THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ DO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ CÔNG AN – BỘ TƯ PHÁP – BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 17/12/2012

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ CÔNG AN – BỘ TƯ PHÁP – BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2012

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất hướng dẫn như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Luật TNBTCNN) về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với người bị thiệt hại về vật chất hoặc bị tổn hại về tinh thần do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra khi tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự.

Điều 2. Các trường hợp được bồi thường thiệt hại

1. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 26 Luật TNBTCNN.

2. Người bị tạm giữ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật TNBTCNN được bồi thường thiệt hại khi đã có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan có thẩm quyền đã viện dẫn làm căn cứ để ra quyết định tạm giữ đối với họ.

Ví dụ 1: Công an huyện T tạm giữ Nguyễn Văn A cùng 8 người khác trong vụ đánh bạc tại nhà C. Qua điều tra đã xác định tại thời điểm đó A sang nhà C để trả nợ rồi bị tạm giữ, nên Cơ quan Điều tra đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với A. Trong trường hợp này Nguyễn Văn A được bồi thường thiệt hại.

Ví dụ 2: Bộ đội Biên phòng Đồn 56 huyện A bắt quả tang 10 người Việt Nam đang vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới về Việt Nam và ra lệnh tạm giữ họ. Qua điều tra xác định được hành vi vi phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy đã hủy bỏ quyết định tạm giữ để xử lý họ về hành chính. Trong trường hợp này họ đã có hành vi vi phạm pháp luật (vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới), nên không được bồi thường thiệt hại.

3. Người bị tạm giam thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật TNBTCNN được bồi thường thiệt hại khi có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giam, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội vì một trong những lý do sau đây:

a) Người bị tạm giam không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

Ví dụ: Nguyễn Văn A bị khởi tố bị can và bị tạm giam về tội giết người. Quá trình điều tra đã chứng minh A không thực hiện hành vi giết người. Viện kiểm sát đã quyết định hủy bỏ quyết định tạm giam, Cơ quan điều tra đã quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can A. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn A được bồi thường thiệt hại.

b) Người bị tạm giam có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó không phải là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

c) Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã bị thi hành án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật TNBTCNN được bồi thường thiệt hại khi có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi của người đó không cấu thành tội phạm.

Điều 3. Các trường hợp không được bồi thường thiệt hại

Nhà nước không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tại Điều 27 Luật TNBTCNN.

a) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật TNBTCNN là người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 19, Điều 25, khoản 2 Điều 69, khoản 3 Điều 80, khoản 6 Điều 289, khoản 6 Điều 290, khoản 3 Điều 314 Bộ luật Hình sự.

b) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật TNBTCNN là người cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm do người khác thực hiện.

2. Trường hợp người bị khởi tố đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự mà bị áp dụng các biện pháp tư pháp theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 70 Bộ luật Hình sự vì lý do họ không có năng lực trách nhiệm hình sự (bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình theo quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự) hoặc do họ chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự (theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự).

Điều 4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 30 Luật TNBTCNN; cụ thể là một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã ra quyết định tạm giữ người, nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền đã có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ đó vì người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;

b) Đã ra quyết định khởi tố bị can, nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội;

c) Đã ra quyết định tạm giữ người, nhưng sau đó tự hủy bỏ quyết định tạm giữ đó vì người bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

2. Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp theo quy định tại Điều 31 Luật TNBTCNN;

b) Trường hợp Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng người đã bị khởi tố bị can không bị tạm giữ, tạm giam, sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội và họ thuộc trường hợp được bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật TNBTCNN, thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định khởi tố bị can;

c) Trường hợp Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can nhưng người đã bị khởi tố bị can không bị tạm giữ, tạm giam ở giai đoạn điều tra, truy tố; sau khi chuyển hồ sơ cho Tòa án để xét xử thì Tòa án đã quyết định áp dụng biện pháp tạm giam; sau đó Tòa án cấp sơ thẩm xét xử tuyên bị cáo không phạm tội hoặc Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng sau đó bị can được đình chỉ điều tra vì không thực hiện hành vi phạm tội và người đó thuộc trường hợp được bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật TNBTCNN, thì Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

3. Tòa án có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại Điều 32 Luật TNBTCNN.

4. Trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc có sự ủy thác thực hiện công vụ thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 14 Luật TNBTCNN.

Ví dụ: Nguyễn Văn T bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh HT (trước khi hợp nhất HT với HN) truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Tòa án nhân dân tỉnh HT xét xử sơ thẩm tuyên bố Nguyễn Văn T không phạm tội, bản án có hiệu lực pháp luật. Sau khi hợp nhất HT với HN, Nguyễn Văn T yêu cầu bồi thường thiệt hại, thì cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường là Viện kiểm sát nhân dân thành phố HN.

Chương II

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG

Điều 5. Thiệt hại thực tế

Thiệt hại thực tế được bồi thường là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

1. Thiệt hại vật chất thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định tại Điều 45 Luật TNBTCNN; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút theo quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN; thiệt hại về vật chất do người được bồi thường đã chết theo quy định tại Điều 48 Luật TNBTCNN; thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe theo quy định tại Điều 49 Luật TNBTCNN; chi phí thực tế người bị thiệt hại đã bỏ ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử như: chi phí thuê người bào chữa, chi phí tàu xe, đi lại.

2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm: thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật TNBTCNN; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật TNBTCNN; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử mà không bị tạm giữ, tạm giam hoặc người thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo quy định tại khoản 5 Điều 47 Luật TNBTCNN.

Điều 6. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN. Khi áp dụng Điều 45 Luật TNBTCNN, cần lưu ý một số điểm sau đây:

a) Giá thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật TNBTCNN là giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường và tại địa phương nơi xảy ra thiệt hại;

b) Trường hợp thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản cho thuê mà trước khi bị kê biên đã có hợp đồng thuê tài sản đó, thì thu nhập thực tế bị mất được tính vào thiệt hại được bồi thường được xác định như sau:

– Đối với hợp đồng cho thuê tài sản là hợp đồng thuê hoạt động thì thu nhập thực tế bị mất được xác định theo mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường;

– Đối với hợp đồng cho thuê tài sản là hợp đồng thuê tài chính thì thu nhập thực tế bị mất là giá trị còn lại của hợp đồng.

c) Trường hợp tài sản bị xâm phạm là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất thì thiệt hại được bồi thường được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN và các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng và nhà ở.

2. Thời gian tính lãi đối với các khoản tiền quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật TNBTCNN được tính từ ngày người bị thiệt hại nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bị tịch thu, thi hành án, đặt tiền để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc ngày bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.

Điều 7. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

1. Người bị thiệt hại (kể cả trường hợp đã chết) chỉ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất trong thời gian họ bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau:

a) Căn cứ để xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN;

b) Trường hợp trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất;

c) Trường hợp trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập thường xuyên, nhưng có mức thu nhập khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất;

d) Trường hợp trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác, thực tế có thu nhập, nhưng theo mùa vụ hoặc không liên tục, thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Mức thu nhập trung bình do chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú xác định. Trường hợp không xác định được mức thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là lương tối thiểu) làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

3. Người bị thiệt hại đã được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì họ không được nhận khoản tiền bồi thường tương ứng. Nếu người bị thiệt hại được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động một phần thì phần còn lại được xác định là thu nhập thực tế bị giảm sút và họ được bồi thường khoản thu nhập bị giảm sút đó.

Điều 8. Thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị thiệt hại chết

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật TNBTCNN là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi, bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế; chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác trước khi người bị thiệt hại chết (nếu có).

2. Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật TNBTCNN được xác định theo mức trợ cấp mai táng do pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định.

3. Những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật TNBTCNN và thời gian được hưởng tiền cấp dưỡng của mỗi người được thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Điều 9. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật TNBTCNN bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và phục hồi thẩm mỹ và các chi phí khác để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Nếu cơ quan nhà nước đã thanh toán toàn bộ các chi phí này thì người bị thiệt hại không được bồi thường; trường hợp cơ quan nhà nước đã thanh toán một phần các chi phí này thì người bị thiệt hại được bồi thường phần chi phí còn lại.

2. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật TNBTCNN được xác định như sau:

a) Người bị thiệt hại chỉ được bồi thường chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại nếu việc chăm sóc đó là cần thiết hoặc do cơ sở y tế yêu cầu;

b) Các chi phí hợp lý của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi phát sinh việc chi phí (nếu có);

c) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN và theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này.

3. Người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc là người không còn khả năng thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải vật chất do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật TNBTCNN được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người bị tàn tật ở địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

Điều 10. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN hoặc trong thời gian bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn (bao gồm cả trường hợp thi hành hình phạt ngoài phạt tù) quy định tại khoản 5 Điều 47 Luật TNBTCNN được xác định như sau:

a) Một ngày lương tối thiểu được xác định bằng việc lấy mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường chia cho 22 là số ngày làm việc bình quân của mỗi tháng;

Ví dụ: Tại thời điểm ban hành Thông tư liên tịch này thì mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 830.000 đồng, do đó một ngày lương tối thiểu sẽ là: 830.000 đồng : 22 = 37.723 đồng.

b) Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày người bị thiệt hại bị tạm giữ hoặc bị khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 Luật TNBTCNN và hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư liên tịch này. Trong đó phải xác định cụ thể số ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù và số ngày được tại ngoại.

Ví dụ 1: Ông A bị tạm giữ và bị khởi tố bị can từ ngày 01/12/2009; hết thời hạn tạm giữ, ông A tiếp tục bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Đến ngày 01/3/2010 thì ông A được tại ngoại. Ngày 20/3/2010, cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông A với lý do ông A không thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp này, xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần mà ông A được bồi thường như sau:

– Số ngày thực tế bị tạm giữ, tạm giam là: 31 ngày (của tháng 12/2009) + 31 ngày (của tháng 01/2010) + 29 ngày của tháng 02/2010 = 91 ngày;

– Số ngày không bị tạm giữ, tạm giam (tại ngoại) được bồi thường là 20 ngày (từ ngày 1/3/2010 đến 20/3/2010);

– Số ngày được bồi thường tính theo mức lương tối thiểu là: (91 ngày x 3) + 20 ngày = 293 ngày;

Trong ví dụ này, số tiền mà ông A được Nhà nước bồi thường là: 293 ngày x 37.723 đồng = 10.920.989 đồng.

Ví dụ 2: Ông B bị tạm giữ từ ngày 01/01/2010, Cơ quan điều tra đã 2 lần gia hạn tạm giữ, lần 1 vào ngày 03/01/2010, lần 2 vào ngày 06/01/2010 (Viện kiểm sát đã quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ). Đến ngày 07/01/2010, Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm giữ và Cơ quan điều tra đã trả tự do cho ông B vì không đủ căn cứ để khởi tố bị can đối với ông B. Trong trường hợp này, xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần mà ông B được bồi thường như sau:

– Số ngày thực tế ông B bị tạm giữ là: 8 ngày;

– Số ngày được bồi thường tính theo mức lương tối thiểu là: 8 x 3 = 24 ngày;

– Số tiền ông B được Nhà nước bồi thường là: 24 ngày x 37.723 đồng = 905.352 đồng.

Ví dụ 3. Ông C bị khởi tố bị can (nhưng không bị tạm giữ, tạm giam) từ ngày 01/01/2010. Đến ngày 20/3/2010, Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông C với lý do ông C không thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp này, xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần mà ông C được bồi thường như sau:

– Số ngày ông C được bồi thường là: 80 ngày (31 ngày của tháng 01/2010 + 29 ngày của tháng 02/2010 + 20 ngày của tháng 3/2010);

– Số tiền ông C được Nhà nước bồi thường là: 80 ngày x 37.723 đồng = 3.017.840 đồng.

2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật TNBTCNN được xác định như sau:

a) Trường hợp người bị thiệt hại chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà không phải do lỗi của chính họ hoặc không do sự kiện bất khả kháng thì được bồi thường thiệt hại là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trong trường hợp này, không được tính thêm khoản tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 47 Luật TNBTCNN và theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này;

b) Trường hợp người bị thiệt hại chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà do lỗi của chính họ hoặc do sự kiện bất khả kháng thì không được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật TNBTCNN mà chỉ được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN và theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này;

c) Khoản tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là khoản tiền bồi thường chung cho thân nhân của người bị thiệt hại (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại). Những người được bồi thường trong trường hợp này phải còn sống tại thời điểm người bị thiệt hại chết.

3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần được bồi thường là khoản thiệt hại được xác định ngoài những thiệt hại quy định tại các điều 45, 46, 48 và 49 Luật TNBTCNN.

Chương III

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG

Điều 11. Hồ sơ yêu cầu bồi thường

1. Người bị thiệt hại, thân nhân của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật TNBTCNN. Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật TNBTCNN và các nội dung khác theo Mẫu đơn số 01a, 01b kèm theo Thông tư liên tịch này.

2. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có các giấy tờ sau đây:

a) Quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật làm cơ sở để xác định thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 Luật TNBTCNN và hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư liên tịch này;

b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ tùy thân của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại không trực tiếp gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại mà người đại diện hợp pháp của họ thay mặt, thì phải có giấy ủy quyền của người bị thiệt hại và các giấy tờ chứng minh nhân thân của người được ủy quyền như: chứng minh thư nhân dân hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc;

Trường hợp người bị thiệt hại chết mà thân nhân của người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường, thì phải có các loại giấy tờ chứng minh quan hệ của họ đối với người bị thiệt hại như: hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân của người yêu cầu bồi thường… hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc xác nhận người bị thiệt hại là thân nhân của người yêu cầu bồi thường.

c) Các tài liệu, chứng từ hợp lệ để chứng minh các khoản chi phí hợp lý, thu nhập của người bị thiệt hại trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù (nếu có).

Điều 12. Xác định thời hiệu yêu cầu bồi thường

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật TNBTCNN, thời hiệu yêu cầu bồi thường là 2 năm kể từ ngày có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp được bồi thường. Việc xác định ngày yêu cầu bồi thường để tính thời hiệu được thực hiện như sau:

1. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường thì ngày yêu cầu bồi thường là ngày nộp hồ sơ.

2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua bưu điện thì ngày yêu cầu bồi thường là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì hồ sơ thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường nhận được hồ sơ do bưu điện chuyển đến mà thời hiệu yêu cầu bồi thường vẫn còn, thì ngày yêu cầu bồi thường là ngày nhận được hồ sơ do bưu điện chuyển đến;

b) Trường hợp ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường nhận được hồ sơ do bưu điện chuyển đến mà thời hiệu khởi kiện đã hết, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường phải tiến hành xác minh ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện và phân biệt như sau:

– Nếu xác minh được ngày người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ tại bưu điện thì ngày yêu cầu bồi thường là ngày gửi hồ sơ tại bưu điện;

– Nếu không xác minh được ngày người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ tại bưu điện thì ngày yêu cầu bồi thường là ngày ghi trong đơn yêu cầu bồi thường.

Điều 13. Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường

1. Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ, tài liệu kèm theo. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường bổ sung.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp cơ quan nhận đơn cho rằng vụ việc không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do, trả lại hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi đơn đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 34 Luật TNBTCNN và theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch này.

Điều 14. Tổ chức việc giải quyết bồi thường

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường.

Trường hợp thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường là người tiến hành tố tụng đã gây ra thiệt hại hoặc là vợ (hoặc chồng), ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi (bên vợ hoặc bên chồng), con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại của người tiến hành tố tụng đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người liên quan) thì tập thể lãnh đạo cơ quan cùng thảo luận, thống nhất cử một đại diện lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết bồi thường.

2. Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người có chức danh tư pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán) giữ chức vụ sau đây:

– Ở cấp huyện: là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân;

– Ở cấp tỉnh: là lãnh đạo cấp phòng hoặc tương đương được Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng ủy quyền;

– Ở Trung ương: là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Lãnh đạo cấp Vụ, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự Trung ương được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền; Chánh toà, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm hoặc Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền;

b) Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hoạt động tố tụng hình sự;

c) Không phải là người liên quan của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.

3. Người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường về việc giải quyết bồi thường và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 16/2010/ NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN.

Điều 15. Xác minh thiệt hại

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, người đại diện phải tổ chức việc xác minh thiệt hại. Việc xác minh thiệt hại được thực hiện trên cơ sở tài liệu, chứng cứ do người yêu cầu bồi thường cung cấp. Trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 18 Luật TNBTCNN, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khỏe hoặc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về việc giải quyết bồi thường.

Thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.

Điều 16. Thương lượng việc bồi thường

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ về việc bồi thường thiệt hại.

Thời hạn thực hiện việc thương lượng là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

2. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết mà có nhiều thân nhân thì yêu cầu các thân nhân của người bị thiệt hại cử một người đại diện để tiến hành thương lượng về việc bồi thường thiệt hại. Việc cử người đại diện phải được lập thành văn bản.

3. Thành phần tham gia thương lượng gồm người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường và người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

4. Việc thương lượng được tiến hành tại trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị thiệt hại cư trú, làm việc.

5. Khi tiến hành thương lượng phải xem xét các khoản thiệt hại có yêu cầu bồi thường trong đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn. Căn cứ vào các khoản thiệt hại được bồi thường quy định tại các điều 45, 46, 47, 48 và 49 Luật TNBTCNN; các quy định khác về chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định (nếu có) và hướng dẫn trong Thông tư liên tịch này để thương lượng về khoản thiệt hại nào được bồi thường, mức bồi thường.

6. Việc thương lượng phải lập thành biên bản ghi rõ những nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật TNBTCNN và theo Mẫu số 02a, 02b ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Điều 17. Quyết định giải quyết bồi thường

1. Theo quy định tại Điều 20 Luật TNBTCNN thì trong cả trường hợp thương lượng thành và thương lượng không thành, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đều phải ra quyết định giải quyết bồi thường.

Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại, kết quả thương lượng với người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải ra quyết định giải quyết bồi thường.

Quyết định giải quyết bồi thường phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật TNBTCNN và theo Mẫu số 03a, 03b ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

2. Quyết định giải quyết bồi thường được gửi ngay cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại.

3. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Tòa án.

Điều 18. Giao quyết định giải quyết bồi thường cho người được bồi thường

1. Việc giao quyết định giải quyết bồi thường cho người được bồi thường do một trong những người sau đây thực hiện:

a) Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

b) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở trong trường hợp giao quyết định giải quyết bồi thường thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Những người khác do pháp luật quy định (ví dụ: Thừa phát lại…).

2. Thủ tục giao quyết định giải quyết bồi thường:

a) Người thực hiện việc giao quyết định giải quyết bồi thường phải trực tiếp giao cho người được bồi thường. Người được bồi thường phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường. Ngày người được bồi thường ký nhận được tính là ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường.

b) Trường hợp người được bồi thường vắng mặt thì quyết định giải quyết bồi thường có thể được giao cho người thân có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ. Người thân của người được bồi thường phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường. Ngày người thân của người được bồi thường ký nhận được tính là ngày người được bồi thường nhận được quyết định giải quyết bồi thường.

Trường hợp người được bồi thường không có người thân có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng họ từ chối nhận hộ quyết định giải quyết bồi thường thì có thể giao quyết định giải quyết bồi thường thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được bồi thường cư trú.

Trường hợp việc giao quyết định giải quyết bồi thường qua người khác thì người thực hiện việc giao quyết định phải lập biên bản ghi rõ việc người được bồi thường vắng mặt, quyết định giải quyết bồi thường đã được giao cho ai; lý do; ngày, giờ giao; quan hệ giữa người nhận hộ với người bị thiệt hại; cam kết giao ngay tận tay quyết định giải quyết bồi thường cho người được bồi thường. Biên bản có chữ ký của người nhận chuyển quyết định giải quyết bồi thường và người thực hiện việc giao quyết định giải quyết bồi thường, người chứng kiến.

3. Trường hợp người được bồi thường vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc giao quyết định giải quyết bồi thường phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc giao quyết định. Biên bản phải có chữ ký của người cung cấp thông tin về người được bồi thường.

4. Trường hợp người được bồi thường từ chối nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người thực hiện việc giao quyết định phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối.

Điều 19. Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại

1. Việc khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành theo quy định tại Điều 51 Luật TNBTCNN.

2. Người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc xin lỗi người bị thiệt hại là một trong những người được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch này.

3. Địa điểm tiến hành việc xin lỗi là nơi cư trú hoặc tại nơi làm việc của người bị thiệt hại. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thông báo thời gian, địa điểm tiến hành việc xin lỗi cho cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú và tổ chức chính trị – xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên để các cơ quan, tổ chức này cử người đại diện tham dự.

Chương IV

CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Điều 20. Chi trả tiền bồi thường

Căn cứ vào quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc cấp và chi trả tiền bồi thường cho người được bồi thường theo quy định tại Điều 54 Luật TNBTCNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 21. Giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trong quá trình thực hiện giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, nếu có tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thì việc giải quyết tranh chấp như sau:

1. Trường hợp tranh chấp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự trong nội bộ ngành, thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của các cơ quan đó xem xét giải quyết.

2. Trường hợp tranh chấp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc các thuộc các ngành thì Thủ trưởng của các ngành liên quan phối hợp với nhau để xem xét giải quyết.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

2. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/2003/UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc chưa được hướng dẫn cần phải giải thích, hướng dẫn bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

 

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
THƯỜNG TRỰC

Hoàng Nghĩa Mai

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
THƯỜNG TRỰC

Đặng Quang Phương

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG

Trung tướng Phạm Quý Ngọ

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG

Phạm Quý Tỵ

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG

Thượng tướng Nguyễn Thành Cung

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Đăng Khoa

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

Trương Chí Trung

 

Mẫu số 01a. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

(Đối với cá nhân bị thiệt hại)

Kính gửi:………………………………………………………………………………………………..[1]

Tên tôi là:………………………………………… Nam (nữ)………………………………………

Số chứng minh thư nhân dân……………… do Công an…………….. cấp ngày……….

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………………………..

Theo Quyết định (Bản án) số………… ngày………. tháng……… năm…….. của Cơ quan (CQĐT, VKS, TA)…………………………………………………………………………………

Về…………………………………………………………………………………………………………..

Tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

I. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

1. Trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù:

– Số ngày bị tạm giữ/tạm giam/chấp hành hình phạt tù (từ ngày…………… đến ngày……………………….):………………. ngày.

– Số tiền yêu cầu bồi thường: 3 x lương tối thiểu x………. (ngày) = …….. (đồng).

2. Trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam:

– Số ngày tại ngoại (từ ngày……………….. đến ngày…………………):…………. ngày.

– Số tiền yêu cầu bồi thường: 1 x lương tối thiểu x……. (ngày) = ………… (đồng)

3. Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm:

– Mức độ sức khỏe bị tổn hại:…………………………………………………………………….

– Số tiền yêu cầu bồi thường:…………………………………………………………….. đồng

II. Thiệt hại do tổn hại về sức khỏe

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm:

– Tiền thuốc:…………………….. đồng.

– Tiền viện phí:…………………. đồng.

– Tiền chi phí khác:……………. đồng.

– Cộng:…………… đồng.

(Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

3. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

4. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động:

– Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại:….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:

+ Tiền cấp dưỡng cho ông (bà), cha (mẹ):…………… đồng.

+ Tiền cấp dưỡng cho con đẻ, con nuôi:…………….. đồng.

+ Tiền cấp dưỡng cho anh, chị, em:…………………… đồng.

+ Cộng:………………. đồng.

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

III. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

IV. Thiệt hại do tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu

1. Về tài sản:

– Tên tài sản:……………………………………………………………………………………………

– Đặc điểm của tài sản (hình dáng, mầu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản)……………………………………………………………….

– Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng):…………………………………..

– Giá trị tài sản khi mua:……………………………………………………………………………

– Giá trị tài sản khi bị xâm phạm:……………………………………………………………….

– Cơ quan ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản:…………………

– Mức yêu cầu bồi thường:……………………………………………………. (Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên).

2. Về thiệt hại do không sử dụng khai thác tài sản:

– Thiệt hại thực tế:………… đồng.

(Kèm theo tài liệu chứng minh thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản).

3. Chi phí bảo quản tài sản, ngăn chặn thiệt hại tài sản:

– Chi phí thực tế:………… đồng.

(Kèm theo chứng từ, hóa đơn, tài liệu chứng minh chi phí bảo quản, ngăn chặn thiệt hại tài sản).

V. Thiệt hại khác

– Khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đặt cọc:………… đồng.

– Khoản lãi tiền vay:………….. đồng.

(Kèm theo hóa đơn chứng từ, biên nhận….chứng minh các khoản chi phí trên).

VI. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường:………………….. đồng.

Kính mong Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.

 

 

…, ngày………… tháng………. năm……….

Người yêu cầu bồi thường

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 01b. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (áp dụng cho trường hợp người bị thiệt hại chết).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

(Đối với trường hợp người bị thiệt hại chết)

Kính gửi:………………………………………………………………….1

Tên tôi là:………………………………………… Nam (nữ)………………………………………

Số chứng minh thư nhân dân………………. do Công an………… cấp ngày……………

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………………………..

Quan hệ với người bị thiệt hại (là vợ, chồng; cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; người trực tiếp nuôi dưỡng):……………………………………………………………..

Kèm theo đơn này là giấy ủy quyền (có chữ ký) đứng đơn yêu cầu bồi thường của:

– Vợ người bị thiệt hại, tên là:…………………………………………………………………….

– Chồng người bị thiệt hại, tên là:……………………………………………………………….

– Cha đẻ người bị thiệt hại, tên là:……………………………………………………………….

– Mẹ đẻ người bị thiệt hại, tên là:………………………………………………………………..

– Cha nuôi người bị thiệt hại, tên là:……………………………………………………………

– Mẹ nuôi người bị thiệt hại, tên là:…………………………………………………………….

– Con đẻ người bị thiệt hại, gồm những người tên là:…………………………………….

– Con nuôi người bị thiệt hại, gồm những người tên là:…………………………………

– Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại, tên là:………………………………….

Theo Quyết định (Bản án) số…… ngày…….. tháng…….. năm………. của Cơ quan……………… về…………………………

Tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

I. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

– Số tiền bồi thường chung cho nhân thân người bị thiệt hại (Khoản 3 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước):

360 x mức lương tối thiểu =…………………. (đồng).

II. Thiệt hại vật chất

1. Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm:

– Tiền thuốc:……………………. đồng.

– Tiền viện phí:………………… đồng.

– Tiền chi phí khác:…………… đồng.

– Cộng:…………… đồng.

 (Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).

2. Chi phí mai táng:

– Tiền thuê xe:……………………. đồng.

– Tiền quan tài:…………………… đồng.

– Tiền hương nến:……………….. đồng.

– Tiền vải liệm:…………………… đồng.

– Chi phí khác:…………………… đồng.

 (Kèm theo hóa đơn, chứng từ, giấy biên nhận chứng minh chi phí mai táng)

3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:

– Tiền cấp dưỡng cho ông (bà), cha (mẹ):…………… đồng.

– Tiền cấp dưỡng cho con đẻ, con nuôi:……………… đồng.

– Tiền cấp dưỡng cho anh, chị, em:……………………. đồng

– Cộng:…………… đồng.

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền cấp dưỡng trên).

4. Thu nhập thực tế bị mất:…………… đồng.

(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất)

5. Thiệt hại do tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu:

5.1. Về tài sản:

– Tên tài sản:……………………………………………………………………………………………

– Đặc điểm của tài sản (hình dáng, mầu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản….)……………………………………………………………

– Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng):……………………………………

– Giá trị tài sản khi mua:……………………………………………………………………………

– Giá trị tài sản khi bị xâm phạm:……………………………………………………………….

– Cơ quan ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản:………………….

– Mức yêu cầu bồi thường:…………………………………………………………………

(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên).

5.2. Về thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản:

– Thiệt hại thực tế:………… đồng.

 (Kèm theo tài liệu chứng minh thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản).

5.3. Chi phí bảo quản tài sản, ngăn chặn thiệt hại tài sản:

– Chi phí thực tế:………… đồng.

 (Kèm theo chứng từ, hóa đơn, tài liệu chứng minh thiệt hại do không sử dụng tài sản và chi phí bảo quản, ngăn chặn thiệt hại tài sản).

6. Thiệt hại khác:

– Khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đặt cọc:………… đồng.

– Khoản lãi tiền vay:………. đồng.

 (Kèm theo hóa đơn chứng từ, biên nhận…..chứng minh các khoản chi phí trên).

III. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường:…………………….. đồng

Kính mong Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.

 

Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn

(Về mối quan hệ giữa người yêu cầu bồi thường và người bị thiệt hại đã chết)

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

…….. ngày… tháng… năm……

Người yêu cầu bồi thường

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 02a. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

BIÊN BẢN THƯƠNG LƯỢNG VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Hôm nay, ngày……….. tháng……….. năm………, tại trụ sở Cơ quan:………………………

Chúng tôi gồm có:

I. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường

– Ông (Bà)………………………….. Chức vụ:………………………… làm đại diện

– Ông (Bà)………………………….. Chức vụ:…………………………

II. Người yêu cầu bồi thường

Ông (Bà):……………………………………………………………………………………………………….

Số chứng minh thư nhân dân:……………………… do Công an………………….. cấp ngày………….. tháng………… năm………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại:………………………………………………………………………………………………….

Là đại diện của ông (bà):……………………. (trong trường hợp người bị thiệt hại có người đại diện thực hiện quyền yêu cầu bồi thường).

Có sự tham gia của ông (bà)………………………… là người tiến hành tố tụng hình sự gây ra thiệt hại (nếu có).

Đã cùng nhau tiến hành thương lượng bồi thường thiệt hại trên cơ sở Quyết định (Bản án) số………….. ngày…….. tháng…….. năm….. của Cơ quan…………. xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường, Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của Ông (Bà)………………………… kèm theo hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản thiệt hại đề nghị bồi thường và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Nội dung thương lượng cụ thể như sau:

NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ BỒI THƯỜNG

NỘI DUNG THƯƠNG LƯỢNG BỒI THƯỜNG

CÁC KHOẢN THƯƠNG LƯỢNG THÀNH

GHI CHÚ

STT

Các khoản chi phí đề nghị bồi thường thiệt hại

Số tiền

Những khoản chi phí có hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh

Những khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh

Căn cứ quy định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước

Căn cứ khác

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

1

Số ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành HP tù (từ ngày… đến ngày…):…… ngày

Số tiền bồi thường:

3 x (lương tối thiểu) x … (ngày)

2

Số ngày tại ngoại (từ ngày…. đến ngày……):……. ngày

Số tiền bồi thường:

1 x (lương tối thiểu) x … (ngày)

…. (đồng)

3

Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm

Mức độ SK bị tổn hại:…..

Số tiền bồi thường:

…. (đồng)

II

Thiệt hại do tổn hại về sức khỏe

Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm:

– Tiền thuốc:

– Tiền viện phí:

– Tiền chi phí khác:

– Cộng

…. (đồng)

…. (đồng)

…. (đồng)

…. (đồng)

2

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

…. (đồng)

3

Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị

…. (đồng)

4

Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động

– Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại:

– Tiền cấp dưỡng:

+ Tiền cấp dưỡng cho ông, bà, cha, mẹ:

+ Tiền cấp dưỡng cho con đẻ, con nuôi:

+ Tiền cấp dưỡng cho anh, chị, em:

+ Cộng:

…. (đồng)

…. (đồng)

…. (đồng)

…. (đồng)

…. (đồng)

III

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

IV

Thiệt hại do tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu:

1

Về tài sản:

– Tên tài sản:…………………

– Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản):….

– Tình trạng tài sản:………..

– Giá trị tài sản khi mua:

– Giá trị tài sản khi bị xâm phạm:

– Cơ quan ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản:………………

– Mức yêu cầu bồi thường:

…. (đồng)

…. (đồng)

…. (đồng)

2

Về thiệt hại do không sử dụng khai thác tài sản:

Thiệt hại thực tế:

…. (đồng)

3

Chi phí bảo quản tài sản, ngăn chặn thiệt hại tài sản:

Chi phí thực tế:…………

…. (đồng)

V

Thiệt hại khác:

– Khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đặt cọc:

– Khoản lãi tiền vay:

…. (đồng)

…. (đồng)

VI

Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường:

…. (đồng)

* Nơi nhận tiền bồi thường (Kho bạc hoặc Cơ quan giải quyết bồi thường).

* Hình thức nhận tiền bồi thường (tiền mặt hoặc chuyển khoản):

1. Ý kiến của người yêu cầu bồi thường:…………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

2. Ý kiến của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại:………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

3. Ý kiến của cơ quan có trách nhiệm bồi thường:…………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………

Biên bản đã được đọc cho mọi người tham gia thương lượng cùng nghe. Chúng tôi thống nhất nội dung thương lượng thành ghi trong biên bản thương lượng này và cùng ký tên dưới đây:

 

 

Người yêu cầu bồi thường

(Ký và ghi rõ họ tên)

………….., ngày…………. tháng………. năm………….

Đại diện Cơ quan có trách nhiệm bồi thường

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02b. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (áp dụng cho trường hợp người bị thiệt hại chết)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

BIÊN BẢN THƯƠNG LƯỢNG VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Hôm nay, ngày……….. tháng……….. năm………, tại trụ sở Cơ quan:……………………….

Chúng tôi gồm có:

I. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường

– Ông (Bà)………………………….. Chức vụ:………………………… làm đại diện

– Ông (Bà)………………………….. Chức vụ:…………………………

II. Người yêu cầu bồi thường

Ông (Bà):……………………………………………………………………………………………………

Số chứng minh thư nhân dân:……………… do Công an……………………. cấp ngày………….. tháng………… năm………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………………………………………………………………………………………

Quan hệ với người bị thiệt hại:……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Có sự tham gia của ông (bà)…………………………………. là người tiến hành tố tụng hình sự gây ra thiệt hại (nếu có).

Đã cùng nhau tiến hành thương lượng bồi thường thiệt hại trên cơ sở Quyết định (Bản án) số………….. ngày…….. tháng…….. năm….. của Cơ quan………………………. xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường, Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của Ông (Bà)………………………….. kèm theo hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản thiệt hại đề nghị bồi thường và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Nội dung thương lượng cụ thể như sau:

NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ BỒI THƯỜNG

NỘI DUNG THƯƠNG LƯỢNG BỒI THƯỜNG

CÁC KHOẢN THƯƠNG LƯỢNG THÀNH

GHI CHÚ

STT

Các khoản chi phí đề nghị bồi thường thiệt hại

Số tiền

Những khoản chi phí có hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh

Những khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh

Căn cứ quy định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước

Căn cứ khác

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần:

Số tiền bồi thường chung cho thân nhân người bị thiệt hại (Khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN):

360 x mức tối thiểu = … (đồng) 360 x mức tối thiểu = …….. (đồng) 360 x mức tối thiểu = …….. (đồng)

II

Thiệt hại vật chất:

1

Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm:

– Tiền thuốc:

– Tiền viện phí:

– Tiền chi phí khác:

– Cộng

 

 

……… (đồng)

……… (đồng)

……… (đồng)

……… (đồng)

2

Chi phí mai táng:

– Tiền thuê xe:

– Tiền quan tài:

– Tiền hương nến:

– Tiền vải liệm:

– Chi phí khác:

 

……… (đồng)

……… (đồng)

……… (đồng)

……… (đồng)

……… (đồng)

3

Tiền cấp dưỡng:

– Tiền cấp dưỡng cho ông, bà, cha, mẹ:

– Tiền cấp dưỡng cho con đẻ, con nuôi:

– Tiền cấp dưỡng cho anh, chị, em:

– Cộng:

 

……… (đồng)

……… (đồng)

……… (đồng)

……… (đồng)

4

Thu nhập thực tế bị mất: ……… (đồng)

5

Thiệt hại do tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu:

5.1

5.2

5.3

Về tài sản:

– Tên tài sản:……………….

– Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản……..

– Tình trạng tài sản:………

– Giá trị tài sản khi mua:

– Giá trị tài sản khi bị xâm phạm

– Cơ quan ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản:…………….

– Mức yêu cầu bồi thường:

Về thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản:

Thiệt hại thực tế:

Chi phí bảo quản tài sản, ngăn chặn thiệt hại tài sản:

– Chi phí thực tế:

 

 

 

 

 

……… (đồng)

 

……… (đồng)

 

……… (đồng)

 

……… (đồng)

 

 

……… (đồng)

6

Thiệt hại khác:

– Khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đặt cọc:

– Khoản lãi tiền vay:

 

……… (đồng)

……… (đồng)

III

Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường
…….. (đồng)

* Nơi nhận tiền bồi thường (Kho bạc hoặc Cơ quan giải quyết bồi thường).

* Hình thức nhận tiền bồi thường (tiền mặt hoặc chuyển khoản):

1. Ý kiến của người yêu cầu bồi thường:…………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

2. Ý kiến của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại:……………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

3. Ý kiến của cơ quan có trách nhiệm bồi thường:……………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

Biên bản đã được đọc cho mọi người tham gia thương lượng cùng nghe. Chúng tôi thống nhất nội dung thương lượng thành ghi trong biên bản thương lượng này và cùng ký tên dưới đây:

 

 

Người yêu cầu bồi thường

(Ký và ghi rõ họ tên)

………….., ngày…………. tháng………. năm………….

Đại diện Cơ quan có trách nhiệm bồi thường

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 03a. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

CƠ QUAN BỒI THƯỜNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:……../QĐ-….

……….., ngày……….. tháng……… năm……..

 

QUYẾT ĐỊNH

(V/v giải quyết bồi thường đối với

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định/Bản án số…… ngày….. tháng….. năm…….. của………………….

Căn cứ Biên bản thương lượng ngày…. tháng…. năm……. giữa cơ quan…………. với Ông (Bà)…………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bồi thường thiệt hại cho Ông (Bà)………………………………………………….

Số chứng minh nhân dân…………. do Công an………… cấp ngày………………………

Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………….

Số tiền là:………………………………………………………………………………………………..

(bằng chữ:……………………………………………………………………………………………..).

Trong đó bao gồm:

– Bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần……………………………………… đồng

– Bồi thường thiệt hại do bị tổn hại về sức khỏe:………………………………….. đồng

– Bồi thường thu nhập thực tế bị mất (hoặc bị giảm sút):………………………. đồng

– Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:…………………………………….. đồng

– Bồi thường thiệt hại khác:………………………………………………………………. đồng

Điều 2. Quyết định trả lại tài sản là:……………………… đã bị tịch thu theo Quyết định số………. ngày….. tháng…. năm……. của Cơ quan………….. cho Ông (Bà)………..

(Trường hợp tài sản chưa bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng).

Điều 3. Ông (Bà)………………. nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 1 bằng tiền mặt (hoặc chuyển khoản) tại Cơ quan………… (hoặc Kho bạc Nhà nước………..).

Điều 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.

Điều 6. Ông (Bà)……………………………………..và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Cơ quan cấp trên trực tiếp (để b/c);
– Cơ quan quản lý NN về công tác bồi thường (để b/c);
– Ông (Bà)……………………….. (để th/h);
– Lưu:

Thủ trưởng Cơ quan

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 03b. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự (áp dụng cho trường hợp người bị thiệt hại chết).

CƠ QUAN BỒI THƯỜNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:……../QĐ-….

……….., ngày……….. tháng……… năm……..

 

QUYẾT ĐỊNH

(V/v giải quyết bồi thường đối với

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định/Bản án số…… ngày….. tháng….. năm……… của…………………

Căn cứ Biên bản thương lượng ngày…. tháng…. năm…… giữa cơ quan…………. với Ông (Bà)……………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bồi thường thiệt hại cho Ông (Bà)………………………………………………….

Số chứng minh nhân dân………………… do Công an…………… cấp ngày…………….

Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………….

Số tiền là:………………………………………………………………………………………………..

(bằng chữ:………………………………………………………………………………………………)

Trong đó bao gồm:

– Bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần chung cho thân nhân người bị thiệt hại theo Khoản 3 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:…………………………. đồng.

– Bồi thường chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại chết:……… đồng.

– Bồi thường chi phí mai táng:………………………………………………………….. đồng.

– Bồi thường chi phí cấp dưỡng:……………………………………………………….. đồng.

– Bồi thường thu nhập thực tế bị mất:………………………………………………… đồng.

– Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:……………………………………. đồng.

– Bồi thường thiệt hại khác:……………………………………………………………… đồng.

Điều 2. Quyết định trả lại tài sản là:…….. đã bị tịch thu theo Quyết định số……. ngày……… tháng……. năm…….. của Cơ quan…………………. cho Ông (Bà)………………

(Trường hợp tài sản chưa bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng).

Điều 3. Ông (Bà)………………. nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 1 bằng tiền mặt (hoặc chuyển khoản) tại Cơ quan………… (hoặc Kho bạc Nhà nước………..).

Điều 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.

Điều 6. Ông (Bà)……………………………………..và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Cơ quan cấp trên trực tiếp (để b/c);
– Cơ quan quản lý NN về công tác bồi thường (để b/c);
– Ông (Bà)………………… (để thực hiện);
– Lưu:

Thủ trưởng Cơ quan

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

 


[1] Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường

1 Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ DO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ CÔNG AN – BỘ TƯ PHÁP – BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT Ngày hiệu lực 17/12/2012
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày đăng công báo 14/11/2012
Lĩnh vực Tài chính công
Hình sự
Ngày ban hành 02/11/2012
Cơ quan ban hành Bộ công an
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ quốc phòng
Bộ tài chính
Bộ tư pháp
Tòa án nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản