TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 366:1999 VỀ PHÂN TÍCH PHÂN BÓN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ CACBON HỮU CƠ – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 11/03/1999

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 366:1999

PHÂN TÍCH PHÂN BÓN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ CACBON HỮU CƠ

(YÊU CẦU KỸ THUẬT)

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tổng số cacbon hữu cơ áp dụng cho than bùn và các loại phân hỗn hợp hữu cơ -khoáng theo phương pháp bicromat.

2. Nguyên tắc:

Oxy hoá hoàn toàn các bon hữu cơ bằng K2Cr2O7 dư trong H2SO4 ở nhiệt độ ổn định 145-155oC trong thời gian chính xác 30 phút theo Nelson và Somers (1975), Anderson và Ingram (1989). Sau đó chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung dịch FeSO4.

3. Thiết bị và thuốc thử:

3.1. Thiết bị:

3.1.1. Bếp công phá có điều khiển và ổn định nhiệt độ

3.1.2. Cân phân tích có độ chính xác 0,0002g

3.1.3. Buret có độ chính xác 0,1 ml

3.1.4. Bình tam giác có dung tích 250ml.

3.2. Thuốc thử:

3.2.1. Dung dịch chuẩn kali bicromat M/6 (1N): Cân chính xác 49,04g kali bicromat (TK) đã sấy khô ở 105oC, hoà tan vào nước thành 1 lít trong bình định mức.

3.2.2. Axit sunfuric đặc (d=1,84TK)

3.2.3. Dung dịch sắt II amon sunfat Fe2SO4. (NH4)2SO4. 6H2O (muối Mhor) 0,5M: Cân 196g muối Mhor, hoà tan vào 50ml H2SO4 đặc và thêm nước đến 1 lít. Để cho lắng trong. Lọc nếu đục. Đựng trong lọ kín tránh ôxy của không khí.

3.2.4. Các chỉ thị màu:

Có thể sử dụng các chỉ thị màu sau:

– Dung dịch bari diphenylamin sunfonat 0,16% trong nước.

– Dung dịch axit N-phenylanthanilic: Trộn đều 0,1g axit N- phenylantranilic và 0,1 g Na2CO3 với một ít nước, sau đó hoà tan thành 100ml nước.

– Dung dịch chỉ thị Ferroin: pha 0,695g sắt II sunfat FeSO4.7H2O và 1,485g o.phenaltrolin monohydrat (C12H8N2.H2O) trong 100ml nước.

3.2.5. Nước có độ dẫn điện < 2mS/cm

4. Cách tiến hành

4.1. Cân chính xác một khối lượng mẫu phân đã được chuẩn bị theo 10 TCN-301- 97 và nghiền nhỏ qua rây 0,20mm có chứa không quá 20mg cacbon hữu cơ cho vào bình công phá.

4.2. Rửa và gạn nhiều lần bằng nước nóng cho hoà tan các hợp chất hoà tan trong nước (các loại phân khoáng, các chất khử vô cơ như Fe+2, Mn+2, S2-…).

4.3. Cô mẫu cho đến gần khô (không để cháy).

4.4. Thêm chính xác 10,00ml dung dịch K2Cr2O7 M/6 và 15ml H2SO4 đặc.

4.5. Đặt bình công phá trong bếp công phá và đun bình ở nhiệt độ 145-l55oC trong thời gian chính xác 30 phút (bấm đồng hồ).

4.6. Chuyển toàn bộ hỗn hợp công phá sang bình tam giác 250ml và thêm 100ml nước cất, 10ml H3PO4.. Để thật nguội.

4.7. Cho 0,3ml chỉ thị màu và chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung dịch muối Mhor 0,5M.

Chỉ thị màu Bari diphenyl sunfonat, màu chuyển từ xanh tím sang xanh lá cây.

* Chỉ thị màu axit N.phenylanthanilic, màu chuyển từ tím sang xanh lá cây

* Chỉ thị màu Ferroin, màu chuyển từ xanh tối sang đỏ

4.8. Tiến hành đồng thời mẫu trắng.

5. Cách tính kết quả:

Tính % khối lượng cacbon hữu cơ (OC) trong

Trong đó:

a: Thể tích dung dịch muối Mhor chuẩn độ mẫu trắng (ml)

b: Thể tích dung dịch nuối Mhor chuẩn độ mẫu (ml)

m: Khối lượng mẫu xác định (g)

3: Đương lượng gam C.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 366:1999 VỀ PHÂN TÍCH PHÂN BÓN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ CACBON HỮU CƠ – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN366:1999 Ngày hiệu lực 11/03/1999
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 22/04/1999
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 24/02/1999
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản