TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 565:2003 VỀ MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – NỐI ĐẤT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
10TCN 565:2003
MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – NỐI ĐẤT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Agricultural, forestry and irrigation machines – Earthing – Technical requirements and testing methods
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2003/QĐ-BNN
Ngày 03 tháng 03 năm 2003)
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng kỹ thuật và phương pháp thử thiết bị nối đất cho thiết bị điện dùng trong nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và các lĩnh vực liên quan.
1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị nối đất các thiết bị điện, máy điện dùng trong giao thông, tàu thuyền, môi trường dễ cháy nổ, các công trình dưới nước và thiết bị đo điện trở nối đất dạng kìm.
1.3 Tiêu chuẩn này không đề cập đầy đủ các vấn đề nối đất và nối không thiết bị điện. Khi cần thiết, phải sử dụng các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy bổ sung cho phù hợp với điều kiện ứng dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.
2 Tài liệu trích dẫn
· IEC 364-1980. Hệ thống điện các công trình xây dựng. Phần 5. Chọn và lắp đặt thiết bị điện. Chương 54. Hệ thống nối đất và dây nối đất bảo vệ.
· TCVN 4756-89. Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Đất
Khối đất dẫn điện có điện thế tại mọi điểm được xem là bằng không.
3.2 Nối đất bảo vệ
Nối điện một cách chủ định các bộ phận kim loại không mang điện (có nguy cơ rò điện) với đất hoặc vật dẫn mang điện thế của đất.
3.3 Nối điện
Mối nối giữa các chi tiết kim loại đảm bảo độ dẫn điện tin cậy cần thiết.
3.4 Điện cực nối đất
Vật dẫn điện hay nhóm các vật dẫn điện (kim loại) nối điện với nhau, nằm trong đất và có cùng điện thế với đất.
3.5 Điện cực nối đất nhân tạo
Điện cực nối đất được sử dụng riêng cho mục đích nối đất.
3.6 Điện cực nối đất tự nhiên
Bộ phận dẫn điện của đường ống, kết cấu nhà, công trình sản xuất hay công trình tương tự tiếp xúc trực tiếp với đất.
3.7 Điện cực đo
Điện cực do nhà chế tạo cung cấp đồng bộ với thiết bị đo hoặc điện cực có đặc tính kỹ thuật tương đương, dùng để đo điện trở nối đất.
3.8 Dây nối đất
Dây dẫn nối các bộ phận cần nối đất với điện cực nối đất.
3.9 Thiết bị nối đất
Tập hợp gồm các dây nối đất và điện cực nối đất.
3.10 Đường trục nối đất chính
Dây nối đất bảo vệ có từ hai nhánh trở lên.
3.11 Trung tính nối đất
Dây trung tính của máy phát điện, máy biến áp nối điện với thiết bị nối đất trực tiếp hoặc thông qua điện trở nhỏ.
3.12 Trung tính cách ly
Dây trung tính của máy phát điện, máy biến áp không nối với thiết bị nối đất hoặc nối với thiết bị nối đất thông qua điện trở lớn.
3.13 Điện trở nối đất
Điện trở R giữa điện cực nối đất với đất, biểu thị bằng Ôm (W), được tính bằng biểu thức:
trong đó: U – điện áp đo được trên thiết bị nối đất, V;
I – dòng điện chạy qua thiết bị nối đất, A.
3.14 Lưới nối đất chung
Tập hợp gồm các điện cực nối đất chính, điện cực nối đất bổ sung tại chỗ và dây nối giữa chúng.
3.15 Mạch nối đất chính
Đường trục nối đất chính, nối với điện cực nối đất chính.
3.16 Điện áp chạm
Điện áp tác động lên cơ thể người khi tiếp xúc đồng thời vào hai điểm có điện thế khác nhau của mạch điện.
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Nối đất phải bảo vệ an toàn cho người, không bị điện giật khi chạm vào các bộ phận kim loại không mang điện của thiết bị điện bị rò điện do hỏng cách điện.
4.1.2 Phải nối đất các bộ phận kim loại hở chưa có biện pháp bảo vệ an toàn nào khác như rào chắn, lưới ngăn cách:
– Các bộ phận không mang điện nhưng có thể bị rò điện khi hỏng cách điện;
– Đường ống kim loại dẫn nước;
– ống kim loại bảo vệ dây tín hiệu, thông tin liên lạc v.v.
Chú thích: Không cần nối đất bảo vệ các bộ phận không mang điện của thiết bị đã được bảo vệ phân cấp, hoặc có cách điện bảo vệ hay có điện áp dưới mức nguy hiểm.
4.1.3 Chỉ được phép sử dụng lưới cung cấp điện ba pha ba dây (trung tính cách ly) hoặc biến thế một pha cách ly trong các nhà xưởng sản xuất, chế biến và ở nơi ẩm thấp khi nối đất an toàn được kết hợp đảm bảo duy trì độ cách điện cần thiết.
4.1.4 Phải nối đất an toàn các thiết bị điện có điện áp làm việc từ 42 đến 380V xoay chiều và từ 110 đến 440V một chiều.
4.1.5 Điện áp chạm (tiếp xúc) cho phép và điện trở nối đất phải nhỏ hơn giá trị cho phép tại mọi thời điểm trong năm.
4.1.6 Tuỳ thuộc dải điện áp và mục đích ứng dụng, thiết bị nối đất phải thoả mãn các yêu cầu nối đất của thiết bị điện cụ thể theo tiêu chuẩn thích hợp hay quy định của nhà chế tạo.
4.1.7 Vật liệu, kết cấu, kích thước điện cực nối đất và dây dẫn nối đất phải đảm bảo độ bền cơ học, hoá học và chịu nhiệt trong toàn bộ quá trình vận hành khai thác.
4.1.8 San bằng điện thế các kết cấu thép xây dựng, trong sản xuất với lưới nối đất bằng các mối nối (liên kết) điện thích hợp.
4.2 Hệ thống nối đất bảo vệ
4.2.1 Lưới nối đất
Các đối tượng cần nối đất phải được nối vào lưới nối đất chung, lắp đặt tại gian sản xuất.
Chú thích: Nếu các thiết bị điện có điện áp làm việc khác nhau, lưới nối đất phải thoả mãn điều kiện đối với điện trớ nối đất nhỏ nhất.
4.2.2 Mạch nối đất chính và vòng nối đất khép kín phải được chế tạo từ dây thép trần có tiết diện không nhỏ hơn 100mm2 và có ít nhất hai điện cực nối đất nhân tạo ở các vị trí khác nhau.
4.2.3 Điện trở nối đất tính toán theo điều 3.12 phải đủ nhỏ, sao cho điện áp tiếp xúc trên vỏ máy khi sự cố ngắn mạch qua đất không lớn hơn giá trị cho phép trong TCVN 4756-89.
4.3 Thành phần hệ thống nối đất
4.3.1 Vật liệu, kích thước và kết cấu thiết bị nối đất dùng cho các thiết bị điện làm việc với điện áp đến và cao hơn 1,2kV phải thoả mãn các yêu cầu trong điều 4.1.7 khi xảy ra ngắn mạch một pha với đất theo thời gian tác động của mạch bảo vệ.
4.3.2 Điện cực nối đất chính bằng thép tấm phải có tiết diện không nhỏ hơn 0,75m2 (bề dày và chiều dài tương ứng không nhỏ hơn 5mm và 2,5m) được chôn ở độ sâu từ 0,5m đến 0,7m. Chú thích: – Cho phép sử dụng điện cực dạng cọc (nhóm điện cực) nối đất với độ dài thích hợp, có diện tích bề mặt tiếp xúc không nhỏ hơn 0,3m2 làm điện cực nối đất chính nếu thoả mãn các yêu cầu của điều 4.1.7 và 4.3.14. Đối với dạng cọc tròn rỗng đường kính ngoài phải không nhỏ hơn 25mm, hoặc cọc tròn đặc-không nhỏ hơn 20mm, hay thép góc-không mỏng hơn 4mm.
4.3.3 Điện cực nối đất tại chỗ bằng thép tấm, lắp đặt trong kênh thoát nước phải có tiết diện không nhỏ hơn 0,6m2, độ dầy không nhỏ hơn 3mm và không ngắn hơn 2,5m.
4.3.4 Đối với điện cực nối đất tại chỗ nằm trong cồn đất khô phải sử dụng ống kim loại có đường kính không nhỏ hơn 30mm, không ngắn hơn 1,5m và có 20 lỗ tròn đường kính 5mm phân bố đều trên thành ống ở độ cao khác nhau, được đổ đầy vật liệu hút ẩm và tưới nước thường xuyên trong vùng điện cực.
4.3.5 Đối với thiết bị điện có điện áp làm việc cao hơn 127V xoay chiều và 110V một chiều phải sử dụng thiết bị nối đất tại chỗ có từ ba điện cực trở lên liên kết với nhau bằng dây dẫn thép hoặc đồng có tiết diện không nhỏ hơn 50mm2 và 25mm2 tương ứng.
Chú thích:
– Cho phép sử dụng thiết bị nối đất tại chỗ bằng một điện cực đối với các thiết bị điện có nguy cơ phát sinh tĩnh điện, làm việc ở mức điện áp đến 127V xoay chiều và 110V một chiều.
– Cho phép sử dụng thiết bị nối đất tại chỗ bằng một điện cực cho mục đích ngắt điện bảo vệ, nhưng không áp dụng cho nối đất bảo vệ hoặc làm điện cực nối đất nhân tạo riêng rẽ.
4.3.6 Khoảng cách giữa các điện cực trong thiết bị nối đất phải đủ lớn để tránh hiện tượng màn chắn (giao thoa điện trở).
Chú thích:
– Đối với hệ thống điện cực dạng cọc, khoảng cách giữa các điện cực phải không nhỏ hơn chiều dài của điện cực;
– Đối với hệ thống điện cực dạng tấm, các khoảng cách này không được nhỏ hơn 2m.
4.3.7 Mỗi đối tượng cần nối đất phải được nối tới thanh cái – trục nối đất chính, hoặc tới điện cực nối đất bằng dây dẫn thép hay đồng riêng biệt có tiết diện không nhỏ hơn 50mm2 và 25mm2 tương ứng, chôn sâu 0,3m.
Chú thích: Cho phép sử dụng dây dẹt có chiều dày không nhỏ hơn 3,5mm.
4.3.8 Tiết diện dây nối đất bảo vệ phải không nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 1 (IEC 364-5-54).
Bảng 1. Tiết diện dây nối đất bảo vệ
Tiết diện dây pha của lưới điện S, mm2 |
Tiết diện tối thiểu của dây nối đất bảo vệ, mm2 |
S £ 16 |
S |
16 < S £ 35 |
16 |
S > 35 |
S/2 |
Chú thích: Các trị số trên đúng cho dây dẫn bảo vệ được làm từ cùng vật liệu với dây pha của lưới điện.
4.3.9 Dây nối đất chính cho trạm biến thế trung tâm có điện áp cao hơn 1,2kV phải có tiết diện không nhỏ hơn 100mm2 và có ít nhất hai điện cực nối đất nhân tạo ở các vị trí khác nhau (điều 4.2.2).
Chú thích: Cho phép sử dụng dây dẫn thép hay đồng có tiết diện 12mm2 và 6mm2 tương ứng để nối đất thiết bị thông tin.
4.3.10 Phải sử dụng một hoặc nhiều dây trong cáp có tổng tiết diện không nhỏ hơn 1mm2 để tăng độ dẫn cho mạch nối đất.
Chú thích:
– Cho phép sử dụng lớp bọc kim loại của cáp điều khiển vỏ nhựa làm dây nối đất;
– Sử dụng dây nối đất trong cáp nguồn cung cấp đối với thiết bị điện di động (cầm tay) làm việc với điện áp đến 1,2 kV.
4.3.11 Sử dụng cầu nối điện để duy trì mạng nối đất liên tục đối với máy và thiết bị điện, đầu nối cáp v.v. có mối nối cáp bọc kim loại.
4.3.12 Bố trí cầu nối điện ở các vị trí thích hợp để có thể cách ly các điện cực nối đất riêng rẽ thuận lợi khi kiểm tra điện trở nối đất.
Chú thích: Không được phép bố trí cầu nối điện, nếu chỉ có một dây nối đất.
4.3.13 Vật liệu cầu nối điện và vật liệu hàn phải tương thích, chống ăn mòn. Các mối nối, mối hàn phải đảm bảo chất lượng nối điện tốt. Chiều dài mối hàn không được nhỏ hơn sáu lần đường kính của thanh cầu nối hoặc không nhỏ hơn hai lần bề rộng của thanh cầu nối dẹt lớn nhất tương ứng.
Chú thích:
– Nếu sử dụng đai kẹp nối đất, phải đảm bảo điều kiện chống ăn mòn. Khi sử dụng, các kết nối bu lông đai ốc phải chịu được mômen xoắn nhỏ nhất là 20Nm;
– Chỉ được khoan lỗ để bắt bu lông trên thanh dẫn với đường kính lỗ khoan nhỏ hơn 1/3 chiều rộng của thanh cầu nối.
4.3.14 Điện trở nối đất của hệ thống nối đất không được lớn hơn 10W và điện trở của các mối nối, mối hàn – không lớn hơn 0,1W, nếu không có quy định riêng biệt.
5 Phương pháp thử
5.1 Quy định chung
5.1.1 Nhân viên thử nghiệm phải được đào tạo, có hiểu biết và được thông tin đầy đủ về đối tượng thử, kỹ thuật cách điện và an toàn điện.
5.1.2 Không được tiếp xúc với điện cực của thiết bị nối đất hoặc điện cực đo, dây đo hay các đầu nối hở có nguy cơ rò điện khi tiến hành đo thử.
Chú thích: Khi cần thiết phải sử dụng găng tay, ủng hay thảm cách điện.
5.1.3 Sử dụng cầu dao cách ly có hai đường dẫn thích hợp (chịu được điện áp và dòng điện sự cố cực đại) giữa đầu nối mạch đo dòng và điện áp của thiết bị đo với các điện cực đo tương ứng, khi cần thay đổi vị trí thường xuyên.
Chú thích: Phải bố trí cầu chảy có thông số dòng điện và mức điện áp thích hợp nối tiếp với cầu dao cách ly để bảo vệ thiết bị đo khi có sự cố.
5.1.4 Thiết bị nối đất phải được thử nghiệm nghiệm thu sau lắp đặt và tiến hành kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi năm một lần vào thời kỳ có điện trở suất của đất lớn nhất trong năm.
5.1.5 Chọn phương pháp đo và thiết bị đo thích hợp cho hệ thống thiết bị nối đất, địa hình và điều kiện thử cụ thể.
Chú thích: Chỉ dùng pin, không sử dụng nguồn điện cung cấp từ bên ngoài cho thiết bị đo khi tiến hành đo thử ngoài hiện trường để tránh bị điện giật do sự cố rò điện.
5.1.6 Cách ly điện cực hoặc hệ thống điện cực của hệ thống nối đất và cắt nguồn cung cấp (nếu có) ra khỏi toàn bộ hệ thống thiết bị được bảo vệ trước khi tiến hành đo thử.
Chú thích: Có thể kiểm tra điện trở nối đất mà vẫn duy trì sự hoạt động của các mạch bảo vệ nếu bố trí điện cực(hệ thống điện cực) nối đất kép.
5.1.7 Phải đảm bảo dây nối đất, các liên kết điện liên quan ở trạng thái kỹ thuật tốt. Phát hiện và khắc phục kịp thời các hỏng hóc và nguyên nhân làm giảm hiệu quả nối đất của điện cực hoặc làm tăng điện trở suất của đất.
5.1.8 Chỉ tiến hành thử điện cực nối đất khi đảm bảo giới hạn điện áp an toàn cho cửa vào của thiết bị đo theo quy định của nhà chế tạo.
5.1.9 Phải loại trừ nhiễu bằng cách chọn chế độ dòng điện thử xoay chiều có tần số khác với tần số của dòng điện gây nhiễu và các sóng hài của chúng.
Chú thích:
– Chọn tần số 108Hz, 128Hz và150Hz để đo khi tần số nguồn nhiễu là 16Hz, 50Hz và 60Hz tương ứng;
– Nếu như nguồn cung cấp năng lượng cho việc đo thử là một máy phát điện quay tay, tần số của dòng điện thử nghiệm có thể thay đổi để đạt được kết quả tốt nhất.
5.1.10 Cho phép sử dụng điện cực đo có điện trở tương đương với điện cực đo được cung cấp đồng bộ cùng thiết bị đo và không vượt quá giá trị cho phép của nhà chế tạo.
5.2 Thiết bị đo
5.2.1 Thiết bị đo điện trở nối đất của điện cực nối đất và thiết bị đo điện trở suất của đất phải có kết cấu, dải đo, độ phân giải, tần số và điện áp thử phù hợp, sai số không lớn hơn ± 5%, có chứng chỉ hiệu chuẩn trong thời gian hiệu lực.
Chú thích:
– Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng, có khả năng thay đổi tần số thử, lọc nhiễu và tăng cường dòng kích thích để nâng cao độ ổn định và độ tin cậy của phép đo;
– Có thể sử dụng thiết bị đo điện trở nối đất của hệ thống nối đất để đo điện trở suất của đất, nếu phù hợp;
– Cho phép đo điện trở nối đất bằng đồng hồ đo điện áp và dòng điện trực tiếp với nguồn dòng thích hợp, nếu không có thiết bị đo chuyên dùng (phụ lục A).
5.2.2 Thiết bị đo điện trở của dây nối đất phải có kết cấu, dải đo, độ phân giải, tần số và điện áp thử phù hợp, sai số không lớn hơn ± 0,5%, có chứng chỉ hiệu chuẩn trong thời gian hiệu lực.
Chú thích: Có thể sử dụng một trong các loại thiết bị đo điện trở của dây nối đất sau:
– Máy đo điện trở một chiều kiểu máy phát điện quay tay;
– Máy đo điện trở một chiều dùng nguồn nuôi bằng pin;
– Máy đo điện trở xoay chiều kiểu máy phát điện với biến áp cách ly khi cần nguồn dòng thử lớn đến 25 A.
5.2.3 Sử dụng dây đo và điện cực đo hoàn hảo, không bị hư hỏng, đúng quy cách của nhà chế tạo (vật liệu, chiều dài và tiết diện dây đo; kẹp nối điện…).
5.2.4 Bố trí điện cực đo tuỳ thuộc phương pháp đo và điều kiện đo cụ thể (điều 3.5.2).
5.2.5 Đóng điện cực đo xuống đất ở vị trí đã chọn đủ sâu để đạt được độ dẫn điện cần thiết.
Chú thích:
– Nếu điện cực đo không có độ dẫn điện cần thiết (đất quá khô, có lẫn nhiều sỏi đá,…) phải nện đất xung quanh điện cực đo và tưới nước để tăng cường độ ẩm của đất.
– Nếu tại vị trí đo đã chọn không thể đóng điện cực đo vào lòng đất (nền ximăng hoặc đường nhựa…) cho phép sử dụng lưới kim loại có diện tích đủ lớn đặt trên bề mặt được đổ nước để làm điện cực đo.
5.3 Quy trình đo điện trở nối đất
5.3.1 Kiểm tra để dảm bảo nguồn pin cho máy đo hoạt động tin cậy theo quy định của nhà chế tạo trước khi tiến hành đo thử ngoài hiện trường.
5.3.2 Chọn một trong các phương pháp đo thích hợp dưới đây:
a) Phương pháp điện áp rơi
Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 2 (Phụ lục A).
Chú thích: Phương pháp này thích hợp cho một điện cực nối đất, khi bị giới hạn bởi kích thước mặt bằng vùng đất nơi thực hiện kiểm tra.
b) Phương pháp 61,8%
Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 3 (Phụ lục A).
Chú thích: Phương pháp này phù hợp cho điện cực nối đất đơn dạng cọc hay tấm hoặc cho nhóm cọc điện cực.
c) Phương pháp xây dựng đường cong điện trở
Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 4 (Phụ lục A).
Chú thích: Phương pháp này chính xác, thích hợp cho hệ thống điện cực nối đất lớn khi vị trí trung tâm của hệ thống nối đất không xác định hoặc không thể tiếp cận được (ví dụ: hệ thống nối đất nằm dưới móng của toà nhà…).
d) Phương pháp vật dẫn nối đất cố định
Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 5 (Phụ lục A).
Chú thích:
– Cho phép sử dụng hệ thống đường ống dẫn nước hoặc các kết cấu kim loại đặt trong lòng đất có điện trở thấp (xấp xỉ 1W hoặc nhỏ hơn) thay cho điện cực đo;
– Phương pháp này thích hợp cho khu vực bị hạn chế về không gian, không tìm được mặt bằng phù hợp để bố trí các điện cực đo hoặc để nối dây đo.
e) Phương pháp một tia và hai tia
Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 6 (Phụ lục A).
f) Phương pháp ba điểm
Đấu nối theo sơ đồ đo Hình 7 (Phụ lục A).
Chú thích: Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn phương pháp vật dẫn nối đất cố định.
5.3.3 Chọn vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận để tạo điểm nối điện cần thiết đối với các điện cực cần thử của hệ thống nối đất. Kiểm tra để chắc chắn không có điện áp rò nguy hiểm trên điện cực của hệ thống nối đất hoặc các bộ phận liên quan.
Chú thích: Khi đo điện trở nối đất của nhóm điện cực, có thể thực hiện theo phương pháp một tia và hai tia (Phụ lục A).
5.3.4 Chọn vị trí và đóng điện cực đo theo phương pháp đo xác định.
Chú thích: Bố trí điện cực dòng điện Y cách điện cực cần thử X một khoảng từ 30m đến 50m, nếu không có yêu cầu riêng biệt.
5.3.5 Nối điện chắc chắn các điện cực đo, điện cực (hệ thống) nối đất cần thử với cửa vào của thiết bị đo bằng dây đo chuyên dùng.
5.3.6 Bật máy, chọn chế độ đo, thang đo và các thông số đo thích hợp. Chờ khoảng 5 phút, kiểm tra để chắc chắn hệ thống máy đo làm việc ổn định và tin cậy, đọc và ghi dữ liệu đo.
Chú thích: Nếu sử dụng thiết bị có nguồn phát dòng điện, đồng hồ đo dòng điện và điện áp độc lập thì điện trở nối đất được tính theo công thức ở điều 3.12.
5.3.7 Tiến hành đo điện trở nối đất tại các vị trí điện cực đo khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp đã chọn. Mỗi vị trí đo lặp lại ba lần.
a) Phương pháp điện áp rơi
Di chuyển điện cực điện áp Z khỏi vị trí ban đầu 3m lại gần và dời xa điện cực nối đất cần thử X về hai phía. Nếu sự sai khác lớn nhất giữa ba giá trị điện trở nối đất đo được tại ba vị trí không vượt quá 20% thì lấy giá trị trung bình của chúng là điện trở nối đất của điện cực X. Nếu không thoả mãn, phải lùi điện cực dòng điện Y ra xa hơn và tiến hành đo lại hoặc sử dụng phương pháp đo khác.
b) Phương pháp 61,8%
Di chuyển điện cực dòng điện Y đến hai vị trí cách vị trí ban đầu khoảng 10m lại gần và rời xa điện cực nối đất cần thử X (phải đảm bảo điện cực điện áp Z cũng phải di chuyển để luôn thoả mãn yêu cầu 61,8%). Giá trị trung bình của điện trở nối đất đo được tại ba vị trí là điện trở nối đất của điện cực X.
c) Phương pháp một tia và hai tia
Đo và ghi số liệu lần lượt theo sơ đồ một tia và sơ đồ hai tia. Sau đó lặp lại phép đo của một trong hai sơ đồ trên ở một hướng đo (vị trí) khác. Nếu sự sai khác lớn nhất giữa ba giá trị điện trở nối đất đo được tại ba vị trí không vượt quá 20% thì lấy giá trị trung bình của chúng là điện trở nối đất của điện cực cần thử X. Nếu không thoả mãn, phải tiến hành đo lại theo hướng khác hoặc tăng khoảng cách đo lên từ 1,5 đến 2 lần.
Chú thích: Đối với các phương pháp khác, tiến hành đo lặp lại ba lần và ghi dữ liệu tại các điểm đo khác nhau, nếu không có yêu cầu riêng biệt.
5.3.8 Thực hiện trình tự các điều 5.3.2 đến 5.3.7 cho tất cả các điện cực nối đất cần thử.
5.3.9 Tắt máy, thu hồi điện cực đo, máy và dây đo sau khi hoàn tất các phép đo.
5.4 Quy trình đo điện trở dây nối đất
5.4.1 Thực hiện trình tự các điều từ 5.3.1 đến 5.3.3 tương ứng cho các dây nối đất cần thử.
5.4.2 Đo điện trở dây nối đất bằng phương pháp hai dây hoặc bốn dây với thiết bị đo thích hợp theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
Chú thích:
– Điện trở của dây dẫn cần đo được tính bằng hiệu giữa điện trở tổng của mạch vòng trừ đi điện trở của dây đo và điện trở tiếp xúc…
– Điện kháng của dây dẫn sắt từ thay đổi theo độ lớn dòng điện. Điện kháng cao nhất đo được khi dòng điện có trị số từ 25A đến 50A. Khi đo điện kháng điện một chiều đối với dây dẫn bằng vật liệu sắt từ, phải nhân đôi giá trị đo để bù hiệu ứng từ.
5.4.3 Chuẩn bị máy đo theo điều 5.3.6.
5.4.4 Đo và ghi dữ liệu tại các điểm đo lặp lại ba lần, nếu không có yêu cầu riêng biệt.
5.4.5 Tắt máy, thu hồi dây đo và máy sau khi hoàn tất các phép đo.
5.5 Đo điện trở suất của đất
5.5.1 Thực hiện trình tự các điều từ 5.3.1 đến 5.3.4 tương ứng cho khu vực đất cần thử.
5.5.2 Điện trở suất của đất được đo xác định theo sơ đồ Hình 8 (Phụ lục A).
5.5.3 Chuẩn bị máy đo theo điều 5.3.6.
5.5.4 Đo và ghi dữ liệu tại các điểm đo lặp lại ba lần, nếu không có yêu cầu riêng biệt.
5.5.5 Tắt máy, thu hồi điện cực đo, máy và dây đo sau khi hoàn tất các phép đo.
6 Tính toán kết quả
6.1 Đối với các phép đo thực hiện bởi nguồn dòng độc lập và đồng hồ đo dòng điện, điện áp trực tiếp, điện trở nối đất của điện cực hoặc điện trở dây nối đất được tính theo biểu thức cho ở điều 3.12.
6.2 Điện trở nối đất của điện cực theo phương pháp xây dựng đường cong điện trở (Hình 4, Phụ lục A) được xác định theo trình tự như sau:
Giả sử gọi khoảng cách giữa điện cực nối đất và điện cực dòng điện là XY. Hệ số góc m của đặc tuyến được tính theo biểu thức sau:
trong đó: m – hệ số, đặc trưng cho độ dốc của của đường cong điện trở nối đất;
R1; R2; R3 – giá trị điện trở biểu thị bằng Ôm (W) tại những điểm có khoảng cách tương ứng so với điện cực nối đất là 0,2XY; 0,4XY và 0,6XY.
Tra Bảng 2 (Phụ lục A) đọc giá trị Pt/XY ứng với khoảng cách tương đối Pt của điện cực điện thế ở vị trí cần đo so với điện cực thử và giá trị m đã tìm được. Xác định khoảng cách Pt bằng cách nhân giá trị Pt/XY tra bảng với XY. Từ đó xác định trị số điện trở của điện cực nối đất cần tìm ứng với khoảng cách của Pt từ đường cong điện trở thực nghiệm.
Chú thích: Nếu giá trị m tính được không nằm trong Bảng 2 thì cần phải di chuyển điện cực dòng điện Y ra xa hệ thống nối đất hơn nữa.
6.3 Điện trở nối đất của điện cực đo theo phương pháp ba điểm (Hình 7, Phụ lục A) tính theo biểu thức sau:
trong đó: Rx – điện trở nối đất của điện cực cần thử, W;
R1, R2– Điện trở đo được giữa điện cực cần thử với điện cực đo thứ nhất, điện cực đo thứ hai, W;
R3 – Điện trở đo được giữa hai điện cực đo, W.
6.4 Đối với đất đồng nhất, điện trở suất trung bình r (W.m) được tính theo biểu thức sau:
trong đó: a – khoảng cách giữa các điện cực, m;
R – giá trị điện trở đo được, W.
6.5 Tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và sai số của các kết quả đo được tính theo các thuật toán xác suất thống kê chuẩn.
7 Báo cáo kết quả
Biên bản báo cáo phải bao gồm các thông tin sau (Phụ lục B):
– Tên và địa chỉ của người (tổ chức) thực hiện đo thử nghiệm;
– Số nhận dạng của biên bản thử nghiệm;
– Tên và địa chỉ của người (tổ chức) yêu cầu thử nghiệm;
– Ngày thực hiện đo thử;
– Sơ đồ bố trí của hệ thống nối đất;
– Giá trị điện trở nối đất trung bình Rtb, số lần đo lặp lại n và độ lệch chuẩn Sn-1 tương ứng của các điện cực, tính bằng W;
– Sai số kết quả đo tương ứng với độ tin cậy 95%, nếu áp dụng.
– Điện trở của dây nối đất và điện trở suất của đất, nếu có yêu cầu riêng biệt;
– Nhận xét/đánh giá về tình trạng của hệ thống nối đất và khuyến cáo những biện pháp cần thực hiện để cải tạo hệ thống nối đất, nếu có.
Phụ lục A
(Quy định)
HƯỚNG DẪN ĐO ĐIỆN TRỞ CỦA ĐIỆN CỰC NỐI ĐẤT
VÀ ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT
A.1 Nguyên lý chung
Điện trở nối đất của điện cực hệ thống nối đất được xác định dựa trên nguyên lý điện áp rơi trên điện trở giữa điện cực nối đất cần thử và điện cực đo điện thế nhờ dòng điện nguồn khép mạch qua điện cực nối đất X và điện cực đo dòng điện Y có trị số đã biết. Điện trở nối đất của điện cực X được tính từ các giá trị điện áp giữa X và Z và dòng điện chạy qua X và Y theo định luật Ôm (Hình 1), tính theo công thức ở điều 3.12.
A.2 Phương pháp điện áp rơi
Sử dụng một điện cực đo điện thế và một điện cực đo dòng điện bố trí theo sơ đồ Hình 2.
Chọn khoảng cách giữa điện cực đo dòng điện và điện cực nối đất cần kiểm tra (từ 30 đến 50m). Đặt điện cực đo điện thế ở vị trí chính giữa điện cực đo dòng điện và điện cực nối đất. Ba điện cực này phải cùng nằm trên một đường thẳng.
A.3 Phương pháp 61,8%
Điện trở thực của điện cực nối đất bằng giá trị điện trở đo được khi điện cực đo điện thế đặt cách điện cực nối đất một khoảng bằng 61,8% khoảng cách giữa điện cực nối đất và điện cực đo dòng điện (Hình 3).
Trong mọi trường hợp điện cực đo dòng điện phải đặt cách điện cực nối đất cần thử từ 30 đến 50m. Điện cực đo điện thế đặt thẳng hàng với hai điện cực trên và có khoảng cách tới điện cực nối đất bằng 61,8% khoảng cách giữa điện cực đo dòng điện và điện cực nối đất. Nếu như hệ thống điện cực nối đất thuộc loại trung bình với một vài điện cực dạng cọc, thì phải tăng các khoảng cách đo. Trong Bảng 2 là những giới hạn khoảng cách được chấp nhận với phương pháp này, trong đó cột “kích thước lớn nhất” là kích thước lớn nhất của hệ thống điện cực nối đất cần đo.
Bảng 2. Các khoảng cách thường được sử dụng
Kích thước lớn nhất, m |
Khoảng cách từ điện cực đo điện thế đến trung tâm của hệ thống nối đất, m |
Khoảng cách từ điện cực đo dòng điện đến trung tâm của hệ thống nối đất, m |
5 |
62 |
100 |
10 |
93 |
150 |
20 |
124 |
200 |
A.4 Phương pháp xây dựng đường cong điện trở
Thiết bị đo được bố trí như Hình 4. Điện cực đo dòng điện Y được đặt cách hệ thống điện cực nối đất 50m hoặc nhiều hơn. Điện cực đo điện thế Z được đặt ở nhiều vị trí liên tiếp nhau giữa hệ thống nối đất và điện cực đo dòng điện. Các điện cực đo này và hệ thống nối đất phải nằm trên một đường thẳng.
Đo điện trở nối đất tại mỗi vị trí của điện cực đo Z và vẽ đường cong điện trở từ các kết quả đo được. Việc vẽ đường cong điện trở sẽ cho phép phát hiện các điểm đo sai để kiểm tra lại hoặc bỏ qua.
Bảng 3. Giá trị Pt/XY phụ thuộc hệ số độ dốc m và khoảng cách điện cực đo điện thế Pt
Pt |
||||||||||
m | 0,00 | 0,01 | 0,02 | 0,03 | 0,04 | 0,05 | 0,06 | 0,07 | 0,08 | 0,09 |
0,40 | 0.6432 | 0.6431 | 0.6429 | 0.6428 | 0.6426 | 0.6425 | 0.6423 | 0.6422 | 0.6420 | 0.6420 |
0.41 | 0.6418 | 0.6417 | 0.6415 | 0.6414 | 0.6412 | 0.6411 | 0.6410 | 0.6408 | 0.6407 | 0.6405 |
0.42 | 0.6404 | 0.6403 | 0.6401 | 0.6400 | 0.6398 | 0.6397 | 0.6395 | 0.6394 | 0.6393 | 0.6391 |
0.43 | 0.6390 | 0.6388 | 0.6387 | 0.6385 | 0.6384 | 0.6383 | 0.6381 | 0.6380 | 0.6378 | 0.6377 |
0.44 | 0.6375 | 0.6374 | 0.6372 | 0.6371 | 0.6370 | 0.6368 | 0.6367 | 0.6365 | 0.6364 | 0.6362 |
0.45 | 0.6361 | 0.6359 | 0.6358 | 0.6357 | 0.6355 | 0.6354 | 0.6352 | 0.6351 | 0.6349 | 0.6348 |
0.46 | 0.6346 | 0.6345 | 0.6344 | 0.6342 | 0.6341 | 0.6339 | 0.6338 | 0.6336 | 0.6335 | 0.6333 |
0.47 | 0.6332 | 0.6330 | 0.6329 | 0.6328 | 0.6326 | 0.6325 | 0.6323 | 0.6322 | 0.6320 | 0.6319 |
0.48 | 0.6317 | 0.6316 | 0.6314 | 0.6313 | 0.6311 | 0.6310 | 0.6308 | 0.6307 | 0.6306 | 0.6304 |
0.49 | 0.6303 | 0.6301 | 0.6300 | 0.6298 | 0.6297 | 0.6295 | 0.6294 | 0.6292 | 0.6291 | 0.6289 |
0.50 | 0.6288 | 0.6286 | 0.6285 | 0.6283 | 0.6282 | 0.6280 | 0.6279 | 0.6277 | 0.6276 | 0.6274 |
0.51 | 0.6273 | 0.6271 | 0.6270 | 0.6268 | 0.6267 | 0.6266 | 0.6264 | 0.6263 | 0.6261 | 0.6260 |
0.52 | 0.6258 | 0.6257 | 0.6255 | 0.6254 | 0.6252 | 0.6251 | 0.6249 | 0.6248 | 0.6246 | 0.6245 |
0.53 | 0.6243 | 0.6242 | 0.6240 | 0.6239 | 0.6237 | 0.6235 | 0.6234 | 0.6232 | 0.6231 | 0.6229 |
0.54 | 0.6228 | 0.6226 | 0.6225 | 0.6223 | 0.6222 | 0.6220 | 0.6219 | 0.6217 | 0.6216 | 0.6214 |
0.55 | 0.6213 | 0.6211 | 0.6210 | 0.6208 | 0.6207 | 0.6205 | 0.6204 | 0.6202 | 0.6201 | 0.6199 |
0.56 | 0.6198 | 0.6196 | 0.6194 | 0.6193 | 0.6191 | 0.6190 | 0.6188 | 0.6187 | 0.6185 | 0.6184 |
0.57 | 0.6182 | 0.6181 | 0.6179 | 0.6178 | 0.6176 | 0.6174 | 0.6173 | 0.6171 | 0.6170 | 0.6168 |
0.58 | 0.6167 | 0.6165 | 0.6164 | 0.6162 | 0.6161 | 0.6159 | 0.6157 | 0.6156 | 0.6154 | 0.6153 |
0.59 | 0.6151 | 0.6150 | 0.6148 | 0.6147 | 0.6145 | 0.6143 | 0.6142 | 0.6140 | 0.6139 | 0.6137 |
0.60 | 0.6136 | 0.6134 | 0.6133 | 0.6131 | 0.6129 | 0.6128 | 0.6126 | 0.6125 | 0.6123 | 0.6122 |
0.61 | 0.6120 | 0.6118 | 0.6117 | 0.6115 | 0.6114 | 0.6112 | 0.6111 | 0.6109 | 0.6107 | 0.6106 |
0.62 | 0.6104 | 0.6103 | 0.6101 | 0.6099 | 0.6098 | 0.6096 | 0.6095 | 0.6093 | 0.6092 | 0.6090 |
0.63 | 0.6088 | 0.6087 | 0.6085 | 0.6084 | 0.6082 | 0.6080 | 0.6079 | 0.6077 | 0.6076 | 0.6074 |
0.64 | 0.6072 | 0.6071 | 0.6069 | 0.6068 | 0.6066 | 0.6064 | 0.6063 | 0.6061 | 0.6060 | 0.6058 |
0.65 | 0.6056 | 0.6055 | 0.6053 | 0.6052 | 0.6050 | 0.6048 | 0.6047 | 0.6045 | 0.6043 | 0.6042 |
0.66 | 0.6040 | 0.6039 | 0.6037 | 0.6035 | 0.6034 | 0.6032 | 0.6031 | 0.6029 | 0.6027 | 0.6026 |
0.67 | 0.6024 | 0.6022 | 0.6021 | 0.6019 | 0.6017 | 0.6016 | 0.6014 | 0.6013 | 0.6011 | 0.6009 |
0.68 | 0.6008 | 0.6006 | 0.6004 | 0.6003 | 0.6001 | 0.5999 | 0.5998 | 0.5996 | 0.5994 | 0.5993 |
0.69 | 0.5991 | 0.5990 | 0.5988 | 0.5986 | 0.5985 | 0.5983 | 0.5981 | 0.5980 | 0.5978 | 0.5976 |
0.70 | .05975 | 0.5973 | 0.5971 | 0.5970 | 0.5968 | 0.5966 | 0.5965 | 0.5963 | 0.5961 | 0.5960 |
0.71 | 0.5958 | 0.5956 | 0.5955 | 0.5953 | 0.5951 | 0.5950 | 0.5948 | 0.5946 | 0.5945 | 0.5943 |
0.72 | 0.5941 | 0.5940 | 0.5938 | 0.5936 | 0.5934 | 0.5933 | 0.5931 | 0.5929 | 0.5928 | 0.5926 |
0.73 | 0.5924 | 0.5923 | 0.5921 | 0.5919 | 0.5918 | 0.5916 | 0.5914 | 0.5912 | 0.5911 | 0.5909 |
0.74 | 0.5907 | 0.5906 | 0.5904 | 0.5902 | 0.5901 | 0.5899 | 0.5897 | 0.5895 | 0.5894 | 0.5892 |
0.75 | 0.5890 | 0.5889 | 0.5887 | 0.5885 | 0.5883 | 0.5882 | 0.5880 | 0.5878 | 0.5876 | 0.5875 |
0.76 | 0.5873 | 0.5871 | 0.5870 | 0.5868 | 0.5866 | 0.5864 | 0.5863 | 0.5861 | 0.5859 | 0.5857 |
0.77 | 0.5856 | 0.5854 | 0.5852 | 0.5850 | 0.5849 | 0.5847 | 0.5845 | 0.5843 | 0.5842 | 0.5840 |
0.78 | 0.5838 | 0.5836 | 0.5835 | 0.5833 | 0.5831 | 0.5829 | 0.5828 | 0.5826 | 0.5824 | 0.5822 |
0.79 | 0.5821 | 0.5819 | 0.5817 | 0.5815 | 0.5813 | 0.5812 | 0.5810 | 0.5808 | 0.5806 | 0.5805 |
0.80 | 0.5803 | 0.5801 | 0.5799 | 0.5797 | 0.5796 | 0.5794 | 0.5792 | 0.5790 | 0.5789 | 0.5787 |
0.81 | 0.5785 | 0.5783 | 0.5781 | 0.5780 | 0.5778 | 0.5776 | 0.5774 | 0.5772 | 0.5771 | 0.5769 |
0.82 | 0.5767 | 0.5765 | 0.5763 | 0.5762 | 0.5760 | 0.5758 | 0.5756 | 0.5754 | 0.5752 | 0.5751 |
0.83 | 0.5749 | 0.5747 | 0.5745 | 0.5743 | 0.5742 | 0.5740 | 0.5738 | 0.5736 | 0.5734 | 0.5732 |
0.84 | 0.5731 | 0.5729 | 0.5727 | 0.5725 | 0.5723 | 0.5721 | 0.5720 | 0.5718 | 0.5713 | 0.5714 |
0.85 | 0.5712 | 0.5710 | 0.5708 | 0.5707 | 0.5705 | 0.5703 | 0.5701 | 0.5699 | 0.5697 | 0.5695 |
0.86 | 0.5694 | 0.5692 | 0.5690 | 0.5688 | 0.5686 | 0.5684 | 0.5682 | 0.5680 | 0.5679 | 0.5677 |
0.87 | 0.5675 | 0.5673 | 0.5671 | 0.5669 | 0.5667 | 0.5665 | 0.5664 | 0.5662 | 0.5660 | 0.5658 |
0.88 | 0.5656 | 0.5654 | 0.5652 | 0.5650 | 0.5648 | 0.5646 | 0.5645 | 0.5643 | 0.5641 | 0.5639 |
0.89 | 0.5637 | 0.5635 | 0.5633 | 0.5631 | 0.5629 | 0.5627 | 0.5625 | 0.5624 | 0.5622 | 0.5620 |
0.90 | 0.5618 | 0.5616 | 0.5614 | 0.5612 | 0.561 | 0.5608 | 0.5606 | 0.5604 | 0.5602 | 0.5600 |
0.91 | 0.5598 | 0.5596 | 0.5595 | 0.5593 | 0.5591 | 0.5589 | 0.5587 | 0.5585 | 0.5583 | 0.5581 |
0.92 | 0.5579 | 0.5577 | 0.5575 | 0.5573 | 0.5571 | 0.5569 | 0.5567 | 0.5565 | 0.5563 | 0.5561 |
0.93 | 0.5559 | 0.5557 | 0.5555 | 0.5553 | 0.5551 | 0.5549 | 0.5547 | 0.5545 | 0.5543 | 0.5541 |
0.94 | 0.5539 | 0.5537 | 0.5535 | 0.5533 | 0.5531 | 0.5529 | 0.5527 | 0.5525 | 0.5523 | 0.5521 |
0.95 | 0.5519 | 0.5517 | 0.5515 | 0.5513 | 0.5511 | 0.5509 | 0.5507 | 0.5505 | 0.5503 | 0.5501 |
0.96 | 0.5499 | 0.5497 | 0.5495 | 0.5493 | 0.5491 | 0.5489 | 0.5487 | 0.5485 | 0.5483 | 0.5481 |
0.97 | 0.5479 | 0.5476 | 0.5474 | 0.5472 | 0.5470 | 0.5468 | 0.5466 | 0.5464 | 0.5462 | 0.5460 |
0.98 | 0.5458 | 0.5456 | 0.5454 | 0.5452 | 0.5450 | 0.5447 | 0.5445 | 0.5443 | 0.5441 | 0.5439 |
0.99 | 0.5437 | 0.5435 | 0.5433 | 0.5431 | 0.5429 | 0.5427 | 0.5424 | 0.5422 | 0.5420 | 0.5418 |
1.00 | 0.5416 | 0.5414 | 0.5412 | 0.5410 | 0.5408 | 0.5405 | 0.5403 | 0.5401 | 0.5399 | 0.5397 |
1.01 | 0.5395 | 0.5393 | 0.5390 | 0.5388 | 0.5386 | 0.5384 | 0.5382 | 0.5380 | 0.5378 | 0.5375 |
1.02 | 0.5373 | 0.5371 | 0.5369 | 0.5367 | 0.5365 | 0.5362 | 0.5360 | 0.5358 | 0.5356 | 0.5354 |
1.03 | 0.5352 | 0.5349 | 0.5347 | 0.5345 | 0.5343 | 0.5341 | 0.5338 | 0.5336 | 0.5334 | 0.5332 |
1.04 | 0.5330 | 0.5327 | 0.5325 | 0.5323 | 0.5321 | 0.5319 | 0.5316 | 0.5314 | 0.5312 | 0.5310 |
1.05 | 0.5307 | 0.5305 | 0.5303 | 0.5301 | 0.5298 | 0.5296 | 0.5294 | 0.5292 | 0.5290 | 0.5287 |
1.06 | 0.5285 | 0.5283 | 0.5281 | 0.5278 | 0.5276 | 0.5274 | 0.5271 | 0.5269 | 0.5267 | 0.5265 |
1.07 | 0.5262 | 0.5260 | 0.5258 | 0.5256 | 0.5253 | 0.5251 | 0.5249 | 0.5246 | 0.5244 | 0.5242 |
1.08 | 0.5239 | 0.5237 | 0.5235 | 0.5233 | 0.5230 | 0.5228 | 0.5226 | 0.5223 | 0.5221 | 0.5219 |
1.09 | 0.5216 | 0.5214 | 0.5212 | 0.5209 | 0.5207 | 0.5205 | 0.5202 | 0.5200 | 0.5197 | 0.5195 |
1.10 | 0.5193 | 0.5190 | 0.5188 | 0.5186 | 0.5183 | 0.5181 | 0.5179 | 0.5176 | 0.5174 | 0.5171 |
1.11 | 0.5169 | 0.5167 | 0.5164 | 0.5162 | 0.5159 | 0.5157 | 0.5155 | 0.5152 | 0.5150 | 0.5147 |
1.12 | 0.5145 | 0.5143 | 0.5140 | 0.5138 | 0.5135 | 0.5133 | 0.5130 | 0.5128 | 0.5126 | 0.5123 |
1.13 | 0.5121 | 0.5118 | 0.5116 | 0.5113 | 0.5111 | 0.5108 | 0.5106 | 0.5103 | 0.5101 | 0.5099 |
1.14 | 0.5096 | 0.5094 | 0.5091 | 0.5089 | 0.5086 | 0.5084 | 0.5081 | 0.5079 | 0.5076 | 0.5074 |
1.15 | 0.5071 | 0.5069 | 0.5066 | 0.5064 | 0.5061 | 0.5059 | 0.5056 | 0.5053 | 0.5051 | 0.5048 |
1.16 | 0.5046 | 0.5043 | 0.5041 | 0.5038 | 0.5036 | 0.5033 | 0.5031 | 0.5028 | 0.5025 | 0.5023 |
1.17 | 0.5020 | 0.5018 | 0.5015 | 0.5013 | 0.5010 | 0.5007 | 0.5005 | 0.5002 | 0.5000 | 0.4997 |
1.18 | 0.4994 | 0.4992 | 0.4989 | 0.4987 | 0.4984 | 0.4981 | 0.4979 | 0.4976 | 0.4973 | 0.4971 |
1.19 | 0.4968 | 0.4965 | 0.4963 | 0.4960 | 0.4957 | 0.4955 | 0.4952 | 0.4949 | 0.4947 | 0.4944 |
1.20 | 0.4941 | 0.4939 | 0.4936 | 0.4933 | 0.4931 | 0.4928 | 0.4925 | 0.4923 | 0.4920 | 0.4917 |
1.21 | 0.4914 | 0.4912 | 0.4909 | 0.4906 | 0.4903 | 0.4901 | 0.4898 | 0.4895 | 0.4892 | 0.4890 |
1.22 | 0.4887 | 0.4884 | 0.4881 | 0.4879 | 0.4876 | 0.4873 | 0.4870 | 0.4868 | 0.4865 | 0.4862 |
1.23 | 0.4859 | 0.4856 | 0.4854 | 0.4851 | 0.4848 | 0.4845 | 0.4842 | 0.4839 | 0.4837 | 0.4834 |
1.24 | 0.4831 | 0.4828 | 0.4825 | 0.4822 | 0.4819 | 0.4817 | 0.4814 | 0.4811 | 0.4808 | 0.4805 |
1.25 | 0.4802 | 0.4799 | 0.4796 | 0.4794 | 0.4791 | 0.4788 | 0.4785 | 0.4782 | 0.4779 | 0.4776 |
1.26 | 0.4773 | 0.4770 | 0.4767 | 0.4764 | 0.4761 | 0.4758 | 0.4755 | 0.4752 | 0.4750 | 0.4747 |
1.27 | 0.4744 | 0.4741 | 0.4738 | 0.4735 | 0.4732 | 0.4729 | 0.4726 | 0.4723 | 0.4720 | 0.4717 |
1.28 | 0.4714 | 0.4711 | 0.4707 | 0.4704 | 0.4701 | 0.4698 | 0.4695 | 0.4692 | 0.4689 | 0.4686 |
1.29 | 0.4683 | 0.4680 | 0.4677 | 0.4674 | 0.4671 | 0.4668 | 0.4664 | 0.4661 | 0.4658 | 0.4655 |
1.30 | 0.4652 | 0.4649 | 0.4646 | 0.4643 | 0.4639 | 0.4636 | 0.4633 | 0.4630 | 0.4627 | 0.4624 |
1.31 | 0.4620 | 0.4617 | 0.4614 | 0.4611 | 0.4608 | 0.4604 | 0.4601 | 0.4598 | 0.4595 | 0.4592 |
1.32 | 0.4588 | 0.4585 | 0.4582 | 0.4579 | 0.4575 | 0.4572 | 0.4569 | 0.4566 | 0.4562 | 0.4559 |
1.33 | 0.4556 | 0.4552 | 0.4549 | 0.4546 | 0.4542 | 0.4539 | 0.4536 | 0.4532 | 0.4529 | 0.4526 |
1.34 | 0.4522 | 0.4519 | 0.4516 | 0.4512 | 0.4509 | 0.4506 | 0.4502 | 0.4499 | 0.4495 | 0.4492 |
1.35 | 0.4489 | 0.4485 | 0.4482 | 0.4478 | 0.4475 | 0.4471 | 0.4468 | 0.4464 | 0.4461 | 0.4458 |
1.36 | 0.4454 | 0.4451 | 0.4447 | 0.4444 | 0.4440 | 0.4437 | 0.4433 | 0.4430 | 0.4426 | 0.4422 |
1.37 | 0.4419 | 0.4415 | 0.4412 | 0.4408 | 0.4405 | 0.4401 | 0.4398 | 0.4394 | 0.4390 | 0.4387 |
1.38 | 1.4383 | 0.4379 | 0.4376 | 0.4372 | 0.4369 | 0.4365 | 0.4361 | 0.4358 | 0.4354 | 0.4350 |
1.39 | 1.4347 | 0.4343 | 0.4339 | 0.4335 | 1.4332 | 0.4328 | 0.4324 | 0.4321 | 0.4317 | 0.4313 |
1.40 | 0.4309 | 0.4306 | 0.4302 | 0.4298 | 0.4294 | 0.4290 | 0.4287 | 0.4283 | 0.4279 | 0.4275 |
1.41 | 0.4271 | 0.4267 | 0.4264 | 0.4260 | 0.4256 | 0.4252 | 0.4248 | 0.4244 | 0.4240 | 0.4236 |
1.42 | 0.4232 | 0.4228 | 0.4225 | 0.4221 | 0.4217 | 0.4213 | 0.4209 | 0.4205 | 0.4201 | 0.4197 |
1.43 | 0.4193 | 0.4189 | 0.4185 | 0.4181 | 0.4177 | 0.4173 | 0.4168 | 0.4164 | 0.4160 | 0.4156 |
1.44 | 0.4152 | 0.4148 | 0.4144 | 0.4140 | 0.4136 | 0.4131 | 0.4127 | 0.4123 | 0.4119 | 0.4115 |
1.45 | 0.4111 | 0.4106 | 0.4102 | 0.4098 | 0.4094 | 0.4090 | 0.4085 | 0.4081 | 0.4077 | 0.4072 |
1.46 | 0.4068 | 0.4064 | 0.4060 | 0.4055 | 0.4051 | 0.4047 | 0.4042 | 0.4038 | 0.4034 | 0.4029 |
1.47 | 0.4025 | 0.4020 | 0.4016 | 0.4012 | 0.4007 | 0.4003 | 0.3998 | 0.3994 | 0.3989 | 0.3985 |
1.48 | 0.3980 | 0.3976 | 0.3971 | 0.3967 | 0.3962 | 0.3958 | 0.3953 | 0.3949 | 0.3944 | 0.3939 |
1.49 | 0.3935 | 0.3930 | 0.3925 | 0.3921 | 0.3916 | 0.3912 | 0.3907 | 0.3902 | 0.3897 | 0.3893 |
1.50 | 0.3888 | 0.3883 | 0.3878 | 0.3874 | 0.3869 | 0.3864 | 0.3859 | 0.3855 | 0.3850 | 0.3845 |
1.51 | 0.3840 | 0.3835 | 0.3830 | 0.3825 | 0.3821 | 0.3816 | 0.3811 | 0.3806 | 0.3801 | 0.3796 |
1.52 | 0.3791 | 0.3786 | 0.3781 | 0.3776 | 0.3771 | 0.3766 | 0.3761 | 0.3756 | 0.3751 | 0.3745 |
1.53 | 0.3740 | 0.3735 | 0.3730 | 0.3725 | 0.3720 | 0.3715 | 0.3709 | 0.3704 | 0.3699 | 0.3694 |
1.54 | 0.3688 | 0.3683 | 0.3678 | 0.3673 | 0.3667 | 0.3662 | 0.3657 | 0.3651 | 0.3646 | 0.3640 |
1.55 | 1.3635 | 0.3630 | 0.3624 | 0.3619 | 0.3613 | 0.3608 | 0.3602 | 0.3597 | 0.3591 | 0.3586 |
1.56 | 0.3580 | 0.3574 | 0.3569 | 0.3563 | 0.3558 | 0.3552 | 0.3546 | 0.3540 | 0.3535 | 0.3529 |
1.57 | 0.3523 | 0.3518 | 0.3512 | 0.3506 | 0.3500 | 0.3494 | 0.3488 | 0.3483 | 0.3477 | 0.3471 |
1.58 | 0.3465 | 0.3459 | 0.3453 | 0.3447 | 0.3441 | 0.3435 | 0.3429 | 0.3423 | 0.3417 | 0.3411 |
1.59 | 0.3405 | 0.3399 | 0.3392 | 0.3386 | 0.3380 | 0.3374 | 0.3368 | 0.3361 | 0.3355 | 0.3349 |
A.5 Phương pháp hai điểm
Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp bị hạn chế về không gian, không bố trí được điện cực điện cực đo, khi đó có thể dùng đường ống nước như điện cực đo. Đường ống dẫn nước bằng kim loại phải không có các mối nối bằng nhựa hoặc vật liệu không dẫn điện. Các đầu đo dòng điện và điện áp được đấu giữa điện cực cần thử và vật dẫn nối đất cố định như Hình 5.
Chú thích: – Kết quả đo được là giá trị điện trở tổng của hai điện cực nối đất mắc nối tiếp nhau. Nếu giá trị của vật dẫn nối đất cố định là không đáng kể thì kết quả đó có thể coi như là điện trở của điện cực nối đất cần kiểm tra.
A.6 Phương pháp một tia và hai tia
Đối với các hệ thống nối đất lớn, gồm nhiều điện cực, có hình dạng phức tạp, thông thường để không phạm phải sai số quá lớn trong khi đo, cần tiến hành đo theo nhiều hướng khác nhau. Đồng thời nên tiến hành đo theo hai dạng sơ đồ bố trí cọc đo: Sơ đồ một tia và sơ đồ hai tia. Trình tự đo được tiến hành như sau:
Lần thứ nhất: Đo và ghi số liệu theo sơ đồ một tia;
Lần thứ hai: Đo và ghi số liệu theo sơ đồ hai tia;
Lần thứ ba: Đo và ghi số liệu theo sơ đồ một tia hoặc hai tia, nhưng phải thay đổi hướng đo;
Sơ đồ bố trí các điện cực thử nghiệm được cho trong Hình 6.
Khoảng cách khuyến cáo giữa các điện cực cho trong Bảng 4.
Bảng 4. Khoảng cách cho phép giữa các điện cùc
Sơ đồ bố trí |
Khoảng cách |
Giá trị nhỏ nhất, m |
Hai tia | Điện cực thử nghiệm – điện cực đo dòng điện | 80 |
Điện cực thử nghiệm – điện cực đo điện áp | 80 | |
Điện cực đo điện áp – điện cực đo dòng điện | 40 và lớn hơn 10D | |
Một tia | Điện cực thử nghiệm – điện cực đo dòng điện | 160 |
Điện cực thử nghiệm – điện cực đo điện áp | 80 và lớn hơn 1,5D | |
Chú thích: D- Kích thước ngang lớn nhất của hệ thống điện cực nối đất |
A.7 Phương pháp ba điểm
Phương pháp này tương tự như ở phương pháp hai điểm (vật dẫn nối đất cố định) nhưng sử dụng hai điện cực đo. Để kết quả đo chính xác cần điện trở của các điện cực đo (tổng trở) phải xấp xỉ bằng hoặc nhỏ hơn điện trở của điện cực nối đất.
Đấu nối thiết bị đo theo sơ đồ Hình 7.
R1, R2 – điện trở giữa điện cực nối đất và hai điện cực đo tương ứng;
R3 – điện trở đo được giữa hai điện cực đo.
A.8 Phương pháp đo điện trở suất của đất
Điện trở suất của đất thông thường được đo theo phương pháp bốn điểm. Bốn điện cực đo giống nhau được đóng xuống đất thẳng hàng, cách nhau một khoảng a với độ sâu không quá 1m, điện trở suất của đất đo được ứng với độ sâu a/20. Đấu nối thiết bị đo theo sơ đồ Hình 8.
C1, C2 – đầu nối với điện cực đo lường;
P1, P2 – đầu nối với điện cực đo điện thế.
Có thể xác định được điện trở suất của đất ứng với các độ sâu khác nhau bằng cách đo với các khoảng cách a tương ứng khác nhau. Trong Bảng 5 cho điện trở suất của một số loại đất thường gặp.
Bảng 5. Điện trở suất của một số loại đất
Loại đất |
Điện trở suất của đất, W.m |
Tro |
3,5 |
Than cốc |
0,2 – 8 |
Than bùn |
45 – 200 |
Đất vườn (độ ẩm 50%) |
1,4 |
Đất vườn (độ ẩm 20%) |
4,8 |
Đất sét (độ ẩm 40%) |
7,7 |
Đất sét (độ ẩm 20%) |
33 |
Đất sét khô |
50 – 150 |
Cát (độ ẩm 90%) |
130 |
Cát ẩm tự nhiên |
3000 – 8000 |
Đá phấn |
50 – 150 |
Phụ lục B
(Tham khảo)
Tên cơ sở thực hiện đo thử nghiệm
Địa chỉ:…………………………………….
Điện thoại:………… Fax:……………..
mẫu biên bản đo lường thử nghiệm
Số …….
I Cơ sở yêu cầu thử nghiệm
1.1 Tên: …………………………………………………………………………………………………………
1.2 Địa chỉ: ……………………………………. Điện thoại/ Fax/ Email:…………………………..
II Đối tượng thử
2.1 Tên/ kí mã hiệu: ………………………………………………………………………………………..
Tình trạng: Lắp đặt mới Đang sử dụng
2.2 Đặc trưng kĩ thuật/ thiết kế: ………………………………………………………………………..
2.3 Hồ sơ kèm theo:…………………………………………………………………………………………
III Nội dung thử nghiệm
1………………………………………………………………………………………………………………
2. ………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
IV Phương pháp thử
…………………………………………………………………………………………………………………
V Trang thiết bị thử nghiệm
Tên thiết bị: ……………………………. Kí, mã hiệu: …………………………………………….
VI Hình thức trả kết quả Đồ thị/hình vẽ (Gồm xx trang)
Bảng số (Gồm xx trang)
VII Địa điểm và thời gian thử nghiệm
7.1 Địa điểm thử:……………………………………………………………………………………………….
7.2 Thời gian thử: ……………………………………………………………………………………………..
VIII Ghi chú
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Dữ liệu đo thử
Số ……..
1 – Điện trở nối đất
STT |
Điểm đo |
Giá trị đo X, W |
Độ KĐBĐ |
||||||
X1 |
X2 |
X3 |
… |
… |
Sn-1 |
Xtb |
|||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 – Điện trở suất của đất (nếu có)
3 – Điện trở của dây dẫn nối đất (nếu có)
Chú thích: Cho phép đưa ra kết quả phản ánh tình trạng chung của dây nối đất (ví dụ: điện trở của dây nối đất không lớn hơn xxW).
Kết luận/ nhận xét
Ngày…..tháng…..năm………
Duyệt Người thực hiện
(Họ tên/chữ ký và đóng dấu) (Họ tên và chữ ký)
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 565:2003 VỀ MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – NỐI ĐẤT – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 10TCN565:2003 | Ngày hiệu lực | 18/03/2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 10/04/2003 |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 03/03/2003 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |