TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 121:2002 VỀ HỒ CHỨA NƯỚC – CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
HỒ CHỨA NƯỚC – CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
QUI ĐỊNH VỀ LẬP VÀ BAN HÀNH QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
Reservoirs of Hydraulic Works
Stipulation on formulation and issue of operational procedure
1.1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh.
Tiêu chuẩn này áp dụng bắt buộc đối với việc lập và ban hành Qui trình vận hành điều tiết (QTVHĐT) các hồ chứa nước thuộc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, có công trình tràn đóng mở bằng cửa van hoặc thiết bị điều tiết khác để trữ nước, cấp nước và xả lũ.
Khi thực hiện Tiêu chuẩn này phải đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn và các văn bản pháp qui hiện hành khác có liên quan.
Đối với hồ chứa nước có công trình tràn tự do (không có cửa van đóng mở) hoặc sử dụng cống cấp nước để xả bớt nước hồ có thể vận dụng Tiêu chuẩn này để xây dựng Qui định vận hành điều tiết trữ nước, cấp nước nhằm đảm bảo phục vụ sản xuất và an toàn công trình.
1.2. Trách nhiệm của các cơ quan (đơn vị) lập Qui trình vận hành điều tiết.
1.2.1 Đơn vị Tư vấn xây dựng khi thiết kế mới hoặc cải tạo nâng cấp hồ chứa nước phải lập QTVHĐT. Đơn vị quản lý dự án lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (theo 4.1 Tiêu chuẩn này) và bàn giao cho đơn vị quản lý hồ chứa nước.
1.2.2. Đơn vị quản lý hồ chứa nước phải lập QTVHĐT đối với hồ chứa nước đang khai thác nhưng chưa có QTVHĐT; bổ sung, sửa đổi QTVHĐT đối với hồ chứa nước đã có QTVHĐT nhưng không còn phù hợp thực tế (về yêu cầu cấp nước, phòng chống lũ, an toàn công trình…), lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (theo 4.1 Tiêu chuẩn này).
1.3. Giải thích từ ngữ.
1.3.1. Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước là văn bản qui định về nguyên tắc, nội dung và trình tự vận hành các công trình của hồ chứa nước để điều chỉnh việc trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp khác nhau của thời tiết hoặc khi yêu cầu cấp nước thay đổi, đảm bảo hồ chứa làm việc đúng với năng lực thiết kế và các điều kiện đã lựa chọn; hạn chế thiệt hại khi hồ chứa gặp lũ vượt thiết kế hoặc dòng chảy kiệt nhỏ hơn thiết kế.
1.3.2. Biểu đồ điều phối hồ chứa nước là biểu đồ kỹ thuật xác định giới hạn làm việc an toàn về phòng chống lũ và cấp nước của hồ chứa, giúp người quản lý chủ động vận hành khai thác (hình 1).
1.3.3. Đường phòng phá hoại trong biểu đồ điều phối là giới hạn trên vùng cấp nước bình thường của hồ chứa nước (đường số ¬ của hình 1).
1.3.4. Đường hạn chế cấp nước trong biểu đồ điều phối là giới hạn dưới vùng cấp nước bình thường của hồ chứa nước (đường số của hình 1).
1.3.5. Đường phòng lũ trong biểu đồ điều phối là giới hạn cao nhất để phòng chống lũ, đảm bảo an toàn cho hồ chứa nước và vùng hạ du (đường số ® của hình 1).
Hình 1 : Biểu đồ điều phối hồ chứa nước
– Trục hoành biểu thị thời gian điều tiết hồ chứa (ngày/tháng), trong hình vẽ là ví dụ
– Trục tung biểu thị cao trình mực nước hồ chứa (H, mét).
1.4. Qui định về biên soạn QTVHĐT hồ chứa nước.
1.4.1. QTVHĐT bao gồm các chương, mục, điều, khoản để nêu rõ yêu cầu, nội dung.
1.4.2. Các điều khoản qui định phải viết rõ ràng, không trùng lặp, ngắn gọn, chính xác, không dùng các từ ngữ có thể dẫn tới cách hiểu khác nhau.
1.4.3. Các điều khoản qui định mang tính bắt buộc, không cần giải thích.
1.4.4. Hạn chế sử dụng thuật ngữ. Những thuật ngữ chưa qui định trong các văn bản pháp luật liên quan, khi sử dụng phải định nghĩa trước.
1.4.5. Không viết tắt, không dùng ký hiệu toán học hoặc kỹ thuật khi không thật cần thiết.
1.4.6. Đơn vị đo lường dùng trong các qui định phải thống nhất và hợp pháp.
2. QUI ĐỊNH VỀ TÀI LIỆU CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG TÍNH TOÁN KỸ THUẬT.
2.1. Tài liệu cơ bản.
2.1.1. Đối với hồ chứa nước khi thiết kế mới hoặc cải tạo nâng cấp, tài liệu cơ bản để lập QTVHĐT là tài liệu thiết kế mới hoặc cải tạo nâng cấp hồ chứa nước đó.
2.1.2. Đối với các hồ chứa nước đang khai thác, tài liệu cơ bản để lập QTVHĐT là tài liệu thiết kế cũ và tài liệu được thu thập, bổ sung trong quá trình quản lý khai thác.
2.2. Nội dung tính toán kỹ thuật.
Áp dụng phương pháp và công nghệ tính toán hiện hành để phân tích, xác định hoặc kiểm tra, rà soát các nội dung sau đây :
2.2.1. Lượng mưa năm và phân phối mưa năm thiết kế.
2.2.2. Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm thiết kế.
2.2.3. Dòng chảy lũ và mô hình lũ thiết kế; kiểm tra mức độ khả năng an toàn phòng chống lũ của hồ chứa.
2.2.4. Bốc hơi thiết kế (tổng lượng năm và phân phối các tháng), độ ẩm, nhiệt độ và các loại tổn thất khác ảnh hưởng đến việc trữ nước và cấp nước của hồ chứa.
2.2.5. Yêu cầu cấp nước.
2.2.6. Cân bằng nước (tính toán điều tiết nước, xác định : lượng nước trữ, lượng nước sử dụng, lượng nước thiếu cần bổ sung và lượng nước thừa cần xả từng tháng)
2.2.7. Lập biểu đồ điều phối hồ chứa nước.
2.3. Tài liệu tổng hợp kết quả tính toán kỹ thuật.
2.3.1. Bản thuyết minh phương pháp, trình tự và kết quả tính toán; quá trình lựa chọn các chỉ tiêu thông số kỹ thuật để lập QTVHĐT (cuối bản thuyết minh đơn vị lập QTVHĐT phải ký và đóng dấu).
2.3.2. Các phụ lục kèm theo Bản thuyết minh, gồm :
Các biểu thống kê số liệu; biểu đồ, bảng tra kỹ thuật; các loại bản đồ (lưu vực, vùng tưới, hành lang an toàn xả lũ…).
3. BIÊN SOẠN “QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT”.
3.1. Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước phải được biên soạn theo các nội dung như trình bày trong phụ lục I của Tiêu chuẩn này.
4. TRÌNH TỰ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT.
4.1. Lập hồ sơ trình thẩm định.
4.1.1. Hồ sơ trình thẩm định.
Hồ sơ trình thẩm định do các đơn vị quản lý dự án hoặc đơn vị quản lý hồ chứa nước lập và trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, gồm :
a. Tờ trình đề nghị thẩm định QTVHĐT như mẫu trình bày ở phụ lục II của Tiêu chuẩn này. Riêng Tờ trình của đơn vị quản lý hồ chứa nước (đang được khai thác) trình cơ quan thẩm định, phải có ý kiến đồng trình của cơ quan chủ quản.
b. Bản dự thảo “Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước” (theo 3.1 Tiêu chuẩn này).
c. Bản thuyết minh phương pháp, trình tự và kết quả tính toán kỹ thuật; các phụ lục kèm theo (theo 2.3 Tiêu chuẩn này).
d. Các tài liệu cơ bản (theo 2.1 Tiêu chuẩn này).
e. Các văn bản đóng góp ý kiến của địa phương, ngành liên quan và bản tổng hợp tiếp thu ý kiến của cơ quan biên soạn QTVHĐT.
4.1.2. Hồ sơ trình thẩm định phải đựng trong hộp hồ sơ bìa cứng; mặt ngoài ghi tên QTVHĐT hồ chứa nước; mặt trong ghi danh sách và số lượng văn bản, tài liệu, bản đồ… có trong hồ sơ (kèm theo đĩa mềm đã ghi lại toàn bộ hồ sơ).
4.2. Nội dung thẩm định.
4.2.1. Kiểm tra, đánh giá tài liệu sử dụng, các giải pháp xử lý, phương pháp và kết quả tính toán kỹ thuật, mức độ hợp lý của các chỉ tiêu thông số kỹ thuật đã chọn.
4.2.2. Nhận xét, đánh giá các giải pháp xử lý trong quá trình trữ nước, cấp nước,
xả tràn, đảm bảo an toàn sản xuất, an toàn công trình khi thời tiết bình thường và bất thường.
4.2.3. Nhận xét, đánh giá tính hợp lý và khả thi của những qui định cụ thể trong QTVHĐT.
4.2.4. Nếu nội dung Qui trình đạt yêu cầu, cơ quan chủ trì thẩm định phải có văn bản kết luận. Nếu chưa đạt yêu cầu, cơ quan chủ trì thẩm định yêu cầu đơn vị trình duyệt QTVHĐT sửa chữa, bổ sung và hoàn chỉnh lại hồ sơ.
4.2.5. Thời gian hoàn thành việc thẩm định chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo qui định.
4.3. Hồ sơ trình duyệt và ban hành QTVHĐT, gồm :
4.3.1. Tờ trình đề nghị phê duyệt và ban hành QTVHĐT (như phụ lục IV).
4.3.2. Toàn bộ hồ sơ QTVHĐT theo qui định tại 4.1.2 của Tiêu chuẩn này.
4.3.3. Văn bản kết luận của cơ quan chủ trì thẩm định (như phụ lục III).
4.3.4. Dự thảo Quyết định ban hành QTVHĐT (như phụ lục V).
4.4. Cơ quan thẩm định, phê duyệt và ban hành QTVHĐT.
4.4.1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn : phê duyệt và ban hành QTVHĐT đối với các hồ chứa nước khi xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp do Bộ là chủ đầu tư, hoặc hồ chứa nước đang khai thác cấp 1, cấp 2 (cấp công trình được phân theo TCVN 5060-90).
Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định Qui trình và trình Bộ trưởng phê duyệt.
4.4.2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương : phê duyệt và ban hành QTVHĐT đối với các hồ chứa khi xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp do Tỉnh, Thành phố là chủ đầu tư, hoặc hồ chứa nước đang khai thác cấp 3, cấp 4, cấp 5 (cấp công trình được phân theo TCVN 5060-90).
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định Qui trình và trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.
5. LƯU TRỮ, PHÁT HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT.
5.1. Hồ sơ QTVHĐT được lưu trữ, gồm :
5.1.1. Quyết định ban hành QTVHĐT của cơ quan phê duyệt.
5.1.2. QTVHĐT đã được phê duyệt kèm theo Quyết định ban hành.
5.1.3. Các tài liệu, phụ lục liên quan kèm theo QTVHĐT.
5.2. Nơi lưu trữ hồ sơ QTVHĐT.
QTVHĐT hồ chứa nước đã được phê duyệt và ban hành, lưu trữ ở các nơi :
5.2.1. Cơ quan phê duyệt QTVHĐT (theo 4.4 Tiêu chuẩn này).
5.2.2. Cơ quan chủ trì thẩm định QTVHĐT (theo 4.4 Tiêu chuẩn này).
5.2.3. Cơ quan, đơn vị trình thẩm định QTVHĐT (quản lý dự án, vị quản lý hồ chứa nước).
5.2.4. Đơn vị quản lý hồ chứa nước.
5.2.5. Các cơ quan, đơn vị liên quan khác (nếu cần thiết).
5.3. Thời gian nộp hồ sơ lưu trữ.
Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ký quyết định ban hành.
5.4. Phát hành QTVHĐT.
Đơn vị trình thẩm định (theo 5.2.3 Tiêu chuẩn này) có trách nhiệm in ấn, nhân bản và phát hành QTVHĐT.
5.5. Tổ chức thực hiện.
5.5.1. Đơn vị quản lý hồ chứa nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện QTVHĐT
đã ban hành.
5.5.2. Hàng năm, đơn vị quản lý hồ chứa nước phải tổng kết đánh giá việc thực hiện QTVHĐT. Trường hợp cần thiết kiến nghị cấp thẩm quyền bổ sung, sửa đổi QTVHĐT./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Nguyễn Đình Thịnh |
Mẫu “QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC”
QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
hồ chứa nước……………………… tỉnh……………………………………
(Ban hành theo Quyết định số……………………………………….ngày…… tháng…….năm…… của …………………………………………………………..)
Chương I : Qui định chung.
1. Những qui định về quản lý khai thác và bảo vệ an toàn hồ chứa nước phải tuân thủ Luật Tài nguyên nước, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, các qui định hiện hành về phòng chống lụt bão.
2. Qui định chế độ vận hành điều tiết hồ chứa nước bảo đảm an toàn công trình, an toàn sản xuất và an toàn hạ du.
3. Qui định việc phối hợp trách nhiệm giữa đơn vị quản lý hồ chứa với địa phương, ngành liên quan, trong mùa lũ, mùa kiệt và khi công trình có sự cố.
4. Các qui định khác tuỳ theo điều kiện cụ thể của hồ chứa nước.
Chương II : Vận hành điều tiết trong mùa lũ.
1. Mực nước hồ lớn nhất và nhỏ nhất từng tháng.
2. Chế độ, thời gian, lượng nước xả hoặc tăng mức độ cấp nước khi mực nước hồ chứa cao hơn đường phòng phá hoại của biểu đồ điều phối.
3. Các trường hợp xả chậm để bảo đảm an toàn hạ du, các trường hợp xả nhanh để đảm bảo an toàn công trình.
4. Các trường hợp sử dụng tràn phụ hoặc tràn sự cố để bảo đảm an toàn hồ chứa nước.
Chương III : Vận hành điều tiết trong mùa kiệt.
1. Mực nước hồ lớn nhất và nhỏ nhất từng tháng.
2. Chế độ cấp nước bình thường cho các đối tượng dùng nước, khi mực nước hồ chứa ở trong vùng cấp nước bình thường của biểu đồ điều phối.
3. Lập kế hoạch và chế độ cấp nước luân phiên hoặc giảm mức độ cấp nước theo thứ tự ưu tiên của các đối tượng dùng nước, khi mực nước hồ chứa thấp hơn đường hạn chế cấp nước của biểu đồ điều phối.
4. Các trường hợp cụ thể phải sử dụng dung tích chết của hồ chứa nước.
Chương IV : Vận hành điều tiết khi hồ chứa nước có sự cố.
1. Chế độ vận hành hồ chứa nước khi có sự cố ở các công trình sau đây: đập chính, đập phụ, tràn chính, tràn phụ, cống lấy nước.
2. Biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn hồ chứa nước và an toàn cấp nước khi hồ chứa có sự cố.
Chương V : Quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn.
1. Qui định trạm quan trắc các yếu tố KTTV : Lượng mưa, lượng dòng chảy đến hồ, mực nước hồ, lượng nước thấm qua công trình, lượng bốc hơi mặt hồ, nhiệt độ…
2. Qui định chế độ quan trắc các yếu tố KTTV theo mùa, vụ sản xuất phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của hồ chứa nước.
3. Qui định đo kiểm tra định kỳ chất lượng nước của hồ chứa nước.
4. Qui định chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ tài liệu, số liệu.
5. Qui định chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc.
Chương VI : Trách nhiệm và quyền hạn.
1. Đơn vị quản lý hồ chứa nước :
a. Vận hành hồ chứa nước theo QTVHĐT đã duyệt.
b. Lập các phương án dự báo ngắn hạn nước đến hồ, trên cơ sở các dự báo chung của cơ quan KTTV quốc gia.
c. Lập kế hoạch cấp nước ổn định, công bằng, hợp lý.
d. Yêu cầu hoặc kiến nghị các cấp chính quyền, các ngành liên quan và các hộ dùng nước thực hiện QTVHĐT, tham gia bảo vệ an toàn công trình, an toàn sản xuất và khi xả lũ.
e. Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố. Kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ, bảo đảm sử dụng công trình an toàn, lâu dài.
g. Thu thập và tổng hợp ý kiến đóng góp, trình cấp thẩm quyền để bổ sung, sửa đổi QTVHĐT.
h. Lập biên bản và đề nghị xử lý các vi phạm, trong quá trình thực hiện QTVHĐT.
i. Hàng năm, báo cáo việc thực hiện QTVHĐT, kế hoạch trữ nước và phương án phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn hồ chứa nước về cấp thẩm quyền.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn :
a. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện QTVHĐT.
b. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện QTVHĐT.
c. Báo cáo cấp thẩm quyền xử lý các trường hợp cần thiết (phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn công trình, các vi phạm…).
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW :
a. Chỉ đạo và quyết định việc xả lũ theo phương án phòng chống lụt bão và bảo vệ an toàn hồ chứa nước.
b. Chỉ đạo điều hành đơn vị quản lý hồ chứa nước và các địa phương liên quan trong việc bảo đảm an toàn hạ du, khi hồ chứa nước xả lũ hoặc có sự cố.
c. Xử lý các vi phạm liên quan đến QTVHĐT.
4. Chính quyền huyện, xã và tương đương :
a. Hỗ trợ và phối hợp với đơn vị quản lý hồ chứa nước trong việc xử lý sự cố và bảo vệ an toàn công trình (phòng chống lụt bão, công trình có sự cố đột xuất…).
b. Ngăn chặn và xử lý các vi phạm liên quan đến việc thực hiện QTVHĐT theo thẩm quyền.
5. Hộ dùng nước và các đơn vị hưởng lợi khác :
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi, qui định cụ thể cho phù hợp với thực tế của các hộ dùng nước và các đơn vị hưởng lợi khác.
Chương VII : Tổ chức thực hiện.
1. Thời điểm thi hành QTVHĐT.
2. Nguyên tắc bổ sung, sửa đổi QTVHĐT.
3. Hình thức xử lý vi phạm theo pháp luật hiện hành.
TÊN CƠ QUAN PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH
Thủ trưởng
(ký tên, đóng dấu)
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
Phụ Lục I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC
a. Vị trí, địa lý tự nhiên, địa hình, môi trường, hiện trạng lưu vực.
b. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn và chế độ mưa lũ hàng năm.
c. Tình hình sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế và dân sinh.
d. Cấp công trình và nhiệm vụ của hồ chứa nước.
e. Các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của hồ chứa nước; đặc điểm cấu tạo của các công trình thuộc hồ chứa nước (đập chính, đập phụ, tràn chính, tràn phụ, cống lấy nước).
Phụ lục II : Những căn cứ để lập QTVHĐT
a. Cơ sở pháp lý để lập hoặc bổ sung, sửa đổi QTVHĐT. (Quyết định, Chỉ thị, dự án…).
b. Tài liệu, số liệu KTTV.
c. Các mục tiêu phải đạt được về phòng chống lũ, xả lũ và an toàn công trình.
d. Các yêu cầu cấp nước, khai thác tổng hợp và môi trường.
Phụ lục III : Các tài liệu tính toán kỹ thuật
a. Các biểu thống kế số liệu
b. Các loại biểu đồ, bảng tra kỹ thuật.
c. Các loại bản đồ lưu vực, vùng tưới, hành lang an toàn khi xả lũ.
d. Các tài liệu liên quan khác.
MẪU TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH QTVHĐT HỒ CHỨA NƯỚC
TÊN ĐƠN VỊ TRÌNH THẨM ĐỊNH ¾¾¾¾¾ ` ¾¾¾¾¾ Số…………………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ———-o0o———— …………., ngày……..tháng……..năm 200….. |
TỜ TRÌNH
Đề nghị thẩm định
Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước………………. tỉnh…………………….
Kính gửi : [tên cơ quan thẩm định]
– Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi.
– Căn cứ Tiêu chuẩn “Qui định về lập và ban hành Qui trình vận hành điều tiết” (14TCN………- 2002) của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Căn cứ……………………………………………………………………………………………
Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước……… đã được……….. lập…………
[Tên đơn vị trình thẩm định] lập Tờ trình kính đề nghị [tên cơ quan thẩm định] thẩm định Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước………………………………………………………………………..
Hồ sơ kèm theo gồm có :
1……………………………………………………………………………………………………………………………
2……………………………………………………………………………………………………………………………
3……………………………………………………………………………………………………………………………
4……………………………………………………………………………………………………………………………
5……………………………………………………………………………………………………………………………
Nơi nhận : Ý kiến của cơ quan chủ quản [1] [tên đơn vị trình thẩm định]
– Như trên Thủ trưởng Thủ trưởng
-………………………….. (Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và đóng dấu)
– Lưu
Ghi chú : [1] dùng cho hồ chứa nước đang khai thác, có thể viết thành văn bản riêng kèm theo hồ sơ trình duyệt.
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH QTVHĐT HỒ CHỨA NƯỚC
TÊN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH ¾¾¾¾¾ ` ¾¾¾¾¾ Số…………………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ———-o0o———— …………., ngày……..tháng……..năm 200….. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước………………. tỉnh……………….
Kính gửi : ………………………………………………………..
[tên cơ quan thẩm định] đã nhận Tờ trình số…………..ngày……tháng……năm 200… của [tên đơn vị trình thẩm định] trình thẩm định phê duyệt QTVHĐT hồ chứa nước…………………….. thuộc tỉnh……………………………………………………………………………..
– Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi.
– Căn cứ Tiêu chuẩn “Qui định về lập và ban hành Qui trình vận hành điều tiết” (14TCN………- 2002) của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Căn cứ……………………………………………………………………………………………
Sau khi xem xét, [tên cơ quan thẩm định] báo cáo kết quả thẩm định Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước………………. thuộc tỉnh………………. như sau:
1. Nội dung thẩm định gồm có : (theo 4.2 của 14TCN……2002)
2. Kết quả thẩm định :
3. Kết luận :
[tên cơ quan thẩm định] đề nghị……………………….. xem xét, phê duyệt và ban hành.
Nơi nhận :
[tên cơ quan thẩm định]
– như trên Thủ trưởng
– …………….. (Ký tên và đóng dấu)
– Lưu
MẪU TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH QTVHĐT HỒ CHỨA NƯỚC
TÊN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH ¾¾¾¾¾ ` ¾¾¾¾¾ Số…………………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ———-o0o———— …………., ngày……..tháng……..năm 200….. |
TỜ TRÌNH
Đề nghị phê duyệt và ban hành
Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước……………. tỉnh………………………..
Kính gửi : [tên cơ quan phê duyệt và ban hành]
– Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi.
– Căn cứ Tiêu chuẩn “Qui định về lập và ban hành Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước” (14TCN………- 2002) của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của … [tên cơ quan thẩm định].
– Căn cứ Tờ trình số…………………….. ngày……..tháng……..năm 200….. của [tên cơ quan trình thẩm định] về việc đề nghị thẩm định Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước ………………………………….tỉnh………………………………………………
Sau khi tổ chức thẩm định theo qui định hiện hành (có Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo Tờ trình này). [tên cơ quan thẩm định] kính đề nghị [tên cơ quan phê duyệt và ban hành] xem xét, phê duyệt và ra Quyết định ban hành Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước………………………. (cần thiết ghi thêm tên đơn vị quản lý hồ chứa nước).
Nơi nhận : [tên cơ quan thẩm định]
– Như trên Thủ trưởng
-………………………….. (Ký tên và đóng dấu)
– Lưu
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH QTVHĐT HỒ CHỨA NƯỚC
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH ¾¾¾¾ ` ¾¾¾¾ Số…………………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———-o0o———— …………., ngày……..tháng……..năm 200….. |
QUYẾT ĐỊNH CỦA………………………
Về việc ban hành
Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước…………………tỉnh……………………..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước ……………………….. (cần thiết ghi thêm tên đơn vị quản lý hồ chứa nước)
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Những Qui trình trước đây trái với Qui trình này đều bãi bỏ.
Điều 3 : Thủ trưởng (đơn vị, các cấp và ngành liên quan)……………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
[tên cơ quan quyết định]
– Như điều 3 Thủ trưởng
-………………………….. (Ký tên và đóng dấu)
– Lưu
MẪU TRÌNH BÀY BẢN “QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC”
Toàn bộ bản “Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước” theo 5.4 được trình bày như sau:
1- Qui trình được đóng thành quyển, khổ A4, kiểu chữ trình bày tham khảo Quy chế lập, xét duyệt và ban hành tiểu chuẩn số 135/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 1 tháng 10 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2- Trang bìa ngoài và bìa trong (như mẫu dưới đây).
3- Quyết định ban hành Qui trình (như phụ lục V)
4- Mục mục
5- Nội dung “Qui trình vận hành điều tiết” và các phụ lục kèm theo (như phụ lục I)
Mẫu trang bìa
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————o0o————
QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC……………………. TỈNH……………………….
(Ban hành kèm theo Quyết định số………………………….
TÊN CƠ QUAN PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH [1]
NĂM BAN HÀNH
|
TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 121:2002 VỀ HỒ CHỨA NƯỚC – CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 14TCN121:2002 | Ngày hiệu lực | 25/06/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng |
Ngày ban hành | 10/06/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |