TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 559:2002 VỀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH TIÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM THÂN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 21/09/2002

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 559:2002

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH TIÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM THÂN

Hà Nội – 2002

Cơ quan biên soạn: Viện Khoa học Nông Lâm Tây Nguyên

Cơ quan đề nghị ban hành: Vụ Khoa học Công nghệ CLSP & Viện Khoa học N L. Tây Nguyên

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP

Cơ quan xét duyệt, ban hành: Bộ Nông nghiệp và PTNT

Quyết định số:       81/QĐ – BNN  ngày 06 tháng  09  năm 2002 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH HỒ TIÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM THÂN

(The technical procedure for black pepper propagation by stem cuttings)

 1         Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho các cơ sở nhân giống hồ tiêu (Piper nigrum) bằng phương pháp giâm hom thân. (Hồ tiêu sau đây gọi tắt là tiêu)

2         Quy trình kỹ thuật

2.1   Vườn sản xuất hom giống

2.1.1  Vật liệu giống

Giống trồng trong vườn nhân phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Bầu tiêu hay hom tiêu đem trồng phải bảo đảm sạch bệnh.

2.1.2   Chọn đất

Chọn nơi đất tốt, tầng đất dày hơn 0,5m, độ dốc dưới 50, thoát nước tốt, bảo đảm nguồn nước tưới và kín gió. Không lập vườn sản xuất hom giống trên diện tích đất đã trồng tiêu và cà phê.

2.1.3  Thiết kế vườn nhân giống

– Rãnh thoát nước: Cứ 5-6 hàng tiêu thiết kế 1 rãnh thoát nước giữa 2 hàng tiêu và vuông góc với hướng dốc chính. Rãnh sâu 15-20cm, rộng 20cm. Dọc bờ lô theo hướng dốc chính, thiết kế mương thoát nước sâu 0,5m, rộng 0,4m.

-Trụ tiêu: Dùng trụ gỗ hay bê-tông, có đường kính 12-15cm, dài 3-3,5m. Trụ được trồng theo khoảng cách 1x1m và được chôn sâu 0,5m .

2.1.4   Che nắng và chắn gió

Làm giàn che bằng các vật liệu như lưới ni lông, lá dừa, cỏ v.v.. sao cho 60 – 70% ánh sáng tự nhiên đi qua. Xung quanh vườn dùng liếp để chắn gió.

2.1.5  Kỹ thuật trồng

+ Chuẩn bị hố trồng: Đào hai hố hai bên trụ kích thước với 30x30x40cm, mép hố cách trụ 10-15cm. Bón lót 10kg phân hữu cơ hoai mục và 0,3kg phân lân nung chảy hoặc Super lân cho 1 hố. Xử lý đất trước khi trồng bằng 1 trong các loại thuốc như Confidor 100 SL 0,1%, 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10 H, 20-30g/hố. Việc trộn phân lấp hố và xử lý đất được thực hiện trước khi trồng tiêu trồng tiêu ít nhất là 15 ngày.

+ Phương pháp trồng: Nếu trồng bằng bầu tiêu, mặt bầu được đặt ngang với mặt đất; trường hợp trồng bằng hom, hom được đặt xiên với mặt đất 450 hướng về phía trụ, vùi 3 đốt vào đất, chừa lại trên mặt đất 2 đốt.

2.1.6  Thời vụ trồng

   Bắt đầu từ đầu mùa mưa và kết thúc trước mùa khô 2-3 tháng. Thời vụ trồng ở khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ từ tháng 5 đến tháng 8, khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 11. Sau khi trồng 7-10 ngày nếu không có mưa phải tưới nước.

2.1.7  Chăm sóc

– Làm cỏ:

Thường xuyên làm sạch cỏ,tránh làm tổn thương bộ rễ.

– Bón phân:

–  Phân khoáng: Lượng phân bón cho một trụ trong năm trồng mới là 50g Urê và 50g Kali clorua và các năm sau là 100g Urê, 100g lân (Super lân hay lân nung chảy) và 75g Kali clorua.

+ Phân Urê và Kali clorua: Năm trồng mới bón 3 lần, lần đầu sau khi trồng 1 tháng, sau đó 2 tháng bón 1 lần. Các năm tiếp theo, mùa khô bón 2 lần kết hợp với tưới nước, mùa mưa bón 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

+ Phân Lân: Có thể dùng lân nung chảy, Super lân;  hay DAP (46% P2O5, 21% N); nếu sử dụng DAP cần tính toán lượng P2O N nguyên chất tương ứng với lượng phân trên. Lân nung chảy bón 1 lần vào đầu mùa mưa; Super lân và DAP bón 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.

Cách bón: Bón phân Urê, DAP và Kali theo rãnh sâu 3 – 5 cm xung quanh gốc, cách gốc 20 – 30cm, bón xong phải lấp đất lại. Phân lân nung chảy và Super lân  có thể rải đều trên mặt đất

– Phân hữu cơ: Hàng năm vào đầu mùa mưa, đào rãnh giữa 2 trụ tiêu, sâu10 cm, rộng 15-20cm để bón phân hữu cơ hoai mục, 10 kg/trụ.

– Tưới nước và thoát nước:

 Trong mùa khô, tưới theo chu kỳ 5-10 ngày/lần tùy loại đất và điều kiện thời tiết của từng vùng, với lượng nước 50 – 60 lít/trụ. Mùa mưa, vườn tiêu phải được thoát nước tốt và không để nước đọng ở gốc.

– Buộc dây:

 Kiểm tra và buộc dây tiêu vào trụ kịp thời để đảm bảo dây tiêu có rễ bám tốt ở tất cả các đốt.

– Cắt tỉa: 

Thường xuyên cắt bỏ dây lươn, dây thân yếu và các cành mọc sát đất. Mỗi trụ chỉ để lại 4 – 5 dây thân khỏe.

2.1.9  Phòng trừ sâu bệnh hại

2.1.9.1  Phòng trừ bệnh hại

Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phòng trừ bệnh hại kịp thời, hạn chế xới xáo trong vườn tiêu và không để vườn tiêu bị úng nước.

– Bệnh vàng lá chết chậm: (Meloidogyne sp.)

Đào và mang ra khỏi vườn để đốt các cây bệnh nặng. Xử lý cây bệnh nhẹ và các cây xung quanh vùng bệnh bằng một trong các loại thuốc sau: Vimoca 20 ND, Marshal 200 SC, Oncol 20 EC (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ); Marshal 5 G, Oncol 5 G (50g/trụ). Kết hợp với một trong các loại thuốc trừ nấm sau: Viben C 50 BTN,  Bendazol 50 WP (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ). Tưới hoặc rải thuốc  2-3 lần, cách nhau 1 tháng.

– Bệnh chết nhanh: (Phytopthora sp.)

Phòng bệnh bằng cách phun dung dịch Bordeaux 1% lên lá và tưới vào gốc,  3-4 lần cách nhau 1 tháng vào đầu mùa mưa với liều lượng 2 lít dung dịch/trên trụ.

Đào và mang ra khỏi vườn để đốt các cây bệnh nặng. Xử lý cây bệnh nhẹ và các cây xung quanh vùng bệnh bằng một trong các loại thuốc sau: Aliette  80WP, Ridomil MZ 72 BHN, Mataxyl 25 WP (0,3%, 3 – 5 lít dung dịch/trụ), phun lên lá và tưới vào đất 2-3 lần, cách nhau 1 tháng.

2.1.9.2  Phòng trừ sâu hại

– Sâu hại lá: Dùng một trong các loại thuốc sau: Ofatox 400 EC, Subatox 75 EC (0,3%) phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

– Rệp sáp hại rễ: ( Pseudoccus sp.)

Đào và đốt các cây bị hại nặng. Tưới vào gốc các cây bị rệp nhẹ bằng một trong các loại thuốc Ofatox 400 EC, Subatox 75 EC (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ), tưới 2 lần cách nhau 1 tháng, nên kết hợp với 1% dầu lửa.

2.1.10  Thu hoạch hom tiêu

– Giàn che được dỡ dần trước khi thu hoạch hom giống từ  2 đến 3 tháng cho đến trước khi cắt hom 20 ngày thì dỡ hoàn toàn. Lần đầu tiên, trước khi cắt hom 30 ngày không được bón phân hóa học.

– Hom giống được thu hoạch lần đầu từ những dây thân 1 năm tuổi và được cắt cách gốc 40-50cm. Hom tiêu giống phải sạch sâu bệnh, có  4-5 đốt với đường kính  lớn hơn 4mm và  mang ít nhất một cành quả.

Sau khi cắt dây đợt 1, tiến hành bón phân thúc với lượng phân như đã nêu trên. Từ các dây đã cắt nuôi 4-6 dây thân/trụ, tỉa bỏ các dây thân yếu. Khi dây vươn cao hơn 2,5 m kể từ mặt đất, tiến hành cắt lấy giống đợt tiếp theo. Vị trí cắt mới phía trên vết cắt cũ 1-2 đốt. Một hecta (ha) vườn nhân giống ổn định sản xuất khoảng 200.000-300.000 hom tiêu giống/ năm.

3         Vườn ươm giống

3.1   Thiết kế vườn ươm

– Vị trí vườn ươm phải gần nguồn nước tưới, thuận đường vận chuyển, có độ dốc dưới 50, dễ thoát nước và kín gió. Làm đất tơi xốp ở tầng 0-20cm, nhặt sạch rễ.

– Khoảng cách giữa 2 hàng cột giàn là 3 m, cột cao cách mặt đất 2m, không dựng cọc trên lối đi giữa 2 luống. Vật liệu làm dàn che bằng lưới ni lông, lá dừa, cỏ v.v.. tùy điều kiện địa phương. Lợp sao cho lúc đầu để 30 đến 40% ánh sáng tự nhiên đi qua.

– Kích thước luống, rộng 1,1-1,2m, dài tùy địa thế vườn ươm, lối đi giữa 2 luống rộng 30-40cm, lối đi giữa 2 đầu luống rộng 50-60cm. Lối đi quanh vườn ươm từ luống đến vách che rộng 0,8-1m.

– Xung quanh vườn ươm đào mương thoát nước và chống cháy.

3.2   Bầu ươm cây

Bầu có kích thước 17-18 x 28-30cm, đục 8 lỗ thoát nước ở nửa dưới của bầu phân bố thành 2 hàng, hàng dưới cách đáy bầu khoảng 2cm.

Trộn đều đất mặt (0-20cm) với phân chuồng theo tỷ lệ 4m3 đất + 1m3 phân chuồng, mỗi 1mhỗn hợp đất phân trộn thêm 15-20kg lân nung chảy hoặc Super lân.

Bầu đất phải cân đối, lưng bầu không gãy khúc. Mỗi hàng xếp 10 bầu.

3.3    Xử lý hom giống

Hom được cắt xiên phía dưới gốc, vết cắt cách đốt dưới cùng 1,5-2cm. Cắt hết lá và cành quả ở các đốt được cắm vào đất. Mỗi hom để lại từ 1-2 cành quả và một số lá thành thục.

Xử lý toàn bộ hom trong dung dịch thuốc Viben C 50 BHN 0,1% trong 30 phút.

Mỗi bầu cắm một hom sâu xuống 2-3 đốt và nghiêng theo một chiều nhất định.

3.4   Chăm sóc cây con trong vườn ươm

– Tưới nước: Thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây con nhưng tuyệt đối tránh đọng nước. Lượng nước và chu kỳ tưới tùy vào tình hình thời tiết, độ ẩm đất trong bầu, có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bảng 1: Chu kỳ và lượng nước tưới cho tiêu trong vườn ươm

Thời gian sau khi ươm

Chu kỳ (ngày)

Lượng nước (lít/ m2 bầu)

Tuần đầu

1 – 2

4 – 6

Tuần thứ 2 – tuần thứ 4

2 – 3

6 – 10

Từ tuần thứ 5 trở đi

3 – 4

10 – 15

 

– Tưới thúc: Bắt đầu tưới thúc Urê và Kali clorua theo tỷ lệ 2 : 1 với nồng độ hỗn hợp  0,05% khi dây tiêu có 2 lá, 0,1% khi dây tiêu có 3 lá. Định kỳ 7- 10 ngày tưới 1 lần với liều lượng 2-3 lít/ m2. Sau mỗi lần tưới thúc phải tưới lại bằng nước lã.

– Nhổ cỏ, phá váng: Thường xuyên nhổ cỏ, nếu đất trong bầu bị gí chặt phải bóp quanh miệng bầu hoặc xới xáo để phá váng.

– Điều chỉnh ánh sáng: Để lượng ánh sáng tự nhiên qua giàn che như sau:

+ 30- 40% từ lúc cắm hom cho đến khi dây tiêu có 1-2 lá;

+ 50- 60% khi dây tiêu có 2-4 lá;

+ 70- 80% trước khi trồng 15-20 ngày.

– Phòng trừ sâu bệnh:

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời;

+ Không tưới quá ẩm, ngừng tưới thúc khi tiêu bị bệnh;

+ Điều chỉnh ánh sáng kịp thời;

+  Đem ra khỏi vườn ươm và đốt các bầu tiêu bị bệnh;

+ Phun 1 trong các loại thuốc sau: Ridomil MZ, VibenC 50BTN, Alliette với nồng độ 0,1%, 2-3 lần, 10-15 ngày/ lần.

3.5   Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

Dây tiêu có 5 lá trở lên và sạch sâu bệnh.

  • Lưu trữ
  • Ghi chú 
  • Ý kiến
  • Facebook
  • Email
  • In
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 559:2002 VỀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH TIÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM THÂN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN559:2002 Ngày hiệu lực 21/09/2002
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 06/09/2002
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản