TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 984:2006 VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI – BỘT CÁ – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 29/12/2006

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 984:2006

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – BỘT CÁ – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Animal feedstuffs – Fish meal – Specification

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với bột cá được chế biến từ cá nguyên con hoặc một phần con cá của nhiều chủng loại dùng làm thức ăn chăn nuôi.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Để xây dựng tiêu chuẩn này đã trích dẫn các tiêu chuẩn sau:

TCVN 4800 – 89 (ISO 7088 – 1981). Bột cá – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 4325 – 86. Thức ăn chăn nuôi – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 4326 – 86. Thức ăn chăn nuôi – Phương pháp xác định độ ẩm.

TCVN 4328 – 86. Thức ăn chăn nuôi – Phương pháp xác định hàm lượng nitơ và protein thô.

TCVN 4327 – 86. Thức ăn chăn nuôi – Phương pháp xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric.

TCVN 4330 – 86. Thức ăn chăn nuôi – Phương pháp xác định hàm lượng natriclorua (NaCl).

TCVN 4331 – 86. Thức ăn chăn nuôi – Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô.

3. Phân hạng chất lượng

Bột cá được phân thành 3 hạng chất lượng: hạng 1, hạng 2 và hạng 3.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu về cảm quan và vệ sinh

4.1.1 Yêu cầu về các chỉ tiêu cảm quan của bột cá được ghi trong bảng 1.

Bảng 1: Các chỉ tiêu cảm quan của bột cá

Chỉ tiêu

Hạng

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

1. Màu sắc

Nâu nhạt

Nâu đến nâu sẫm

2. Mùi Có mùi thơm đặc trưng của bột cá, không có mùi mốc, mùi hôi hoặc mùi khác lạ.
3. Trạng thái bền ngoài Tơi, không vón cục, không có sâu mọt, không mốc, không lẫn vật lạ.
4. Độ mịn Bột cá phải lọt sàng có đường kính mắt sàng 3,0mm, cho phép phần còn lại trên sàng không vượt quá 5%.

4.1.2. Bột cá không được chứa Samonella, E. Coli, các độc tố nấm mốc và các chất độc hại. Dư lượng chất bảo quản và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa cho phép theo qui định hiện hành.

4.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá

Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hoá của bột cá được qui định trong bảng 2.

Bảng 2: Các chỉ tiêu lý hoá của bột cá

Chỉ tiêu

Hạng

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

10

10

10

2. Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn.

60

50

40

3. Hàm lượng chất béo, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

8

10

12

4. Hàm lượng muối natriclorua, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

2

3

5

5. Hàm lượng tro không tan trong axit Clohyđric (cát sạn) tính theo % khối lượng, không lớn hơn

2

2,5

3

6. Mảnh vật rắn sắc nhọn.

Không có

Không có

Không có

7. Hàm lượng nitơ bay hơi tổng số, tính theo mg/100g, không lớn hơn

150

250

350

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4325 – 86.

5.2. Xác định độ ẩm theo TCVN 4326 – 86.

5.3. Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328 – 86.

5.4. Xác định hàm lượng chất béo thô theo TCVN 4331 – 86.

5.5. Xác định hàm lượng natriclorua (NaCl) theo TCVN 4330 – 86.

5.6. Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric (cát sạn) theo TCVN 4327 – 86.

5.7. Xác định hàm lượng nitơ bay hơi tổng số theo phương pháp chưng cất dưới đây:

5.7.1. Phạm vi áp dụng.

Phương pháp cho phép xác định hàm lượng nitơ bay hơi trong bột cá. Phương pháp chỉ áp dụng khi lượng nitơ bay hơi tổng số  nhỏ hơn 0,25%.

5.7.2. Nguyên tắc.

Mẫu được chiết bằng nước, lắng trong và đem lọc. Dùng magiê oxit để đẩy NH3 ra khỏi mẫu thử chưng cất và thu hồi NH3 vào một lượng chính xác dung dịch axit sulfuric. Xác định lượng axit sulfuric dư bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch chuẩn natri hydroxit 0,1N.

5.7.3. Thuốc thử và hoá chất

Các thuốc thử phải được công nhận ở cấp tinh khiết  phân tích và nước phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

– Dung dịch axit tricloaxetic 20%.

– Magie oxit.

– Dung dịch axit sulfuric 0,1N.

– Dung dịch chỉ thị: Hoà tan 33mg Brom cresol xanh với 65 mg metyl đỏ trong 100ml etanol 95%.

– Chất chống sủi bọt (ví dụ như dầu parafin…).

– Giấy quì.

5.7.4. Dụng cụ và thiết bị.

– Thiết bị chưng cất Keldal

– Bình nón có dung tích 250ml.

– Bình định mức có dung tích: 200 và 250ml

– Pipet bầu có dung tích 50ml.

– Micro Buret

– Giấy lọc định lượng.

5.7.5. Tiến hành thử.

Cân chính xác đến 0,1mg từ 3-5g mẫu thử cho vào bình định mức dung tích 250ml, cho thêm khoảng 100ml nước cất, lắc đều trong 30phút trên máy lắc với tốc độ 30-40 vòng/phút. Thêm tiếp 50ml dung dịch axit tricloaxetic 20% lắc mạnh trong 2phút. Thêm nước cất đến vạch, lắc đều, rồi để lắng 5phút và đem lọc bằng giấy lọc định lượng. Dùng pipet hút chính xác 50ml dịch lọc của mẫu thử cho vào bình cất của hệ thống Keldal, thêm tiếp 50ml nước cất và khoảng 2g magiê oxit. Dung dịch phải có môi trường kiềm, thử bằng giấy quì  nếu không đạt yêu cầu phải điều chỉnh bằng magiê oxit. Cho vài giọt chất chống sủi bọt, tiến hành chưng cất và thu hồi NH3 vào bình nón chứa 1 lượng xác định dung dịch axit sulfuric 0,1N (thường 20-50ml).

Dùng dung dịch NaOH 0.1N chuẩn độ lượng H2SO4 dư trong bình hứng cho tới khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu hồng bền.

Tiến hành xác định mẫu trắng với các bước như trên nhưng thay mẫu thử bằng nước cất.

5.7.6. Tính kết quả.

Hàm lượng nitơ bay hơi tổng số, tính bằng số miligam trong 100 gam mẫu theo công thức sau:

X =

(V1 – V2). 1.4 . 250 . 100

50 . m

Trong đó:

V1  : Thể tích dung dịch NaOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng, tính theo ml

V1  : Thể tích dung dịch NaOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử, tính theo ml

1.4 : lượng nitơ ứng với 1ml dumg dịch H2SO4 0,1N, tính theo mg

250: Thể tích dịch pha loãng mẫu thử, tính theo ml

50  : Thể tích dịch lọc pha loãng đem chưng cất, tính theo ml

m   : Khối lượng mẫu thử, tính theo gam.

100:  Hệ số qui về phần trăm

Kết quả của phép thử là trị số trung bình của 2 lần xác định song song với sự sai khác giữa chúng không vượt quá 10%.

5.7.7. Cần tuân thủ nguyên tắc: nếu lượng nitơ tổng số trong mẫu thử lớn hơn 0,250% (250mg/100g) thì phải pha loãng dịch lọc ban đầu.

6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

6.1. Bao gói: Tuỳ theo điều kiện sản xuất và yêu cầu tiêu dùng, khối lượng tịnh của bột cá trong mỗi đơn vị bao gói có thể  25 hoặc 50kg. Bột cá phải được đựng trong các bao kín, nhiều lớp, lớp bên trong phải là Poly Etylen.

6.2. Ghi nhãn: Ghi nhãn phải đúng với các qui định hiện hành.

Trên bao bì ghi những nội dung sau:

– Tên sản phẩm, ghi rõ loại bột cá.

– Khối lượng tịnh.

– Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và hàm lượng.

– Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh.

– Ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

6.3. Bảo quản: Bột cá được bảo quản trong kho khô sạch, để nơi cao ráo, thoáng mát, không có chất độc hại và không mang mầm bệnh.

6.4. Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển bột cá phải khô, sạch, không có mùi lạ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh Thú y.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 984:2006 VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI – BỘT CÁ – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 10TCN984:2006 Ngày hiệu lực 29/12/2006
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 29/12/2006
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản