TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 569:2003 VỀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT ẤP TRỨNG TẰM DÂU DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 02/11/2003

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 569:2003

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ẤP TRỨNG TẰM DÂU

The technical procedure for silkworm egg incubaction

(Bombyx mori. L)

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

– Tiêu chuẩn này ứng dụng cho sản xuất trứng giống tằm dâu.

– Tiêu chuẩn áp dụng cho các cơ sở sản xuất trứng tằm dâu và các Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ.

2. Mục đích

+ Nâng cao tỷ lệ trứng nở hữu hiệu, nở tập trung, đúng thời gian qui định.

+ Nâng cao sức sống tằm kiến khoẻ

3. Nội dung quy trình

3.1. Điều kiện ấp trứng(phần này cần viết bổ sung chi tiết hơn không viết chung chung)

– Phòng ấp trứng thích hợp hoặc tủ ấp tương ứng với số lượng trứng

– Phải đảm bảo ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng(quy định trong điều kiện ấp trứng trong mục 3.2), yêu cầu không khí lưu thông và nhiệt độ, ẩm độ, trong phòng ấp trứng phải đồng đều

– Trứng đưa vào ấp theo lô, điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ phù hợp theo sự phát triển giai đoạn của phôi.

3.2. Phương pháp ấp trứng

3.2.1. Ấp trứng lưỡng hệ vụ xuân

– Điều kiện ấp trứng:

+ Nhiệt độ: 17 – 260C

+ ẩm độ 75 – 85%

+ ánh sáng tán xạ tự nhiên – 18h/ngày

Nhiệt độ, ánh sáng tăng dần theo sự phát dục của phôi

– Ở Việt Nam quy định ấp trứng lưỡng hệ phải đảm bảo:

+ Nhiệt độ: 25-28C

+ ẩm độ 75 – 85%

+ ánh sáng tán xạ tự nhiên

Trước ngày trứng nở che tối hoàn toàn, sáng sớm ngày trứng nở bật đèn sáng

3.2.2. Ấp trứng lưỡng hệ vụ thu

– Điều kiện môi trường để ấp trứng lưỡng hệ vụ thu giống như vụ xuân

– Nhiệt độ vụ thu cao hơn vụ xuân, không khí khô cho nên ấp trứng vụ thu cần đảm bảo:

+ Nhiệt độ: 25 – 270C

+ ẩm độ 70 – 85%

+ ánh sáng tán xạ tự nhiên

Trước ngày trứng nở che tối hoàn toàn, sáng sớm ngày trứng nở bật đèn sáng

3.2.3. Ấp trứng tằm đa hệ

– Trứng tằm đa hệ không hưu miên, thích hợp ấp ở nhiệt độ cao

– Tiêu chuẩn ấp trứng tằm đa hệ:

+ Nhiệt độ: 27 – 280C

+ ẩm độ 80 – 90%

+ ánh sáng tự nhiên

Trước ngày trứng nở che tối hoàn toàn, sáng sớm ngày trứng nở bật đèn sáng

3.2.4. Một số điểm cần chú ý khi ấp trứng

– ấp trứng đa hệ, lưỡng hệ hay độc hệ cần phải dựa vào yêu cầu kỹ thuật của từng giống

– Giữ nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng thích hợp

– Mỗi ngày cần thông gió 2 lần vào 9h và 16h

– Vụ hè cho trứng nở sớm để băng tằm vào lúc 7 – 8 h. Vụ xuân, thu cho tằm nở muộn để băng tằm vàoؠlúc 9 – 10h

 

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tiêu chuẩn ấp trứng tằm lưỡng hệ vụ xuân

Số ngày ấp

Giai đoạn phát dục của phôi

Nhiệt độ

(0C)

Ẩm độ

(%)

Ánh sáng

 Xuất Phôi dài nhất

17

80

 
1 Phôi dài nhất

20

80

Tán xạ tự nhiên
2  Phôi dầy

25

75

Tán xạ tự nhiên
3  Phát triển chi

25

75

Tán xạ tự nhiên
4  Cuối phát triển chi

25

75

Tán xạ tự nhiên
5  Phôi co ngắn

25-26

80-85

18h sáng/ngày
6  Trở phôi

25-26

80-85

18h sáng/ngày
7  Cuối trở phôi

26

80

18h sáng/ngày
8  Hình thành khí quản

26

80

18h sáng/ngày
9  Ghim

26

80

18h sáng/ngày
10  Chuyển xanh

26

80

Tối hoàn toàn
11 Trứng nở

26

80

 Sáng

 

Phụ lục 2: Tiêu chuẩn ấp trứng tằm lưỡng hệ vụ thu

Số ngày ấp

Giai đoạn phát dục của phôi

Nhiệt độ

(0C)

Ẩm độ

(%)

Ánh sáng

4 Từ phôi co ngắn

25

70-80

Tự nhiên
5-9  Phôi có ngắn – ghim

26-27

80-85

18h/ngày
10  Chuyển xanh

27

85

Tối
11  Nở

27

80-85

 Sáng

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 569:2003 VỀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT ẤP TRỨNG TẰM DÂU DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN569:2003 Ngày hiệu lực 02/11/2003
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 18/10/2003
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 07/10/2003
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản