THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ Y TẾ DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ – BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 10/03/2015

BỘ Y TẾ – BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ Y TẾ

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở nghiên cứu y, dược; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo cán bộ y – dược; cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, kiểm định thuốc (sau đây gọi tắt là cơ sở y tế).

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Bảo đảm tính chủ động, kịp thời và hiệu quả trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.

2. Thực hiện phối hợp đồng cấp trên nguyên tắc đồng thuận, không chồng chéo và bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên.

Điều 4. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế

1. Nội dung:

a) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế;

b) Xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.

2. Trách nhiệm:

a) Bộ Y tế chủ trì tổ chức thực hiện nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.

Điều 5. Kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế

1. Nội dung:

a) Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế;

b) Tổng hợp Kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tổ chức kiểm tra việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ;

d) Báo cáo tình hình thực hiện kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ theo quy định.

2. Trách nhiệm:

a) Bộ Y tế:

– Chủ trì xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Định kỳ báo cáo tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ theo quy định.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

– Chủ trì tổng hợp Kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý;

– Thông báo việc phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế cho Bộ Y tế;

– Tổ chức kiểm tra việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường của Bộ Y tế.

c) Sở Y tế:

– Chủ trì xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế thuộc Sở Y tế quản lý gửi Sở Tài nguyên và Môi trường;

– Định kỳ báo cáo tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ theo quy định.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường:

– Chủ trì tổng hợp Kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế thuộc Sở Y tế quản lý;

– Thông báo việc phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế cho Sở Y tế;

– Tổ chức kiểm tra việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường của Sở Y tế.

Điều 6. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế

1. Nội dung:

a) Xây dựng Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế;

b) Thực hiện việc thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Trách nhiệm:

a) Bộ Y tế:

– Xây dựng Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện Kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt;

– Góp ý Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì;

– Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

– Xây dựng Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì và xin ý kiến của Bộ Y tế;

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức thực hiện Kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt;

– Góp ý Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế do Bộ Y tế chủ trì;

– Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra do Bộ Y tế chủ trì.

c) Sở Y tế:

– Xây dựng Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế và xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường;

– Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện Kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt;

– Góp ý Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì;

– Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường:

– Xây dựng Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì và xin ý kiến của Sở Y tế;

– Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện Kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt;

– Góp ý Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế;

– Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra do Sở Y tế chủ trì.

đ) Kế hoạch thanh tra các cơ sở y tế của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải được thông báo cho cơ quan quản lý y tế và cơ quan quản lý môi trường địa phương để phối hợp tham gia thực hiện.

Điều 7. Xử lý các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1. Nội dung:

a) Xây dựng các giải pháp quản lý nhằm hạn chế phát sinh các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới;

b) Rà soát phát hiện cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

c) Kiểm tra tiến độ thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Hướng dẫn các cơ sở y tế đã hoàn thành việc xử lý ô nhiễm triệt để làm thủ tục xác nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường và đưa ra khỏi danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2. Trách nhiệm:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 8. Phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế

1. Nội dung:

a) Xây dựng nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế;

b) Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.

2. Trách nhiệm:

a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.

Điều 9. Trao đổi thông tin và đào tạo, bồi dưỡng

1. Nội dung:

a) Trao đổi thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế; thông tin về công nghệ xử lý chất thải y tế phù hợp được khuyến cáo áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới;

b) Xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.

2. Trách nhiệm:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế thực hiện các nội dung quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này; thông báo cho Bộ Y tế Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm về bảo vệ môi trường để Bộ Y tế cử người tham dự;

b) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này;

c) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện các nội dung quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này; thông báo cho Sở Y tế Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ môi trường hằng năm để Sở Y tế cử người tham dự;

d) Sở Y tế tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Điều 10. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế

1Nội dung:

a) Xây dựng, đề xuất dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường có hạng mục liên quan đến ngành Y tế;

b) Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường có hạng mục liên quan đến ngành Y tế;

c) Trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tập quốc tế về lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế.

2. Trách nhiệm:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng đề xuất dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường có hạng mục liên quan đến ngành Y tế; hằng năm gửi Bộ Y tế danh mục các đề xuất dự án vận động xin tài trợ quốc tế về bảo vệ môi trường để hai bên phối hợp lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường có hạng mục liên quan đến ngành Y tế;

b) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường có hạng mục liên quan đến ngành Y tế.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế:

a) Giao Cục Quản lý môi trường y tế làm đầu mối tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp trong Thông tư này;

b) Hằng năm chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung trong Thông tư này;

c) Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế, kết quả thực hiện các nội dung trong Thông tư này.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Giao Tổng cục Môi trường làm đầu mối tổ chức thực hiện các nội dung trong Thông tư này;

b) Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết và báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các nội dung trong Thông tư này.

3. Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện các nội dung trong Thông tư này. Định kỳ hằng năm, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả thực hiện các nội dung trong Thông tư này và công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế tại địa phương, báo cáo Bộ Y tế.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư Liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2015.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Môi trường) để nghiên cứu, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG

Bùi Cách Tuyến

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư TW Đảng;
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Cổng TTĐT Bộ Y tế, Bộ TN&MT;
– Các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ TN&MT;
– Lưu: Bộ Y tế (VT, PC, QLMTYT); Bộ TN&MT (VT, PC, TCMT).

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ Y TẾ DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ – BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT Ngày hiệu lực 10/03/2015
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày đăng công báo 19/01/2015
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Y tế
Ngày ban hành 22/12/2014
Cơ quan ban hành Bộ y tế
Bộ tài nguyên và môi trường
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản