TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 442:2001 VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU BẮP CẢI AN TOÀN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 19/12/2001

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 442:2001

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU CẢI BẮP AN TOÀN
The technical procedure of safe cabbage production
(Ban hành theo quyết định số: 116/QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 04 tháng 12 năm 2001).

Cải bắp (Brassica oleraceae var. capitata) là cây rau có nguồn gốc ôn đới, loại cây chủ lực trong họ thập tự trồng trong vụ đông xuân ở Việt Nam. Cải bắp là loại rau có  hàm lượng Vitamin A, Vitamin C cao, sử dụng  đa dạng, dễ trồng, chịu thâm canh.

1.Phạm vi  áp dụng:

– Qui trình sản xuất  rau cải bắp  an toàn áp dụng cho các giống cải bắp, ở tất cả thời vụ, tại  các vùng sản xuất  rau trong cả nước.

– Qui trình này nêu phương pháp cơ bản về kỹ thuật sản xuất rau cải bắp thương phẩm an toàn.

2. Qui định chung:

2.1. Qui trình sản xuất  rau cải bắp  an toàn, được thực hiện ở các cơ sở sản xuất, có cơ sở vật chất và cán bộ kỹ thuật đáp ứng những tiêu chuẩn rau an toàn, theo qui định tại Quyết định số 867/1998/ QĐ -BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế ngày 4/4/1998 về Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm và Quyết định số 67/1998/QĐ- BNN- KHCN ngày 28 tháng 4 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều kiện sản xuất rau an toàn:

– Chọn đất  không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của  chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác.

– Nguồn nước tưới là nước sạch: Nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm  hoặc nước giếng khoan sạch.

– Không sử dụng phân chuồng tươi hoặc nước phân tươi để bón hoặc tưới.

– Thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật.

2.2. Rau cải bắp an toàn là rau sạch, tươi, không có vết sâu, bệnh, không có bụi bẩn tạp chất, thu đúng độ chín  khi đạt chất lượng cao nhất.

2.3. Hàm lượng Nitrat nhỏ hơn hoặc bằng 500 mg/kg sản phẩm tươi. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại dưới ngưỡng cho phép theo quy định tại phụ lục 1, 2, 3 (kèm theo ).

– Khối lượng bắp đạt từ 1-2,5 kg, tuỳ theo giống.

3. Qui trình sản xuất:

3.1 Thời vụ :

Các tỉnh phía Bắc có 3 thời vụ

– Vụ sớm : Gieo vào tháng 7, trồng tháng 8, thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 11, các giống nhập nội KK-Cross và một số giống của Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Nhật. Các giống này có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày từ khi gieo đến thu hoạch.   

– Vụ chính : Gieo tháng 8, trồng tháng 9 thu hoạch vào tháng 12, tháng 1, thường dùng giống NS Cross  cho vụ chính. 

– Vụ muộn:  Gieo tháng mười một, trồng tháng mười hai, để thu hoạch vào tháng 2, tháng 3 năm sau, dùng giống NS Cross  cho vụ muộn, giống này có thời gian sinh trưởng 120 -130 ngày từ lúc gieo hạt đến thu hoạch.

Thời vụ của các tỉnh phía Nam ( Đồng Bằng Sông Cửu Long) gieo vào tháng 10 trồng tháng 11, thu hoạch tháng 2, tháng 3 năm sau, chủ yếu dùng các giống ngắn ngày của Nhật (KK- Cross), của Đài Loan (Summer), các giống của công ty Chia Tai (Thái Lan) hoặc giống KY Cross chín trung bình có khả năng chịu nhiệt cao

3.2. Vườn ươm và yêu cầu kỹ thuật:

+ Đất vườn ươm:  chọn đất thịt nhẹ, cao, dễ thoát nước.

+ Làm đất: dọn sạch cỏ dại, cày 2 lượt sâu 12-15 cm , phơi khô, phay nhỏ, luống cao 25 cm , mặt luống rộng 0,8-1m theo hình mui luyện, lèn nhẹ đất mặt luống, lèn chặt đất xung quanh mép luống. Rãnh luống rộng 25 cm , đáy rãnh phẳng và dốc đều về hướng thoát nước.

+ Bón lót phân: Mỗi ha bón từ 20-25 tấn phân chuồng mục và 10 -15 kg phân lân super, phân rải đều khắp mặt luống, dùng cào đảo đều trộn lẫn phân với đất. Vét đất ở rãnh lấp phủ lên mặt luống một lớp đất dày 1,5-2 cm .

+ Lượng hạt giống: hạt giống có tỷ lệ nảy mầm hơn 85% gieo 0,28- 0,30 kg hạt và thu được 3-4 vạn cây đủ trồng cho 1 ha, nếu tỷ lệ nảy mầm thấp thì lượng hạt có thể gieo đến 0,35-0,40 kg hạt giống cho 1 ha

+ Gieo hạt: Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống(khi gieo trộn hạt với đất bột). Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt. Dùng trấu  phủ kín mặt luống, dùng thùng có sen tưới nước đủ ẩm. Phun thuốc Sherpa 0,1% lên mặt luống phòng kiến tha hạt, hoặc rắc hạt Basudin xung quanh luống.

+ Chăm sóc:  làm giàn che  cao 0,5 m, lợp bằng phên hay cót, vòm phải chắc chắn tránh đổ khi giông bão. Chỉ che mặt luống khi mưa to.

+ Tưới nước: Sau khi gieo hạt phải tưới nước liên tục 3-5 ngày đầu, 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Khi hạt đã nảy mầm ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cách một ngày tưới một lần. Trước khi nhổ cây đem trồng, ngừng tưới nước 3-4 ngày để luyện cây con. Trước khi nhổ cây trồng phải tưới nước trước 4-5 giờ để khi nhổ cây không bị đứt rễ.

+ Bón phân thúc: Sau khi cây có 2 lá thật dùng phân chuồng ủ mục ngâm nước pha loãng tưới cho cây con (lượng phân1,5-2,0 tấn/ha).

+ Tỉa cây: Khi cây có 1 lá thật thì tỉa lần 1 chỗ cây quá dày. Khi cây có 3 lá thật tỉa lần 2 để khoảng cách cây x cây 5-6 cm.

+ Trồng khi cây con 25 -30 ngày,  cây có 5-6 lá thật

+ Bảo vệ thực vật: Gieo thời vụ  sớm chú ý phun phòng sâu khoang (Crocidodomia binotalit Zeller), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), rệp (Brevicoryne Brasica ), bằng Sherpa 25 EC. Thời vụ chính, muộn, phòng bọ nhảy (Phyllotreta striolata ), sâu tơ (Plutella xylostella) phun Suprathion và Pegasus 500 DD nồng độ. Nếu xuất hiện bệnh Sương mai

(Peronospora parasitica) phun bằng Ridomil MZ 72WP. Nồng độ thuốc theo hướng dẫn trên bao bì.

 3.3. Làm đất, trồng, chăm sóc bắp cải:

3.3.1- Yêu cầu đất trồng: Đất tơi nhỏ, sạch cỏ, luống rộng 1,2-1,5m cả rãnh cao từ 15-20cm. Mặt luống mui luyện để thoát nước vào vụ sớm. Vụ chính và vụ muộn làm luống phẳng.

3.3.2 – Mật độ trồng : Cây trồng hai hàng kiểu nanh sấu theo kích thước sau:

– Vụ sớm: 60 x 40 cm ( 33.000 đến 35.000 cây / ha).

– Vụ chính và vụ muộn: 60 x 50 cm ( 27.000 đến 30.000 cây / ha).

3.3.3- Lượng phân và cách bón:

– Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Rạch hai hàng trên mặt luống bón phân, sau đó lấp đất hoặc bón theo hốc trồng cây.

– Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, sau trồng 7-10 ngày bón 70 kg urea và 60 kg Kali Sunfat hoà tưới vào gốc kết hợp xới vun làm cỏ vét rãnh.

– Bón thúc lần  2: Thời kỳ  trải lá bàng sau trồng 20 –25 ngày bón 150 kg urea và 80 kg Kali sunfat, bón cách gốc 20 cm kết hợp xới xáo  làm cỏ lấp phân.

  Phân bón.

Loại phân

Tổng số

     Bón

lót

Bón thúc lần 1

Bón thúc lần 2

Bón thúc

lần 3

60

80

Phân chuồng mục (T/ha)

Phân super lân (kg/ha)

Phân kali (kg/ha)

Đạm urea (kg/ha)

20 -25

350-400

200

300

20-25

350-400

60

70

80

150

 

– Bón thúc lần 3: Thời kỳ cuốn bắp sau trồng 30-35 ngày bón nốt lượng phân còn lại, có thể bón vào gốc hoặc hoà tưới tuỳ theo điều kiện đất. 

Chú ý: Những giống cải bắp ngắn ngày trồng vụ sớm chỉ bón thúc 3 lần, những giống dài ngày trồng vụ chính và vụ muộn bón thúc lần thứ 4 với 50 kg đạm urea và 20 kg Kali sunfat cho 1 ha. Trước khi thu hoạch 30 ngày ngừng bón phân đạm.

3.3.4- Tưới nước: Sau khi trồng tưới đủ ẩm vào buổi sáng và chiều mát cho đến khi hồi xanh. Sau khi vun, bón thúc đợt 1 và 2, tưới rãnh cho nước ngấm 2/3 rãnh, sau đó tháo hết nước.

3.3.5. Bảo vệ thực vật:

– Thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), phun phòng sâu hại bằng Sherpa trước khi trồng từ 2-3 ngày. Có thể trồng xen với cà chua để giảm  mật độ sâu tơ .

– Trước khi trồng cây phải vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất sớm để diệt nguồn sâu non và nhộng của các loại sâu khoang,  sâu xám, sâu xanh. Luân canh với lúa nước: 2 vụ lúa và 1 vụ rau, nếu ở vùng chuyên canh rau nên luân canh với cây họ đậu, họ cà và họ bầu bí để tránh bệnh sương mai và thối nhũn . Trước khi trồng cây xử lý đất bằng thuốc hạt Basudin  liều lượng 25 Kg/ha. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu xám (Agrotis ipsiton Hufnagel) giết các ổ trứng sâu khoang, sâu xanh.

– Sau khi trồng 10-15 ngày phun 1-2 lần thuốc BT, Sherpa 25 EC, phun kỹ đều mặt trên mặt dưới của lá . Nếu có nhiều sâu tơ và rệp phun dung dịch Pegasus 500 DD,  giữa các lần phun nên đổi thuốc tránh sự quen thuốc của sâu. Khi xuất hiện  các bệnh sương mai, thối nhũn (Erwinia caratovora) nhổ bỏ cây bị bệnh, vệ sinh đồng ruộng tránh lây lan. Ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 20 ngày.

3.4. Thu hoạch và bảo quản:

Khi bắp cuốn chắc khối lượng trung bình 1- 2,5 kg, tuỳ theo giống, đủ độ tuổi sinh trưởng thì thu hoạch, loại bỏ lá  già, lá ngoài, lá giập nát.

Bảo quản: Cải bắp bảo quản nhiệt độ 0-20C, với độ ẩm 92-95% trong thời gian 4-8 ngày.

4. Bao bì và đóng gói :

Thường dùng bao bì bằng màng co hoặc túi Polyêtylen có đục lỗ để đựng.  Trước khi đóng gói: Phân cấp bắp, đóng theo cái. Trên bao bì phải có  nhãn hàng hoá.  Việc ghi nhãn theo  quy định tại Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn mác hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 15/2000/TT/BYT ngày 30/6/2000 của Bộ Y Tế hướng dẫn  ghi nhãn hàng hoá thực phẩm.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 442-2001

Phụ lục 1: Mức dư lượng tối đa cho phép của một số thuốc BVTV *

trên rau cải bắp

STT

Code (CAC)

Thuốc bảo vệ thực vật

ADI (mg)

Giới hạn tồn dư tối đa (mg/kg)

Tên thông dụng

Tên hoá học

        1

8

Cartap S,S(2-dimethyl amino trimethylene bisthiocarbamate)

0,2

        2

12

Chlorothalonil Tetrachloro isophthalonitrile

0,03

1

        3

17

Chlorpyrifos 0, 0 – diethyl 0 – 3, 5, 6 -trichloro – 2 -pyridyl phosphorothioate

0,01

0,05

        4

37

Fenitrothion 0, 0 – dimethyl 0 – 4 – nitro – m – totyl phosphorothioate

0,005

0,5

        5

119

Fenvalerate (RS) – ( – cyano – 3 -phenoxybenzyl (RS) – 2 – ( 4 -chlorophenyl) – 3 -methylbutyrate

0,02

2

        6

 138

Metalaxyl Methyl N-2 methoxyacetyl N-(2,6 xylyl) PL alaminate

0,05

        7

132

Methicocarb 4-Methylthio-3,5 xylyl methyl carbamate

0,001

0,2

        8

53

Mevinphos Methyl 3 -dimethoxy phosphinoyloxy  belzenoate

1

        9

54

Monocrotophos Dimethyl (E) – 1 – methyl – 2 -methylcarbamyl vinyl phosphate

0,0006

0,2

      10

120

Permethrin 3 – phenoxybenzyl (1RS, 3RS, 1RS, 3RS) – 3 – (2, 2 – dichlorovinyl) – 2 , 2 -= dimethylcyclopropane carboxylate

0,05

5

 

* Theo Quy định tại Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y Tế  ngày 4 tháng 4 năm 1998 về việc ban hành Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm (dư  lượng thuốc BVTV trong thực phẩm, trang 68-127 )

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 442-2001

Phụ lục 2:  Hàm lượng kim loại nặng cho phép trong**

các loại rau quả

 

STT

Nguyên tố

mg/kg rau quả tươi (ppm)

1

Asen(As)

1

2

Chì (Pb)

2

3

Đồng (Cu)

30

4

Thiếc(Sn)

40

5

Kẽm (Zn)

40

6

Thuỷ ngân(Hg)

0.05

7

Cadimi(Cd)

1

Antimon(Sb)

1

Phụ lục 3: Giới hạn vi sinh vật có hại trong cải bắp  tươi**

Nhóm thực phẩm

Vi sinh vật gây hại

Giới hạn bởi G.A.P*

Rau quả tươi (hoặc đông lạnh)

Coliforms(tế bào / gam) Escherichia coli

Staphilococcus aureus

Clostridium perfringens

Salmonella(không được có trong 25g rau)

10

Giới hạn bởi G.A.P

Giới hạn bởi G.A.P

Giới hạn bởi G.A.P

0

* GAP- Giới hạn bởi thực hành nông nghiệp tốt

** Theo Quy định tại Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y Tế  ngày 4 tháng 4 năm 1998 về việc ban hành Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 442:2001 VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU BẮP CẢI AN TOÀN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN442:2001 Ngày hiệu lực 19/12/2001
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 04/12/2001
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản