TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 571:2003 VỀ QUY TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH VÀ XỬ LÝ AXIT TRỨNG GIỐNG TẰM DÂU DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
10 TCN 571:2003
QUY TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH VÀ XỬ LÝ AXIT
TRỨNG GIỐNG TẰM DÂU
Procedure for cold storage preservation
and silkworm egg acid treatment
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
– Đối tượng áp dụng đối với tằm lưỡng hệ.
– Phạm vi áp dụng cho các cơ sở sản xuất trứng giống và các Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ.
2. Thuật ngữ
– Hưu miên (Diapause) là đặc tính tạm ngừng sinh trưởng, phát dục của côn trùng. Đối với tằm dâu hưu miên ở giai đoạn trứng.
– Xử lý trứng tằm bằng HCl là biện pháp phá vỡ tính hưu miên kích thích cho trứng nở đều theo ý muốn của người nuôi tằm.
3. Mục đích bảo quản lạnh trứng tằm
Là biện pháp để phá vỡ tính hưu miên, đảm bảo tỷ lệ trứng nở hữu hiệu cao, tập trung và sức sống tằm đời sau tốt.
4. Trang thiết bị cần thiết cho bảo quản trứng tằm
– Kho bảo quản trứng có dung tích thích hợp
– Nhiệt kế
– Ẩm kế tự ghi
– Sổ sách theo dõi: ghi rõ tên giống, ngày sản xuất trứng, ngày nhập kho, ngày xuất kho
5. Phương pháp bảo quản lạnh và xử lý trứng giống tằm dâu bằng HCl
5.1- Phương pháp bảo quản lạnh và xử lý trứng trắng
5.1.1. Bảo quản lạnh trước khi xử lý HCl
– Thời gian đưa trứng vào lạnh sau khi đẻ 25 – 26h ở nhiệt độ 25 – 270C trước khi đưa trứng vào lạnh cần đưa trứng vào phòng trung gian ở nhiệt độ 15 – 16 oC thời gian là 2 giờ
– Nhiệt độ bảo quản 3±10C, ẩm độ 80 – 85%
– Thời gian bảo quản tối đa là 20 ngày
– Xử lý trứng: trước khi xử lý axit trứng được đưa ra phòng trung gian nhiệt độ 15 – 16 0C thời gian là 2 giờ sau đó đưa ra ở điều kiện nhiệt độ tự nhiên 2 giờ rồi xử lý.
+ Tỷ trọng axit 1,070 – 1,075
+ Nhiệt độ dung dịch axit 45 – 460C
+ Thời gian ngâm trứng trong axit 5 – 6 phút
– Xử lý xong, rửa trứng bằng nước sạch ở vụ xuân cần chú ý nhiệt độ nước rửa trứng phải hạ dẩn từ 350C xuống 300C xuống 250C. Trứng được treo lên dây, hong khô ở nơi thoáng gió.
5.1.2 Bảo quản lạnh sau khi xử lý axit
– Trứng sau khi đẻ 25 – 26 giờ ở nhiệt độ 25 – 270C tiến hành xử lý axit (như phần 5.1.1)
– Sau khi xử lý 24 – 26 giờ trứng chuyển thành màu hồng đưa vào bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3±10C
– Thời gian bảo quản không quá 30 ngày
– Trước khi đưa vào kho lạnh cần để ở nhiệt độ trung gian trong 2 giờ
5.2. Phương pháp bảo quản lạnh và xử lý trứng hồng
5.2.1 . Thời gian bảo quản lạnh 40 – 60 ngày
– Thời điểm đưa trứng vào bảo quản lạnh: sau khi đẻ 48 – 50h ở nhiệt độ 25 – 270C, trứng đã chuyển đều thành màu hồng
– Nhiệt độ bảo quản 4±10C
– Trước khi đưa trứng vào kho lạnh và sau khi xuất kho trứng được đưa vào phòng trung gian nhiêth độ 15 – 16 0C trong 2 giờ
– Công thức xử lý:
+ Tỷ trọng axit 1.090-1.092
+ Nhiệt độ dung dịch axit 460C
+ Thời gian ngâm trứng trong axit 6 phút
5.2.2 . Thời gian bảo quản lạnh 60 – 90 ngày
– Từ 60 – 70 ngày xử lý ở công thức
+ Tỷ trọng axit 1.090
+ Nhiệt độ dung dịch axit 460C
+ Thời gian ngâm trứng trong axit 6 phút
– Từ 70 – 90 ngày xử lý ở công thức
+ Tỷ trọng axit 1.085
+ Nhiệt độ dung dịch axit 460C
+ Thời gian ngâm trứng trong axit 6 phút
5.3. Phương pháp bảo quản lạnh và xử lý trứng đen
5.3.1. Bảo quản lạnh đơn
– Thời gian đưa trứng vào lạnh: Thường ít nhất sau khi đẻ 72 h ở nhiệt độ 25 – 270C, trứng đã mang màu cố định của giống
– Trước khi đưa trứng vào kho lạnh cần đưa trứng vào phòng trung gian nhiệt độ 15 – 16 0C trong 2 giờ.
– Nhiệt độ bảo quản 4±10C, ẩm độ 75 – 80%
– Thời gian cần đảm bảo từ 90 – 150 ngày
– Công thức xử lý:
+ Tỷ trọng axit 1,090 – 1,100
+ Nhiệt độ dung dịch axit 460C
+ Thời gian ngâm trứng trong axit 5 – 6 phút
– Trước khi đưa trứng vào kho lạnh và sau khi xuất kho để xử lý, trứng được đưa vào phòng trung gian
5.3.2. Bảo quản lạnh kép
Trứng đã bảo quản lạnh 150 ngày, đưa ra khỏi kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ 150C trong thời gian 3 ngày (phôi phát dục đến thời kỳ dài nhất). Sau đó đưa vào bảo quản ở nhiịet độ 2,50C đến 180 ngày. Trứng xuất ra không cần xử lý axit. Để trứng nở tập trung, xử lý theo công thức:
+ Tỷ trọng axit 1.075
+ Nhiệt độ dung dịch axit 450C
+ Thời gian ngâm trứng trong axit 5 phút
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dụng cụ và hoá chất cần thiết để xử lý axit HCl
1. Dụng cụ
– Dụng cụ đựng axit làm bằng nguyên liệu chịu axit, dề tăng nhiệt, giữ nhiệt
– Bể rửa trứng
– Dụng cụ xử lý axit phải có tỷ trọng kế, nhiệt kế thuỷ ngân, ống đong axit, đũa thuỷ tinh, đồng hồ bấm giây
– Có đầy đủ dụng cụ phơi trứng: quạt điện, bếp điện, dây phơi
– Xử lý trứng rời phải có vải xô dầy
2. Hoá chất
– Axit HCl tinh khiết
– Foocmol
Phụ lục 2: Tiêu chuẩn xử lý trứng đen
Thời gian |
Công thức xử lý |
||
Ướp lạnh (ngày) |
Tỷ trọng |
Thời gian (Phút) |
Nhiệt độ (0C) |
90 |
1,100 |
6 |
46 |
100 |
1,092 |
5-6 |
46 |
110 – 120 |
1,090 |
5-6 |
46 |
|
|
|
|
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 571:2003 VỀ QUY TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH VÀ XỬ LÝ AXIT TRỨNG GIỐNG TẰM DÂU DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN571:2003 | Ngày hiệu lực | 02/11/2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 18/10/2003 |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 07/10/2003 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |