TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 556:2002 VỀ QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NGÔ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 21/12/2002

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 556:2002

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NGÔ
Procedure to conduct tests for Distinctness, Uniformity and Stability of Maize varieties

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

 1.1 Quy phạm này quy định nguyên tắc, nội dung và phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (uniformity) và tính ổn định (Stability)-gọi tắt là khảo nghiệm DUS-của các dòng tự phối, giống ngô lai và giống ngô thụ phấn tự do mới thuộc loài Zea mays L. (trừ các giống ngô trồng làm cảnh).

1.2. Quy phạm này áp dụng cho các giống ngô mới của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng ký khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả hoặc công nhận giống.

2- Giải thích từ ngữ

Trong quy phạm này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Giống khảo nghiệm: Là giống ngô mới được đăng ký khảo nghiệm DUS.

2.2. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng.

2.3. Giống đối chứng: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.

2.4 . Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.

2.5. Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

2.6. Cây khác dạng: Cây được coi là khác dạng nếu nó khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.

3. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm

3.1. Giống khảo nghiệm

3.1.1. Khối lượng hạt giống tối thiểu tác giả phải gửi cho cơ quan khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là:

– Dòng tự phối: 1500 hạt/dòng.

– Đối với các giống thụ phấn tự do: 3 kg/giống.

– Đối với giống lai: 3kg hạt lai và mỗi dòng bố mẹ 1500 hạt, nếu cơ quan khảo nghiệm yêu cầu.

3.1.2. Chất lượng hạt giống về tỷ lệ nảy mầm, độ ẩm và độ sạch tối thiểu phải tương đương cấp xác nhận theo 10 TCN 313-98, đối với hạt giống ngô thụ phấn tự do hoặc 10 TCN 312-98, đối với dòng tự phối, hạt giống bố, mẹ và giống ngô lai.

3.1.3. Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kì hình thức nào, trừ khi cơ quan khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.

3.1.4. Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ quan khảo nghiệm.

3.2. Giống đối chứng

3.2.1. Trong bản đăng ký giống khảo nghiệm (phụ lục 3), tác giả đề xuất các giống đối chứng và nói rõ những đặc tính khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ quan khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm đối chứng.

3.2.2.  Giống đối chứng được lấy từ mẫu giống chuẩn của cơ quan khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ quan khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống đối chứng và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Khối lượng và chất lượng giống đối chứng như quy định ở mục 3.1.

4. Phân nhóm giống khảo nghiệm

Các giống khảo nghiệm được phân thành nhóm dựa theo các tính trạng sau:

+ Theo mục đích sử dụng: Ngô tẻ/Ngô nếp/Ngô đường/Ngô rau.

+ Theo các tính trạng đặc trưng:

– Bông cờ: Thời gian trỗ (tính trạng 7).

– Bắp: Sắc tố antoxian của râu (tính trạng 16).

– Cây: Chiều cao cây (tính trạng 22.1, 22.2).

– Bắp: Dạng hạt (tính trạng 30)

– Bắp: Màu của đỉnh hạt (tính trạng 32).

– Bắp: Sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi (tính trạng 33).

5. Phương pháp bố trí thí nghiệm

5.1. Thời gian khảo nghiệm: Tối thiểu là 2 vụ có điều kiện tương tự.

5.2. Số điểm khảo nghiệm: Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được thì có thể thêm 1 điểm bổ sung.

5.3. Bố trí thí nghiệm

– Ruộng thí nghiệm phải bằng phẳng, đồng đều, sạch cỏ dại, chủ động tưới tiêu.

– Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại.

– Mỗi lần nhắc lại:

+ Đối với khảo nghiệm các dòng tự phối: Mỗi dòng khảo nghiệm trồng 2 hàng, mỗi hàng 15 cây (số cây trên ô là 30 cây); mỗi dòng đối chứng gieo 1 hàng (15 cây). Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35cm,

+ Đối với khảo nghiệm giống thụ phấn tự do và giống lai: Mỗi giống khảo nghiệm trồng 4 hàng, mỗi hàng 15 cây (số cây trên ô là 60 cây); mỗi giống đối chứng gieo 2 hàng (30 cây). Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35cm.

– Các dòng hoặc giống khảo nghiệm được gieo liền kề với các dòng hoặc giống đối chứng. Xung quanh thí nghiệm phải có băng bảo vệ, chiều rộng băng tối thiểu có thể trồng được 2 hàng ngô.

5.4. Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô 10 TCN 341-98.

6. Bảng các tính trạng đặc trưng

6.1. Để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định phải sử dụng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống ngô.

6.2. Trong bảng mô tả các tính trạng đặc trưng, những tính trạng đánh dấu (*) được sử dụng cho tất cả các giống và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được. Kí hiệu (+) để đánh dấu các tính trạng được giải thích hoặc minh hoạ ở phụ lục 2.

Các tính trạng được theo dõi vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây. Các giai đoạn sinh trưởng được biểu thị bằng số ở cột thứ 2 của bảng.

7. Phương pháp đánh giá

7.1. Đánh giá tính khác biệt

7.1.1. Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 40 cây ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 40 cây đó (trừ cây giao phấn trong dòng tự phối và cây tự thụ phấn của dòng bố mẹ trong giống lai đơn). Các quan sát có liên quan đến bắp phải được thực hiện đối với bắp trên cùng.

7.1.2. Đối với các giống lai, để đánh giá tính khác biệt có thể thiết lập một hệ thống kiểm tra được sàng lọc trước trên cơ sở dòng bố mẹ và công thức lai theo các yêu cầu sau:

Mô tả các dòng bố mẹ theo bảng các tính trạng đặc trưng.

Kiểm tra nguồn gốc dòng bố mẹ so sánh với tập đoàn dòng hiện có dựa vào các đặc điểm ghi trong bảng mô tả các dòng bố mẹ để sàng lọc các dòng tự phối gần nhau nhất.

Kiểm tra công thức lai của giống khảo nghiệm so với công thức lai của các giống lai đã biết đến rộng rãi, chú ý đến dòng tự phối có quan hệ gần nhau nhất.

Đánh giá tính khác biệt của giống khảo nghiệm so với các giống có công thức lai tương tự.

7.1.3 – Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng.

– Đối với các tính trạng định tính (quan sát, thử nếm): Giống khảo nghiệm và giống đối chứng được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn.

– Đối với các tính trạng định lượng (đo đếm): Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng dựa trên giá trị LSD ở xác suất tin cậy tối thiểu 95%.

7.2. Đánh giá tính đồng nhất

7.2.1. Dòng tự phối và giống lai đơn

+ Phương pháp chủ yếu để đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả các cây trên ô thí nghiệm.

áp dụng một quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% với dòng tự phối, 2% với giống lai đơn ở xác suất tin cậy tối thiểu 95%. Như vậy, số cây khác dạng tối đa của thí nghiệm (cả 2 lần nhắc lại) cho phép như sau:

– Dòng tự phối (60 cây): 2 cây.

– Giống lai đơn (120 cây): 5 cây.

7.2.3. Giống lai 3, lai kép, lai nhiều dòng và các giống thụ phấn tự do

– Đối với tính trạng định tính: Tính đồng nhất của giống khảo nghiệm được so sánh một cách trực tiếp với mức độ đồng nhất của giống đối chứng.

– Đối với tính trạng định lượng: áp dụng phương pháp COYU (Combined Over Years Uniformity).

7.2.4. Tính đồng nhất còn được đánh giá thông qua so sánh hệ số biến động (CV%) của mỗi tính trạng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng. Nếu giá trị CV% của giống khảo nghiệm tương đương hoặc thấp hơn giống đối chứng thì có thể coi giống khảo nghiệm là đồng nhất.

7.3. Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định của giống được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất. Nếu số liệu các vụ khảo nghiệm giống nhau hoặc khác nhau không có ý nghĩa ở xác suất tin cậy tối thiểu 95% thì có thể coi tính trạng đó ổn định.

7.4. Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS (UPOV-TG/1/3) và các tài liệu liên quan khác của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).

7.5. Để hạn chế sai số, các vụ khảo nghiệm cần do một cán bộ (hoặc nhóm cán bộ) theo dõi đánh giá và ghi chép kết quả.

8. Báo cáo kết quả khảo nghiệm

Cơ quan khảo nghiệm phải hoàn thành báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS chậm nhất không quá 60 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm.

Cơ quan khảo nghiệm thông báo kết quả khảo nghiệm cho các tổ chức, các nhân có giống khảo nghiệm và báo cáo cho Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ để xét công nhận giống hoặc Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới để xét bảo hộ quyền tác giả.

Bảng các tính trạng đặc trưng của giống ngô

 

Tính trạng

Giai đoạn

Mức độ biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

1. Lá thứ nhất: Sắc tố antoxian của bao lá mầm

First leaf: Anthocyanin coloration of sheath

12 Không có

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

  1

3

5

7

9

2. (+) Lá thứ nhất: Hình dạng ở đỉnh lá thứ nhất

First leaf: Shape of tip

14 Nhọn

Nhọn đến tròn

Tròn

Tròn đến hình thìa

Hình thìa

  1

2

3

4

5

3. (+) Lá: Góc giữa phiến lá và thân(lá phía trên của bắp trên cùng)

Leaf: Angle between blade and stem (on leaf just above upper ear)

61 Rất hẹp (< 15 0)

Hẹp (15-30 0)

Trung bình (31-60 0)

Rộng (61-90 0)

Rất rộng (>90 0)

  1

3

5

7

9

4. (+) Lá: Thế phiến lá

(lá phía trên của bắp trên cùng)

Leaf: Attitude of blade (as for 3)

61 Thẳng

Hơi cong

Cong

Khá cong

Rất cong

  1

3

5

7

9

5. Thân: Mức độ dích dắc

Stem: Degree of zig-zag

65 Không có

ít

Nhiều

  1

2

3

6. Thân: Sắc tố antoxian ở rễ chân kiềng

Stem: Anthocyanin coloration of brace rocts

65-75

 

 

 

Không có hoặc rất nhạt

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất Đậm

 

 

 

 

1

3

5

7

9

7. (*) Cờ: Thời gian trỗ cờ

 (50 % số cây có hoa nở được 1/3 trục chính)

Tassel: Time of anthesis (on middle third of main axis, 50% of plants)

65 Cực sớm (< 50 ngày)

Sớm(50-55 ngày)

Trung bình(56-65ngày)

Muộn ( 66 -70 ngày)

Rất muộn (>70 ngày)

  1

3

5

7

9

8. (+) Cờ: Sắc tố antoxian ở chân đế mày

(1/3 chân đế mày ở giữa trục chính)

Tassel: Anthocyanin coloration at base of glum (in the middle third of main axis)

65

 

Không có

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

  1

3

5

7

9

9. Cờ: Sắc tố antoxian của mày không kể chân đế.

(1/3 mày ở giữa trục chính)

Tassel: Anthocyanin coloration of glumes excluding base (as for 8)

65

 

Không có

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

  1

3

5

7

9

10. Cờ: Sắc tố antoxian của bao phấn

(1/3 hoa ở giữa của trục chính)

Tassel: Anthocyanin coloration of anthers (as for 8) on fresh anthers

65

 

Không có

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

  1

3

5

7

9

11. Cờ: Mật độ của hoa

(1/3 hoa ở giữa trục chính)

Tassel: Density of spikelets (as for 8)

65 Thưa

Trung bình

Dày

  3

5

7

12. (*) (+) Cờ: Góc giữa trục chính và nhánh bên (ở 1/3 bông cờ phía dưới)

Tassel: Angle between main axis and lateral branches (in flower third of tassel)

65 Rất hẹp (<15 0)

hẹp (15-30 0)

Trung bình (31-60 0)

Rộng (61-90 0)

Rất rộng (>90 0)

  1

3

5

7

9

13. (*)

(+)

Cờ: Thế của nhánh bên

(1/3 bông cờ ở phía dưới)

Tassel: Attitude of lateral branches (as for 12)

65

 

Thẳng

Cong vừa

Cong

Cong hơi nhiều

Rất cong

  1

3

5

7

9

14. (*) Cờ: Số nhánh cấp 1

Tassel: Number of primary lateral branches

 

65 Không có

ít (1-5 nhánh)

Trung bình (6-15 nhánh)

Nhiều (16 -25 nhánh)

Rất nhiều (>25 nhánh)

  1

3

5

7

9

15. Bắp: Thời gian phun râu

(50% số câyphun râu)

Ear: Time of silk emegence (50% of plants)

65 Rất sớm (< 52 ngày)

 Sớm (52 -57 ngày)

Trung bình (58-67 ngày)

Muộn (68-73 ngày)

Rất muộn (>73 ngày)

  1

3

5

7

9

16.

(*)

Bắp: Sắc tố antoxian của mày râu

Ear: Anthocyanin coloration of silk

  Không có

  1

9

17. (*) Bắp: Mức độ sắc tố antoxian của râu

Ear: Intensity of anthocyanin coloration of silk

 

65

 

Rất nhạt

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

  1

3

5

7

9

18. Lá: Sắc tố antoxian của bẹ lá

(Lá ở giữa thân cây)

Leaf: Anthocyanin coloration of sheath (in middle of plant)

71

 

Không có

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

  1

3

5

7

9

19. Cờ: Chiều dài trục chính từ nhánh thấp nhất

Tassel: Lenght of main axis above lowest side branch

71 Rất ngắn (<15cm)

Ngắn (15-20cm)

Trung bình (21-30cm)

Dài (31-35cm)

Rất dàI (>35cm)

  1

3

5

7

9

20. (*) Cờ: Chiều dài trục chính từ nhánh cao nhất

Tassel: Length of main axis above upper side branch

71 Ngắn

Trung bình

Dài

Rất dài

  3

5

7

9

21. Cờ: Chiều dài nhánh cờ

Tassel: Length of side branches (as for 16)

71 Rất ngắn

Ngắn

Trung bình

Dài

Rất dài

  1

3

5

7

9

22.1 (*) Cây: Chiều cao cây

Đối với dòng tự phối

(kể cả bông cờ)

Plant: Length, in-bred lines only (tassel included)

75 Rất thấp (<40cm)

Thấp (40-80cm)

Trung bình (81-120cm)

Cao (121-150cm)

Rất cao (>150cm)

  1

3

5

7

9

22.2 (*) Cây: Chiều cao cây

Đối với giống lai & giống thụ phấn tự do

(kể cả bông cờ)

Plant: Lenght, hybrids and O/P varieties only (tassel included)

75 Rất thấp (<150cm)

Thấp (150-180cm)

Trung bình (181- 220cm)

Cao (221-270cm)

Rất cao (>270cm)

  1

3

5

7

9

23. Cây: Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên cùng so với chiều cao cây

Plant: Ratio height of insertion of upper ear to plant length

75 Thấp (<40 %)

Trung bình (40-60 %)

Cao 61-80%)

Rất cao (>80%)

  1

3

5

7

24. Lá: Chiều rộng phiến lá

(lá trên liền kề với bắp trên cùng)

Leaf: Width of blade (leaf of upper ear)

75 Rất hẹp (<5cm)

Hẹp (5-7cm)

Trung bình (7.1-10cm)

Rộng (10.1-12cm)

Rất rộng (>12cm)

  1

3

5

7

9

25. Bắp: Chiều dài cuống bắp

Ear: Length of peduncle

85 Rất ngắn

Ngắn

Trung bình

Dài

Rất dài

  1

3

5

7

 9

26. (*) Bắp: Chiều dài bắp

(Không kể lá bi)

Ear: Length (without husk)

92 Rất ngắn (<5cm)

Ngắn (5.1-10cm)

Trung bình (10.1-15cm)

Dài (15.1-20cm)

Rất dài (>20cm)

  1

3

5

7

9

27. Bắp: Đường kính bắp

(ở giữa bắp)

Ear: Diameter (in middle)

92 Rất nhỏ (<2.5cm)

Nhỏ (2.6-3.5cm)

Trung bình (3.6 – 5.0cm)

To (5.1 – 5.5cm)

Rất to (>5.5cm)

  1

3

5

7

9

28. Bắp: Dạng bắp

Ear: Shape

92 Hình nón

Hình nón-trụ

Trụ

  1

2

3

29. Bắp: Số hàng hạt trên bắp

Ear: Number of rows of grain

92 Rất ít (8 hàng)

ít (8.1-10 hàng)

Trung bình (10.1-14 hàng)

Nhiều (14.1-16 hàng)

Rất nhiều (>16 hàng)

  1

3

5

7

9

30. (*) Bắp: Dạng hạt

(Dạng hạt ở 1/3 giữa bắp)

Ear: Type of grain (in middle third of ear)

92

 

Đá

Bán đá

Bán răng ngựa

Răng ngựa

  1

2

3

4

31. (*) Bắp: Màu hạt

Ear: Color of grain

92 Trắng trong

Trắng đục

Vàng nhạt

Vàng

Da cam

Đỏ

Tím

  1

2

3

4

5

6

7

32. (*) Bắp: Màu của đỉnh hạt

Ear: Color of top of grain

92

 

Trắng trong

Trắng đục

Vàng nhạt

Vàng

Da cam

Đỏ

Tím

  1

2

3

4

5

6

7

33. Bắp: Màu của lưng hạt

Ear: Color of dorsal side of grain

92

 

Trắng trong

Trắng đục

Vàng nhạt

Vàng

Da cam

Đỏ

Tím

  1

2

3

4

5

6

7

34. (*) Bắp: Sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi

Ear: Anthocyanin coloration of glumes of cob

93 Không có

  1

9

35. Bắp: Mức độ sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi

Ear: Intensity of anthocyanin coloration of glumes of cob

93

 

 

 

Rất nhạt

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

  1

 3

5

7

9

 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổ

 

PHỤ LỤC II:

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

 

Mã số

 

Giai đoạn

00   Nảy mầm

Hạt khô

12

14

  Sự phát triển của cây con

2 lá xoè ra

4 lá xoè ra

51   Phát triển bộ rễ

Sự dài ra của thân

Thân phình ra

Sự hình thành hoa

Hoa hoàn thiện rõ

♂, ♀
61

65

 

♂, ♀

Sự nở hoa

Bắt đầu trổ cờ, phun râu

50 % cây trổ cờ, phun râu

♂, ♀
71

75

  Giai đoạn chín sữa

Tiền chín sữa (hạt còn loãng nước)

Chín sữa

85   Giai đoạn chín sáp

Hạt dạng sáp mềm

92

93

  Giai đoạn chín

Hạt đã cứng (không thể khía bằng móng tay được)

Hạt dễ tách khỏi lõi

     

 

PHỤ LỤC III:

BẢN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG NGÔ MỚI

1. Loài: Ngô (Zea mays l.)

– Ngô tẻ

– Ngô nếp

– Ngô đường

– Ngô rau

(gạch bỏ những từ không phù hợp)

2. Tên giống

3. Tên và địa chỉ người đăng kí

– Họ và tên:

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

 Fax:

 E mail :

4. Họ và tên, địa chỉ tác giả giống

1.

 2….

5. Thông tin về nguồn gốc, phương pháp duy trì và nhân giống

5.1. Nguồn gốc vật liệu

5.2. Phương pháp tạo giống

5.2.1. Dòng tự phối

5.2.2. Giống lai đơn.

5.2.3. Giống lai 3.

5.2.4. Giống lai kép.

5.2.5. Giống thụ phấn tự do.

5.2.6. Giống khác.

5.3. Quá trình chọn tạo: Năm/vụ, địa điểm.

6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài

1. Nước  Ngày tháng năm.

2. Nước  Ngày  tháng năm .

7. Tính trạng đăc trưng của giống

Tính trạng

Giai đoạn

Trạng thái biểu hiện

Mã số

 

(*)

7.1. Cờ: Thời gian trổ cờ

(50% số cây có số hoa nở được 1/3

trục chính)

(tính trạng 7)

65 Rất sớm

Sớm

Trung bình

Muộn

1

3

5

7

 
 
 
 
7.2. Bắp: Sắc tố antoxian của râu (tính trạng 16) 65 Không có

Nhạt

Trung bình

Đậm

1

3

5

7

 
 
 
 
7.3. Cây: Chiều cao cây

Dòng tự phối

(Chiều cao cây kể cả bông cờ)

(tính trrạng 22.1)

75 Rất thấp

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

1

3

5

7

9

 
 
 
 
 
Giống lai và giống thụ phấn tự do (Chiều cao cây kể cả bông cờ)

(tính trạng 22.2)

75 Rất thấp

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

1

3

5

7

9

 
 
 
 
 
7.4. Bắp: Dạng hạt

(1/3 hạt ở giữa bắp)

(tính trạng 30)

92 Đá

Nửa đá

Nửa răng ngựa

Răng ngựa

1

2

3

4

 
 
 
 
7.5. Bắp: Mức độ sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi

(tính trạng 35)

93 Rất nhạt

Nhạt

Trung bình

Đậm

Rất đậm

1

3

5

7

9

 
 
 
 
 

(*) Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống tương ứng cho phù hợp với trạng thái biểu hiện của giống.

8. Các giống đối chứng

 Tên giống đối chứng Những tính trạng khác biệt

9. Các thông tin bổ sung giúp cho sự phân biệt giống

9.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh:

9.2. Các điều kiện đặc biệt để tiến hành khảo nghiệm giống:

9.3. Các thông tin khác:

 

.Ngày tháng năm
(Ký tên, đóng đấu)

 

 

  • Lưu trữ
  • Ghi chú 
  • Ý kiến
  • Facebook
  • Email
  • In
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 556:2002 VỀ QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NGÔ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN556:2002 Ngày hiệu lực 21/12/2002
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 20/02/2003
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 06/12/2002
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản