TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 818:2006 VỀ QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO BÒ

Hiệu lực: Không xác định

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 818:2006

QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO BÒ

Diagnostic procedure for bovine tuberculosis

1. Phạm vi áp dụng

– Qui trình này áp dụng cho công tác chẩn đoán xét nghiệm bệnh lao bò.

2. Khái niệm

– Bệnh lao bò do trực khuẩn lao Mycobacterium bovis gây ra.

– Trâu bò, các động vật nuôi và người đều có thể bị nhiễm loại vi khuẩn nay

– Bệnh lao bò gây ra những tổn thất lớn về kinh tế do những ảnh hưởng của nó đối với động vật nuôi và có thể lây nhiễm sang người.

3. Nguyên liệu và dụng cụ

3.1 Nguyên liệu

– Tuberculin PPD bò

– Tuberculin PPD gà

– Thuốc nhuộm Ziehl Neelsen (ZN)

– Bông, cồn sát trùng

3.2 Dụng cụ

– Thước đo nếp gấp da

– Xy lanh + kim dò lao

– Kéo cắt lông

– Kính hiển vi thường

– Lam kính

4. Sơ đồ chẩn đoán

1. Chẩn đoán phân biệt

– Bệnh do Actinomybacillus

– Bệnh do Actinomyces pyogenes

2. Bệnh sử

– Trâu bò có thể bị nhiễm lao do tiếp xúc với trâu bò có lịch sử từ vùng dịch hoặc những đàn bị bệnh lao.

– Mầm bệnh từ con vật bệnh được thải qua đờm, dãi, phân rồi khô và phát tán vào không khí, thức ăn, nước uống.

– Súc vật khoẻ hít phải bụi, không khí hoặc ăn phải thức ăn, nước uống có vi khuẩn sẽ nhiễm bệnh.

– Súc vật non bú sữa mẹ bị bệnh lao cũng bị lây nhiễm vi khuẩn lao từ sữa mẹ

– Động vật non cảm thụ với vi khuẩn lao mạnh hơn động vật trưởng thành

3. Kiểm tra lâm sàng

– Ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh con vật không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

– Ở giai đoạn sau triệu chứng biểu hiện khác nhau tuỳ theo sự phân bố của các hạt lao (nơi có vi khuẩn lao khu trú)

– Con vật ho khan, ho từng cơn, bò bệnh gầy sút nhanh lông dựng đứng da khô nếu bệnh khu trú ở phổi, ho nhiều hơn khi có thay đổi thời tiết

– Các hạch bạch huyết sưng cứng sờ thấy lổn nhổn, nhất là các hạch ở trước vai, trước đùi, dưới hàm và trước tuyến tai nếu bệnh khu trú ở hạch

– Ỉa chảy phân tanh khẳm hoặc táo bón luân phiên nếu bệnh khu trú ở ruột

– Trong nhiều trường hợp, con vật không có các triệu chứng đặc trưng

– Con vật gầy dần có thể chết do suy nhược ở giai đoạn cuối

4. Triệu chứng bệnh tích

– Ở các giai đoạn đầu, bệnh lao có thể rất khó chẩn đoán qua mổ khám.

– Bệnh tích điển hình: U hạt dạng bã đậu hoặc vôi hoá trên bề mặt thanh mạc của tất cả các cơ quan nội tạng, nhất là ở các là phổi và các hạch bạch huyết ở xoang ngực

– Màng treo ruột và đôi khi ở cơ bắp cũng có các u lao.

– Nếu hạt lao có nhiều trong phổi thì khi nắn các thuỳ phổi có cảm giác như phổi có trộn cát, cắt có tiếng kêu lạo xạo

– Sau khi mổ khám phải được kiểm tra mô bệnh học và vi khuẩn học (nếu điều kiện cho phép)

5. Phản ứng tiêm nội bì (tuberculin test)

– Phản ứng này dùng để chẩn đoán bệnh lao ở động vật còn sống

– Chọn vị trí tiêm ở da cổ hoặc nếp gấp da đuôi.

 Nếu chỉ tiêm 1 mũi tuberculin bò thì có thể chọn ở 1 vi trí da cổ hoặc nếp gấp da đuôi (ở giữa mặt trong của nếp gấp da đuôi).

 Nếu tiêm cả 2 mũi tuberculin bò và gà thì chọn 2 vị trí khác nhau ở cùng một bên cổ của con vật, khoảng cách giữa 2 vị trí là 12-15 cm.

(Da cổ phản ứng với tuberculin tôt hơn da đuôi. Dùng 2 mũi tiêm để loại trừ bớt những con vật có phản ứng dương tính giả với tuberculin bò)

– Trước khi tiêm, cắt sạch lông ở vị trí tiêm (nếu có), kiểm tra xem có tổn thưong hay không.

– Đo độ dày của da trước khi tiêm tuberculin bằng thuớc cặp.

– Tiêm tuberculin bò (gà) vào trong da tại vị trí tiêm đã chọn.

– Liều tiêm không được ít hơn 2000 international units (UI) tuberculin bò (gà)

– Sau khi tiêm 72 giờ đo lại độ dày nếp gấp của da và đánh giá kết quả như sau:

Bảng 1: Phương pháp đọc phản ứng và đánh giá kết quả

Đọc phản ứng khi tiêm 1 mũi

Kết quả

Đọc khi tiêm 2 mũi

kết quả

Độ dày da ≤ 2mm và không có các triệu chứng lâm sàng. Độ dày da vị trí tiêm lao bò (mm) ≤ độ dày da vị trí tiêm lao gà (mm
2mm < Độ dày da < 4mm và không có triệu chứng lâm sàng Nghi ngờ Độ dày da vị trí tiêm lao bò (mm) – độ dày da vị trí tiêm lao gà (mm) = 1-4 mm Nghi ngờ
2mm < Độ dày da < 4mm và có triệu chứng lâm sàng + Độ dày da vị trí tiêm lao bò (mm) – độ dày da vị trí tiêm lao gà (mm) >4mm +
4mm ≤ Độ dày da +    

* Theo OIE. 2004

– Trong phản ừng tiêm nội bì đơn mũi, nếu kết quả nghi ngờ thì nên làm lại phản ứng sau 42 ngày.

– Đối với vị trí tiêm ở đuôi, phản ứng có thể coi là dương tính nếu nếp gấp da đuôi bị tiêm sưng và dày hơn bên không tiêm 4 mm trở lên. Trong trường hợp bò có 1 nếp gấp da đuôi, thì phản ứng được coi là dương tính nếu nếp gấp da đuôi sưng và dày 8 mm trở lên (theo OIE. 2004).

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

– Các hạch bạch huyết bị tổn thương hoặc các mô có hạt lao được sử lý làm tiêu bản mô bệnh học và nhuộm Hematoxylin và Eosin (HE). Công việc này phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn về bệnh lý tế bào.

– Các biến đổi đặc chưng ở mức độ tế bào là có sự hoại tử bã đậu, khoáng hoá, tế bào biểu mô, tế bào khổng lồ đa nhân và các đại thực bào

– Các hạch bạch huyết bị tổn thương hoặc các mô có hạt lao cung có thể phết trực tiếp lên tiêu bản và nhuộm bằng phương pháp Ziehl-neelsen (ZN). Các vi khuẩn kháng a xit hoặc kháng nguyên M. bovis dạng que, thường kết đám và bắt màu hồng nếu nhuộm bằng phương pháp ZN.

(phương pháp nhuộm Ziehl-neelsen xem phần phụ lục)

6. Kết luận

– Căn cứ vào dich tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và kết quả phản ứng tiêm nội b ì hoặc kiểm tra mô bệnh học để ết luận bệnh.

7. Tài liệu tham khảo

Quinn P.L. và Carter G.R. 1994. Clinical Veterinary Microbiology. USA

Cẩm nang chẩn đoán tiêu chuẩn về các bệnh gia súc ở Việt nam. 2002. Viện Thú Y quốc gia – JICA.

Phạm Sĩ Lăng, Lê Văn Tạo và Bạch Đăng Phong. 2002. Bệnh phổ biến ở bò sữa. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà nội, Việt nam.

The O.I.E. 2004. Bovine Tuberculosis. Chapter 2.3.3

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

 

PHỤ LỤC

NHUỘM ZIEHL-NEELSEN (ZN)

a) Qui trình nhuộm

– Carbon fushin đặc: 10phút

Cho carbon fushin ngập tiêu bản đã được cố định. Tiêu bản được đặt trên 1 chiếc giá. Dùng ngọn lửa đôt phía dưới tiêu bản để thuốc nhuộm bốc hơi nhưng không được sôi trong 10 phút.

– Chất tẩy màu acid-alcohol: 15 phút (tẩy nhiều lần)

– Methylen blue: 20 giây

– Rửa bằng nước cất rồi để khô

b) Chuẩn bị thuốc nhuộm

Carbon fucshin đặc:

Basic fucshin                 1,0 g

Ethanol 95% (v/v)           10,0 ml

Phenol                          5,0 g

Nước cất                      100,0 ml

Basic fucshin được hoá tan trong Ethanol, Phenol được hoà tan trong nước cất. Sau đó 2 dung dịch này được trộn với nhau và để vài ngày rồi lọc qua giấy lọc, cho vào 1 chai sạch.

Chất tảy màu acid-alcohol:

HCl đặc                         8,0 ml

Ethanol 95% (v/v)           97,0 ml

(Nên cho axit vào cồn)

Methylene blue:

Methylen blue                8,0 g

Ethanol 95% (v/v)           300,0 ml

Nước cất                      1300,0 ml

Potassium hydroxide (KOH)        0,13 g

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 818:2006 VỀ QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO BÒ
Số, ký hiệu văn bản 10TCN818:2006 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản