TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 156:2005 VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI – QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
14 TCN 156 – 2005
HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG
Irrigation Systems
formulation and issue of operational procedure
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với việc lập, trình, thẩm định và ban hành quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi (trừ công trình đê điều và phòng chống lụt bão) liên huyện, liên tỉnh do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý để cấp nước, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác.
Khi thực hiện tiêu chuẩn này, đồng thời phải tuân thủ các tiêu chuẩn và các văn bản pháp qui hiện hành khác có liên quan.
Đối với hệ thống công trình thuỷ lợi trong phạm vi một huyện có thể vận dụng tiêu chuẩn này để xây dựng quy trình vận hành hệ thống khi cần thiết, đảm bảo phục vụ sản xuất và an toàn công trình.
1.2. Đối tượng áp dụng.
1.2.1. Đối với hệ thống công trình thuỷ lợi xây dựng mới : Căn cứ tiêu chuẩn này, Ban quản lý dự án lập quy trình vận hành hệ thống, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bàn giao cho tổ chức, cá nhân quản lý khai thác để tổ chức thực hiện.
1.2.2. Đối với hệ thống công trình thuỷ lợi đang khai thác : Căn cứ tiêu chuẩn này, tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi lập, sửa đổi quy trình vận hành hệ thống, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.3. Thuật ngữ và định nghĩa.
Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1.3.1. “Công trình thuỷ lợi” là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
1.3.2. “Hệ thống công trình thuỷ lợi” bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
1.3.3. “Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi” là văn bản quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, trình tự vận hành công trình và các thông số kỹ thuật trong hệ thống phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác; đảm bảo các công trình làm việc đúng năng lực và an toàn, hài hoà lợi ích giữa các yêu cầu cấp, thoát nước.
1.3.4. “Mở thoáng” là mở cửa cao hơn mặt thoáng của nước (cửa phẳng, cửa cung); hai cánh cửa đã mở hết độ mở thiết kế (cửa bản lề) hoặc mở hết khẩu diện của cống (cửa van côn, van kim).
1.3.5. “Đóng kín” là đóng cửa xuống sát đáy cống (cửa phẳng, cửa cung); hai cánh cửa đã khép khít vào nhau (cửa bản lề) hoặc đóng hết khẩu diện của cống (cửa van côn, van kim).
1.3.6. “Điều tiết” là điều chỉnh mực nước hoặc lưu lượng phù hợp với yêu cầu cấp, thoát nước.
1.3.7. “Khống chế” là đảm bảo không cho mực nước hoặc lưu lượng vượt quá hoặc thấp hơn một giới hạn quy định.
2. Qui định về tài liệu cơ bản và nội dung tính toán kỹ thuật.
2.1. Tài liệu cơ bản để tính toán kỹ thuật.
2.1.1. Đối với hệ thống công trình thuỷ lợi xây dựng mới :
– Tài liệu qui hoạch hệ thống và thiết kế công trình.
– Tài liệu khí tượng, thuỷ văn.
– Tài liệu liên quan khác.
2.1.2. Đối với hệ thống công trình thuỷ lợi đang khai thác :
– Tài liệu qui hoạch hệ thống và thiết kế công trình.
– Tài liệu khí tượng, thuỷ văn trong quá trình quản lý khai thác.
– Tài liệu hiện trạng công trình và yêu cầu cấp, thoát nước trong hệ thống.
– Tài liệu liên quan khác trong quá trình quản lý khai thác.
2.2. Nội dung tính toán kỹ thuật.
2.2.1. Kiểm tra lại các thông số về khí tượng thuỷ văn, bao gồm :
– Lượng mưa trung bình; lượng mưa và phân phối theo năm thiết kế.
– Bốc hơi, độ ẩm, nhiệt độ… từng tháng trong năm.
– Diễn biến nguồn nước (mực nước, lưu lượng ứng với tần suất thiết kế của hệ thống).
– Kiểm tra chất lượng nước theo yêu cầu của sản xuất và môi trường.
2.2.2. Kiểm tra lại năng lực các công trình thuỷ lợi trong hệ thống (mực nước, lưu lượng).
2.2.3. Kiểm tra lại yêu cầu cấp nước trong hệ thống theo từng tháng trong năm, bao gồm :
– Dân sinh.
– Sản xuất nông nghiệp.
– Bảo vệ môi trường.
– Yêu cầu dùng nước khác.
2.2.4. Kiểm tra lại năng lực và yêu cầu tiêu nước trong hệ thống theo thời đoạn.
2.2.5. Tính toán cân bằng giữa năng lực và yêu cầu cấp nước hoặc tiêu nước trong hệ thống theo từng tháng trong năm (định lượng thừa, thiếu, đủ từng tháng hoặc giai đoạn).
2.2.6. Xây dựng phương án vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi an toàn, hợp lý và hiệu quả, tương ứng với các tình huống đã tính toán cân bằng nước của hệ thống.
3. Soạn thảo “quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi”
3.1. Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi quy định ở Phụ lục A tiêu chuẩn này.
3.2. Nguyên tắc biên soạn nội dung quy trình :
3.2.1. Nội dung quy định phải viết rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, không trùng lặp.
3.2.2. Các điều, khoản quy định mang tính bắt buộc.
3.2.3. Không được dùng các từ ngữ có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau.
3.2.4. Hạn chế sử dụng các thuật ngữ không phổ thông (thuật ngữ địa phương). Những thuật ngữ chưa quy định trong các văn bản pháp luật liên quan, khi sử dụng phải định nghĩa.
3.2.5. Không viết tắt, không dùng ký hiệu toán học hoặc kỹ thuật khi không thật cần thiết.
3.2.6. Đơn vị đo lường dùng trong quy trình là đơn vị đo lường của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Thẩm định, phê duyệt và ban hành quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi
4.1. Hồ sơ trình thẩm định.
4.1.1. Hồ sơ trình thẩm định gồm :
– Tờ trình đề nghị phê duyệt và ban hành theo Phụ lục B tiêu chuẩn này.
– Bản dự thảo “Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi” theo mục 3.1 tiêu chuẩn này.
– Các tài liệu, kết quả tính toán kỹ thuật theo điều 2.2 tiêu chuẩn này.
– Các văn bản, tài liệu sử dụng trong quá trình lập quy trình.
– Các văn bản đóng góp ý kiến của địa phương, ngành liên quan.
– Các tài liệu liên quan khác kèm theo.
4.1.2 Toàn bộ hồ sơ trình thẩm định được để trong hộp bìa cứng, mặt ngoài hộp ghi tên quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi, mặt trong hộp ghi danh sách và số lượng văn bản, tài liệu, bản đồ… có trong hồ sơ (kèm theo đĩa mềm hoặc đĩa CD đã ghi đủ, đúng nội dung trình tự của hồ sơ).
4.2. Nội dung thẩm định.
4.2.1. Kiểm tra, đánh giá tài liệu sử dụng, các giải pháp xử lý, phương pháp và kết quả tính toán kỹ thuật, mức độ hợp lý của các chỉ tiêu thông số kỹ thuật đã chọn.
4.2.2. Nhận xét, đánh giá hiệu quả các giải pháp xử lý và trình tự vận hành các công trình thuỷ lợi trong hệ thống tương ứng với các trường hợp đặt ra trong quy trình.
4.2.3. Nhận xét, đánh giá tính hợp lý và khả thi của những quy định cụ thể trong quy trình.
4.2.4. Kiểm tra về pháp chế của văn bản dự thảo quy trình.
4.3. Thời gian thẩm định.
4.3.1. Việc thẩm định phải hoàn thành trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.3.2. Trường hợp hồ sơ trình thẩm định chưa đạt yêu cầu (số lượng, chất lượng), cơ quan thẩm định có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị trình, soạn thảo quy trình sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
4.4. Hồ sơ trình duyệt và ban hành.
4.4.1. Toàn bộ hồ sơ quy trình theo điều 4.1 tiêu chuẩn này.
4.4.2. Báo cáo kết quả thẩm định quy trình của cơ quan thẩm định theo Phụ lục C tiêu chuẩn này.
4.4.3. Dự thảo quyết định phê duyệt và ban hành quy trình của cấp có thẩm quyền theo Phụ lục D tiêu chuẩn này.
4.4.4. Văn bản, hồ sơ liên quan khác theo thủ tục hành chính do cấp phê duyệt và ban hành quy trình quy định.
4.5. Cơ quan thẩm định, phê duyệt và ban hành.
4.5.1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và ban hành quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh do Bộ trưởng làm Chủ tịch Hội đồng quản lý hệ thống.
Đối với các hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh khác, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn uỷ quyền Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc thành phố hưởng lợi lớn trong hệ thống phê duyệt và ban hành.
Cục Thuỷ lợi chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định quy trình do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và ban hành.
4.5.2. Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và ban hành quy trình đối với các hệ thống công trình thuỷ lợi trong tỉnh hoặc hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn uỷ quyền.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định quy trình do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và ban hành.
5. Lưu trữ, phát hành quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi.
5.1. Hồ sơ lưu trữ.
5.1.1. Quyết định phê duyệt và ban hành quy trình vận hành hệ thống.
5.1.2. Quy trình vận hành hệ thống đã được phê duyệt.
5.1.3. Các tài liệu, phụ lục liên quan kèm theo quy trình.
5.2. Nơi lưu trữ hồ sơ.
5.2.1. Cơ quan phê duyệt quy trình theo điều 4.5 tiêu chuẩn này.
5.2.2. Cơ quan chủ trì thẩm định quy trình theo điều 4.5 tiêu chuẩn này.
5.2.3. Cơ quan trình thẩm định quy trình.
5.2.4. Các cơ quan liên quan trong hệ thống.
5.3. Thời gian nộp hồ sơ lưu trữ.
Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày quy trình có hiệu lực thi hành.
5.4. Cơ quan phát hành quy trình.
Cơ quan, đơn vị lập quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi phải phát hành quy trình./.
Phụ lục A
(Quy định)
Mẫu biên soạn quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số………/20……/QĐ-………………. ngày…… tháng…….năm 20….. của …………………………………………………………..)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Trích dẫn những điều khoản của các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý, vận hành, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thuỷ lợi : Luật Tài nguyên nước; Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; Pháp lệnh Đê điều; Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão và các văn bản liên quan khác.
2. Vận hành hệ thống không chia cắt theo địa giới hành chính.
3. Việc vận hành, khai thác theo thiết kế và năng lực thực tế của hệ thống.
4. Trách nhiệm phối hợp giữa đơn vị quản lý hệ thống với địa phương, cơ quan liên quan.
5. Các quy định khác tuỳ theo điều kiện cụ thể của hệ thống.
Chương II
VẬN HÀNH CẤP NƯỚC
I. Vận hành hệ thống trong mùa khô
1. Trường hợp nguồn nước của hệ thống đảm bảo yêu cầu dùng nước.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ vận hành các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
2. Trường hợp nguồn nước của hệ thống không đảm bảo yêu cầu dùng nước.
– Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước.
– Các giải pháp : Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước…
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ vận hành các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
II. Vận hành hệ thống trong mùa mưa.
1. Trường hợp nguồn nước của hệ thống đảm bảo yêu cầu dùng nước.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ vận hành các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
2. Trường hợp nguồn nước của hệ thống không đảm bảo yêu cầu dùng nước.
– Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước.
– Các giải pháp : Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước…
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ vận hành các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
3. Trường hợp đặc biệt: Dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn ảnh hưởng đến hệ thống; Lũ sông cao (từ báo động 3 trở lên); Công trình chính gặp sự cố.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ vận hành các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
Chương III
VẬN HÀNH TIÊU NƯỚC
I. Vận hành hệ thống trong mùa khô. (Hệ thống cần tiêu sau mỗi đợt tưới hoặc có những vùng cục bộ cần tiêu).
– Trình tự vận hành tiêu nước các công trình.
– Chế độ vận hành các cống tiêu hoặc trạm bơm tiêu.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
II. Vận hành hệ thống trong mùa mưa.
1. Hệ thống không ảnh hưởng thuỷ triều.
a) Trường hợp 1 : Năng lực của hệ thống đảm bảo yêu cầu tiêu nước.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất).
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
b) Trường hợp 2 : Năng lực của hệ thống không đảm bảo yêu cầu tiêu nước (lượng mưa thực tế lớn hơn lượng mưa thiết kế).
– Thứ tự và mức độ ưu tiên đảm bảo tiêu nước đối với các đối tượng cần tiêu nước.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất).
– Các giải pháp : Bổ sung năng lực tiêu nước, thay đổi diện tích vùng tiêu hoặc hướng tiêu, điều chỉnh yêu cầu tiêu nước (lưu lượng và thời gian tiêu nước)… tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
2. Hệ thống ảnh hưởng thuỷ triều.
a) Trường hợp 1 : Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ nước cường.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng, mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
b) Trường hợp 2 : Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ nước kém.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng, mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
c) Trường hợp 3 : Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ nước cường, lũ sông thấp.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng, mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
– Các giải pháp : Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu… tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
d) Trường hợp 4 : Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ nước kém, lũ sông thấp.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng, mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
– Các giải pháp : Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu… tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
đ) Trường hợp 5 : Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ nước cường, lũ sông cao.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng, mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
– Các giải pháp : Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu… tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
e) Trường hợp 6 : Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ nước kém, lũ sông cao.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng, mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
– Các giải pháp : Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu… tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
f) Trường hợp 7 : Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ nước cường, lũ sông cao.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng, mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
– Các giải pháp : Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu… tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
g) Trường hợp 8: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ nước kém, lũ sông cao.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng, mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
– Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu… tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
3. Tiêu nước đệm: Dự báo có bão gần hoặc áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trong hệ thống.
– Trình tự vận hành các công trình.
– Chế độ đóng, mở các công trình.
– Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết.
– Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.
– Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.
Chương IV
QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
1. Quy định các trạm, điểm đo và theo dõi lượng mưa, mực nước, lưu lượng và bốc hơi.
2. Quy định chế độ quan trắc theo mùa, vụ sản xuất.
3. Quy định đo kiểm tra định kỳ, chất lượng nước của hệ thống.
4. Quy định chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ tài liệu khí tượng thuỷ văn.
5. Quy định chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc khí tượng thuỷ văn.
Chương V
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
1. Quy định trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đối với việc vận hành hệ thống.
– Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi.
– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Uỷ Ban nhân dân các cấp.
– Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi.
2. Quy định trách nhiệm và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng cứu, phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn công trình của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời điểm thi hành quy trình vận hành hệ thống.
2. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành hệ thống.
3. Hình thức xử lý vi phạm quy trình vận hành hệ thống theo quy định của pháp luật./.
Tên cơ quan phê duyệt và ban hành Thủ trưởng (Ký tên, đóng dấu) |
Phụ lục kèm theo Quy trình vận hành hệ thống
1. Tổng quan về hệ thống công trình thuỷ lợi……………………………………………..
– Đặc điểm hệ thống (địa hình, khí tượng thuỷ văn, dân sinh kinh tế, môi trường…)
– Danh mục các văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống (qui hoạch, thiết kế, bổ sung nâng cấp công trình…)
2. Thống kê các công trình chủ yếu.
Thống kê các công trình đầu mối và các công trình trên trục chính (vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng).
3. Bản đồ hệ thống theo thiết kế được duyệt.
– Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tưới.
– Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tiêu.
Phụ lục B
(Quy định)
Mẫu Tờ trình đề nghị thẩm định quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi
TÊN ĐƠN VỊ TRÌNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số…………………. |
……………, ngày……..tháng……..năm 20…… |
TỜ TRÌNH
Đề nghị phê duyệt và ban hành Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi………………..
Kính gửi : [tên cơ quan phê duyệt và ban hành]
Căn cứ Quyết định số………………………… ngày ……../……../20….. của……………………….
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của…………………………….
Căn cứ Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 156 – 2005 “Hệ thống Công trình thuỷ lợi – Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành hệ thống” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ban hành kèm theo Quyết định số……….QĐ/BNN-KHCN ngày……..tháng……..năm 2005).
Căn cứ…………………………………………………………………………………………………………..
Căn cứ…………………………………………………………………………………………………………….
Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi……………. đã được…………. lập…………
[Tên đơn vị trình] lập Tờ trình kính đề nghị [tên cơ quan phê duyệt và ban hành] phê duyệt và ban hành quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi…………………………
Hồ sơ kèm theo gồm có :
1.
2.
3.
4.
5.
Nơi nhận : – Như trên – Lưu |
[Tên đơn vị trình] Thủ trưởng (Ký tên và đóng dấu) |
Phụ lục C
(Quy định)
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm định quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi của cơ quan thẩm định quy trình
TÊN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số…………………. |
……………, ngày……..tháng……..năm 20…… |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi……………………………………….
Kính gửi : [tên cơ quan phê duyệt và ban hành]
[tên cơ quan thẩm định] đã nhận Tờ trình số…………..ngày……tháng……năm 20…..
của [tên đơn vị trình] trình phê duyệt và ban hành quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi……………..…………………………………………………………………
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Căn cứ Tiêu chuẩn ngành 14TCN 156 – 2005 “Hệ thống Công trình thuỷ lợi – Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành hệ thống” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ban hành kèm theo Quyết định số……….QĐ/BNN-KHCN ngày……..tháng……..năm 2005).
Căn cứ………………………………………………………………………………………………………
Sau khi xem xét, [tên cơ quan thẩm định] báo cáo kết quả thẩm định quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi……………………………………………………… như sau:
1. Nội dung thẩm định gồm có :
2. Kết quả thẩm định :
3. Kết luận :
[tên cơ quan thẩm định] đề nghị [tên cơ quan phê duyệt và ban hành] xem xét, phê duyệt và ban hành./.
Nơi nhận : – Như trên – Lưu |
[Tên cơ quan thẩm định] Thủ trưởng (Ký tên và đóng dấu) |
Phụ lục D
(Quy định)
Mẫu Quyết định phê duyệt và ban hành quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy trình
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số /20…/QĐ-……. |
……………, ngày……..tháng……..năm 20……. |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi…………………………………………….
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001.
Căn cứ……………chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của …………………
Căn cứ Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 156 – 2005 “Hệ thống Công trình thuỷ lợi – Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành hệ thống” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ban hành kèm theo Quyết định số……….QĐ/BNN-KHCN ngày……..tháng……..năm 2005).
Xét Tờ trình số: ……….. ngày…. tháng… năm …… .của [tên đơn vị trình]
Xét đề nghị của [tên cơ quan thẩm định].
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi ……………………………………………………………………….
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy trình trước đây trái với quy trình này đều bãi bỏ.
Điều 3 : Thủ trưởng (đơn vị, các cấp và ngành liên quan)… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận : – Như trên – Lưu |
[tên cơ quan thẩm định] Thủ trưởng (Ký tên và đóng dấu) |
Phụ lục E
(Tham khảo)
Mẫu trình bày trang bìa quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI……………………………….
(Ban hành kèm theo Quyết định số………………………….
Tên cơ quan phê duyệt và ban hành
Năm ban hành
|
TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 156:2005 VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI – QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 14TCN156:2005 | Ngày hiệu lực | 21/09/2005 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 21/09/2005 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |