TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 919-3:2006 VỀ MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – THIẾT BỊ PHUN THUỐC NƯỚC BẢO VỆ CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG LÀM SẠCH BÊN TRONG THÙNG CHỨA DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 29/12/2006

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 919-3:2006

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – THIẾT BỊ PHUN THUỐC NƯỚC BẢO VỆ CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG LÀM SẠCH BÊN TRONG THÙNG CHỨA

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử đánh giá hiệu quả làm sạch bên trong thùng chứa chất lỏng phun của hệ thống súc, rửa lắp trên thiết bị  phun thuốc nước bảo vệ và chăm sóc cây trồng liên hợp với máy kéo hoặc tự hành dùng trong nông, lâm nghiệp.

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị sử dụng hệ thống phun tiêm trực tiếp.

1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập đầy đủ các yêu cầu an toàn. Khi cần thiết, phải sử dụng các tiêu chuẩn, văn bản pháp qui khác hoặc thiết lập bổ sung các yêu cầu để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT).

* ISO 22368-2: 2004 (E). Thiết bị bảo vệ cây trồng – Phương pháp thử đánh giá hiệu quả hệ thống làm sạch – Phần 2: Làm sạch bên ngoài thiết bị phun.

* ISO 5681: 1992. Thiết bị bảo vệ cây trồng – Từ vựng.

* TCVN 1437. Máy nông nghiệp – Máy phun thuốc trừ dịch hại cho cây trồng – Phương pháp thử.

* 10TCN 774-2:2006. Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi. Thiết bị phun thuốc nước bảo vệ cây trồng – Phương pháp thử . Phần 2: Thiết bị  phun thủy lực (ISO 5682 – 2:1997).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa theo ISO 5681: 1992 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Hệ thống súc, rửa (ringsing systems)

Toàn bộ thành phần của thiết bị phun tham gia trực tiếp vào quá trình súc, rửa bên trong thùng chứa chất lỏng phun.

3.2. Chất lỏng thử nghiệm (Test liquid)

Hợp chất bao gồm bột thử nghiệm hòa tan với nước sạch theo nồng độ xác định trước, không chứa chất rắn lơ lửng.

3.3. Nước sạch (clean water)

Nước dùng để thử nghiệm có các chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ theo quy định của tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BBYT)

4. Điều kiện thử

4.1. Phép thử  phải được thực hiện với những điều kiện sau:

– Nhiệt độ chất lỏng thử và nhiệt độ môi trường tiến hành thử từ 100C đến 300C.

– Độ ẩm tương đối của không khí môi trường thử lớn hơn 50%.

4.2. Các điều kiện khi tiến hành thử phải được chi chép đầy đủ trong báo cáo kết quả thử nghiệm

5. Phương pháp thử.

5.1. Quy định chung

5.1.1.    Khi tiến hành thử phải áp dụng biện pháp cần thiết nhằm hạn chế chất lỏng thử và nước sau khi súc, rửa rơi rớt ra môi trường. Toàn bộ chất lỏng thử và nước đã dùng để súc, rửa phải được thu gom và xử lý theo các quy định hiện hành trước khi thải ra môi trường.

5.1.2. Các phép thử được thực hiện với chất lỏng thử (xem 3.2) ở dạng huyền phù chứa 1,00% oxit clorua đồng theo các quy định tại phụ lục A của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH :- Cho phép sử dụng chất lỏng thử nghiệm khác, nếu  nồng độ của nó có độ chính xác không thấp hơn 0,01% so với nồng độ định tr­ớc (nồng độ  nguyên thủy)

5.2. Quy trình thử.

5.2.1. Chuẩn bị thử (làm bẩn thùng chứa của thiết bị phun) theo trình tự sau:

5.2.1.1. Rửa bên trong thùng chứa của thiết bị phun theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

5.2.1.2. Nạp chất lỏng thử (xem 5.1.2) vào đầy thùng chứa của thiết bị phun trong khi các cơ cấu khuấy trộn của thiết bị phun đang hoạt động. Cần đảm bảo cho tất cả các bề mặt bên trong của thùng chứa chất lỏng phun tráng ướt đều chất lỏng thử nghiệm, đặc biệt là của bề mặt phía trên và nắp thùng.

5.2.1.3. Sau khi nạp đầy chất lỏng thử và cơ cấu khuấy trộn của thiết bị phun làm việc 10 phút, lấy ba (03) mẫu chất lỏng tại thùng chứa của thiết bị phun để kiểm tra và đối chiếu nồng độ với chất lỏng thử nghiệm (xem 5.1.2). Mỗi mẫu có dung tích không nhỏ hơn 50ml và nồng độ không sai lệch quá 5% so với nồng độ chất lỏng thử  quy định tại 5.1.2.

CHÚ THÍCH : Nếu nồng độ không đạt qui định cần phải lấy mẫu lại sau khi đã khuấy với cường độ cao hơn.

5.2.1.4.Xả hết chất lỏng trong thùng bằng cách cho thiết bị phun hoạt động với toàn bộ dàn phun ở chế độ bình thường (vận tốc trục tính công suất, áp suất phun, số lượng và kích cỡ vòi phun, lưu lượng phun so nhà sản xuất quy định). Khi chất lỏng thử ngừng chảy ra từ các vòi phun, dừng tắt máy phun, tháo và thu gom chất lỏng thử còn đọng lại trong thùng chứa bằng van xả dưới đáy thùng.

5.2.1.5. Dùng nước sạch, rửa tất cả các bộ phận của thiết bị phun đã tham gia vào quá trình thử như bơm, van ngược chiều, bộ lọc dung dịch phun ngoại trừ thùng chứa chất lỏng phun.

5.2.1.6.Để thùng chứa chất lỏng của thiết bị phun tự khô ráo trong thời gian 24 giờ. Kết thúc các công đoạn chuẩn bị thử.

5.2.2. Thử nghiệm xác định hiệu quả làm sạch bên trong thùng chứa theo trình tự sau.

5.2.2.1. Khởi động và vận hành hệ thống súc, rửa của thiết bị phun theo hướng dẫn của nhà chế tạo ngay sau khi thực hiện xong 5.2.1.6. Cung cấp nước sạch vào thùng chứa của hệ thống súc, rửa bằng nguồn nước sạch bên ngoài, có áp suất và những điều kiện vận hành giống với thiết bị phun.

5.2.2.2. Tháo chất lỏng súc, rửa có trong thùng chứa của thiết bị phun bằng van xả đáy thùng ngay sau khi thực hiện xong 5.2.2.1 và thu gom vào một thùng chứa sạch, riêng biệt (thùng T) và đo thể tích chất lỏng đã thu gom được trong thùng này.

5.2.2.3.Rửa tất cả các bề mặt bên trong thùng chứa chất lỏng phun của thiết bị phun kể cả nắp và bộ lọc dung dịch phun bằng nước sạch cung cấp bởi một vòi làm sạch có áp suất cao ngay sau khi thực hiện xong 5.2.2.2. Thu gom chất lỏng sau khi rửa từ van xả đáy thùng và chứa vào một thùng sạch riêng biệt (thùng To) và đo thể tích chất lỏng đã thu gom được trong thùng này.

5.2.2.4.Lấy từ thùng chứa T và To mỗi thùng ba mẫu chất lỏng đại diện. Mỗi mẫu có dung tích không nhỏ hơn 50ml và có nồng độ không sai lệch quá ±5% so với nồng độ bình quân của chất lỏng trong thùng.

CHÚ THÍCH : – Nếu sai lệch về nồng độ của các mẫu không đạt qui định cần lấy mẫu sau khi đã khuấy trộn chất lỏng trong thùng.

5.2.3.Phân tích mẫu chất lỏng và xử lý kết quả thử nghiệm theo trình tự sau :

5.2.3.1.Xác định nồng độ oxit clorua đồng trong các mẫu chất lỏng đã lấy theo quy định tại 5.2.1.3 và 5.2.2.4 bằng phương pháp sấy khô chất lỏng ở nhiệt độ từ 1050C đến 1100C. Cân khối lượng oxit clorua đồng trong các mẫu sau khi sấy. Tính giá trị nồng độ oxit clorua đồng bình quân của các mẫu bằng phương pháp trung bình cộng.

5.2.3.2.Tính độ nhiễm bẩn bên trong thùng chứa chất lỏng phun của thiết bị phun sau khi súc, rửa (FT) theo công thức sau:

Trong đó :

F – Độ nhiễm bẩn thùng chứa chất lỏng phun sau khi súc, rửa, %

CT – Nồng độ bình quân của chất lỏng tại thùng T theo quy định tại 5.2.2.2 và 5.2.2.4

CTo – Nồng độ bình quân của chất lỏng tại thùng To theo quy định tại 5.2.2.3 và 5.2.2.4.

5.3.2.3. Ghi các số liệu thử nghiệm theo mẫu hướng dẫn tại phụ lục B của tiêu chuẩn này.

 

PHỤ LỤC A

(Qui định)

QUY ĐỊNH THÀNH PHẦN BỘT THỬ CHỨA OXIT CLORUA ĐỒNG SỬ DỤNG TRONG THỬ NGHIỆM

A.1 Thành phần.

Sử dụng trihydrat oxit clorua đồng (còn gọi là Cupravit), có thành phần như sau:

HỢP CHẤT THÀNH PHẦN                                  TỶ PHẦN

3CuO.CuCl2.3H2O                                              45%

Licnosunphát:                                                   5 %

Cacbonát Can xi (CaCO3):                                  8%

Decahyđrát Sunphát natri (Na2SO4 10 H20):         11%

A.2 Kích thước phần tử hạt

KÍCH THƯỚC, mm                                         TỶ LỆ PHẦN THỂ TÍCH TỐI THIỂU

            < 20                                                                           98%

            <10                                                                            90%

            < 5                                                                            70%.

A.3. Độ không tinh khiết của hoạt chất kỹ thuật

Độ không tinh khiết toàn phần:                   ≤    3,5%

Độ ẩm:                                                        ≤    2%

Độ tro:                                                         ≤     1,5% (tính vào khối lượng đồng).

A.4 Độ hoà tan

Hoà tan chậm trong nước và dung môi hữu cơ.

Hoà tan trong dung môi axit hữu cơ mạnh.

Hoà tan trong dung môi amoniac, amin nhờ hình thành các hợp chất.

CHÚ THÍCH : – Cupravit là thí dụ về một sản phẩm thích hợp có trên thị tr­ờng. Thông tin nêu ra nhằm tạo thuận lợi cho việc ứng dụng tiêu chuẩn nh­ng không bắt buộc phải sử dụng sản phẩm này

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

MẪU BÁO CÁO THỬ NGHIỆM

B.1. Thông số của thiết bị phun.

Loại thiết bị phun, L…………………………………………………………………………………

Dung tích định mức của thùng chứa của thiết bị phun, L……………………………….

Dung tích chứa của thùng chứa nước súc rửa, L ……………………………………………..

Loại vòi phun………………………………………………………………………………………………

Lưu lượng của vòi rửa…………………………………………………………………………..L/phút

B.2. Kết quả thử nghiệm của hệ thống súc, rửa

1. Nồng độ chất lỏng thử (xem 5.2.1.3), mg/l

Mẫu số 1 (CN1)……………………………………………………………………………………………..

Mẫu số 2 (CN2)……………………………………………………………………………………………..

Mẫu số 3 (CN3)……………………………………………………………………………………………..

Nồng độ bình quân của chất lỏng thử đối chứng (CN)……………………………………….

2. Nồng độ chất lỏng sau súc, rửa (xem 5.2.2.2), mg/l

Thể tích chất lỏng sau súc, rửa (VT)………………………………………………………………l

Mẫu số 1 (CT1)……………………………………………………………………………………………..

Mẫu số 2 (CT2)……………………………………………………………………………………………..

Mẫu số 3 (CT3)……………………………………………………………………………………………..

Nồng độ bình quân của chất lỏng sau súc, rửa  (CT)…………………………………………..

3. Nồng độ chất lỏng súc, rửa bổ xung (xem 5.2.2.3), mg/l

Thể tích chất lỏng sau súc, rửa (VTO)……………………………………………………………..l

Mẫu số 1 (CTO1)……………………………………………………………………………………………

Mẫu số 2 (CTO2)……………………………………………………………………………………………

Mẫu số 3 (CTO3)……………………………………………………………………………………………

Nồng độ bình quân của chất lỏng sau súc, rửa  (CTO)…………………………………………

4. Độ nhiễm bẩn F, % (xem 5.2.3.2)

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 919-3:2006 VỀ MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI – THIẾT BỊ PHUN THUỐC NƯỚC BẢO VỆ CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG LÀM SẠCH BÊN TRONG THÙNG CHỨA DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN919-3:2006 Ngày hiệu lực 29/12/2006
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 29/12/2006
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản