa mãn tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP. Đối tượng ghi sổ hạch toán là TSHTĐB theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Không phản ánh vào tài khoản này giá trị TSHTĐB mà đơn vị nhận ủy thác quản lý.
b) Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của TSHTĐB, tuỳ thuộc vào thời gian hình thành, nguyên giá TSHTĐB được xác định như sau:
– Đối với TSHTĐB hoàn thành đưa vào sử dụng từ ngày 01 tháng 03 năm 2013 về sau: Là giá trị quyết toán dự án hoàn thành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đối với TSHTĐB hiện có đến trước ngày 01 tháng 03 năm 2013: Là giá trị được xác định theo bảng giá TSHTĐB quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính – Bộ Giao thông vận tải “Quy định bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ”.
– Đối với TSHTĐB nhận điều chuyển: Là giá trị của tài sản ghi trong Biên bản bàn giao tài sản hạ tầng đường bộ.
c) Nguyên giá TSHTĐB chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
– Đánh giá lại nguyên giá TSHTĐB theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác phải hạch toán giảm nguyên giá theo quy định của pháp luật.
d) TSHTĐB của đơn vị được ghi giảm do những lý do khác nhau, như: Điều chuyển, thanh lý, mất, phát hiện thiếu khi kiểm kê, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận, bị hư hại nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, sự cố bất khả kháng.
TSHTĐB được thanh lý là những tài sản đã bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả; Phá dỡ TSHTĐB cũ để đầu tư xây dựng TSHTĐB mới; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ TSHTĐB không sử dụng được vào mục đích ban đầu.
Khi giảm TSHTĐB, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những chi phí và thu nhập (nếu có). Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể.
đ) Mọi trường hợp tăng, giảm TSHTĐB phải căn cứ vào báo cáo kê khai lần đầu hoặc báo cáo kê khai bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ kế toán TSHTĐB.
e) Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSHTĐB đều phải truy tìm nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và xử lý kịp thời để hạch toán theo quy định.
g) TSHTĐB phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, theo từng loại TSHTĐB và địa điểm quản lý, khai thác, sử dụng TSHTĐB.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 217- Tài sản hạ tầng đường bộ
a) Bên Nợ Tài khoản 217
– Nguyên giá của TSHTĐB tăng do được giao quản lý, do nhận điều chuyển;
– Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSHTĐB do nâng cấp, mở rộng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Các trường hợp khác làm tăng nguyên giá của TSHTĐB (Ví dụ: Đánh giá lại TSHTĐB theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền).
b) Bên Có Tài khoản 217
– Nguyên giá của TSHTĐB giảm do điều chuyển cho đơn vị khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do hư hỏng, xuống cấp;
– Nguyên giá của TSHTĐB giảm do tháo dỡ bớt một số bộ phận, thu hẹp dự án hoặc các nguyên nhân khác.
– Các trường hợp khác làm giảm nguyên giá của TSHTĐB (Bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác phải hạch toán giảm nguyên giá theo quy định của pháp luật; Đánh giá lại TSHTĐB theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền).
c) Số dư Tài khoản 217 bên Nợ: Số dư phản ánh nguyên giá TSHTĐB hiện có mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
d) Tài khoản 217- Tài sản hạ tầng đường bộ có 7 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 2171- Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường: Phản ánh giá trị của đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường (bao gồm cả cầu đường bộ dài dưới 25m, cống) mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này mở chi tiết các tài khoản cấp 3:
Tài khoản 21711- Đường cao tốc: Phản ánh giá trị của đường cao tốc mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 02 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217111- Đường 06 làn; Tài khoản 217112- Đường 04 làn.
Tài khoản 21712- Đường quốc lộ: Phản ánh giá trị của đường quốc lộ mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 06 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217121- Cấp I; Tài khoản 217122- Cấp II; Tài khoản 217123- Cấp III; Tài khoản 217124- Cấp IV; Tài khoản 217125- Cấp V; Tài khoản 217126- Cấp VI (cấp AH).
Tài khoản 21713- Đường tỉnh: Phản ánh giá trị của đường tỉnh mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 06 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217131- Cấp I; Tài khoản 217132- Cấp II; Tài khoản 217133- Cấp III; Tài khoản 217134- Cấp IV; Tài khoản 217135- Cấp V; Tài khoản 217136- Cấp VI (cấp AH).
Tài khoản 21714- Đường huyện: Phản ánh giá trị của đường huyện mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 06 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217141- Cấp I; Tài khoản 217142- Cấp II; Tài khoản 217143- Cấp III; Tài khoản 217144- Cấp IV; Tài khoản 217145- Cấp V; Tài khoản 217146- Cấp VI (cấp AH).
Tài khoản 21715- Đường xã: Phản ánh giá trị của đường xã mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 06 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217151- Cấp I; Tài khoản 217152- Cấp II; Tài khoản 217153- Cấp III; Tài khoản 217154- Cấp IV; Tài khoản 217155- Cấp V; Tài khoản 217156- Cấp VI (cấp AH).
Tài khoản 21716- Đường đô thị: Phản ánh giá trị của đường đô thị mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 06 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217161- Đô thị đặc biệt; Tài khoản 217162- Loại I; Tài khoản 217163- Loại II; Tài khoản 217164- Loại III; Tài khoản 217165- Loại IV; Tài khoản 217166- Loại V.
– Tài khoản 2172- cầu đường bộ dài từ 25m trở lên và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ: Phản ánh giá trị của cầu đường bộ dài từ 25m trở lên và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này mở chi tiết các tài khoản cấp 3:
Tài khoản 21721- Cầu có chiều dài nhịp <= 15m: Phản ánh giá trị của cầu có chiều dài nhịp <= 15m và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
Tài khoản 21722- Cầu có chiều dài nhịp > 15m: Phản ánh giá trị của cầu có chiều dài nhịp > 15m và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
– Tài khoản 2173- Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ: Phản ánh giá trị của hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này mở chi tiết các tài khoản cấp 3:
Tài khoản 21731- Cấp I: Phản ánh giá trị của hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ cấp I mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
Tài khoản 21732- Cấp II: Phản ánh giá trị của hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ cấp II mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
Tài khoản 21733- Cấp III: Phản ánh giá trị của hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ cấp III mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
Tài khoản 21734- Cấp IV: Phản ánh giá trị của hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ cấp IV mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
– Tài khoản 2174- Các trạm: Phản ánh giá trị của các loại trạm mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này mở chi tiết các tài khoản cấp 3:
Tài khoản 21741- Trạm kiểm tra trọng tải xe: Phản ánh giá trị của các trạm kiểm tra trọng tải xe mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 04 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217411- Đơn giản; Tài khoản 217412- Vừa; Tài khoản 217413- Lớn; Tài khoản 217414- Rất lớn.
Tài khoản 21742- Trạm thu phí: Phản ánh giá trị của các trạm thu phí mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 03 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217421- Tự động; Tài khoản 217422- Bán tự động; Tài khoản 217423 – Thủ công.
Tài khoản 21743- Trạm dừng nghỉ: Phản ánh giá trị của các trạm dừng nghỉ mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 04 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217431- Loại I; Tài khoản 217432- Loại II; Tài khoản 217433- Loại III; Tài khoản 217434- Loại IV.
Tài khoản 21748: Trạm khác: Phản ánh giá trị của các trạm khác ngoài các loại trên mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
– Tài khoản 2175- Bến, bãi: Phản ánh giá trị của các loại bến, bãi mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này mở chi tiết các tài khoản cấp 3:
Tài khoản 21751- Bến phà đường bộ các các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ: Phản ánh giá trị của các loại bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 06 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217511- Cấp I; Tài khoản 217512- Cấp II; Tài khoản 217513- Cấp III; Tài khoản 217514- Cấp IV; Tài khoản 217515- Cấp V; Tài khoản 217516- Cấp VI.
Tài khoản 21752- Bến xe: Phản ánh giá trị của các loại bến xe mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 06 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217521- Loại I; Tài khoản 217522- Loại II; Tài khoản 217523- Loại III; Tài khoản 217524- Loại IV; Tài khoản 217525- Loại V; Tài khoản 217526- Loại VI.
Tài khoản 21753- Bãi đỗ xe: Phản ánh giá trị của các loại bãi đỗ xe mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 04 tài khoản cấp 4: Tài khoản 217531- Loại I; Tài khoản 217532- Loại II; Tài khoản 217533- Loại III; Tài khoản 217534-Loại IV.
Tài khoản 21758- Bến, bãi khác: Phản ánh giá trị của các loại bến, bãi khác ngoài các loại trên mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
– Tài khoản 2176- Nhà hạt quản lý đường bộ: Phản ánh giá trị của các nhà hạt quản lý đường bộ mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán. Tài khoản này gồm 02 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 21761- Cấp III: Phản ánh giá trị của các nhà hạt quản lý đường bộ cấp III mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán;
Tài khoản 21762- Cấp IV: Phản ánh giá trị của các nhà hạt quản lý đường bộ cấp IV mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
– Tài khoản 2178- TSHTĐB khác: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các TSHTĐB khác mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
4. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
a) Kế toán tăng TSHTĐB
TSHTĐB tăng do được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý, căn cứ Báo cáo kê khai lần đầu, ghi:
Nợ TK 217- TSHTĐB
Có TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB.
– TSHTĐB tăng do nhận điều chuyển từ đơn vị khác, căn cứ báo cáo kê khai bổ sung TSHTĐB, ghi:
Nợ TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá)
Có TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế) (nếu có)
Có TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại).
– Trường hợp tăng TSHTĐB do xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng dự án. Khi dự án hoàn thành, căn cứ vào Quyết định phê duyệt dự án hoàn thành (đối với dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán); Biên bản quyết toán A-B (đối với dự án hoàn thành chờ phê duyệt quyết toán), ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Có TK 331 – Các khoản phải trả (3311).
Đồng thời, ghi tăng nguyên giá TSHTĐB:
Nợ TK 217 – TSHTĐB (Theo chi phí nâng cấp, mở rộng)
Có TK 241 – XDCB dở dang.
Đồng thời, ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB:
Nợ TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Có TK 467 – Nguồn kinh phí hình thành TSHTĐB.
Trường hợp tăng TSHTĐB nhận bàn giao từ chủ đầu tư là đơn vị thực hiện nâng cấp, cải tạo, mở rộng dự án, đơn vị nhận bàn giao TSHTĐB ghi:
Nợ TK 217 – TSHTĐB (Theo chi phí nâng cấp, mở rộng)
Có TK 467 – Nguồn kinh phí hình thành TSHTĐB.
b) Kế toán giảm TSHTĐB
– Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền yêu cầu đơn vị điều chuyển TSHTĐB cho các đơn vị khác tiếp tục theo dõi quản lý và hạch toán, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá).
– Trường hợp đơn vị quản lý TSHTĐB bàn giao TSHTĐB cho các nhà đầu tư trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép đơn vị ghi giảm TSHTĐB, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá).
– Trường hợp TSHTĐB bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép đơn vị ghi giảm TSHTĐB, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá)
– Trường hợp TSHTĐB đã bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả được cấp có thẩm quyền cho phép thanh lý. Khi nhận được đầy đủ hồ sơ cho phép thanh lý của cấp có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã ghi:
Ghi giảm TSHTĐB đã thanh lý, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá).
Phản ánh số chi về thanh lý TSHTĐB, ghi:
Nợ TK 819- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192)
Có các TK liên quan.
Phản ánh số thu về thanh lý TSHTĐB, ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192).
Sau khi công tác thanh lý TSHTĐB hoàn thành, kế toán làm thủ tục nộp tiền thanh lý vào NSNN tại KBNN, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 111-Tiền mặt.
Căn cứ Giấy nộp tiền đã được KBNN xác nhận, kế toán ghi:
Nợ TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc.
Đồng thời ghi:
Nợ TK 814- Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc
Có TK 819- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc.
– Trường hợp TSHTĐB đã bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả được cấp có thẩm quyền cho phép thanh lý. Khi nhận được đầy đủ hồ sơ cho phép thanh lý của cấp có thẩm quyền, các đơn vị thuộc các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 2 Thông tư này ghi:
Ghi giảm TSHTĐB đã thanh lý, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá).
Phản ánh số chi về thanh lý TSHTĐB, ghi:
Nợ TK 511- Các khoản thu (5118) (Chi tiết chi thanh lý TSHTĐB)
Có các TK liên quan.
Phản ánh số thu về thanh lý TSHTĐB, ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK 511 – Các khoản thu (5118) (Chi tiết thu thanh lý TSHTĐB).
Số chênh lệch thu lớn hơn chi do thanh lý TSHTĐB đơn vị phải nộp NSNN, ghi:
Nợ TK 511- Các khoản thu (5118) (Chi tiết thu thanh lý TSHTĐB)
Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3338).
c) Kế toán TSHTĐB phát hiện thiếu khi kiểm kê:
– Đối với UBND cấp xã: Trong trường hợp TSHTĐB phát hiện thiếu, trong thời gian chờ quyết định xử lý, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSHTĐB, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại)
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá).
Phản ánh giá trị còn lại của TSHTĐB bị thiếu, mất phải thu hồi, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (Giá trị còn lại) (3118)
Có TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192).
Khi có quyết định xử lý, căn cứ từng trường hợp cụ thể:
Nếu cho phép xóa bỏ thiệt hại do thiếu, mất tài sản, ghi:
Nợ TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3118).
Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, khi thu tiền bồi thường hoặc trừ vào tiền lương phải trả cán bộ, viên chức, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu tiền)
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức (Nếu trừ vào lương)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3118).
Khi nộp số tiền thu bồi thường vào NSNN tại KBNN, căn cứ phiếu chi, lập giấy nộp tiền mặt vào ngân sách, ghi:
Nợ 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 111- Tiền mặt
Căn cứ Giấy nộp tiền đã được KBNN xác nhận, ghi:
Nợ TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc
Có TK 714- Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc.
– Đối với các đơn vị thuộc các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 2 Thông tư này: Trong trường hợp TSHTĐB phát hiện thiếu, trong thời gian chờ quyết định xử lý, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSHTĐB, ghi:
Phản ánh giá trị còn lại của TSHTĐB bị thiếu, mất phải thu hồi, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (Giá trị còn lại)
Có TK 511-Các khoản thu (5118).
Khi có quyết định xử lý, căn cứ từng trường hợp cụ thể:
Nếu cho phép xóa bỏ thiệt hại do thiếu, mất tài sản, ghi:
Nợ TK 511 – Các khoản thu (5118) (Chi tiết TSHTĐB)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3118).
Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, khi thu tiền bồi thường hoặc trừ vào tiền lương phải trả cán bộ, viên chức, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu tiền)
Nợ TK 334- Phải trả công chức, viên chức (Nếu trừ vào lương)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3118).
Số tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý phải nộp NSNN, ghi:
Nợ TK 511- Các khoản thu (5118) (Chi tiết TSHTĐB)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước,
d) Kế toán TSHTĐB phát hiện thừa khi kiểm kê
– Nếu khi kiểm kê phát hiện TSHTĐB thừa do chưa ghi sổ kế toán, kế toán căn cứ vào phiếu kiểm kê và hồ sơ TSHTĐB để ghi tăng TSHTĐB, đồng thời xác định giá trị hao mòn thực tế, ghi:
Nợ TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá theo kiểm kê)
Có TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn)
Có TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại theo kiểm kê).
– Nếu TSHTĐB thừa chưa xác định được nguồn gốc, nguyên nhân và chưa có quyết định xử lý, kế toán phản ánh vào tài khoản phải trả và báo cáo cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp biết để xử lý, ghi:
Nợ TK 217- TSHTĐB (Ghi theo nguyên giá kiểm kê)
Có TK 331- Các khoản phải trả (3318).
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 331 – Các khoản phải trả (3318)
Có các TK liên quan.
đ) Kế toán đánh giá lại TSHTĐB: Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đánh giá lại TSHTĐB, căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê, đánh giá lại TSHTĐB:
– Trường hợp nguyên giá TSHTĐB điều chỉnh tăng, ghi:
Nợ TK 217- TSHTĐB (Số chênh lệch tăng nguyên giá)
Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch tăng nguyên giá) (đối với các đơn vị thuộc các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 2 Thông tư này) hoặc
Có TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (Số chênh lệch tăng nguyên giá) (đối với UBND cấp xã).
– Trường hợp nguyên giá TSHTĐB điều chỉnh giảm, ghi:
Nợ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch giảm nguyên giá) (đối với các đơn vị thuộc các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 2 Thông tư này) hoặc
Nợ TK 719- Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (Số chênh lệch giảm nguyên giá) (đối với UBND cấp xã)
Có TK 217- TSHTĐB (Số chênh lệch giảm nguyên giá).
– Trường hợp nguyên giá TSHTĐB điều chỉnh giảm có điều chỉnh giảm giá trị đã hao mòn của TSHTĐB:
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTĐB
Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
– Trường hợp nguyên giá TSHTĐB điều chỉnh tăng có điều chỉnh tăng giá trị đã hao mòn của TSHTĐB:
Nợ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Có TK 218- Hao mòn TSHTĐB.
Điều 4. Tài khoản 218- Hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ
1. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và sự biến động giá trị hao mòn của TSHTĐB trong quá trình sử dụng và những nguyên nhân khác làm tăng, giảm giá trị hao mòn của TSHTĐB mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 218 – Hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ:
a) Việc phản ánh giá trị hao mòn của TSHTĐB được thực hiện đối với tất cả TSHTĐB hiện có mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán (bao gồm cả TSHTĐB ủy thác cho đơn vị khác quản lý) trừ các TSHTĐB sau đây không phải tính hao mòn:
– TSHTĐB thuê sử dụng;
– TSHTĐB bảo quản, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước;
– TSHTĐB đã tính hết hao mòn mà vẫn còn sử dụng được;
– TSHTĐB chưa tính hết hao mòn mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được;
– TSHTĐB nhận ủy thác quản lý.
b) Số hao mòn của TSHTĐB được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về tính hao mòn TSHTĐB.
c) Việc tính và phản ánh giá trị hao mòn TSHTĐB vào sổ kế toán được thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại theo chủ trương của Nhà nước thì hao mòn TSHTĐB được tính tại thời điểm có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 218- Hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ
a) Bên Nợ Tài khoản 218:
– Ghi giảm giá trị hao mòn TSHTĐB trong các trường hợp giảm TSHTĐB (thanh lý, chuyển nhượng có thời hạn, điều chuyển và các trường hợp khác);
– Ghi giảm giá trị hao mòn TSHTĐB khi đánh giá lại TSHTĐB theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Trường hợp đánh giá giảm giá trị hao mòn).
b) Bên Có Tài khoản 218:
– Ghi tăng giá trị hao mòn TSHTĐB trong quá trình sử dụng;
– Ghi tăng giá trị hao mòn TSHTĐB khi đánh giá lại TSHTĐB theo quyết định của Nhà nước (Trường hợp đánh giá tăng giá trị hao mòn).
c) Số dư bên Có Tài khoản 218: số dư phản ánh giá trị đã hao mòn của TSHTĐB hiện có.
4. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
a) Tính và phản ánh giá trị hao mòn của TSHTĐB, căn cứ vào Bảng tính hao mòn TSHTĐB, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB
Có TK 218- Hao mòn TSHTĐB.
b) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSHTĐB điều chuyển, thanh lý, phát hiện thiếu, ghi:
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế)
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại)
Có TK 217-TSHTĐB (Nguyên giá).
c) Điều chỉnh tăng, giảm hao mòn TSHTĐB khi có quyết định đánh giá lại TSHTĐB của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được hạch toán như quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
Điều 5. Tài khoản 467- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản hạ tầng đường bộ
1. Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB của đơn vị.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 467- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản hạ tầng đường bộ
a) Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB tăng trong các trường hợp:
– Nhận TSHTĐB do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc đơn vị khác bàn giao;
– Đánh giá lại TSHTĐB theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nâng cấp, mở rộng TSHTĐB theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB giảm trong các trường hợp:
– Phản ánh giá trị hao mòn TSHTĐB trong quá trình sử dụng;
– Các trường hợp ghi giảm TSHTĐB: Thanh lý, chuyển giao cho đơn vị khác tiếp tục quản lý và hạch toán;
– Bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB
a) Bên Nợ Tài khoản 467: Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB giảm do:
– Phản ánh giá trị hao mòn của TSHTĐB hàng năm;
– Giá trị còn lại của TSHTĐB thanh lý, chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp giảm khác;
– Giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp giảm).
b) Bên Có Tài khoản 467: Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB tăng do:
– Giá trị TSHTĐB xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng;
– Giá trị TSHTĐB nhận của các đơn vị khác bàn giao;
– Tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp tăng).
c) Số dư bên Có Tài khoản 467: số dư phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB hiện có của đơn vị.
4. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
– TSHTĐB tăng do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý: Căn cứ hồ sơ của tài sản nhận bàn giao và các văn bản liên quan, ghi:
Nợ TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá)
Có TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế) (nếu có)
Có TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB.
– TSHTĐB tăng do nhận điều chuyển từ đơn vị khác, căn cứ hồ sơ của tài sản điều chuyển và quyết định điều chuyển, ghi:
Nợ TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá)
Có TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại).
– Tính và phản ánh giá trị hao mòn của TSHTĐB, căn cứ vào Bảng tính hao mòn TSHTĐB, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB
Có TK 218- Hao mòn TSHTĐB.
Điều 6. Tài khoản 010- TSHTĐB giao ủy thác
1. Tài khoản này phản ánh giá trị TSHTĐB của đơn vị có TSHTĐB nhưng ủy thác cho đơn vị khác quản lý. Giá trị TSHTĐ giao ủy thác là giá trị ghi trong Biên bản bàn giao TSHTĐB.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 010 – TSHTĐB giao ủy thác
Đơn vị được giao hạch toán TSHTĐB nhưng ủy thác cho đơn vị khác quản lý phải theo dõi giá trị và tình hình tăng, giảm giá trị TSHTĐB, hao mòn TSHTĐB, giá trị còn lại của TSHTĐB giao ủy thác trên các TK 217- TSHTĐB, TK 218- Hao mòn TSHTĐB, TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB đồng thời phản ánh giá trị TSHTĐB giao ủy thác trên TK 010- TSHTĐB giao ủy thác.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 010- TSHTĐB giao ủy thác
a) Bên Nợ Tài khoản 010: Giá trị TSHTĐB ủy thác cho đơn vị nhận ủy thác quản lý.
b) Bên Có Tài khoản 010: Giá trị TSHTĐB ủy thác nhận lại do kết thúc việc ủy thác.
c) Số dư bên Nợ: Giá trị TSHTĐB đang ủy thác cho đơn vị nhận ủy thác quản lý.
4. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
– Khi giao TSHTĐB cho đơn vị nhận ủy thác quản lý, căn cứ Quyết định ủy thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Biên bản bàn giao TSHTĐB, ghi đơn vào bên Nợ TK 010- TSHTĐB giao ủy thác theo nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao TSHTĐB.
– Khi thu hồi Quyết định ủy thác, ghi đơn vào bên Có TK 010- TSHTĐB giao ủy thác.
Điều 7. Tài khoản 011- TSHTĐB nhận ủy thác
1. Tài khoản này phản ánh giá trị TSHTĐB của đơn vị khác ủy thác cho đơn vị quản lý. Giá trị TSHTĐB do đơn vị khác ủy thác là giá trị ghi trong Biên bản bàn giao TSHTĐB.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 011 – TSHTĐB nhận ủy thác
Đơn vị nhận ủy thác quản lý TSHTĐB không phản ánh và theo dõi giá trị của TSHTĐB nhận ủy thác trên các TK 217- TSHTĐB, TK 218- Hao mòn TSHTĐB, TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB mà phản ánh và theo dõi trên TK 011- TSHTĐB nhận ủy thác.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 011- TSHTĐB nhận ủy thác
a) Bên Nợ Tài khoản 011: Giá trị TSHTĐB tăng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ủy thác cho đơn vị quản lý.
b) Bên Có Tài khoản 011: Giá trị TSHTĐB giảm khi kết thúc việc nhận quản lý ủy thác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Số dư bên Nợ Tài khoản 011: Giá trị TSHTĐB nhận ủy thác hiện có.
4. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
– Khi nhận TSHTĐB do cơ quan có thẩm quyền ủy thác giữ hộ hoặc ủy thác quản lý căn cứ Quyết định ủy thác và Biên bản bàn giao TSHTĐB, ghi đơn vào bên Nợ TK 011- TSHTĐB nhận ủy thác theo nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao TSHTĐB.
– Khi kết thúc việc quản lý TSHTĐB nhận ủy thác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi đơn vào bên Có TK 011 – TSHTĐB nhận ủy thác.
Điều 8. Quy định về chứng từ kế toán
1. Các đơn vị thực hiện hạch toán TSHTĐB sử dụng các chứng từ kế toán sau để hạch toán TSHTĐB:
– Biên bản kiểm kê TSHTĐB (Mẫu số C60-HD);
– Bảng tính hao mòn TSHTĐB (Mẫu số C61-HD).
2. Ngoài các chứng từ kế toán bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các chứng từ quy định tại các văn bản khác, các đơn vị được giao kế toán TSHTĐB được lập chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hạch toán TSHTĐB, chứng từ kế toán được lập phải đáp ứng tối thiểu các nội dung quy định tại Luật kế toán.
3. Mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều này được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Quy định về sổ kế toán
1. Các đơn vị mở sổ tài sản hạ tầng đường bộ để hạch toán và theo dõi TSHTĐB.
2. Mẫu sổ, giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán tại khoản 1 Điều này được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Các đơn vị được giao thực hiện hạch toán TSHTĐB quy định tại Điều 2 Thông tư này bổ sung các tài khoản, chứng từ kế toán, sổ kế toán quy định tại Thông tư này vào hệ thống tài khoản, sổ kế toán và chứng từ kế toán của chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng theo quy định của pháp luật để hạch toán TSHTĐB.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: – Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng; – Tòa án Nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cơ quan TW của các đoàn thể; – Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Công báo; – Website Chính phủ; – Website Bộ Tài chính; – Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; – Lưu: VT, Vụ CĐKT. |
KT. BỘ TRƯỞNG Trần Xuân Hà |
PHỤ LỤC SỐ 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2014/TT-BTC ngày 25/7/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ)
1. Mẫu chứng từ |
Mẫu số C60-HD |
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
Số:…………
Thời điểm kiểm kê …………….giờ………ngày……tháng……năm………
Ban kiểm kê gồm:
Ông /Bà…………………………………chức vụ…………………………đại diện……………………………………Trưởng ban
Ông /Bà…………………………………chức vụ…………………………đại diện…………………………………… Ủy viên
Ông /Bà…………………………………chức vụ…………………………đại diện…………………………………… Ủy viên
STT |
Tên tài sản hạ tầng đường bộ |
Ký hiệu |
Cấp, loại |
Năm xây dựng |
Năm đưa vào sử dụng |
Nơi sử dụng |
Theo sổ kế toán |
Theo kiểm kê |
Chênh lệch |
Ghi chú |
||||||
Số lượng |
Nguyên giá |
Giá trị còn lại |
Số lượng |
Nguyên giá |
Giá trị còn lại |
Số lượng |
Nguyên |
Giá trị còn lại |
||||||||
A |
B |
C |
D |
E |
F |
G |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
H |
|
||||||||||||||||
Cộng |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Kế toán trưởng |
Trưởng Ban kiểm kê |
Đơn vị :……………………………….. Bộ phận:……………………………… Mã ĐV có QH với NS:……………… |
Mẫu số C61-HD |
BẢNG TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
Năm…………
Số:…………..
STT |
Loại TSHTĐB |
Số thẻ TSHTĐB |
Nguyên giá |
Tỷ lệ hao mòn |
Giá trị hao mòn |
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 = 1 x 2 |
|
|||||
x |
|
Ngày …. tháng….năm….. |
2. Giải thích nội dung và phương pháp lập chứng từ kế toán
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
(Mẫu số C60-HD)
1. Mục đích: Biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng đường bộ nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản hạ tầng đường bộ hiện có, thừa thiếu của đơn vị so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản hạ tầng đường bộ, làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất và ghi sổ kế toán số chênh lệch.
2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi
Khi tiến hành kiểm kê phải thành lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản hạ tầng đường bộ là thành viên, ghi rõ thời điểm kiểm kê (…giờ…. ngày… tháng… năm…), họ và tên từng thành viên của Ban kiểm kê. Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản hạ tầng đường bộ.
Góc trên, bên trái của Biên bản kiểm kê TSHTĐB ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Cột A, B, C, D, E,: Ghi số thứ tự, tên TSHTĐB, ký hiệu TSHTĐB, cấp, loại, năm xây dựng.
Cột F: Nếu có thông tin về năm đưa vào sử dụng thì ghi năm đưa tài sản vào sử dụng; Nếu không có thông tin về năm đưa vào sử dụng thì ghi năm đưa vào hạch toán tại đơn vị.
Cột G: Ghi nơi sử dụng TSHTĐB.
Cột 1, 2, 3: Ghi số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của TSHTĐB theo sổ kế toán.
Cột 4, 5, 6: Ghi số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của TSHTĐB theo kết quả kiểm kê
Cột 7, 8, 9: Ghi số chênh lệch về số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của TSHTĐB giữa sổ kế toán với kết quả kiểm kê
Trên Biên bản kiểm kê TSHTĐB cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu TSHTĐB, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê TSHTĐB phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị. Mọi khoản chênh lệch về TSHTĐB của đơn vị đều phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét.
BẢNG TÍNH HAO MÒN TSHTĐB
(Mẫu số C61-HD)
1. Mục đích: Bảng tính hao mòn TSHTĐB dùng để phản ánh số hao mòn đã tính của từng loại TSHTĐB cho các đối tượng TSHTĐB. Bảng tính này áp dụng cho các đơn vị phải tính hao mòn TSHTĐB vào cuối năm để có cơ sở ghi giảm nguyên giá TSHTĐB.
2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi
Góc trên, bên trái của Bảng tính hao mòn TSHTĐB ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.
Bảng tính hao mòn TSHTĐB được lập theo kỳ hạn quy định tính hao mòn TSHTĐB cho các đối tượng TSHTĐB (thường là cuối năm).
Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên TSHTĐB và số thẻ TSHTĐB của đơn vị
Cột 1: Ghi nguyên giá của từng TSHTĐB
Cột 2: Ghi tỷ lệ hao mòn của từng TSHTĐB
Cột 3: Ghi giá trị hao mòn tính trong kỳ của từng TSHTĐB (Cột 3 = Cột 1 x cột 2)
Bảng này do kế toán TSHTĐB lập. Sau khi lập xong người lập bảng ký, ghi rõ họ tên và chuyển cho kế toán trưởng ký, ghi rõ họ tên.
Bảng này là cơ sở để ghi sổ TSHTĐB (phần hao mòn), sổ chi tiết TK 467 để tính giá trị còn lại của tài sản cố định và các sổ kế toán khác có liên quan.
PHỤ LỤC SỐ 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2014/TT-BTC ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ)
1. Mẫu sổ kế toán
Đơn vị: ……………….. |
Mẫu số: S80- H |
SỔ TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
Năm …
Loại tài sản hạ tầng đường bộ: …
STT |
GHI TĂNG TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ |
HAO MÒN TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ |
GHI GIẢM TSHTĐB |
||||||||||||||||||
CHỨNG TỪ |
Tên, ký hiệu TSHTĐB |
Cấp, loại |
Năm xây dựng |
Năm đưa vào sử dụng ở đơn vị |
Thẻ TSHT ĐB |
Nguyên giá TSHT ĐB |
HAO MÒN 1 năm |
Số hao mòn các năm trước chuyển sang |
Năm |
Năm |
Năm |
Năm |
Lũy kế hao mòn đến khi chuyển sổ hoặc ghi giảm TSHTĐB |
CHỨNG TỪ |
Lý do ghi giảm TSHT ĐB |
Giá trị còn lại của TSHT ĐB |
|||||
Số hiệu |
Ngày tháng |
||||||||||||||||||||
Số hiệu |
Ngày tháng |
Tỷ lệ % |
Giá trị hao mòn |
||||||||||||||||||
A |
B |
C |
D |
E |
F |
G |
H |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
I |
K |
L |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
x |
|
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|
|
|
|
|
|
– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang … – Ngày mở sổ:…………… |
|
|
|
Ngày … tháng … năm …….. |
|
2. Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán
SỔ TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
(Mẫu số S80- H)
1. Mục đích: Sổ tài sản hạ tầng đường bộ dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài sản hạ tầng đường bộ tại đơn vị từ khi đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm tài sản hạ tầng đường bộ.
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
– Căn cứ ghi sổ là Biên bản bàn giao TSHTĐB và Biên bản thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ.
– Sổ tài sản hạ tầng đường bộ gồm ba phần: Phần ghi tăng TSHTĐB, phần theo dõi hao mòn và phần ghi giảm TSHTĐB.
– Sổ được đóng thành quyển mỗi loại tài sản được ghi riêng một số trang hay một quyển.
– Mỗi tài sản ghi một dòng, giữa 2 tài sản để cách một số dòng để có thể ghi điều chỉnh nguyên giá TSHTĐB.
+ Cột A: Số thứ tự từng tài sản được ghi sổ.
+ Cột B, C: Số hiệu, ngày tháng của các chứng từ ghi tăng TSHTĐB.
+ Cột D: Ghi tên, ký hiệu TSHTĐB.
+ Cột E: Ghi cấp, loại của TSHTĐB
+ Cột F: Ghi năm xây dựng (cải tạo, sửa chữa) TSHTĐB.
+ Cột G: Nếu có thông tin về năm đưa vào sử dụng trên chứng từ thì ghi năm đưa tài sản vào sử dụng; Nếu không có thông tin về năm đưa vào sử dụng trên chứng từ thì ghi năm đưa vào hạch toán tại đơn vị.
+ Cột H: Số thẻ TSHTĐB.
+ Cột 1: Ghi nguyên giá theo Biên bản bàn giao TSHTĐB.
Trường hợp phải điều chỉnh nguyên giá TSHTĐB, căn cứ vào chứng từ ghi bổ sung hoặc ghi giảm (ghi đỏ) vào Cột nguyên giá ở dòng kế tiếp.
+ Cột 2, 3: Ghi tỷ lệ (%) và mức hao mòn được tính cho một năm theo quy định chung của Nhà nước.
Mức hao mòn (Cột 3) = Nguyên giá (Cột 1) x Tỷ lệ hao mòn (Cột 2)
+ Cột 4: Phản ánh giá trị hao mòn TSHTĐB tính lũy kế từ các năm trước đến năm mở sổ mới.
+ Từ Cột 5 đến Cột 8: Ghi số hao mòn của TSHTĐB qua từng năm. Số liệu ghi vào các cột này, căn cứ vào Bảng tính hao mòn hàng năm để ghi.
+ Cột 9: Lũy kế số hao mòn của TSHTĐB từ khi sử dụng đến khi hết sổ phải chuyển sang sổ mới. Số liệu này cộng các Cột 4, 5, 6, 7, 8.
Số liệu ghi ở Cột này căn cứ vào số liệu lũy kế ở cột 9 của số TSHTĐB cũ chuyển sang.
– Trường hợp TSHTĐB phải ghi giảm số hao mòn lũy kế đến năm ghi giảm tính từ cột 4 trở đi đến năm ghi giảm được ghi vào cột 9.
Phần ghi giảm TSHTĐB: Phần này chỉ ghi vào những dòng có ghi giảm TSHTĐB
+ Cột I, K: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi giảm TSHTĐB như Biên bản thanh lý TSHTĐB, Biên bản bàn giao TSHTĐB.
+ Cột L: Ghi lý do giảm TSHTĐB.
+ Cột 10: Ghi giá trị còn lại của những TSHTĐB khi ghi giảm, số liệu ghi cột này bằng Nguyên giá (Cột 1) trừ đi (-) số hao mòn lũy kế ở Cột 9.
– Những TSHTĐB đã ghi giảm được xoá sổ bằng 1 gạch đỏ từ cột D đến cột 9.
THÔNG TƯ 98/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 98/2014/TT-BTC | Ngày hiệu lực | 01/01/2015 |
Loại văn bản | Ngày đăng công báo | 03/09/2014 | |
Lĩnh vực | Ngày ban hành | 25/07/2014 | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn |
|
Văn bản hướng dẫn | |
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |