TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 557:2002 VỀ QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG CÀ CHUA DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
10TCN 557:2002
TIÊU CHUẨN NGÀNH QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG CÀ CHUA
Procedure to conduct tests for Distinctness, Uniformity and Stability of Tomato varieties
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.1. Quy phạm này qui định nguyên tắc, nội dung và phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability)-gọi tắt là khảo nghiệm DUS-của các giống cà chua thuần (true line varieties), các dòng bố mẹ và giống lai (hybrid varieties) thuộc loài Lycopersicon Esculentum.
1.2. Quy phạm này áp dụng cho các giống cà chua mới của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng ký khaỏ nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả hoặc công nhận giống.
2. Giải thích từ ngữ
Trong qui phạm này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Giống khảo nghiệm: Là giống cà chua mới được đăng ký khảo nghiệm DUS.
2.2. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng.
2.3. Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.
2.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu hạt giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.
2.5. Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả một cách chính xác.
2.6. Cây khác dạng: Cây được coi là khác dạng nếu nó khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
3.Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1 Giống khảo nghiệm
3.1.1. Khối lượng hạt giống tối thiểu tác giả phải gửi cho cơ quan khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là:
– Giống thuần: 25g hạt
– Giống lai: 10g hạt F1/giống và mỗi dòng bố, mẹ 0,5g hạt, nếu cơ quan khảo nghiệm yêu cầu
3.1.2. Chất lượng hạt giống về tỷ lệ nảy mầm, độ sạch và độ ẩm tối thiểu phải tương đương hạt giống cấp xác nhận theo 10 TCN 321-98.
3.1.3. Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kì hình thức nào, trừ khi cơ quan khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.
3.1.4. Thời gian gửi mẫu: Theo yêu cầu của cơ quan khảo nghiệm
3.2. Giống đối chứng
3.2.1. Trong bản đăng ký khảo nghiệm (phụ lục 2), tác giả đề xuất các giống đối chứng và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ quan khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm đối chứng.
3.2.2. Giống đối chứng được lấy từ mẫu chuẩn của cơ quan khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ quan khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống đối chứng và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Khối lượng và chất lượng giống đối chứng như quy định ở mục 3.1.
4.Phân nhóm giống khảo nghiệm
Các giống khảo nghiệm được phân nhóm dựa theo các tính trạng sau:
+ Cây: Dạng hình sinh trưởng (tính trạng số 2)
+ Lá: Sự phân thuỳ của lá (tính trạng số 17)
+ Cuống hoa (quả): Có hay không có li tầng (tính trạng số 28)
+ Quả: Độ lớn của quả (tính trạng số 37)
+ Quả: Dạng quả theo mặt cắt dọc (tính trạng số 39)
+ Quả: Số ngăn hạt (tính trạng số 52)
+ Quả: Màu xanh của vai quả (tính trạng số 43)
+ Quả: Màu vỏ quả (tính trạng số 34)
5- Phương pháp bố trí khảo nghiệm
5.1-Thời gian khảo nghiệm: Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.
5.2- Số điểm khảo nghiệm: Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng không thể quan sát được thì có thể thêm một điểm bổ sung.
– Bố trí thí nghiệm:
Ruộng thí nghiệm phải bằng phẳng, đồng đều, sạch cỏ dại, chủ động tưới tiêu.
Mỗi giống trồng tối thiểu 20 cây ở nhà có mái che và 40 cây ở ngoài đồng, chia làm 2 lần nhắc lại.
Mật độ trồng: Cây cách cây 50 cm; hàng cách hàng 70cm; trồng so le trên luống rộng 1,6m. Có thể trồng hàng kép hoặc hàng đơn với mật độ cây cách cây 50cm, luống rộng 100cm.
5.4. Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo Qui phạm khảo nghiệm giống cà chua 10 TCN 219-95
6. Bảng các tính trạng đặc trưng
6.1. Để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định phải sử dụng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống cà chua. Để thuận tiện cho quá trình khảo nghiệm, các tính trạng được phân thành 2 nhóm:
– Tính trạng chính (từ 1-58): Là căn cứ chủ yếu để đánh giá tính khác biệt, đồng nhất và ổn định của giống mới.
– Tính trạng bổ sung (từ 59-70): Các tính trạng bổ sung sẽ được lựa chọn, nếu các tính trạng chính không thể xác định được tính khác biệt của giống mới.
6.2. Trong bảng các tính trạng đặc trưng, những tính trạng đánh dấu (*) được sử dụng cho tất cả các giống trong vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được. Kí hiệu (+) để đánh dấu các tính trạng được giải thích thêm hoặc minh hoạ ở phụ lục 2.
Các tính trạng được theo dõi vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây. Các giai đoạn sinh trưỏng được biểu thị bằng số ở cột thứ 2 của bảng.
7. Phương pháp đánh giá
7.1. Đánh giá tính khác biệt
7.1.1. Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt và tính ổn định phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây chọn ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 20 cây đó.
7.1.2. Khi đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định thông qua các đặc tính chống chịu, cần theo dõi trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo ít nhất trên 10 cây, nếu không có chỉ dẫn nào khác.
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng.
– Đối với tính trạng định tính (quan sát, thử nếm): Giống khảo nghiệm và giống đối chứng được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn.
– Đối với tính trạng định lượng (đo đếm): Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng dựa trên giá trị LSD ở xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.
7.2. Đánh giá tính đồng nhất
Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm.
áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1%, ở xác xuất tin cậy tối thiểu 95%. Nếu số cây quan sát là 40 (cả 2 lần nhắc lại), số cây khác dạng tối đa cho phép là 2.
Tính đồng nhất còn được đánh giá thông qua so sánh hệ số biến động (CV%) của tính trạng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng. Nếu giá trị CV% của giống khảo nghiệm tương đương hoặc thấp hơn của giống đối chứng thì có thể coi giống khảo nghiệm là đồng nhất.
7.3. Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định của giống được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất. Nếu số liệu các vụ khảo nghiệm giống nhau hoặc khác nhau không có ý nghĩa ở xác suất tin cậy tối thiểu 95% thì có thể coi giống đó ổn định.
7.4. Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS (UPOV-TG/1/3) và các tài liệu liên quan khác của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).
7.5. Để hạn chế sai số, các vụ khảo nghiệm cần do một cán bộ (hoặc nhóm cán bộ) theo dõi đánh giá và ghi chép kết quả.
8. Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm
Cơ quan khảo nghiệm phải hoàn thành báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS chậm nhất không quá 60 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm.
Cơ quan khảo nghiệm thông báo kết quả khảo nghiệm cho các tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm và báo cáo cho Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ để xét công nhận giống hoặc Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới để xét bảo hộ quyền tác giả.
Bảng các tính trạng đặc trưng của giống cà chua
A. Các tính trạng chính | ||||||||
Bộ phận theo dõi | Chỉ tiêu theo dõi | Thời kỳ, phương pháp theo dõi | Đơn vị đo, đánh giá | Mức độ biểu hiện | Giống điển hình | Mã số | ||
Cây con Seedling | 1.
(*)
|
Sắc tố antoxian của trụ dưới lá mầm
Anthocyanin coloration of hypocotyl |
Thời kỳ xuất hiện lá thật, quan sát sắc tố anthoxian phần thân dưới lá mầm. | Quan sát | Không có (xanh)
Có (tím nhạt-tím) |
1
9 |
||
Thân Plant |
2.
(*)
|
Dạng hình sinh trưởng
Growth type
|
Khi cây ra hoa rộ thân chính ngừng sinh trưởng (hữu hạn)
Cây vừa ra hoa vừa sinh trưởng (vô hạn) |
Quan sát | Hữu hạn
Bán hữu hạn Vô hạn |
1
2 3 |
||
3. | Số hoa trên thân chính (cây sinh trưởng hữu hạn)
Number of inflorescence on main stem (only determinate growth type varieties) |
Số hoa trên thân chính sau khi thu lứa quả thứ 2-3 | Đếm | ít
Trung bình Nhiều |
3
5 7 |
|||
4. | Tốc độ phát triển (đối với cây sinh trưởng vô hạn)
Growth speed (indeterminate growth type varieties) |
Tốc độ sinh trưởng từ hồi xanh đến khi cây đạt độ cao 1,5m. | Quan sát | Chậm
Trung bình Nhanh |
3
5 7 |
|||
5. | Sắc tố antoxian ở 1/3 thân trên
Anthocyanin coloration of upper third |
Sau khi thu lứa quả thứ 1, theo dõi ở 1/3 thân trên của cây. | Quan sát | Không có (xanh)
ít (phớt tím) Trung bình (tím) Nhiều (tím đậm) Rất nhiều (tím rất đậm) |
1
3 5 7 9 |
|||
6. | Đường kính thân
Diameter of stem |
Phần to nhất của thân khi cây ra lứa quả thứ 2-3 (tính trung bình thân ở phần to nhất + phần nhỏ nhất). | Đo (mm) | Nhỏ
Trung bình To |
3
5 7 |
|||
7. | Độ dài lóng (đối với dạng hình sinh trưởng vô hạn)
Length of internode (indeterminate growth type varieties) |
Chiều dài của lóng từ chùm hoa thứ 1 đến thứ 4 ở thời kỳ thu hoạch lứa quả 2 – 3. | Đo (cm) | Ngắn
Trung bình Dài |
3
5 7 |
|||
8. | Độ thẳng giữa các lóng trên thân cây
Degree of zig-zac |
Theo dõi độ thẳng giữa các lóng cây ở thời kỳ ra chùm hoa thứ 2 – 3. | Quan sát | Thẳng
Không thẳng |
1
2 |
|||
Lá Leaf
Inflo-rescence
|
9.
(*) |
Dạng lá
Shape |
Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2 – 3. Mô tả theo hình minh hoạ. | Quan sát | Dạng 1
Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 |
1
2 3 4 |
||
10. | Số lá dưới chùm hoa thứ nhất
Number of leaves upper the first flower |
Thời kỳ ra chùm hoa thứ 2–3. | Đếm | ít
Trung bình Nhiều |
3
5 7 |
|||
11. | Số lá giữa các chùm hoa
Number of leaves between inflorescence |
Số lá giữa chùm hoa thứ nhất và thứ 3 sau khi nở chùm hoa thứ 3. Tính trung bình | Đếm | ít
Trung bình Nhiều |
1
2 3 |
|||
12. (*) | Trạng thái của lá
Attitude (in middle third of plant) |
Độ nghiêng của phiến lá so với thân cây ở 1/3 thân trên vào thời kỳ thu hoạch lứa quả của chùm 2-3. | Quan sát | Hướng lên
Ngang Rũ xuống |
3
5 7 |
|||
13. | Mức độ xanh của lá
Intensity of green color |
Màu mặt trên phiến lá khi thu hoạch lứa quả thứ 2-3 | Quan sát | Xanh nhạt
Xanh Xanh đậm |
3
5 7 |
|||
14. | Độ phẳng của phiến lá
Glossiness of blade |
Độ phẳng của rìa lá so với gân lá ở thời kỳ thu hoạch lứa quả 2-3 | Quan sát | Cong lên
Phẳng Cong xuống |
3
5 7 |
|||
15. (*) | Chiều dài lá
Length |
Độ dài từ cuống lá đến đỉnh lá của các lá lớn nhất vào thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2-3 | Đo (cm) | Ngắn
Trung bình Dài |
3
5 7 |
|||
16.
(*) |
Chiều rộng lá. Độ dài từ mép nọ sang mép kia của phần lớn nhất của lá
Width |
Giống có lá phát triển đối xứng đo theo đường vuông góc qua gân lá. Giống có lá không đối xứng đo chéo qua gân nơi rộng nhất. | Đo (cm) | Hẹp
Trung bình Rộng |
3
5 7 |
|||
17.
(*) |
Sự phân thuỳ của lá
Division of lobe |
Theo dõi lá chét khi thu hoạch lứa quả thứ 2- 3 | Quan sát | Không
Có |
1
2 |
|||
18. | Kích thước các vết phồng trên phiến lá
Size of blistering upper blade |
Độ lớn các vết phồng trên phiến lá thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2 – 3 | Quan sát | Nhỏ
Trung bình Lớn |
3
5 7 |
|||
19. | Độ cứng của lá
Stiff
|
Dùng tay vuốt các lá, ở thời điểm thu hoạch lứa quả 2-3 để đánh giá độ cứng của lá. | Đánh giá cảm quan | Mềm
Trung bình Cứng |
3
5 7 |
|||
20. | Độ dài của lá chét
Length of leaflet
|
Xác định độ dài lá chét lớn nhất. Thời điểm thu hoạch lứa quả 2 – 3. | Đo (cm) | Ngắn
Trung Bình Dài |
3
5 7 |
|||
21. | Thời gian nở hoa
Time of flowering |
Tính tại thời điểm bông hoa đầu tiên nở | Quan sát | Sớm
Trung bình Muộn |
3
5 7 |
|||
22.
(+) |
Kiểu chùm hoa
Type |
Mô tả theo hình vẽ phần minh hoạ kiểu chùm hoa của chùm 2 – 3. | Quan sát | Đơn giản
Trung gian Phức tạp |
1
2 3 |
|||
23. | Hoa thoái hoá
Dysgenic |
Có hay không có hoa thoái hoá ở chùm thứ nhất | Quan sát | Không có
Có |
1
9 |
|||
24. | Số hoa/chùm
Number of flower per inflorescence |
Số hoa nở của 5 chùm đầu tiên trên 3 cây thời kỳ hoa rộ, lấy giá trị trung bình | Đếm
(số hoa) |
ít
Trung bình Nhiều |
3
5 7 |
|||
25. | Lông của vòi nhuỵ
Hair of pistil |
Thời kỳ hoa nở rộ, có hay không có lông ở vòi nhuỵ | Quan sát | Không có
Có |
1
9 |
|||
26. | Độ lớn đài hoa
Size of calyx |
Quan sát độ lớn của đài hoa của các lứa hoa 2 – 3 | Quan sát | Nhỏ
Trung bình Lớn |
3
5 7 |
|||
Cuống hoa Peduncle
Quả Fruit |
27. (*)
|
Màu sắc hoa
Color |
Thời kỳ ra hoa rộ | Quan sát | Vàng
Da cam |
1
2 |
||
28.
(*) |
Li tầng
Abscission layer |
Cuống hoa có li tầng hay không. | Quan sát | Không có
Có |
1
9 |
|||
29. | Độ dài cuống hoa (với giống có li tầng)
Length |
Độ dài từ li tầng đến đài hoa. | Đo (cm) | Ngắn
Trung bình Dài |
3
5 7 |
|||
30. | Thời gian hình thành quả
Time of performance fruit |
Tính tại thời điẻm quả đàu tiên hình thành. | Quan sát | Sớm
Trung bình Muộn |
3
5 7 |
|||
31. | Tỷ lệ đậu quả của 5 chùm hoa đầu
Ratio of fruit in fisrt five inflorenscence |
Số quả đậu của 5 chùm hoa đầu tiên của 3 cây vào thời kỳ kết thúc đâụ quả để xác định tỷ lệ đậu quả. | Đếm
(số quả) |
Rất thấp (dưới 10%)
Thấp (10 – 20%) Trung bình (21-40%) Cao (41 – 60%) Rất cao (trên 60%) |
1
3 5 7 9 |
|||
32. (*) | Màu sắc quả xanh
Colorration of green fuit |
Màu phần đáy quả xanh của chùm quả 2 – 3 | Quan sát | Xanh nhạt
Xanh Xanh đậm |
3
5 7 |
|||
33. (*)
|
Màu sắc quả chín
Coloration of ripened fuit |
Màu quả của chùm quả thứ 2 – 3 khi chín hoàn toàn | Quan sát | Kem
Vàng Da cam Hồng Đỏ Nâu |
1
2 3 4 5 6 |
|||
34. | Màu vỏ quả
Coloration of fruit sheath |
Tách vỏ quả của những quả ở chùm 2 – 3 quan sát khi quả chín hoàn toàn | Quan sát | Không màu (trong suốt)
Có màu |
1
2 |
|||
35. (*) | Màu thịt quả
Color of flesh fruit |
Bổ quả của chùm 2 – 3 khi quả chín hoàn toàn theo dõi màu sắc phần thịt quả từ vỏ đến nơi tiếp xúc ngăn hạt |
Quan sát | Kem
Vàng Da cam Hồng Đỏ Nâu |
1
2 3 4 5 6 |
|||
36. | Độ dày thịt quả
Thickness of flesh fruit |
Từ vỏ đến chỗ tiếp xúc ngăn hạt của lứa quả thứ 2-3 của 3 quả chín hoàn toàn, lấy giá trị trung bình | Đo (mm) | Mỏng
Trung bình Dày |
3
5 7 |
|||
37.
(*) |
Độ lớn của quả
Size of core in cross section (in relation to total diameter) |
Đo đường kính quả ở phần lớn nhất của những quả chín thuộc lứa quả 2 – 3 để xác định độ lớn của quả. | Đo (cm) | Rất bé
Bé Trung bình To Rất to |
1
3 5 7 9 |
|||
38.
(*) |
Tỷ lệ H/D quả
Ratio Height/Diameter |
Đo đường kính (D), chiều cao (H) quả của chùm quả thứ 2-3 khi quả chín hoàn toàn để xác định tỷ lệ H/D | Đo (cm) | Rất nhỏ
Nhỏ Trung bình Lớn Rất lớn |
1
3 5 7 9 |
|||
39.
(*)
|
Dạng quả theo mặt cắt dọc
Shape of longitudinal section |
Quan sát 3 quả chín của lứa quả 2 – 3 theo mặt cắt dọc như hình vẽ mô tả | Quan sát | Dẹt
Hơi dẹt Tròn Hình chữ nhật Hình trụ Hình elip Hình tim Hình trứng ngược Hình trứng Hình quả lê |
Hình 1
Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 |
|||
40. | Độ lớn của lõi quả
Extent of pithy |
Bổ dọc tâm quả từ đỉnh xuống đáy, xác định độ lớn của phần lõi quả từ nơi bám cuống quả đến đáy quả | Quan sát | To
Trung bình Nhỏ |
3
5 7 |
|||
41.
(+) |
Hình dạng quả theo mặt cắt ngang
Shape in horizontal section |
Bổ ngang ở phần to nhất của quả theo dõi mặt cắt ngang quả trên 3 quả chín hoàn toàn của lứa quả 2-3 | Quan sát | Tròn
Góc cạnh Bất qui tắc |
Hình1
Hình 2 Hình 3 |
|||
42.
(*) |
Khía vai quả
Notch of shoulder |
Quan sát mức độ sâu của khía ở phần vai của quả trưởng thành ở chùm quả 2-3 | Quan sát | Không có
Nông Trung bình Sâu Rất sâu |
1
3 5 7 9 |
|||
43.
(*) |
Màu xanh của vai quả so với phần còn lại của quả
Green color of shoulder compared to the rest of fruit |
Theo dõi sự khác nhau về mầu xanh vai quả so với phần còn lại của quả trưởng thành lứa 2-3. Mô tả mức độ | Quan sát | Không đổi
Xanh nhạt Trung bình Xanh đậm |
1
3 5 7 |
|||
44.
(*) |
Độ lớn phần vai xanh
Extent of green shoulder |
Xác định độ lớn phần vai xanh so với phần còn lại của quả của chùm quả trưởng thành 2-3 | Quan sát | Nhỏ
Trung bình Lớn |
3
5 7 |
|||
45.
(+) |
Dạng đáy quả
Shape of bottom fruit |
Mô tả theo hình vẽ đáy quả của các quả chín hoàn toàn ở chùm quả 2 – 3. | Quan sát | Lõm
Phẳng Hơi nhọn Nhọn |
Hình 1
Hình 2 Hình 3 Hình 4 |
|||
46.
(*) |
Mức độ xanh của quả
Intensity of green color |
Quan sát ở lứa quả trưởng thành 2-3 | Quan sát | Xanh nhạt
Xanh Xanh đậm |
3
5 7 |
|||
47.
(+) |
Dạng đỉnh quả
Shape of top fruit |
Theo dõi hình dáng phần trên của quả-phần cuống quả đính vào quả (lứa quả 2-3) | Quan sát | Lõm
Phẳng Lồi |
3
5 7 |
|||
48.
(+) |
Hình dạng phần (điểm) giữa đáy quả
Shape of hilum |
Quan sát hình dáng phần quả hoá li be bần nơi bám vào cuống quả (lứa quả 2-3) | Quan sát
(hình 7, phụ lục) |
Hình chấm nhỏ
Hình sao Dạng đường thẳng Bất qui tắc |
Hình 1
Hình 2 Hình 3 Hình 4 |
|||
49. | Độ lớn của phần giữa đáy quả
Size of hilum |
Quan sát độ lớn của phần hoá li be ở giữ đáy quả (lứa quả 2-3). | Quan sát | Nhỏ
Trung bình Lớn |
3
5 7 |
|||
50. | Độ lõm của rốn quả.
Extent of sunken hilum
|
Quan sát mức độ lõm của phần hoá libe bần nơi quả bám vào cuống quả so với phần vai quả (lứa quả 2 – 3) | Quan sát | Phẳng
Nông Trung bình Sâu |
1
3 5 7 |
|||
51. | Độ lớn của phần đài hoa phủ quả
Size of calyx covered fruit |
Quan sát độ lớn của đài hoa, phần phủ đỉnh quả (lứa quả 2-3) | Quan sát | Nhỏ
Trung bình To |
3
5 7 |
|||
52.
(*) |
Số ngăn hạt
Number of locules |
Bổ ngang quả đếm số ngăn hạt trong quả | Quan sát, đếm số vách ngăn | 2
2-4 4-6 6-8 Trên 8 |
1
2 3 4 5 |
|||
53. | Độ cứng của quả
Firmness |
Dùng tay nắn xác định mức độ cứng của quả thuộc lứa quả thứ 2-3 khi quả chín hoàn toàn. | Cảm quan | Mềm
Trung bình Cứng |
3
5 7 |
|||
54. | Mức độ thay đổi dạng quả
Exchange of fruit shape |
Mức độ thay đổi dạng quả của các quả lứa 2 – 3 so với các lứa khác hoặc giữa các cây nhiều hay ít | Quan sát | ít
Trung bình Nhiều |
3
5 7 |
|||
55. | Mức độ nứt quả
Crackness of fruit |
Quan sát quả chín. | Quan sát | Không nứt
Nứt trung bình Nứt nhiều |
1
3 5 |
|||
56. | Mức độ đẹp của quả
Extent of beauty fruit |
Nhận xét chung về hình dạng, màu sắc của lứa quả chín thứ 2-3 | Quan sát | Xấu
Trung bình Đẹp |
1
3 5 |
|||
57. | Độ Brix. Xác định độ Brix ở các lứa quả 2-3 khi quả chín hoàn toàn
Brix |
Lấy quả ngẫu nhiên quả của lứa 2-3 của 5 cây mẫu phân tích (chậm nhất sau thu hoạch 3 ngày). Nễu xác định bằng máy đo nhanh thì lấy ít nhất 3 quả của 3 cây. | Phân tích, đo (%) | Thấp (dưới 3,5 %)
Trung bình (3,6-4,4%) Cao (4,5 – 6,0%) Rất cao (Trên 6%) |
1
3 5 7 |
|||
58. | Hàm lượng chất khô tổng số
Dry matter content at maturity |
Lấy mẫu ở các lứa quả chín 2-3, phân tích chậm nhất sau khi thu hoạch 3 ngày. Mẫu lấy ngẫu nhiên ở 5 cây. | Sấy khô
(% KL khô / KL tươi) |
Thấp (dưới 6%)
Trung bình (6 – 7 %) Cao (trên 7%)
|
3
5 7 |
|||
B. Các tính trạng bổ sung (Tiến hành trong trường hợp chưa phân biệt rõ qua các tính trạng chính) | ||||||||
Thành phần sinh hoá trong quả
Tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận
|
59. | Hàm lượng đường tổng số
Sugar content |
Phân tích trên mẫu quả chín hoàn toàn của chùm quả 2-3, chậm nhất sau thu hoạch 3 ngày. Xác định theo phương pháp Lane-Eyon AOAC- 1990 | Tính % | Thấp (dưới 2%)
Trung bình (2-3,5%) Cao (trên 3,5%) |
3
5 7 |
||
60. | Hàm lượng vtamin C
Vitamin content |
Phân tích mẫu của lứa quả 2-3 chín hoàn toàn, chậm nhất sau thu hoạch 3 ngày. Phương pháp theo TCVN 5246 – 90. | Tính mg/100g quả tươi | Thấp (< 20mg/100g)
Trung bình (20-25mg /100g) Cao (trên 25 mg/100 g) |
3
5
7 |
|||
61. | Hàm lượng a xít
Acid content |
Lấy mẫu quả đã chín hoàn toàn ở các lứa quả từ 2-3, phân tích sau khi thu hoạch chậm nhất 3 ngày. | Phân tích, xác định % | Thấp (dưới 0,4%)
Trung bình (0,4-0,6%) Cao (trên 0,6%) |
3
5 7 |
|||
62. | Nhiệt độ cao
Resistance to high temprature |
Trong điều kiện trồng bình thường, khi nhiệt độ cao cây thể hiện đặc điểm hình thể bất thường. | Quan sát | Thấp
Trung bình Cao |
1
3 5 |
|||
63. | Nhiệt độ thấp.
Resistance to low temprature |
Tong điều kiện trồng bình thường, khi nhiệt độ thấp cây thể hiện đặc điểm hình thể bất thường. | Quan sát | Thấp
Trung bình Cao |
1
3 5 |
|||
64. | Khả năng kháng bệnh Virus
Virus resistance |
Gây nhiễm nhân tạo, quan sát đánh giá mức độ kháng bệnh virus của giống | Quan sát, đếm số cây | Kém
Trung bình Tốt |
3
5 7 |
|||
65. | Khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (Bacterial wilt)
Resistance to Bacterium wilt |
Gây nhiễm nhân tạo, quan sát đánh giá mức độ kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của giống | Quan sát, đếm số cây | Kém
Trung bình Tốt |
3
5 7 |
|||
66. | Khả năng kháng bệnh xốp lá (Cladosporium fulvum Cke)
Resistance to Cladosporium fulvum |
Gây nhiễm nhân tạo, quan sát đánh giá mức độ kháng bệnh đốm nâu của giống | Quan sát, đếm số cây | Kém
Trung bình Tốt |
3
5 7 |
|||
67. | Khả năng kháng bệnh mốc sương (Phytopthora infestans Debary)
Resistance to Phytophtora infestans |
Gây nhiễm nhân tạo, quan sát đánh giá mức độ kháng bênh mốc sương của giống | Quan sát, đếm số cây | Kém
Trung bình Tốt |
3
5 7 |
|||
68. | Khả năng kháng bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia Solani)
Resistance to Rhizoctonia Solani |
Gây nhiễm nhân tạo, quan sát đánh giá mức độ kháng bệnh lở cổ rễ của giống | Quan sát, đếm số cây | Có
Không |
1
9 |
|||
69. | Khả năng kháng bệnh đốm vòng (Macrosporium Solani Ell.et Mart)
Resistance to Macrosporium Solani |
Gây nhiễm nhân tạo, quan sát đánh giá mức độ kháng bệnh đốm vòng của giống | Quan sát, đếm số cây | Có
Không |
1
9 |
|||
70. | Khả năng kháng bệnh của 1/2 thân trên
Resistance to half upper |
Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của 1/2 thân trên của cây | Quan sát | Có
Không |
1
9 |
|||
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔN G NGHIỆP VÀ PTNT Bùi Bá Bổng |
Phụ lục II:
BẢN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG CÀ CHUA
1. Loài: Lycopersicon esculentum Mill
Cà chua Anh đào/Cà chua ăn tươi/Cà chua chế biến
Giống chịu nhiệt độ cao/Giống chịu nhiệt độ thấp
Giống kháng Virus / Héo xanh vi khuẩn/ Mốc sương
Giống thuần/Giống lai/Giống được tạo bằng các phương pháp khác
(Gạch bỏ những đặc tính không phù hợp)
2. Tên giống:
3. Tên địa chỉ, tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm:
– Tên tổ chức :
– Họ tên cá nhân:
– Địa chỉ:
– Điện thoại: Fax: E.mail:
4. Họ và tên, địa chỉ tác giả giống
1.
2.
3.
5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
5.1 Vật liệu
Tên giống bố mẹ (kể cả dòng phục hồi, dòng duy trì…)
Nguồn gốc vật liệu:
5.2 Phương pháp
Công thức lai:
Xử lý đột biến:
Phương pháp khác:
5.3 Thời gian và địa điểm: Năm/vụ, địa điểm
6. – Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
1. Nước ngày tháng năm
2. Nước ngày tháng năm
7. Các đặc điểm chính của giống
Tính trạng | Mức độ biểu hiện | Mã số | (*) |
Cây: Dạng hình sinh trưởng
(tính trạng 2) |
Sinh trưởng hữu hạn
Sinh trưởng vô hạn |
1
2 |
|
Lá: Sự phân thuỳ của lá
(tính trạng 17) |
Lá chét không chia thuỳ
Lá chét chia thuỳ |
1
2 |
|
Cuống hoa (quả): Có hay không có li tầng
(tính trạng 28) |
Không có
Có |
1
9 |
|
Quả: Độ lớn của quả
(tính trạng 37) |
Rất bé
Bé Trung bình To Rất to |
1
3 5 7 9 |
|
Quả: Dạng quả theo mặt cắt dọc
(tính trạng 39) |
Dẹt
Hơi dẹt Tròn Hình chữ nhật Hình trụ Hình elip Hình tim Hình trứng ngược Hình trứng Hình quả lê |
1
2 3 4 5 6 7 8 9 10 |
|
Quả: Số vách ngăn
(tính trạng 52) |
2 vách ngăn
2 – 4 vách ngăn 4 – 6 vách ngăn 6 – 8 vách ngăn Trên 8 vách ngăn |
1
2 3 4 5 |
|
Quả: Màu xanh của vai quả so với phần khác của quả
(tính trạng 43) |
Không đổi
Xanh nhạt Trung bình Xanh đậm |
1
3 5 7 |
|
Quả: Màu vỏ quả
(tính trạng 34) |
Không màu (trong suốt)
Vàng |
1
2 |
(*) Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống cho phù hợp với trạng thái biểu hiện của giống.
8. Các giống đối chứng với giống của tác giả
– Tên giống:
– Những tính trạng khác biệt:
9. Những thông tin có liên quan khác
9.1. Chống chịu sâu bệnh:
9.2. Các yêu cầu đặc biệt về môi trường để khảo nghiệm giống:
9.3. Những thông tin khác:
|
Ngày tháng năm |
- Lưu trữ
- Ghi chú
- Ý kiến
- In
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 557:2002 VỀ QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG CÀ CHUA DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN557:2002 | Ngày hiệu lực | 21/12/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 20/02/2003 |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 06/12/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |