TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 783:2006 VỀ TIÊU CHUẨN RAU QUẢ – MĂNG TRE ĐÓNG HỘP – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 783:2006

TIÊU CHUẨN RAU QUẢ MĂNG TRE ĐÓNG HỘP- YÊU CẦU KỸ THUẬT

Tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với Codex Stan 241-2003

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này áp dụng cho măng tre đóng hộp mô tả ở mục 2 và dùng trực tiếp làm thực phẩm hoặc bán thành phẩm.

2. Mô tả sản phẩm

2.1. Định nghĩa sản phẩm

Măng tre đóng hộp là sản phẩm:

– Làm từ  Măng tre ăn được trong môi trường đóng hộp có hoặc không lên men;

– Được chế biến nhiệt với chế độ thích hợp, trước hoặc sau khi đóng kín trong bao bì  để tránh hư hỏng.

– Giá trị pH của sản phẩm như sau:

+ Sản phẩm măng tre lên men tự nhiên pH < 4,0;

+ Sản phẩm măng tre cho thêm axit pH = 4,0 – 4,6;

+ Sản phẩm măng tre tự nhiên pH > 4,6.

Các loại măng tre ăn được đều có thể sử dụng để đóng hộp.

2.2. Các dạng

2.2.1. Nguyên củ: củ măng đã được loại bỏ phần vỏ ngoài và phần gốc già.

2.2.2. Chẻ đôi: củ măng được bổ dọc thành hai phần.

2.2.3. Lát: măng được cắt thành các lát mỏng có kích cỡ đều nhau.

2.2.4. Sợi: măng được cắt thành các sợi đều nhau.

2.3.5. Quân cờ: măng được cắt thành dạng quân cờ, có kích cỡ đều nhau.

2.3. Các dạng khác

Cho phép bất cứ một dạng tạo hình nào với điều kiện sản phẩm phải:

– Phân biệt hoàn toàn với các dạng sản phẩm khác đã nêu ở trên.

– Đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn, bao gồm những giới hạn khuyết tật, khối lượng cái, và bất cứ một yêu cầu nào khác trong tiêu chuẩn.này.

– Mô tả đầy đủ trên nhãn để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn.

3. Thành phần chính và yêu cầu về chất lượng

3.1. Thành phần chính

Măng tre như được xác định trong mục 2.2 và dung dịch đóng hộp phù hợp với sản phẩm.

3.2. Dung dịch đóng hộp

Phù hợp với hướng dẫn về dung dịch đóng hộp đối với các sản phẩm rau đóng hộp bao gồm cả dung dịch lên men lactic.

3.3. Thành phần cho phép

(a) Rau gia vị

(b) Ớt, tiêu

3.4. Yêu cầu chất lượng

Măng tre đóng hộp phải có hương vị và màu sắc tự nhiên và có trạng thái đặc trưng của sản phẩm.

3.4.1. Khuyết tật cho phép

Giới hạn tối đa cho phép về sự không đồng đều và hình dạng theo bảng 1.

Bảng 1

Mục

Dạng sản phẩm

Mức cho phép

1 Nguyên củ hoặc chẻ đôi (a)              0                  nếu có nhỏ hơn 3 đơn vị/ hộp

(b)              1 đơn vị       nếu có 3 – 5 đơn vị / hộp

(c)              2 đơn vị       nếu có 6 – 9 đơn vị / hộp

(d)              3 đơn vị /10  nếu có nhiều hơn 10 đơn vị/ hộp

2 Sợi, lát, quân cờ 20% khối lượng cái
4. Chất phụ gia thực phẩm

4.1. Chất điều chỉnh axit

Ký hiệu Tên chất phụ gia Mức tối đa
260 Axit axetic Giới hạn bởi GMP
270 Axit lactic
296 Axit malic
330 Axit xitric
334 Axit tartaric 1.300 mg/kg

5. Các chất nhiễm bẩn

5.1. Kim loại nặng

Hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm phải tuân theo giới hạn tối đa cho phép qui định cho sản phẩm này (TCVN 4832:1989).

5.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm phải tuân theo giới hạn tối đa cho phép qui định cho sản phẩm này (TCVN 5624:1991).

6. Vệ sinh

6.1. Sản phẩm tuân theo những qui định của tiêu chuẩn này phải được chuẩn bị và xử lý phù hợp với Quy phạm Thực hành về những Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm (TCVN 5603:1991), Qui phạm về vệ sinh đối với đồ hộp thực phẩm axit thấp và axit thấp đã axit hóa (TCVN 5542:1991) và những qui định thích hợp khác như Qui phạm thực hành vệ sinh và Qui phạm thực hành.

6.2. Hàm lượng vi sinh vật trong sản phẩm phải tuân theo giới hạn tối đa cho phép qui định cho sản phẩm này.

7. Ghi nhãn

Ngoài các yêu cầu của tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn (TCVN 7087:2002), áp dụng thêm những qui định cụ thể sau:

7.1. Tên sản phẩm

Tên sản phẩm phải ghi là “măng tre”, “măng tre chần”, hoặc “măng tre lên men”. Dạng sản phẩm khi cần sẽ được nêu rõ trong tên sản phẩm.

7.2. Ghi nhãn bao gói không bán lẻ

Thông tin về sản phẩm được nêu trên bao bì hoặc trong các tài liệu đính kèm; riêng tên sản phẩm, sự nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà phân phối và/hoặc nhà nhập khẩu, cũng như hướng dẫn bảo quản, phải được ghi trên bao bì. Tuy nhiên, sự nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà phân phối và/hoặc nhà nhập khẩu có thể được thay thế bằng một dấu hiệu nhận dạng với điều kiện có thể nhận biết một cách rõ ràng với các tài liệu đính kèm.

8. Cân đo

8.1. Mức đầy

8.1.1.  Mức đầy tối thiểu

Hộp phải được đóng đầy sản phẩm (bao gồm cả dung dịch đóng hộp), chiếm không ít hơn 90% dung tích nước của hộp.  Dung tích nước của hộp là thể tích của  nước cất ở nhiệt độ 200C mà hộp chứa được khi đổ đầy hoàn toàn và ghép kín.

8.1.2.  Khối lượng cái tối thiểu

Khối lượng cái của sản phẩm không được nhỏ hơn 50% khối lượng tịnh, tính toán dựa trên khối lượng nước cất ở 200C được đóng đầy hộp và ghép kín.

9. Phương pháp thử

Chỉ tiêu

Định mức

Phương pháp thử

Nguyên lý

Dạng

Khối lượng cái và khối lượng tịnh Khối lượng cái/ khối lượng tịnh ≥ 50% AOAC 968.30 Phép phân tích trọng lượng

I

pH Theo 2.1 (c) AOAC 981.12

Theo tài liệu cho hỗn hợp thành phần lỏng và rắn

Phép đo điện thế

I

Lấy mẫu Tiêu chuẩn CODEX 233-1969

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 783:2006 VỀ TIÊU CHUẨN RAU QUẢ – MĂNG TRE ĐÓNG HỘP – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN783:2006 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành 26/10/2006
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản