TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 603:2004 VỀ NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ – ĐẬU XANH HẠT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
10 TCN 603-2004
NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ – ĐẬU XANH HẠT- YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu tối thiểu cho đậu xanh hạt thương phẩm, sử dụng để chế biến làm thức ăn cho người.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 4295 – 86: Đậu hạt – Phương pháp thử
ISO 951 – 1979: Đậu đóng túi – Lấy mẫu
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Đậu xanh hạt (Green mung bean): Hạt được tách ra từ quả đậu xanh.
3.2. Đậu xanh mốc (Dull green mung bean): Hạt đậu xanh vỏ ngoài có màu xanh xỉn nhìn như mốc.
3.3. Đậu xanh mỡ (Gloss green mung bean): Hạt đậu xanh vỏ ngoài có màu xanh, sáng bóng.
3.4. Hạt non (Immature seed): Hạt đậu chưa chín hoặc chưa phát triển đầy đủ.
3.5. Hạt hư hỏng (Damaged seed): Hạt đậu xanh hoặc mảnh của hạt đậu xanh bị biến màu và giảm chất lượng rõ rệt do ẩm, sâu bệnh, nấm mốc, côn trùng phá hại hoặc do các nguyên nhân khác.
3.6. Hạt bị mọt (Weevil seed): Hạt đậu xanh có lỗ do bị mọt đục, nhìn được bằng mắt thường.
3.7. Hạt vỡ (Broken seed): Những mẩu vỡ tách ra từ hạt đậu xanh và không bị hư hỏng.
3.8. Hạt đậu khác (Other bean): Những hạt của cây cùng họ đậu nhưng khác loài với đậu xanh (đậu đen, đậu tương…).
3.9. Tạp chất bao gồm:
3.9.1. Toàn bộ phần lọt qua sàng lỗ tròn có đường kính lỗ 1,0 mm.
3.9.2. Tạp chất hữu cơ: Gồm vỏ hạt, cọng cây, vỏ quả, lá, rác… hạt bị teo cứng (đậu dọn), hạt cây trồng khác và cỏ dại.
3.9.3. Tạp chất vô cơ: Gồm đất, cát, đá, sỏi, mảnh kim loại…
3.10. Độ ẩm (Moiture Content): Lượng nước và các chất bay hơi khác của đậu hạt, tính bằng phần trăm theo khối lượng, bị mất đi trong quá trình sấy mẫu ở 103 ± 2oC đến khối lượng không đổi.
4. Phân loại hạt
4.1. Phân loại theo màu sắc
Đậu xanh hạt được chia làm 2 loại:
– Đậu xanh mỡ (Gloss green mung bean)
– Đậu xanh mốc (Dull green mung bean)
4.2. Phân loại theo khối lượng 1000 hạt
Tuỳ theo thoả thuận giữa người mua và người bán mà đậu xanh còn có thể phân loại theo khối lượng 1000 hạt, tính bằng gam và được quy định theo bảng 1.
Bảng 1: Phân loại đậu xanh theo khối lượng 1000 hạt
Loại đậu xanh |
Khối lượng 1000 hạt (g) |
Loại I |
Trên 60 |
Loại II |
Từ 50 – 60 |
Loại III |
Nhỏ hơn 50 |
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Yêu cầu kỹ thuật chung
5.1.1. Hạt đậu xanh phải có màu sắc đặc trưng cho từng loại, có mùi tự nhiên, không có mùi lạ hay bất cứ mùi nào chứng tỏ bị hư hỏng (mùi mốc, thối, cháy…).
5.1.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản và chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định về “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm” ban hành theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04-04-1998 của Bộ Y tế.
5.1.3. Đậu xanh hạt không được có côn trùng sống, nhìn được bằng mắt thường.
5.2. Các chỉ tiêu chất lượng
Theo mức chất lượng, đậu xanh hạt được chia làm 2 hạng: 1 và 2. Yêu cầu chất lượng của các hạng đậu xanh hạt được quy định theo bảng 2.
Bảng 2: Yêu cầu chất lượng đối với đậu xanh hạt
Chỉ tiêu |
Hạng chất lượng |
|
Hạng 1 |
Hạng 2 |
|
1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn |
13,0 |
13,5 |
2. Tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn |
1,0 |
2,0 |
3. Hạt hư hỏng tổng số, % khối lượng, không lớn hơn |
3,0 |
6,0 |
Trong đó hạt bị mọt, % khối lượng, không lớn hơn |
1,0 |
2,0 |
4. Hạt vỡ và hạt non, % khối lượng, không lớn hơn |
2,0 |
4,0 |
6. Hạt đậu khác, % khối lượng, không lớn hơn |
1,0 |
2,0 |
6. Phương pháp thử
6.1. Lấy mẫu: Theo mục 1 TCVN 4295-86
6.2. Chuẩn bị mẫu
6.2.1. Trộn cẩn thận mẫu trung bình cho tới khi đồng nhất rồi giảm khối lượng bằng dụng cụ chia mẫu đến khi khối lượng mẫu còn khoảng 1kg, sau đó chia lượng mẫu này thành mẫu phân tích 1 và mẫu phân tích 2 để xác định các chỉ tiêu chất lượng theo sơ đồ phụ lục 1. Chuyển mẫu phân tích trên vào các hộp đựng mẫu có nút đậy kín. Trong thời gian chuẩn bị mẫu, cần lưu ý phát hiện xem có mùi lạ hay mùi đặc biệt trong khối đậu hạt hoặc côn trùng sống hay không. Ghi chép lại tất cả những nhận xét ban đầu đó.
6.2.2. Để xác định độ ẩm, việc chuẩn bị mẫu được tiến hành như sau: từ mẫu phân tích 2, đem loại bỏ tạp chất và tiến hành nghiền nhanh khoảng 20g mẫu thử trên máy nghiền (6.3) sao cho toàn bộ mẫu lọt qua sàng lỗ tròn có đường kính 1,0mm, trộn nhanh và cho vào lọ thủy tinh có nút mài để xác định ngay độ ẩm của mẫu (6.4.3).
6.3. Dụng cụ và thiết bị
6.3.1. Cân phân tích có độ chính xác đến 0,001g
6.3.2.Cân kĩ thuật có độ chính xác đến 0,01g
6.3.3. Thiết bị nghiền mẫu, được chế tạo bằng vật liệu không hút ẩm, dễ làm sạch, có khả năng nghiền nhanh và đồng đều, không tỏa nhiệt, có khả năng điều chỉnh để đạt mức nghiền mịn lọt hoàn toàn qua sàng có kích thước lỗ sàng 1,0mm.
6.3.4. Tủ sấy có thể điều chỉnh nhiệt độ 103 ± 2oC
6.3.5. Sàng thử lỗ tròn có đường kính 1,00mm, có đáy thu nhận và nắp đậy
6.3.6. Kẹp gắp hạt, dao và chổi quét
6.3.7. Đĩa, cốc thủy tinh
6.3.8. Hộp đựng mẫu
6.3.9. Chén cân có nắp
6.4.3. Xác định độ ẩm
6.4.3.1. Tiến hành
Từ mẫu phân tích 2, cân khoảng 5g mẫu chính xác đến 0,001g cho vào chén cân có nắp (6.3.9) đã được sấy khô đến khối lượng không đổi và đã xác định khối lượng. Đặt chén cân có chứa mẫu vào tủ sấy, mở nắp chén cân và sấy mẫu trong 3 giờ kể từ lúc nhiệt độ buồng sấy đạt 103 ± 2oC. Đậy nắp chén cân, lấy chén cân ra khỏi tủ sấy và đặt vào bình hút ẩm. Sau khoảng 30 – 45 phút, khi chén cân nguội đến nhiệt độ phòng thì đem cân với độ chính xác đến 0,001g. Sau đó lại đặt chén cân vào tủ sấy, mở nắp và sấy tiếp 45 phút nữa ở nhiệt độ 103 ± 2oC, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm rồi lại cân lần thứ hai. Nếu sự chênh lệch giữa hai lần cân không vượt quá 5mg là được.
6.4.3.2. Tính kết quả
Độ ẩm của mẫu tính bằng phần trăm theo khối lượng (W) tính theo công thức:
Trong đó : m t là khối lượng mẫu trước khi sấy, tính bằng gam
m s là khối lượng mẫu sau khi sấy, tính bằng gam
Kết quả của phép thử là trị số trung bình cộng của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử với sự sai khác của chúng không vượt quá 0,15% tương đối so với kết quả trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến số lẻ thứ nhất sau dấu phẩy.
6.4.4. Xác định khối lượng 1000 hạt. Từ mẫu phân tích 2, sau khi loại bỏ tạp chất, xác định khối lượng 1000 hạt theo mục 2.8 TCVN 4295 – 86.
7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản
7.1. Bao gói
Đậu xanh hạt phải được bảo quản trong các bao bền, kín, khô sạch, không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm đựng trong bao. Miệng bao phải được khâu kín bằng dây bền chắc. Khối lượng tịnh theo yêu cầu thỏa thuận giữa hai bên mua bán.
7.2. Ghi nhãn
Trên mỗi bao đậu xanh phải ghi rõ tên, địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người đóng gói, loại đậu xanh, khối lượng tịnh và phải phù hợp với “Quy chế ghi nhãn lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” ban hành theo Quyết định số 178/1999/QĐ- TTg ngày 30/8/1999.
7.3. Bảo quản
Đậu xanh hạt được bảo quản trong kho khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Không được bảo quản đậu xanh hạt trong cùng một kho với các hàng hóa khác có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đậu xanh. Các bao đậu xanh được xếp cách mặt đất ít nhất 20cm, cách tường ít nhất 50cm, được xếp thành từng ô vuông vắn, thẳng hàng, khít nhau, đầu bao quay vào phía trong, không được chồng quá 5 bao. Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra kho và hàng hóa.
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 603:2004 VỀ NGŨ CỐC VÀ ĐẬU ĐỖ – ĐẬU XANH HẠT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN603:2004 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |