THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 11/2006/TTLT-BYT-BTC HƯỚNG DẪN VIỆC KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ DỄ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ HOẠT ĐỘNG MẠI DÂM DO BỘ Y TẾ – BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
BỘ Y TẾ – |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2006/TTLT-BYT-BTC |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2006 |
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ Y TẾ – BỘ TÀI CHÍNH SỐ 11/2006/TTLT-BYT-BTC NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN VIỆC KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ DỄ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ HOẠT ĐỘNG MẠI DÂM
Căn cứ Điều 11 và Điều 27 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm;
Sau khi thoả thuận với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1915/LĐTBXH-PCTNXH ngày 07/6/2006, Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn việc khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm (sau đây gọi tắt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ) như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh của ngành y tế và trách nhiệm của người sử dụng lao động về khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi tắt là bệnh viện) có đủ các bác sĩ, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để khám sức khoẻ theo các chuyên khoa quy định tại Sổ khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động (sau đây gọi tắt là Sổ khám sức khoẻ) – Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có những nội dung hoạt động trong danh mục chỗ làm việc, công việc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 09/12/2004 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.
c) Người lao động là tiếp viên, nhân viên phục vụ, vũ nữ… (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 này.
II. TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHOẺ
1. Đối với Bệnh viện
a) Nguyên tắc chung:
– Các bệnh viện thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động, khi có yêu cầu của cơ sở kinh doanh dịch vụ.
– Việc khám và chứng nhận sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động theo nội dung trong Sổ khám sức khoẻ được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Các bệnh viện tổ chức khám sức khoẻ phải có trách nhiệm khám, điều trị cho người lao động mắc các bệnh quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này và được thu viện phí theo quy định hiện hành của Nhà nước; nếu vượt quá khả năng chuyên môn hoặc theo yêu cầu của người lao động, của người sử dụng lao động thì bệnh viện phải làm thủ tục chuyển viện cho người bệnh theo quy định hiện hành.
– Công tác thống kê, báo cáo, lưu trữ kết quả khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định về chuyên môn của ngành y tế và nằm trong chương trình kế hoạch hoạt động chuyên môn chung của bệnh viện.
b) Tổ chức khám sức khoẻ:
– Các bác sĩ khám sức khoẻ thuộc các chuyên khoa da liễu, truyền nhiễm, nội, phụ sản, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và một số chuyên khoa khác.
– Bác sĩ giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách chuyên môn của bệnh viện chịu trách nhiệm kết luận sức khoẻ.
c) Bệnh viện khám sức khoẻ có nhiệm vụ:
– Hoàn thành các thủ tục hành chính để khám sức khoẻ và viết phiếu hẹn trả kết quả.
– Khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng theo nội dung trong sổ khám sức khoẻ.
– Khám và làm các xét nghiệm khác theo yêu cầu của chuyên khoa.
– Căn cứ vào kết luận của bác sĩ các chuyên khoa, bác sĩ giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách chuyên môn của bệnh viện kết luận tình trạng sức khoẻ của người lao động, ký tên, đóng dấu bệnh viện và dấu chức danh.
– Trong thời hạn 7 ngày sau khi khám sức khoẻ cho người lao động, bệnh viện trả sổ khám sức khoẻ, các kết quả cận lâm sàng cho người sử dụng lao động của cơ sở kinh doanh dịch vụ.
– Trường hợp người lao động mắc phải một hoặc nhiều bệnh quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này thì giám đốc bệnh viện khám sức khoẻ phải thông báo cho người sử dụng lao động của cơ sở kinh doanh dịch vụ về tình trạng bệnh của người lao động đó; đồng thời thông báo bằng văn bản đến cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nơi cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng trụ sở chính để theo dõi, quản lý.
2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ
a) Tổ chức cho người lao động đi khám sức khoẻ định kỳ hàng quý với đủ 3 tháng cho 1 lần khám, theo quy định tại Thông tư này.
Trường hợp người lao động đã khám sức khoẻ định kỳ hàng quý mà trùng khớp với đợt khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì người sử dụng lao động chỉ tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động bổ sung những nội dung khám sức khoẻ mà người đó chưa khám theo quy định tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Liên hệ và ký hợp đồng với bệnh viện để tổ chức cho người lao động khám sức khoẻ định kỳ.
c) Trả phí khám sức khoẻ và các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng cho bệnh viện theo quy định của pháp luật.
d) Thông báo riêng đến từng người lao động về kết quả khám sức khoẻ của người đó.
e) Căn cứ kết luận về sức khoẻ của người lao động trong sổ khám sức khoẻ, nếu người lao động mắc một hoặc nhiều bệnh quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, thì người sử dụng lao động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải bố trí cho người lao động đi điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh và có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh của người đó; trường hợp không khỏi bệnh thì phải bố trí công việc khác cho phù hợp, ngoài chỗ làm việc và công việc theo quy định tại điểm b khoản 2 mục I của Thông tư này.
III. PHÍ KHÁM SỨC KHOẺ VÀ CÁC CHI PHÍ XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
1. Mức thu phí khám sức khoẻ và các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng: Theo chế độ thu viện phí hiện hành.
2. Đối với bệnh viện: Phí khám sức khoẻ và các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng là nguồn thu viện phí của bệnh viện, được sử dụng và quản lý theo đúng quy định của Nhà nước về viện phí.
3. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ có người lao động khám sức khoẻ: Phí khám sức khoẻ và các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng được hạch toán vào chi phí dịch vụ.
4. Chi phí điều trị cho người lao động thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm y tế hoặc người lao động tự thanh toán theo chế độ thu viện phí hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan phổ biến Thông tư này đến các bệnh viện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện Thông tư; bảo đảm việc khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động và có biện pháp quản lý người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ mắc các bệnh quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các bệnh viện trong phạm vi quản lý thực hiện khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp và tổ chức thực hiện quản lý người lao động thông qua việc ký kết hợp đồng lao động và kết quả kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng quý của người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về lao động và việc làm.
3. Các bệnh viện khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu nội dung khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động tại Thông tư này và các quy định liên quan của ngành y tế; chuẩn bị sổ khám sức khoẻ cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
4. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức việc khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động theo quy định; bảo quản, bảo mật sổ khám sức khoẻ, báo cáo các cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Trường hợp người lao động không làm việc tại cơ sở thì chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ bàn giao sổ khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động quản lý.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước trái với Thông tư này bị bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Nguyễn Thị Xuyên |
|
Phụ lục số 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2006/TTLT-BYT-BTC ngày 30 tháng 10 năm 2006
Họ và tên (viết chữ in hoa): … … … … … … … … … … … … … …
Năm … … …
|
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2006/TTLT-BYT-BTC ngày 30 tháng 10 năm 2006
Họ và tên (viết chữ in hoa): … … … … … … … … … … … … … … … Giới: Nam □ Nữ □ Sinh ngày: …… tháng … … năm ………… Số CMDN: … … … … … cấp ngày ……./……./……tại … … … … … Địa chỉ thường trú: … … … … … … … … … … … … … ……………… Địa chỉ hiện tại: … … … … … … … … … … … … … …………… ……
Năm … … …
|
NỘI DUNG KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ
Họ và tên (viết chữ in hoa): … … … … … … … … … … … … … … … … … Công việc cụ thể: … … … … … … … … … … … … … … … … … … …… Địa chỉ hiện tại: … … … … … … … … … … … … … … … … … … ……… Làm việc tại cơ sở: … … … … … … … … … … … … … … … … … … …… Địa chỉ cơ sở: … … … … … … … … … … … … … … … … … … ……… … I. TIỀN SỬ BỆNH: … … … … … … … … … … … … … … … … … … … II. KHÁM LÂM SÀNG: 1. Toàn thân: Mạch: ….. lần/phút; Nhiệt độ: ….. oC; Cao ….. cm Huyết áp: …../….. mmHg; Nhịp thở: ….. lần/phút; Cân nặng: ….. kg Họ tên người khám: … … … … … … … … … … Ký tên: 2. Nội tổng hợp: … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Họ tên người khám: … … … … … … … … … … Ký tên: 3. Da liễu: … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Họ tên người khám: … … … … … … … … … … Ký tên: 4. Sản phụ khoa: … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Họ tên người khám: … … … … … … … … … …Ký tên: 5. Truyền nhiễm: … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Họ tên người khám: … … … … … … … … … …Ký tên: 6. Khám chuyên khoa khác: … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Họ tên người khám: ………………………………Ký tên:
|
III. CẬN LÂM SÀNG:
1. Xét nghiệm máu: Viêm gan B: … … … Viêm gan C … … … … … Giang mai: RPR: … … … … … … … … PHA: … … … … … … … … Họ tên người XN … … … … … … … … … … … Ký tên: 2. Xét nghiệm nước tiểu: – Amphetamin: … … … … … … … … Morphin: … … … … … … … – Khác: … … … … … Họ tên người XN: … … … … … … … … … … Ký tên: 3. Chẩn đoán hình ảnh: X quang tim, phổi: … … … … …… … … … …… … … … … … … … Họ tên người đọc phim: … … … … … … … … Ký tên: 4. Các xét nghiệm khác (nếu có): … … … … …… … … … … … … … Soi tươi tìm VK lậu: … … … … …… … … … …… … … … … … … … Họ tên người XN: … … … … … … … … … … Ký tên: – … … … … …… … … … …… … … … …… … … … …… … … … Họ tên người XN: … … … … … … … … … … Ký tên: IV. KẾT LUẬN: 1. (có mắc một trong các bệnh quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số …/2006/TTLT-BYT-BTC, ngày … tháng … năm 2006 hay không?, ghi rõ tên bệnh) … … … … … … …… … … … … … … … …… …… … … … … … …… …… … … … … … …… … … … … … … …… …… … … … … … …… …… … … … … … …… 2. Yêu cầu của Hội đồng khám sức khoẻ: … … … … … … …… ……… … … … … … …… …… … … … … … …… …… … … … … … … … … … … … …… …… … … … … … …… …… … … … … … …… Ngày …… tháng …… năm …… GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Phụ lục số 1
1. Bìa sổ khám sức khoẻ giấy cứng, màu hồng nhạt, chữ đen.
2. Sổ đóng 32 trang (trừ bìa), khổ giấy A5 (do giấy A4 gấp lại), giấy trắng, sử dụng 2 mặt, để đủ khám cho 3 – 4 năm.
3. Ảnh dán trang đầu của sổ, có đóng dấu giáp lai của bệnh viện khám sức khoẻ lần đầu.
4. Các trang có đóng dấu giáp lai của bệnh viện khám sức khoẻ.
Phụ lục số 2
DANH MỤC
CÁC BỆNH KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG MẮC, PHẢI ĐI ĐIỀU TRỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch Bộ Y tế – Bộ Tài chính số 11/2006/TTLT-BYT-BTC ngày 30 tháng 10 năm 2006)
1. Nhiễm HIV/AIDS;
2. Nhiễm viêm gan virus B, C;
3. Nghiện ma tuý;
4. Bệnh lao phổi (đang tiến triển hoặc chưa chữa khỏi);
5. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và bệnh ngoài da:
a) Bệnh lậu;
b) Sùi mào gà;
c) Hepes đường sinh dục;
d) Bệnh giang mai;
e) Bệnh hạ cam
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 11/2006/TTLT-BYT-BTC HƯỚNG DẪN VIỆC KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ DỄ BỊ LỢI DỤNG ĐỂ HOẠT ĐỘNG MẠI DÂM DO BỘ Y TẾ – BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 11/2006/TTLT-BYT-BTC | Ngày hiệu lực | 14/11/2006 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch | Ngày đăng công báo | 25/11/2006 |
Lĩnh vực |
Lao động - tiền lương Thể thao Y tế |
Ngày ban hành | 30/10/2006 |
Cơ quan ban hành |
Bộ tài chính Bộ y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |