TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 66:2002 VỀ XI MĂNG CHO BÊ TÔNG THỦY CÔNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 13/02/2002

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 66:2002

XI MĂNG DÙNG CHO BÊ TÔNG THỦY CÔNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Cement for Hydraulic Concrete – Technical Requirements

1. Qui định chung

1.1. Tiêu chuẩn này nêu lên một số qui định cần thiết đối với xi măng dùng trong xây dựng các công trình thủy lợi.

1.2. Các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) được trích dẫn ở đây là tiêu chuẩn hiện hành, khi có tiêu chuẩn mới thay thế, thì áp dụng tiêu chuẩn mới.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Để chế tạo bê tông thủy công có thể dùng xi măng poóclăng, xi măng poóclăng hỗn hợp, xi măng poóclăng puzơlan, xi măng poóclăng xỉ hạt lò cao, xi măng ít toả nhiệt, xi măng bền sunfat được phân loại theo tiêu chuẩn TCVN 5439 – 91.

2.1.1. Xi măng poóclăng phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 2682 – 1999.

2.1.2. Xi măng poóclăng puzơlan phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4033 – 1995.

2.1.3. Xi măng poóclăng hỗn hợp phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6260 – 1997.

2.1.4. Xi măng poóclăng ít toả nhiệt phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6069 – 1995.

2.1.5. Xi măng poóclăng bền sunfat phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6067 – 1995.

2.1.6. Xi măng poóclăng xỉ hạt lò cao phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN4310 – 1986.

2.2. Xi măng dùng cho bê tông với cấp phối đã được xác định phải đảm bảo độ bền, cường độ thiết kế, tính ổn định trong nước, trong đất, tính chống thấm, chống nứt nẻ do hiện tượng co nở gây nên.

2.3. Loại xi măng và mác xi măng phải được lựa chọn để phù hợp với mác và điều kiện của bê tông trong công trình như trong bảng 2.1 và 2..2.

Bảng 2.1Chỉ dẫn các loại và mác xi măng

dùng cho các kết cấu và công trình.

STT

Loại xi măng

Công dụng chính

Được phép sử dụng

Không được phép sử dụng

1

2

3

4

5

1. Xi măng poóclăng,
xi măng poóclăng hỗn hợp
Mác 40 đến 50

– Trong các kết cấu bê tông cốt thép có yêu cầu cường độ bê tông cao có mác 30 trở lên, đặc biệt cho các kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước.

– Trong các kết cấu bê tông toàn khối mỏng.

Mác 30

Trong các kết cấu bê tông cốt thép toàn khối thông thường có mác từ 15 đến 30

– Trong công tác khôi phục, sửa chữa các công trình có yêu cầu mác bê tông cao và cường độ bê tông ban đầu lớn

 

 

 

Cho các loại vữa xây mác từ 5 trở lên, vữa láng nền và sàn, vữa chống thấm.

– Trong các kết cấu bê tông đúc sẵn hoặc toàn khối thông thường không cần đến đặc điểm riêng của lợi xi măng này (không đông cứng nhanh, cường độ cao).

– Trong các kết cấu ở môi trường có độ xâm thực vượt quá các qui định cho phép.

– Trong các kết cấu bê tông có mác dưới 10

– Cho các loại vữa xây có mác nhỏ hơn 5.

– Trong các kết cấu ở môi trường xâm thực vượt quá qui định đối với loại xi măng này.

– Trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và vữa thông thường không cần đến đặc điểm riêng của loại xi măng này.

2. Xi măng poóclăng
bền sunfat
Trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép của các công trình ở môi trường xâm thực sunfat hoặc tiếp xúc với nước biển, nước lợ và nước chua phèn. Trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép ở nơi nước mềm, nơi có mực nước thay đổi Trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và vữa thông thường không cần đến đặc điểm riêng của loại xi măng này.
3. Xi măng poóclăng
ít toả nhiệt
Cho các kết cấu khối lớn trong xây dựng thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là lớp bê tông bên ngoài ở những nơi khô ướt thay đổi. – Trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép làm móng hoặc bệ máy lớn của các công trình công nghiệp.

– Trong các kết cấu bê tông cốt thép chịu tác dụng của nước khoáng khi nồng độ môi trường không vượt quá các qui định cho phép.

Trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thông thường hoặc các loại vữa xây trát không cần đến đặc điểm riêng của loại xi măng này.

Bảng 2.1. (Tiếp theo).

1

2

3

4

5

4. Xi măng poóclăng xỉ – Cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc toàn khối, ở cả trên khô, dưới đất và dưới nước.

– Cho phần bên trong các kết cấu bê tông khối lớn của các công trình thủy lợi, thủy điện.

– Cho việc sản xuất bê tông lót móng hoặc bệ máy lớn của các công trình công nghiệp.

Trong các kết cấu ở môi trường nước mềm hoặc nước khoáng ở mức độ xâm thực không vượt quá các qui định cho phép. – Trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, bê tông mặt ngoài các công trình ở nơi có mực nước thay đổi thường xuyên.

– Cho việc sản xuất bê tông trong điều kiện thời tiết nóng và thiếu bảo dưỡng ẩm.

5. Xi măng poóclăng puzơlan – Cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép ở dưới đất, dưới nước chịu tác dụng của nước mềm.

– Cho phần bên trong các kết cấu bê tông khối lớn của các công trình thủy lợi, thủy điện, móng hoặc bệ máy các công trình công nghiệp.

– Trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép ở dưới đất ẩm.

– Cho các loại vữa xây ở nơi ẩm ướt và dưới nước.

– Trong các kết cấu ở môi trường nước khoáng với mức độ xâm thực không vượt quá các qui định cho phép.

– Trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép ở nơi khô ướt thay đổi thường xuyên.

– Cho việc sản xuất bê tông ở trong điều kiện nắng nóng và thiếu bảo dưỡng ẩm.

Bảng 2.2. Chỉ dẫn mác xi măng ứng với mác bê tông.

 

Mác bê tông

Mác xi măng

Sử dụng chính

Cho phép sử dụng

Không cho phép
sử dụng

15

30

40 trở lên

20

30

40

50

25

30

40

50

30

40

30

50

40

50

40

dưới 40

50

50

40

dưới 40

Ghi chú: Khi làm sai khác với chỉ dẫn trong các bảng đó, cần phải có kết quả thí nghiệm minh chứng, luận chứng về kỹ thuật và kinh tế và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

2.4. Trong trường hợp môi trường nước tiếp xúc với bê tông có tính chất ăn mòn sunfat, cần tiến hành thí nghiệm hệ số chống ăn mòn Kb để đánh giá khả năng chống ăn mòn của môi trường của loại xi măng định dùng (xem tiêu chuẩn 14TCN 67-2001). Nếu hệ số chống ăn mòn lớn hơn 0,8, thì xi măng đó được coi là chống ăn mòn.

2.5. Khi cốt liệu dùng trong bê tông có khả năng phản ứng kiềm – silic như đá opan chanxeđôn, diệp thạch silic v.v…, phải dùng các loại xi măng có tổng hàm lượng kiềm không vượt quá 0,6%, tính đổi ra Na2O theo công thức:

S % Na2O = %Na2O + 0,658 % K2O

Khi cốt liệu có khả năng phản ứng kiềm cacbonat như đá gồm các tinh thể khoáng đôlomit trong thành phần hạt mịn của đất sét và canxit, phải dùng loại xi măng có hàm lượng kiềm nhỏ hơn hoặc bằng 0,4%.

Khả năng sử dụng loại xi măng nào với cốt liệu có khả năng phản ứng kiềm – silic hoặc kiềm – cacbonat phải thông qua thí nghiệm và trên cơ sở đó cân nhắc về kỹ thuật và kinh tế.

2.6. Để chế tạo bê tông có các kết cấu khối lớn, nên dùng loại xi măng có độ toả nhiệt khi thủy hoá sau 3 ngày không lớn hơn 50 cal/g và sau 7 ngày không lớn hơn 60 cal/g tính từ lúc đổ bê tông. Nếu độ tỏa nhiệt của xi măng lớn hơn các đại lượng đó, thì phải dùng các biện pháp xử lý thích hợp như giảm nhiệt độ cốt liệu, giảm nhiệt độ bê tông bằng cách trộn nước đá, hạ thấp nhiệt trong khối đổ, dùng phụ gia khoáng hoạt tính v.v… để giảm ứng suất nhiệt trong bê tông khi không dùng xi măng ít toả nhiệt.

2.7. Trong môi trường có tính chất ăn mòn sunfat, nên dùng xi măng chống sunfat, hoặc dùng xi măng poóclăng puzơlan, xi măng poóclăng xỉ kết hợp với các biện pháp tăng độ đặc chắc của bê tông./.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 66:2002 VỀ XI MĂNG CHO BÊ TÔNG THỦY CÔNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 14TCN66:2002 Ngày hiệu lực 13/02/2002
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 29/01/2002
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản