TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 426:2000 VỀ QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG THUỐC LÁ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 03/01/2001

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 426 :2000

TÊN TIÊU CHUẨN: QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG THUỐC LÁ

KÝ HIỆU: 10 TCN 426 – 2000

Cơ quan biên soạn: Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá

Cơ quan đề nghị ban hành: Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ quan xét duyệt, ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định ban hành: 139/2000/QĐ/BNN-KHCN ngày 19/12/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 426-2000

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG THUỐC LÁ

THE TESTING PROCEDURES OF TOBACCO VARIETIES

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp chủ yếu khảo nghiệm Quốc gia các giống thuốc lá được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2. Các tổ chức, cá nhân có giống thuốc lá khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/CP ngày 5/02/1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/NN/KNKL/TT ngày 01/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Các bước khảo nghiệm.

2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản:

Cần được tiến hành 2-3 vụ và được khảo nghiệm ở 2-3 vùng sinh thái khác nhau, trong đó ít nhất có 2 vụ chính của vùng khảo nghiệm.

2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất:

Cần được tiến hành 2 vụ chính đối với giống thuốc lá có triển vọng và đã được khảo nghiệm cơ bản ít nhất là một vụ. Khảo nghiệm sản xuất cũng được tiến hành ở 2 – 3 vùng sinh thái khác nhau.

2.2. Bố trí thí nghiệm:

2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:

– Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, được nhắc lại ít nhất là 3 lần, có dải bảo vệ xung quanh.

+ Kích thước ô thí nghiệm: 30 – 50m2 .

+ Khoảng cách rãnh giữa các luống là 40cm.

– Giống đối chứng là giống đã được công nhận giống Quốc gia, hoặc giống được gieo trồng phổ biến ở địa phuơng.

2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:

– Diện tích: Mỗi giống ít nhất là 1000 m2, không cần nhắc lại.

– Giống đối chứng: Như giống trong khảo nghiệm cơ bản.

2.2.3. Chất lượng giống khảo nghiệm:

Loại giống

Khảo nghiệm cơ bản

Khảo nghiệm sản xuất

 

Giống khảo nghiệm

Giống đối chứng

Giống khảo nghiệm

Giống đối chứng

Giống thuần Giống tác giả Giống nguyên chủng hoặc tương đương nguyên chủng Giống tác giả Giống xác nhận
Giống lai Hạt lai Giống nguyên chủng, tương đương nguyên chủng hoặc hạt lai Hạt lai Giống xác nhận hoặc hạt lai

2.3. Quy trình kỹ thuật:

2.3.1. Thời vụ:

Thời gian gieo hạt và trồng cây thuốc lá theo khung thời vụ tốt nhất của địa phương nơi khảo nghiệm.

2.3.2. Đất khảo nghiệm và kỹ thuật làm đất.

– Đất có thành phần cơ giới nhẹ, pHKCl = 5,8 – 7.

– Đất phải đại diện cho vùng được khảo nghiệm, đất thoát nước tốt, không bị ngập nước khi mưa.

– Đất có độ phì đồng đều, bằng phẳng và đủ kích thước để bố trí thí nghiệm.

– Đất vụ trước không được trồng cây họ cà, dưa chuột.

– Đất được cày lần 1 trước khi trồng từ 3-4 tuần với độ sâu 25-30cm. Cày lần 2 trước khi trồng một tuần, bừa kỹ, nhặt cỏ, san phẳng ruộng, kết hợp bón vôi khi pHKCl < 5,8

– Lên luống cao 25 – 30cm, mặt luống rộng từ 30 – 35cm, đào hốc có đường kính từ 15 – 20cm, sâu 10 – 12cm.

2.3.3. Mật độ, khoảng cách:

– Mật độ : 17.000-18.000 cây/ha.

– Khoảng cách:

+ Hàng cách hàng 1,0 – 1,1.

+ Cây cách cây: 0,55m.

2.3.4. Phân bón:

– Lượng phân bón cho 1 ha: 60 – 80 kg N, 90 – 140kg P2O5, 120 – 250 kg K2O và bón 500 – 1000 kg vôi nếu pHKCl đất < 5,8.

– Dạng phân thương phẩm dùng bón cho thuốc lá là các dạng phân không chứa gốc Clo, nên dùng các dạng phân như sau:NH4NO3, Supe lân, K2SO4…Bón bổ sung một số phân trung lượng và vi lượng như : Bo, Mg, Cu, Zn. Nếu cây có triệu chứng thiêu Bo, bón bổ sung Bo dạng Borax với lượng 2kg cho 1 ha.

– Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân lân trước hoặc ngay khi trồng. Nếu sử dụng phân lân khó tiêu, bón vào lúc cày đất.

+ Bón thúc lần 1: Bón 1/3 lượng phân đạm cùng 1/3 lượng phân kali sau khi trồng từ 7-10 ngày.

+ Bón thúc lần 2: Bón 2/3 lượng phân đạm cùng 2/3 lượng phân kali còn lại sau khi trồng từ 25-30 ngày.

2.3.5. Chăm sóc:

– Vườn ươm: áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật hợp lý để có cây con tốt, cứng cây, sạch sâu bệnh và đủ lượng cây để trồng. (Phụ lục 1: kỹ thuật làm vườn ươm).

– Ruộng trồng:

+ Trồng cây khi đất đủ ẩm (độ ẩm lúc trồng đảm bảo từ 75 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng). Nếu đất thiếu ẩm phải tưới 2 lít nước cho 1 hốc trước khi trồng. Sau khi trồng 2 – 3 ngày cần tưới nước vào hốc cho cây. Sau trồng từ 20 – 21 ngày có thể tưới rãnh, tưới ngập 2/3 rãnh và rút nước ngay. Sau đó tưới định kỳ 6-7 ngày một lần cho đến khi lá giữa chuyển sang giai đoạn chín mới giảm dần lượng nước tưới (việc tưới nước phụ thuộc vào độ ẩm đất).

+ Các lần bón phân kết hợp làm cỏ, xới xáo. Vun cao luống vào lần bón thúc thứ hai.

2.3.6. Ngắt ngọn, triệt chồi:

– Ngắt ngọn khi cây bắt đầu nở hoa, để lại mỗi cây từ 18 – 22 lá thu hoạch.

– Triệt chồi nách triệt để bằng tay hoặc bằng thuốc diệt chồi. Nếu dùng Accotab, pha 8 – 12cc thuốc trong 1 lít nước, dùng 15 – 20cc cho mỗi cây và dùng 4 – 6 lít thuốc cho 1 ha.

2.3.7. Phòng trừ sâu bệnh:

Chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng cần phải phòng trừ và theo hướng dẫn chung của Ngành bảo vệ thực vật.

2.3.8. Thu hoạch:

– Thu hoạch lần đầu khi lá đạt độ chín kỹ thuật (khoảng 50 – 60 ngày sau khi trồng).

– Lá chín kỹ thuật: Khi lá chuyển từ màu xanh sang ửng vàng hoặc vàng, mặt lá bóng mịn, gân lá từ màu xanh chuyển sang màu trắng sữa, góc đóng lá so với thân chính lớn hơn 90o, tiến hành thu hoạch lá. Thu lá vào buối sáng hoặc lúc trời mát, lá thu hoạch xong để vào bóng mát, tránh chất đống và để ngoài nắng.

2.3.9. Sấy lá thuốc.

– Phân loại lá theo độ chín, ghim lá vào sào và đưa vào lò sấy. Sấy lá thuốc theo đúng quy trình kỹ thuật do Tổng công ty thuốc lá Việt Nam ban hành.

3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.

3.1. Khảo nghiệm cơ bản:

3.1.1. Đặc điểm về hình thái.

– Dạng cây

– Dạng lá.

– Màu sắc lá, mặt lá, tai lá.

– Dạng hoa, màu sắc hoa.

– Độ thuần của giống (tỷ lệ cây khác dạng)

( Theo quy định về các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm đồng ruộng với cây thuốc lá của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam ban hành tháng 11/1999).

3.1.2. Sinh trưởng và phát triển.

– Tốc độ ra lá (lá/ngày)

– Tốc độ phát triển chiều cao cây (cm/ngày)

– Thời gian từ trồng đến 10% cây ra nụ (ngày)

– Thời gian từ trồng đến 90% cây ra nụ (ngày)

– Thời gian từ trồng đến thu hoạch lá đầu tiên (ngày)

ư- Thời gian từ trồng đến lần thu hoạch lá cuối cùng (ngày)

– Chiều cao cây (cm)

– Chiều cao cây ngắt ngọn (cm)

– Đường kính thân cách gốc 20cm (cm)

– Tổng số lá trên cây (lá)

– Số lá kinh tế trên cây (lá)

– Độ dài lóng (cm).

(Theo quy định về các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm đồng ruộng với cây thuốc lá của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam ban hành tháng 11/1999).

3.1.3. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại.

Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính sau:

– Sâu: Sâu xanh (Helicoverpa assulta), sâu khoang (Spodeptera litura).

– Bệnh khảm (Tobacco mosaic virus).

– Bệnh xoăn lá (Tobacco leaf curl virus).

– Bệnh héo rũ vi khuẩn (Ralstonia solanacearum).

– Phương pháp tính tỷ lệ bệnh, cấp bệnh theo phụ lục 2.

3.1.4. Khả năng thích ứng với các điều kiện bất lợi.

– Ra hoa: Sớm, trung bình, muộn (trong điều kiện tự nhiên)

+ Ra hoa sớm: 10% số cây ra hoa trước 55 ngày sau khi trồng.

+ Ra hoa trung bình: 10% số cây ra hoa từ 55 – 70 ngày sau khi trồng.

+ Ra hoa muộn: 10% số cây ra hoa sau 70 ngày sau khi trồng.

– Chống đổ: Tốt, khá, trung bình, kém.

+ Tốt: Tất cả các cây không bị đổ.

+ Khá:³ 50% số cây bị nghiêng nhẹ.

+ Trung bình: ³ 70% số cây bị nghiêng 30o so với chiều thẳng đứng .

+ Kém: ³ 70 % số cây bị nghiêng 45o so với chiều thẳng đứng.

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.

– Số cây thực thu trên ô (cây)

– Số lá kinh tế trên cây (lá).

– Khối lượng trung bình lá (g)

– Khối lượng lá tươi, khô mỗi ô (kg)

– Năng suất (tạ/ha).

– Tỷ lệ khối lượngtươi/khô của lá.

3.1.6. Chất lượng thuốc lá.

– Cấp loại lá thuốc sấy theo vị bộ (%) (xem phụ lục 3)

– Tỷ lệ gân cuộng/lá (%)

– Thành phần hoá học chính: Hàm lượng (%) nicotin, protêin, đạm tổng số, glixit hoà tan, Clo (phân tích lá trung châu cấp II)

– Điểm bình hút cảm quan (xem phụ lục 4)

3.2. Khảo nghiệm sản xuất.

Khảo nghiệm sản xuất theo dõi các chỉ tiêu sau:

– Thời gian từ trồng đến thu hoạch lần đầu, lần cuối (ngày).

– Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, phát triển của giống, thời gian từ trồng đến ra nụ 10%, 90%, số lá kinh tế trên cây, kích thước trung bình lá, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.

– Năng suất: Cân khối lượng thực thu trên diện tích khảo nghiệm, từ đó quy ra năng suất tạ/ha.

– Chất lượng thông qua phân cấp lá sấy, phân tích thành phần hoá học và bình hút cảm quan.

– ý kiến người sản xuất thử và người sử dụng đối với giống mới được khảo nghiệm.

4. Báo cáo và công bố kết quả khảo nghiệm.

– Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm gửi về Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá (Phụ lục 5 & 6) để tổng hợp, trình lên Hội đồng khoa học của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương. Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá và Hội đồng khoa học Tổng công ty thuốc lá Việt Nam tổng hợp các vụ khảo nghiệm để báo cáo trước Hội đồng KHCN Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đề nghị khu vực hoá hoặc công nhận giống Quốc gia giống thuốc lá mới.

– Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giảm sát trong quá trình khảo nghiệm và có ý kiến tư vấn cho Hội đồng khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn .

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 426:2000 VỀ QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG THUỐC LÁ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN426:2000 Ngày hiệu lực 03/01/2001
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 28/02/2001
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 19/12/2000
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản