TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 396:1999 VỀ RUỘNG LÚA GIỐNG DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
RUỘNG LÚA GIỐNG
Yêu cầu kỹ thuật
Thay thế 10 TCN 69 – 85
Ban hành kèm theo quyết định số : 115/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999
– Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các ruộng sản xuất lúa giống (trừ lúa lai) trên phạm vi cả nước.
– Tiêu chuẩn này thay thế cho 10 TCN 69-85.
– Phương pháp kiểm định ruộng lúa giống áp dụng theo 10TCN 342-98, tiêu chuẩn chất lượng hạt giống lúa theo TCVN 1776-1995.
2.1- Yêu cầu về đất:
Ruộng sản xuất lúa giống phải bố trí trên các chân đất phù hợp, thuận tiện tưới tiêu, sạch cỏ dại và sâu bệnh, không còn sót lúa của vụ trước (lúa chét hay lúa mọc từ hạt rụng).
2.2- Kiểm định ruộng giống:
2.2.1- Số lần kiểm định:
Ruộng lúa giống phải được kiểm định ít nhất 2 lần:
– Lúa trỗ( khoảng 50%).
– Lúa chín (trước thu hoạch).
Trong đó lần thứ 2 do cơ quan có thẩm quyền tiến hành và lập biên bản,làm cơ sở để cấp chứng chỉ chất lượng lô giống.
2.2.2- Tiêu chuẩn ruộng giống:
2.2.2.1- Cách ly: Có thể cách ly không gian hoặc thời gian
Cách ly không gian: Ruộng lúa giống phải cách các ruộng trồng giống lúa khác ít nhất là 3m đối với cấp nguyên chủng và xác nhận, 20m đối với cấp giống gốc (tác giả & siêu nguyên chủng). Có thể bố trí ruộng sản xuất giống gốc nằm giữa khu vực sản xuất nguyên chủng hay xác nhận của cùng giống đó.
– Cách ly thời gian: Ruộng lúa giống phải có thời gian trỗ lệch so với các giống khác ít nhất là 10 ngày.
2.2.2.2- Tỷ lệ cây khác dạng và cỏ dại:
Ruộng sản xuất lúa giống các cấp ở mỗi lần kiểm định không vượt quá tiêu chuẩn ghi ở bảng 1:
Bảng 1
Chỉ tiêu |
Giống nguyên chủng |
Giống xác nhận |
1. Cây khác dạng(% số cây hoặc khóm) |
0,050 |
0,25 |
2. Cỏ dại nguy hại lẫn theo hạt giống(% số cây)* |
0,01 |
0,05 |
* Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa Colona); Cỏ lồng vực nước ( E. crusgalli); Cỏ lồng vực tím (E. glabrescens); Cỏ đuôi phượng (Leplochloa Chinénis); Lúa cỏ (Weedy rice).
3. Phụ lục: Bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của cây lúa
BẢNG MÔ TẢ CÁC TÍNH TRẠNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÂY LÚA
( Oriza Sativa L. )
Bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của cây lúa được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tài liệu của IRRI, INGER, UPOV (Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế , Màng lưới quốc tế nguồn gen cây Lúa, Hiệp hội Quốc tế Bảo hộ Giống Cây trồng mới), để áp dụng trong việc khảo nghiệm các giống lúa mới, trong kiểm định ruộng lúa giống và kiểm tra trong phòng về hạt khác giống.
II. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA:
GIAI ĐOẠN |
MÃ SỐ |
Nảy mầm |
1 |
Mạ |
2 |
Đẻ nhánh |
3 |
Vươn lóng |
4 |
Làm đòng |
5 |
Trỗ bông |
6 |
Chín sữa |
7 |
Vào chắc |
8 |
Chín |
9 |
III BẢNG MÔ TẢ CÁC TÍNH TRẠNG ĐẶC TRƯNG:
TT |
Tính trạng |
Giai đoạn |
Mức độ biểu hiện |
Điểm |
1. |
Lá:
Chiều dài của lá sát dưới lá đòng |
4-5 |
Tính bằng cm |
|
2 |
Lá:
Chiều rộng của lá sát dưới lá đòng |
4-5 |
Đo chỗ rộng nhất của lá |
|
3 |
Lá:
Màu sắc phiến lá |
4-5 |
Xanh nhạt
xanh Xanh đậm |
3 5 7 |
4 |
Lá:
Sự phân bố của các sắc tố khác |
4-5 |
Không có
ở đỉnh ở viền lá có vệt Toàn bộ lá |
1 2 3 4 5 |
5 |
Tai lá:
Màu sắc |
4-5 |
Xanh nhạt
Tím |
1 2 |
6 |
Góc nhánh
(đo góc giữa nhánh mẹ và nhánh con) Hình vẽ 1 |
4-5 |
Thẳng:<300
Trung bình » 450 Mở rộng » 600 Nằm ngang>600 Nằm rạp |
1 2 3 4 5 |
7 |
Bẹ lá:
Màu sắc gốc bẹ lá |
4-5 |
xanh
Có sọc tím tím nhạt tím |
1 2 3 4 |
8 |
Lá:
Độ phủ lông của lá sát dưới lá đòng ( dùng tay vuốt ngược lá, đánh giá sự có mặt của lông) |
5-6 |
Không có lông
Trung bình Nhiều |
1 2 3 |
9 |
Lá:
Góc độ lá( đo góc giữa lá sát lá đòng và thân chính) |
5-6 |
Đứng
Ngang Rũ xuống |
1 5 9 |
10 |
Gốc lá:
Màu sắc |
5-6 |
Xanh nhạt
Xanh Tím |
1 2 3 |
11 |
Thìa lìa:
Độ dài của thìa lìa |
5-6 |
(tính bằng cm từ cổ lá đến đỉnh thìa lìa) |
|
12 |
Thìa lìa:
Màu sắc |
5-6 |
Trắng
Sọctím Tím |
1 2 3 |
13 |
Thìa lìa:
Hình dạng ( hình vẽ 2) |
5-6 |
Nhọn đến hơi nhọn
Xẻ đôi Chóp cụt |
1 2 3 |
14 |
Thời kỳ làm đòng
(Khi có 50% số cây có đòng) |
5-6 |
Rất sớm
Sớm Trung bình Muộn Rất muộn |
1 3 5 7 9 |
15 |
Lá đòng:
Góc độ lá đòng( đo góc giữa trục bông và gốc lá đòng) Hình vẽ 3 |
5-6 |
Đứng
Trung bình Ngang Rũ xuống |
1 3 5 7 |
16 |
Khả năng thoát cổ bông:
( hình vẽ 4) |
6 |
Thoát tốt: gốc bông hiện rõ1 đoạn phía trên gối lá đòng
Thoát TB: gốc bông ở phía trên cổ lá đòng. Thoát không hoàn toàn: Gốc bông thấp hơn cổ lá đòng Bị ấp bẹ: bông bị ấp một phần hay toàn bộ trong bẹ lá đòng |
1
2
3
4 |
17 |
Số nhánh: |
6-7 |
(Đếm tổng số nhánh hữu hiệu và vô hiệu) |
|
18 |
Chiều cao cây:
(tính bằng cm, đo từ mặt đất đến chóp bông, không kể râu hạt) |
7-8 |
+Lùn:
-vùng trũng< 110cm -vùng cao < 90cm +Trung bình: -Vùngtrũng<110-130cm – Vùng cao<90-125cm +Cao: – Vùng trũng>130cm -Vùng cao>125cm |
1
5
9 |
19 |
Gốc thân:
Màu sắc |
7-9 |
Xanh
Vàng nhạt Sọc tím Tím |
1 2 3 4 |
20 |
Gốc thân:
Đường kính lóng gốc |
7-9 |
Mảnh
Trung bình To |
1 3 5 |
21 |
Bông:
Chiều dài bông |
8 |
Đo từ cổ bông đến đỉnh bông tính bằng cm |
|
22 |
Bông: Hình vẽ 5
Dạng bông ( Căn cứ vào cách phân gié, góc độ gié với trục chính , mức độ đóng hạt để nhận xét) |
8 |
Chụm Trung bình Xoè |
1 5 9 |
23 |
Bông:
Độ cong trục bông |
7-9 |
Thẳng đứng
Cong nhiều |
1 2 |
24 |
Hạt thóc:
Tình trạng có râu đầu hạt |
7-9 |
Không có râu
1 phần hạt có râu ngắn Toàn bộ hạt có râu ngắn 1 phần hạt có râu dài Toàn bộ hạt có râu dài
|
0 1 5 7 9 |
25 |
Vỏ trấu:
Độ phủ lông trên vỏ |
7-9 |
Nhẵn
Lông trên sống vỏ trấu Lông trên đỉnh hạt Lông ngắn Lông dài |
1 2 3 4 5 |
26 |
Gié cấp 2:
Hình vẽ 6 |
8-9 |
Không có
Ít Nhiều |
0 1
2 |
27 |
Thời gian sinh trưởng (Khi 80% số hạt trên bông chín) |
9 |
Rất sớm
Sớm Trung bình Muộn Rất muộn
|
1 3 5 7 9 |
28 |
Bông:
Độ rụng hạt |
9 |
Khó: < 1% hạt rụng
Khó vừa: 1-5% Trung bình: 6-25% Dễ rụng hạt: 26-50% Rất dễ rụng hạt: >505 |
1 2 3 4 5 |
29 |
Vỏ trấu:
Màu sắc vỏ trấu |
9 |
Trắng
Vàng nhạt Vàng Nâu Đỏ Tím Đen |
1 2 3 4 5 6 7 |
30 |
Mày trên:
Màu sắc |
9 |
Vàng rơm
Vàng Đỏ Tím |
1 2 3 4 |
31 |
Mày trên:
Chiều dài |
9 |
Không có
Ngắn: <1,5mm Trung bình: 1,6-2,5mm Dài: >2,5mm< vỏ trấu Quá dài: > vỏ trấu Không cân xứng |
0 1 3 5 7 9 |
32 |
Dạng hạt thóc:
Hình vẽ 7 |
9 |
Tròn
Bầu (bán tròn) Trung bình (bán thoi) Thon dài (hình thoi) |
1 3 5 7 |
33 |
Gạo xay:
Chiều dài hạt |
9 |
Ngắn:<5,5mm
Trung bình: 5,51-6,6 Dài: 6,61-7,5mm Rất dài: >7,5mm |
1 3 5 7 |
34
|
Gạo xay:
màu sắc |
9
|
Trắng
Nâu nhạt Nâu đậm Đỏ Tím |
1 3 5 7 9 |
35
|
Gạo xay: Dạng hạt (Tỷ lệ D/R) |
9 |
Tròn:<1 Bầu: 1-2 Trung bình:2,1-3 Thon dài: >3 |
1 3 5 7 |
36 |
Gạo xay:
Đ ộ bạc bụng |
9 |
Không
ít (< 10% diện tích hạt) TB:(11-20% DT hạt) Nhiều (>20%) |
0 1 5 9 |
37
|
Dạng nội nhũ:
phản ứng với KI-I 1%, gạo cứng có màu nâu, gạo dẻo có màu xanh đen |
9 |
Không dẻo
Dẻo Trung bình |
1 2 3 |
38 |
Khối lượng 1000 hạt
(cân hạt ở độ ẩm 13%) |
9 |
Rất thấp
Thấp Trung bình Cao Rất cao |
1 3 5 7 9 |
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 396:1999 VỀ RUỘNG LÚA GIỐNG DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN396:1999 | Ngày hiệu lực | 19/08/1999 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 04/08/1999 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |