TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 443:2001 VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐẬU CÔ VE LEO AN TOÀN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT ĐẬU CÔ VE LEO AN TOÀN
The technical procedure of safe pole bean production
(Ban hành theo quyết định số: 116 /QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 04 tháng 12 năm 2001)
– Quy trình sản xuất đậu cô ve leo (Phaseolus vulgaris L.) áp dụng cho tất cả các giống đậu cô ve leo. Không áp dụng cho giống đậu cô ve lùn.
– Quy trình này nêu lên kỹ thuật cơ bản về sản xuất đậu cô ve leo thương phẩm, được áp dụng cho các vùng sản xuất rau an toàn trong cả nước.
2.1- Quá trình sản xuất đậu cô ve leo an toàn được thực hiện ở các cơ sở sản xuất có cơ sở vật chất, cán bộ kỹ thuật đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn theo Quyết định số 867/1998/ QĐ -BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế ngày 4/4/1998 về Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm và Quyết định số 67/1998/QĐ – BNN – KHCN ngày 28 tháng 4 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều kiện sản xuất rau an toàn:
– Chọn đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác…
– Nguồn nước tưới là nước sạch: Nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch.
– Không sử dụng phân chuồng tươi hoặc nước phân tươi để bón hoặc tưới.
– Thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật.
2.2- Quả non chưa có xơ, không bị giập nát, không có vết sâu bệnh.
2.3– Hàm lượng Nitrat, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại dưới ngưỡng cho phép theo quy định tại phụ lục 1, 2, 3 ( kèm theo)
3.1.Thời vụ gieo hạt:
– Các tỉnh phía Bắc (từ khu 4 trở ra);
Vụ thu 20/08 – 10/ 09
Vụ đông 15/10 – 15/11
Vụ xuân 20/01 – 15/02
– Các tỉnh phia Nam: trồng được quanh năm, nhưng có 2 vụ chính:
+ Vụ đông xuân tháng 11-12
+ Vụ hè thu tháng 5 – 6.
3.2. Làm đất và bón phân:
Đậu cô ve leo được trồng trên nhiều loại đất, đất giữ ẩm tốt cho năng suất cao. pHkcl thích hợp = 5,5 – 6, nếu pHkcl nhỏ hơn 5,5 cần phải bón vôi.
Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao 20 – 25cm, mặt luống rộng 1m, rãnh luống rộng 30cm.
Phân chuồng, phân lân bón lót trước khi geo hạt; đạm và kali bón thúc làm 3 đợt:
Đợt 1: khi cây có 2 – 3 lá thật
Đợt 2: trước khi cắm giàn (cây có 5 – 6 lá thật)
Đợt 3: khi cây ra quả rộ (sau lứa hái thứ 2)
Nếu không có phân chuồng hoai mục thì có thể thay thế bằng phân hữu cơ sinh học với lượng 600 – 700 kg/ha.
Luợng bún phõn nhu sau: Loại phân |
Tổng lượng phân bón |
Bón lót |
Bón thúc |
||
Đợt 1 |
Đợt 2 |
Đợt 3 |
|||
Phân chuồng (tấn/ha) |
15-20 |
15-20 |
|
|
|
Phân đạm urê (kg/ha) |
180-200 |
|
60-70 |
60-70 |
60-70 |
Phân super lân (kg/ha) |
300-400 |
300-400 |
|
|
|
Phân kali (kg/ha) |
180 |
|
60 |
60 |
60 |
Vôi (kg/ha) |
300-500 |
300-500 |
|
|
|
3.3. Gieo hạt:
– Gieo 2 hàng trên luống, hàng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 15cm, có thể gieo hốc (3 hạt/hốc) cách nhau 25-30cm, sau khi cây mọc tỉa định cây chỉ để lại 2 cây/hốc.
– Lấp kỹ phân bón lót không để hạt tiếp xúc với phân. Trước khi gieo đất phải đủ độ ẩm (70-80% độ ẩm đồng ruộng), nếu đất khô phải tưới nước trước khi gieo.
– Lượng hạt giống trung bình 40kg/ha.
3.4. Chăm sóc:
+ Tưới nước: Cần tưới đủ ẩm ở các thời kỳ:
– Giai đoạn cây con (từ khi cây mọc đến 5, 6 lá thật).
– Thời kỳ ra hoa phát triển quả.
Phải tiêu nước khi mưa to, tránh ngập úng.
+ Cắm giàn: Khi thân leo vươn cao phải cắm giàn ngay, lượng cây dóc cần cho việc làm giàn trên 1 ha là 42.000 – 44.000 cây.
+ Làm cỏ: xới xáo, làm cỏ cùng với các đợt bón thúc phân, khi cây 2-3 lá thật xới phá váng, khi cây 5-6 lá thật xới xáo và vun gốc (trước khi cắm giàn).
3.5. Phòng trừ sâu bệnh:
Thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.
+ Sâu hại:
Vụ đông xuân và vụ xuân hè thường bị dòi đục thân ở giai đoạn cây con, cần phun thuốc trừ sớm khi cây vừa xoè 2 lá sò. Dùng Sherpa 25EC 0,1%; Regent 800WG, Sumithion 50 EC, 100EC.
Thời kỳ sinh trưởng thường bị dòi đục lá. Dùng Sherpa 25EC 0,1%; Regent 800WG, Sumithion 50 EC, 100EC hoặc Vertimec 1,8 EC/ND.
Sâu đục quả hại ở tất cả các mùa vụ, cần phun thuốc ngay khi cây ra hoa. Dùng Sherpa 25EC 0,1% thời gian cách ly 5 ngày; Sumicidin 20EC thời gian cách ly 5 ngày. Cần hái hết những quả đạt tiêu chuẩn trước khi phun thuốc.
+ Bệnh hại:
Các bệnh hại chính: Bệnh gỉ sắt, bệnh thối đen quả, dùng Anvil 5SC, Score
250ND, Bayleton 25EC. Liều lượng phun theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
3.6. Thu hoạch và bảo quản:
– Thu hoạch: Khi quả non mới kết hạt, chú ý khi hái không được làm ảnh hưởng tới quả lứa sau, tránh làm giập nát. Loại quả già, quả sâu, quả dị dạng, quả không đủ tiêu chuẩn. Không rửa nước trước khi bảo quản, vận chuyển.
Cứ 3-5 ngày thu hoạch một lần (tuỳ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc).
4. Bao bì và đóng gói: Dùng túi polyetylen trong suốt (có đục lỗ) để đóng gói, đóng theo túi khối lượng1kg/túi. Trên túi phải có nhãn hàng hoá, có địa chỉ nơi sản xuất, thời hạn sử dụng. Việc ghi nhãn theo quy định tại Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn mác hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 15/2000/TT/BYT ngày 30/6/2000 của Bộ Y Tế hướng dẫn ghi nhãn hàng hoá thực phẩm.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 443-2001
Phụ lục 1. Mức dư lượng tối đa cho phép của một số *
thuốc BVTV trờn dậu rau STT |
Code (CAC) |
Thuốc bảo vệ thực vật |
ADI (mg) |
Giới hạn tồn dư tối đa (mg/kg) |
|
Tên thông dụng |
Tên hoá học |
||||
11 |
8 |
Carbaryl | 1 – naphthyl methylcarbarmate |
0,01 |
5 |
12 |
17 |
Chlorpyrifos | 0, 0 – diethyl 0 – 3, 5, 6 -trichloro – 2 -pyridylphosphorothioate |
0,01 |
0,2 |
13 |
90 |
Chlorpyrifos-methyl | 0, 0 – dimethyl 0 – 3, 5 ,6 -trichloro – 2 -pyridylphosphorothioate |
0,01 |
0,1 |
14 |
135 |
Deltamethrin | (S) – ( – cyano – 3 -phenoxybenzyl (1R, 3R) – 3 -(2, 2 – dibrommonivyl) – 2, 2 -dimethylcyclopropanecarboxylate |
0,01 |
0,1 |
15 |
27 |
Dimethoate | 0, 0 – dimethyl – S -methylcarbamoymethyl phosphorodithioate |
0,01 |
0,5 |
16 |
149 |
Ethoprophos | 0 – ethyl S, S – dipropyl phosphorodithioate |
0,0003 |
0,2 |
17 |
37 |
Fenitrothion | 0, 0 – dimethyl 0 – 4 – nitro – m – totyl phosphorothioate |
0,005 |
0,5 |
18 |
119 |
Fenvalerate | (RS) – ( – cyano – 3 -phenoxybenzyl (RS) – 2 – ( 4 -chlorophenyl) – 3 -methylbutyrate |
0,02 |
1 |
19 |
49 |
Malathion | Diethyl (dimethoxyphosphinothioylthi) succinate |
0,02 |
0,5 |
20 |
51 |
Methidathion | S – 2, 3 – dihydro – 5 – methoxy – 2 – oxo – 1, 3, 4 – thiodiazol -3 – ylmethylyo, o – dimethyl phosphorodithioate |
0,001 |
0,4 |
21 |
94 |
Methomyl | S – methyl N -(mythylcarbarmoyloxy thioacetimidate) |
0,03 |
5 |
22 |
55 |
Omethoate | 0, 0 – dimethyl S -methylcarbamoylmethyl phosphorothioate |
|
0,2 |
23 |
120 |
Permethrin | 3 – phenoxybenzyl (1RS, 3RS, 1RS, 3RS) – 3 – (2, 2 – dichlorovinyl) – 2 , 2 -= dimethylcyclopropane carboxylate |
0,05 |
0,1 |
24 |
113 |
Propargite | 2 – (4 – tert – butyphenoxy) cyclohexyl prop – 2 -ynylsulphite |
0,15 |
30 |
25 |
75 |
Propoxur | 2 – isopropoxyphenyl methylcarbamate |
0,02 |
1 |
26 |
64 |
Quintozene | Pentachloronitrobenzene |
0,007 |
0,01 |
27 |
154 |
Thiodicarb | 3, 7, 9,13 – tetramethyl – 5, 11 – dioxa – 2, 8, 14 – trithia -4, 7, 9, 12 – diene – 6, 10 – dione |
0,03 |
5 |
28 |
76 |
Thiometon | S – 2 – ethylthioethyl 0, 0 -dimethyl phosphorodithioete |
0,003 |
0,5 |
29 |
133 |
Triadimefon | 1 – (4 – chlorophenoxy) – 3, 3 -dimethyl – 1 -(1H – 1, 2, 4 – triazol – 1 – yl) butanone |
0,03 |
0,2 |
30 |
143 |
Triazophos | 0, 0 – diethyl 0 – 1 – phenyl – 1H – 1, 2, 4 – triazol – 3 – yl phosphorodithioete |
0,001 |
0,2 |
31 |
116 |
Triforine | N,N’ – [ piperazine – 1, 4 – dilyl bis (trichloromethly) methylene] diformamide |
0,02 |
1 |
32 |
159 |
Vinclozolin | (RS) – 3 – (3,5-dichlorophenyl) – 5 – methyl – 5 – vinyl – 1, 3 – oxazolidine – 2, 4 – = dione |
0,07 |
2 |
Ghi chú:ADI(mg/kg trọng lượng cơ thể ) lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được
* Theo Quy định tại Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ngày 4 tháng 4 năm 1998 về việc ban hành Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm (dư lượng thuốc BVTV trong thực phẩm, trang 68-127)
Phụ lục 2: Hàm lượng kim loại nặng cho phép trong các loại rau quả**
STT |
Nguyên tố |
mg/kg rau quả tươi (ppm) |
1 |
Asen(As) |
1 |
2 |
Chì (Pb) |
2 |
3 |
Đồng (Cu) |
30 |
4 |
Thiếc(Sn) |
40 |
5 |
Kẽm (Zn) |
40 |
6 |
Thuỷ ngân(Hg) |
0.05 |
7 |
Cadimi(Cd) |
1 |
8 |
Antimon(Sb) |
1 |
** Theo Quy định tại Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ngày 4 tháng 4 năm 1998 về việc ban hành Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 443-2001
Phụ lục 3: Giới hạn vi sinh vật có hại trong rau tươi***
Nhóm thực phẩm |
Vi sinh vật gây hại |
Giới hạn bởi G.A.P |
Rau quả tươi (hoặc đông lạnh) |
Coliforms(tế bào/1 gam) Escherichia coli Staphilococcus aureus Clostridium perfringens Salmonella(không được có trong 25 gam rau) |
10 Giới hạn bởi G.A.P Giới hạn bởi G.A.P Giới hạn bởi G.A.P 0 |
*** Theo Quy định tại Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ngày 4 tháng 4 năm 1998 về việc ban hành Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm (giới hạn vi sinh vật trong thực phẩm)
Ghi chú: GAP là thực hành nông nghiệp tốt
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 443:2001 VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐẬU CÔ VE LEO AN TOÀN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN443:2001 | Ngày hiệu lực | 19/12/2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 04/12/2001 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |