TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 745:2006 VỀ CHÈ – QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG CHÈ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
10 TCN 745:2006
CHÈ – QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG CHÈ
Tea – Procedure to Conduct Tests for Value of Cutivation and Use of Tea varieties
Cơ quan biên soạn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TƯ
Cơ quan đề nghị ban hành: Vụ Khoa học công nghệ
Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học công nghệ
Cơ quan xét duyệt ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định số: 2930 QĐ/BNN-KHCN, ngày 10 tháng 10 năm 2006, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
CHÈ – QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG CHÈ
Tea – Procedure to Conduct Tests for Value of Cutivation and Use of Tea varieties
1. Qui định chung
1.1. Qui phạm này quy định nội dung và phương pháp khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Testing for Value of Cultivation and Use) (khảo nghiệm VCU) của các giống chè thuộc loài Cammellia sinensis được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2 Quy phạm này áp dụng cho các giống chè mới của mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đăng ký khảo nghiệm VCU để công nhận giống.
2. Phương pháp khảo nghiệm
2.1. Các bước khảo nghiệm:
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Thời gian khảo nghiệm tối thiểu là 5 năm.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tối thiểu là 7 năm và được tiến hành sau khi có kết quả sơ bộ của khảo nghiệm cơ bản 3 năm.
2.2. Bố trí khảo nghiệm.
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản.
2.2.1.1. Bố trí thí nghiệm
Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, ít nhất 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm đối với các giống chè dạng thân bụi là 50-56 m2 (5-5,6m x10m) chia làm 4 hàng khoảng cách cây cách cây 0,5m giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 1,25 – 1,4m và giữa các lần nhắc lại là 2m, tổng số cây trên 1 lần nhắc là 80 cây. Diện tích ô thí nghiệm đối với các giống chè dạng thân gỗ là 54- 60m2 (5,4-6m x 10m) chia làm 4 hàng, khoảng cách cây cách cây 0,5m giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 1,35-1,5m và giữa các lần nhắc lại là 2m, tổng số cây trên 1 lần nhắc là 80 cây. Xung quanh thí nghiệm phải có ít nhất 2 hàng chè bảo vệ (khoảng cách và mật độ tương tự như trong thí nghiệm)
2.2.1.2. Giống khảo nghiệm
Giống đăng ký khảo nghiệm cơ bản phải gửi đến cơ quan khảo nghiệm đủ số lượng 300 cây con hoặc 500 hom trên một điểm khảo nghiệm, trước thời vụ khảo nghiệm ít nhất là 10 tháng để nhân giống tập trung đảm bảo đồng đều chất lượng hom (bầu) và giống khảo nghiệm.
2.2.1.3. Giống đối chứng
Là giống đã được công nhận chính thức hoặc giống địa phương đang được trồng phổ biến trong vùng. Giống đối chứng phải cùng nhóm về phân loại thực vật và thời gian sinh trưởng với giống khảo nghiệm. Chất lượng hom (bầu), giống đối chứng phải tương đương với giống khảo nghiệm.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất
– Diện tích: tổng diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 3 ha và tối đa không vượt quá 10 ha.
– Giống đối chứng: như đối với khảo nghiệm cơ bản.
2.3. Quy trình kỹ thuật
2.3.1. Khảo nghiệm cơ bản
2.3.1.1. Thời vụ
Có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, tuỳ thuộc điều kiện sinh thái nơi khảo nghiệm và nhóm giống khảo nghiêm.
2.3.1.2. Chuẩn bị cây giống khảo nghiệm.
+ Tiêu chuẩn hom giống theo tiêu chuẩn hiện hành
+ Tiêu chuẩn cây con theo tiêu chuẩn hiện hành
+ Bầu chè trước khi trồng được tách bỏ túi PE giữ nguyên phần đất trong bầu đặt xuống hốc lấp một lớp đất tơi xốp lên trên.
2.3.1.3. Yêu cầu về đất
Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái khảo nghiệm, có độ phì đồng đều. Cầy bừa kỹ, sạch cỏ dại, gốc cây, sỏi đá, được san ủi bằng phẳng và thích hợp cho cho cây chè sinh trưởng phát triển.
2.3.1.4. Bón phân
– Bón lót toàn bộ 20-30 tấn phân hữu cơ/ha, lân supe: 500-600kg/ha trước khi trồng cây con.
– Bón thúc khi chè tuổi 1:
+ Lượng phân bón cho 1 ha: 40kgN+30kgP2O5+30kgK2O.
+ Thời gian bón: chia làm hai lần trong năm (tháng 2-3 và tháng 6-7)
+ Cách bón trộn đều lượng N:P:K bón cách gốc 25-30cm sâu 6-7cm, lấp kín.
– Khi chè tuổi 2.
+ Lượng bón cho 1ha là 60kgN+30kgP2O5+40 kgK2O
+ Thời gian bón và cách bón như chè tuổi 1.
– Khi chè tuổi 3:
+ Lượng bón cho 1ha: 80kgN+40kgP2O5+60kgK2O
+ Thời gian bón và cách bón như chè tuổi 1 (bón cách gốc 35-40cm).
Từ năm thứ 4 đến kết thúc quá trình khảo nghiệm lượng phân bón được áp dụng như chè kinh doanh.
2.3.1.4. Dặm chè
– Đối với chè trồng bầu sau khi cây hồi xanh cần được kiểm tra nếu cây nào chết cần được dặm kịp thời vào tháng 8-9 hoặc tháng 2-3 vào những ngày trời râm mát.
Có thể trồng dặm sau khi chè được 1-2 tuổi nhưng trước đó phải dự trữ cây trong bầu to (kích thước túi bầu 18 x 26cm ) .
2.3.1.5. Đốn chè
Đốn lần 1 khi trên 75% số cây chè có đường kính gốc > 0,7 cm, đốn thân chính cách mặt đất 20-25cm, đốn cành bên cách mặt đất 30-35cm.
Đốn lần hai sau lần 1 một năm, chiều cao vết đốn cách mặt đất 30-35cm, đốn cành bên cách mặt đất 40-45cm.
Các năm tiếp theo đốn cách vết năm trước 3-5 cm, cho đến khi kết thúc quá trình khảo nghiệm
2.3.1.6. Phòng trừ cỏ dại
Tủ rác, cây phân xanh lên gốc chè để hạn chế cỏ dại. Với chè tuổi 1 phải dùng tay nhổ cỏ ở gốc chè và được xới phá váng sau khi trời mưa to.
Thời vụ làm cỏ: Vụ xuân làm cỏ vào tháng 1-2 vụ thu làm cỏ vào tháng 8-9. Đối với chè tuổi 2-3 hàng năm tiến hành xới gốc 2-3 lần rộng 30-40cm về hai bên hàng.
2.3.1.7. Phòng trừ sâu bệnh
Cần kiểm tra và phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời các loài sâu, bệnh hại nguy hiểm như: rầy xanh, bọ trĩ (bọ cánh tơ), nhện đỏ, bọ xít muỗi, bệnh phồng lá chè, chấm xám, chấm nâu, đốm mắt cua…
Các thuốc được sử dụng để phòng trừ các loài sâu bệnh hại trên phải nằm trong danh mục thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng trên chè và sử dụng thuốc theo đúng qui trình hướng dẫn.
2.3.1.8. Thu hoạch
– Kỹ thuật hái chè: chè tuổi 1 hái bấm ngọn đối với những cành cao từ 60 cm trở lên. Chè tuổi 2 hái trên những cành to khoẻ cao từ 50 cm trở lên. Búp đủ tiêu chuẩn 1 tôm 2 đến 3 lá non thì tiến hành hái, số lần hái tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh, khi nào búp đủ tiêu chuẩn thì tiến hành hái
2.3.2. Khảo nghiệm sản xuất
áp dụng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành 10TCN446-2001 hoặc theo quy trình khảo nghiệm cơ bản ở mục 2.3.1 quy phạm này.
3. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
3.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.1.1. Chọn cây theo dõi
– Cây theo dõi được chọn sau khi trồng 3 tháng
– Mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây ngẫu nhiên (cố định) ở hai hàng giữa ô thí nghiệm, tổng số cây theo dõi trong một lần nhắc lại là 10 cây.
3.1.2. Các chỉ tiêu theo dõi. (Bảng 1).
Bảng 1. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá.
Chỉ tiêu |
Phương pháp theo dõi |
Thang điểm |
Tỷ lệ sống | Đếm số cây chết để tính tỷ lệ sống | Tỷ lệ sống(%) =x100 |
Chiều cao cây (cm). | Đo từ mặt đất đã được cố định đến đỉnh sinh trưởng (thân chính) | |
Đường kính thân (cm) | Đo cách mặt đất 10cm | |
Diện tích tán (m2) | Đo chiều dài tán và chiều rộng tán | |
Số cành cấp 1 | Đếm tổng số cành sinh ra từ thân chính khi chiều cao cây đạt 60cm | |
Số cành cấp 2 | Đếm tổng số cành sinh ra từ cành cấp 1 khi chiều cao cây đạt 60cm | |
Độ cao phân cành (cm) | Đo từ mặt đất đến điểm phân cành cấp 1 đầu tiên | |
Chiều dài búp (cm) | Đo từ điểm giữa lá 2 và lá 3 đến đỉnh búp | |
Dài lá (cm) | Đo từ cuống lá tới đỉnh lá | |
Rộng lá (cm) | Đo phần rộng nhất của phiến lá | |
Dạng thân. | Quan sát dạng hình sinh trưởng của cây chè | Dạng bụi
Dạng bán gỗ Dạng gỗ |
Mức lông tuyết | Quan sát trên búp chè xem mức độ lông tuyết | ít
Trung bình Nhiều |
Thời gian hình thành 1 tôm 4 lá (ngày). | Đếm số ngày hình thành 1 tôm 4 lá | |
Mật độ búp/m2. | Đếm số búp đủ tiêu chuẩn có trong khung 25x25cm (5 điểm theo đường chéo góc) | |
Khối lượng 1 búp (g). | Cân khối lượng của 100 búp 1 tôm 2 lá tính trung bình | |
Tỷ lệ búp mù(%) | (Đếm số mù/tổng số búp)x100 | |
Năng suất lý thuyết | Được tính (tấn búp tươi/ha) | Năng suất = khối lượng của 1 búp x mật độ búp/m2 x diện tích mặt tán (m2)/ha |
Năng suất thực thu | Cân số kg búp tươi/ô
Qui ra tấn /ha |
|
Tỷ lệ tôm/búp (%): | Cân khối lượng 100 tôm/khối lượng 100 búp | |
Tỷ lệ Lá 1/ búp (%): | Cân khối lượng 100 lá 1 /khối lượng 100 búp | |
Tỷ lệ Lá 2/ búp (%): | Cân khối lượng 100 lá 2/khối lượng 100 búp | |
Tỷ lệ cuộng/ búp (%): | Cân khối lượng 100 cuộng/khối lượng 100 búp | |
Hàm lượng Tanin trong búp chè tưới (%). | Theo phương pháp Leventhal hoặc theo phương pháp chuẩn độ bằng Iod | |
Hàm lượng Catêsin (Catechin) trong búp chè tưới (%) | Theo phương pháp sắc kí lớp mỏng hoặc sắc kí trên giấy (Zapromrtov. 1958) | |
Kết quả thử nếm chè đen. | Bằng phương pháp cảm quan
Theo TCVN 3218-93 |
Ngoại hình |
Nước | ||
Hương | ||
Vị | ||
Tổng số | ||
Xếp hạng | ||
Kết quả thử nếm chè xanh | Bằng phương pháp cảm quan
Theo TCVN 3218-93 |
Ngoại hình |
Nước | ||
Hương | ||
Vị | ||
Tổng số | ||
Xếp hạng | ||
Kết quả thử nếm chè Ôlong. | Bằng phương pháp cảm quan | Ngoại hình |
Nước | ||
Hương | ||
Vị | ||
Tổng số | ||
Xếp hạng | ||
Kết quả thử nếm chè Pouchong. | Bằng phương pháp cảm quan | Ngoại hình |
Nước | ||
Hương | ||
Vị | ||
Tổng số | ||
Xếp hạng | ||
Rầy xanh (Empoasca flavescens): (con/khay) |
Dùng khay có kích thước 35x25x5cm đáy khay có tráng một lớp dầu hoả đặt nghiêng khay dưới tán chè dùng tay đập mạnh 3 đập phía trên đếm số rầy xanh rơi vào khay | Mật độ rầy =
Cấp 0: búp không bị hại Cấp 1: vết hại rải rác chuyển mầu phớt hồng Cấp 2: lá hơi cong, biến dạng, khô từ 1/2 mép lá Cấp 3: lá biến dạng,cong, khô chóp lá và mép lá |
Bọ cánh tơ (Bọ trĩ) (Physothrips setiventris)
(Con/búp) |
Hái 5 điểm chéo góc mỗi điểm 20 búp đem về đếm số bọ cánh tơ trên từng búp | Mật độ bọ cánh tơ =
Cấp 0: búp không có vết bị hại Cấp 1: vết hại riêng rẽ, rải rác Cấp 2: búp có 2 vết song song với gân chính Cấp 3: búp dày, giòn, chùn lại và biến dạng |
Bọ xít muỗi: (Helopeltis theivora):
(% búp bị hại) |
Hái 5 điểm theo đường chéo góc mỗi điểm hái 40 búp | Búp bị hại(%) =
Cấp 0: búp không có vết bị hại Cấp 1: vết hại riêng rẽ, rải rác Cấp 2: lá biến dạng Cấp 3: lá khô nhăn nheo co dúm lại |
Nhện đỏ nâu (Olygonychus coffeae): (con/lá) | Hái 5 điểm mỗi điểm 20 lá theo đường chéo góc về đếm số số nhện có trong lá | Mật độ =
Cấp 1: lá không bị hại (0%) Cấp 2: số lá bị hại (0-25%) Cấp 3: số lá bị hại (>25-50) Cấp 4: số lá bị hại (>50-70%) Cấp 5: số lá bị hại (>75%) |
Nhện vàng (Hemitardonenus latus). | Hái 5 điểm mỗi điểm 20 lá theo đường chéo góc về đếm số số nhện có trong lá | Mật độ =
Cấp 1: lá không bị hại (0%) Cấp 2: số lá bị hại (0-25%) Cấp 3: số lá bị hại (>25-50) Cấp 4: số lá bị hại (>50-70%) Cấp 5: số lá bị hại (>75%) |
Bệnh phồng lá chè: (Exobasidium vexans): | Hái 5 điểm mỗi điểm 20 lá theo đường chéo góc về phân cấp bệnh | Cấp 1: lá không bị bệnh (0%)
Cấp 2: số lá bị bệnh (0-25%) Cấp 3: số lá bị bệnh (>25-50) Cấp 4: số lá bị bệnh (>50-70%) Cấp 5: số lá bị bệnh. (>75%) |
Bệnh chấm nâu: (Colletotrichum camelliae): | Hái 5 điểm mỗi điểm 20 lá theo đường chéo góc về phân cấp bệnh | Cấp 1: lá không bị bệnh (0%)
Cấp 2: số lá bị bệnh (0-25%) Cấp 3: số lá bị bệnh (>25-50) Cấp 4: số lá bị bệnh (>50-70%) Cấp 5: số lá bị bệnh. (>75%) |
Bệnh đốm mắt cua:(Cercosporella theae Petch). | Hái 5 điểm mỗi điểm 20 lá theo đường chéo góc về phân cấp bệnh | Cấp 1: lá không bị bệnh (0%)
Cấp 2: số lá bị bệnh (0-25%) Cấp 3: số lá bị bệnh (>25-50) Cấp 4: số lá bị bệnh (>50-70%) Cấp 5: số lá bị bệnh. (>75%) |
Bệnh chấm xám (Pestalozia theae Sawada) | Hái 5 điểm mỗi điểm 20 lá theo đường chéo góc về phân cấp bệnh | Cấp 1: lá không bị bệnh (0%)
Cấp 2: số lá bị bệnh (0-25%) Cấp 3: số lá bị bệnh (>25-50) Cấp 4: số lá bị bệnh (>50-70%) Cấp 5: số lá bị bệnh. (>75%) |
+ Khả năng chịu hạn. | Quan sát trên đồng ruộng | Điểm 1. Tốt
Điểm 2. Khá Điểm 3. Trung bình Điểm 4. Kém Điểm 5. Rất kém. |
+ Khả năng chịu nóng. | Quan sát trên đồng ruộng | Điểm 1. Tốt
Điểm 2. Khá Điểm 3. Trung bình Điểm 4. Kém Điểm 5. Rất kém. |
+ Khả năng chịu rét | Quan sát trên đồng ruộng | Điểm 1. Tốt
Điểm 2. Khá Điểm 3. Trung bình Điểm 4. Kém Điểm 5. Rất kém. |
+ Khả năng chịu úng. | Quan sát trên đồng ruộng | Điểm 1. Tốt
Điểm 2. Khá Điểm 3. Trung bình Điểm 4. Kém Điểm 5. Rất kém. |
Chỉ số hại. | Nhằm tính mức độ nhiễm sâu, bệnh, nhện hại của từng giống chè | Chỉ số hại =
a: số búp, lá bị hại ở mỗi cấp b: cấp tương ứng N: tổng số búp điều tra T: cấp cao nhất |
3.2. Khảo nghiệm sản xuất
– Sinh trưởng phát triển: đánh giá tại nương chè theo thang điểm: tốt, khá, trung bình và kém.
– Khả năng chống chịu lại sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận: đánh giá ngay tại nương chè vào thời điểm cây chè bị hại theo thang điểm: tốt, khá, trung bình, kém.
– Năng suất chè: tính năng suất thực thu của từng giống trên nương khảo nghiệm rồi qui ra tấn búp tươi/ha.
– Đánh giá phẩm chất: được đánh giá bằng mắt hoặc thử nếm cảm quan theo thang điểm tốt, trung bình, xấu.
– Ý kiến của người sản xuất: có hoặc không chấp nhận giống mới.
4. Tổng hợp và công bố kết quả khảo nghiệm
4.1. Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm phải gửi về cơ quan khảo nghiệm chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc quá trình khảo nghiệm để làm báo cáo tổng hợp.
4.2. Cơ quan khảo nghiệm tổng hợp kết quả khảo nghiệm và thông báo đến các tổ chức cá nhân có giống khảo nghiệm, điểm khảo nghiệm và các tổ chức cá nhân có liên quan.
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 745:2006 VỀ CHÈ – QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG CHÈ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN745:2006 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 10/10/2006 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |