TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 484:2001 VỀ TIÊU CHUẨN RAU QUẢ – NGÔ NGỌT NGUYÊN HẠT ĐÓNG HỘP DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm được sản xuất từ giống Ngô ngọt có tên La tinh Zeamays L., hoặc tên tiếng Anh Sweet corn – Glutinous, đưa vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đóng hộp, ghép kín, thanh trùng và bảo quản.
Ngô ngọt nguyên hạt đóng hộp phải được sản xuất theo đúng qui trình công nghệ đã được cấp có thẩm quyền duyệt y.
2.1. Tiêu chuẩn nguyên liệu
Màu sắc: Bắp ngô phải có màu sắc đặc trưng của những bắp ngô tươi
Mùi vị: Phải có mùi đặc trưng của ngô tươi, không có mùi ôi và các mùi vị lạ
Độ già: Phải đảm bảo được độ già kỹ thuật (Hạt ngô khi được châm, thấy có sữa đục)
Kích thước:
– Bắp ngô có trọng lượng tối thiểu (sau khi đã bóc bẹ ngô) 140 gam
– Đường kính của bắp ngô từ 41mm đến 50mm
– Hạt ngô phải tương đối đồng đều, không dùng những bắp có hạt quá nhỏ
– Chiều cao của hạt từ 5mm đến 8mm
– Chiều dày của hạt từ 3mm đến 5mm
Hàm lượng chất khô hoà tan: Từ 16,0 – 22,5 % (đo bằng khúc xạ kế ở 20oC; theo TCVN 4414 – 87)
2.2. Đường kính: Đường kính trắng loại I, theo TCVN 1695-87
2.3. Muối ăn: Theo TCVN 3974 – 84
2.4. Hộp sắt: Theo TCVN 166 – 64 hoặc theo 10 TCN 172 – 93 dùng cho đồ hộp thực phẩm
3.1. Phương pháp thử
3.1.1. Lấy mẫu: Theo TCVN 4409-87
3.1.2. Tiêu chuẩn cảm quan
– Màu sắc: Hạt ngô vàng tương đối đồng đều trong một hộp, đặc trưng của sản phẩm.
– Hình thái: Hạt ngô trong một hộp phải tương đối đồng đều, mềm, không nhũn nát.
– Dung dịch: Trong, có màu đặc trưng của sản phẩm, cho phép lẫn ít thịt của hạt ngô, không được phép có tạp chất lạ.
3.2. Tiêu chuẩn lý, hoá, vi sinh vật
3.2.1. Khối lượng:
Khối lượng tịnh : 440 ± 3 gam (Hộp 15 oz)
Khối lượng cái tối thiểu: 62% khối lượng tịnh
3.2.2. Hàm lượng chất khô hoà tan: Theo TCVN 4414 – 87, không dưới 7%
3.2.3. Hàm lượng muối ăn: Theo TCVN 3974 – 84, không quá 0,6 %
3.2.4. Tiêu chuẩn vệ sinh theo quyết định 867 – QĐ/BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y Tế về việc ban hành ”Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm ”
Vi sinh vật |
Giới hạn cho phép trong 1g hay 1ml thực phẩm |
E.coli |
0 |
S.aureus |
0 |
Cl.perfringens |
0 |
Cl. botulism |
0 |
TSBT NM-M |
0 |
3.2.5. Hàm lượng kim loại nặng theo các TCVN 1976-88; 1977-88; 1978 – 88; 1980 – 88; 1981 – 88.
Chì (Pb) không quá : 0,3 mg/kg
Đồng (Cu ) không quá : 5,0 mg/kg
Kẽm (Zn) không quá : 5,0 mg/kg
Thiếc (Sn) không quá : 200,0 mg/kg
4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
Bao gói, bảo quản và vận chuyển: Theo TCVN 167-86
Ghi nhãn
Theo quyết định số 178/1999/QĐ – TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 “Ban hành qui chế hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” của Thủ tướng Chính phủ.
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 484:2001 VỀ TIÊU CHUẨN RAU QUẢ – NGÔ NGỌT NGUYÊN HẠT ĐÓNG HỘP DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN484:2001 | Ngày hiệu lực | 26/09/2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ |
Ngày ban hành | 11/09/2001 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |