TIÊU CHUẨN NGÀNH 16TCN 6:2002 VỀ MÁY TÍNH CÁ NHÂN ĐỂ BÀN – MÀN HÌNH LOẠI MRT – PHẦN 1: CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT, THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Hiệu lực: Không xác định

TIÊU CHUẨN NGÀNH

16TCN-6-02

MÁY TÍNH CÁ NHÂN ĐỂ BÀN – MÀN HÌNH LOẠI MRT

PHẦN 1: CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT, THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Desktop Personal Computer – Monitor apparatus, indicator by cathode-ray tuber

Part I: Characteritics, terminology and definitions

Tiêu chuẩn ngành số 16TCN-6-02 do Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam biên soạn và được ban hành kèm theo Quyết định số…………./2002/QĐ-BCN ngày……tháng 11 năm 2002.

 

MÁY TÍNH CÁ NHÂN ĐỂ BÀN – MÀN HÌNH LOẠI MRT

PHẦN 1: CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT, THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Desktop Personal Computer – Monitor apparatus, indicator by cathode-ray tuber

Part I: Characteritics, terminology and definitions

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho thiết bị hiển thị (gọi tắt là màn hình) của máy tính cá nhân để bàn, loại hiển thị bằng ống tia âm cực (gọi tắt là đèn hình hoặc CRT: Cathode-Ray Tube), được nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện.

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật của màn hình, về thuật ngữ và định nghĩa.

2. Quy định chung

Thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này tuân theo thuật ngữ quốc tế và các thuật ngữ chuyên dùng được định nghĩa trong 16 TCN-1-02: Máy tính cá nhân để bàn – Khối hệ thống – Thuật ngữ và định nghĩa.

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

Tiêu chuẩn Việt Nam:

– TCVN 5329 – 91: Máy thu hình màu. Phân loại, thông số cơ bản và yêu cầu kỹ thuật.

– TCVN 5330 – 91: Máy thu hình màu. Phương pháp đo

Chuẩn kỹ thuật:

– Hướng dẫn thiết kế máy tính của Intel và Microsoft – PC 1999-2002 System Design Guide

– TCO’ 99: Tiêu chuẩn về an toàn do Hiệp hội những người làm công chuyên nghiệp Thụy Điển ban hành.

– MPR II: Tiêu chuẩn về an toàn và tiết kiệm năng lượng của Thụy Điển.

4. Các đặc tính kỹ thuật, thuật ngữ và định nghĩa

4.1. Các đặc tính vật lý của mặt đèn hình

4.1.1. Kích thước mặt đèn hình – Screen Size

Với mặt đèn hình có tỷ lệ ngang dọc là 3:4, kích thước mặt đèn hình được quy định bởi độ dài đường chéo. Kích thước này do nhà sản xuất đèn hình quy định và thường được gắn với kích cỡ của màn hình.

Theo thông lệ quốc tế kích thước đường chéo của mặt đèn hình tính theo hệ đo lường Anh, đơn vị đo là inch (1” = 2,54 cm)

4.1.2. Kích thước vùng hình ảnh thấy được – Viewable Image Size

Là kích thước vùng hình ảnh người dùng thực sự thấy được trên mặt đèn hình được biểu thị qua độ dài đường chéo vùng này.

Kích thước đường chéo vùng hình ảnh thấy được của mặt đèn hình tính theo hệ đo lường Anh, đơn vị đo bằng inch.

4.1.3. Kiểu điểm phát sáng màu cơ bản – Screen dol

Là dạng, kiểu phân bổ các điểm huỳnh quang phát ra các màu cơ bản trên bề mặt phát sáng của đèn hình.

Các kiểu điểm huỳnh quang phát sáng màu cơ bản thường được sử dụng là:

– Các điểm phát sáng màu cơ bản hình tròn, bố trí theo hình tam giác đều cân xứng hoặc theo hình tam giác cân lần lượt ba điểm màu cơ bản (dol Irio)

– Các điểm phát sáng màu cơ bản hình đối (sọc) dọc nối tiếp nhau theo chiều thẳng đứng, bố trí lần lượt liên tiếp nhau các đối (sọc) ba màu cơ bản

– Các điểm phát sáng là các dải phát sáng màu cơ bản liên tục suốt chiều dọc của màn hình, bố trí lần lượt liên tiếp nhau các dải màu cơ bản

Các loại điểm huỳnh quang được thể hiện trên hình 1.

Chú thích:

Chú thích:

Hình 1. Các loại điểm huỳnh quang

4.1.4. Kiểu mặt nạ (cho tia điện tử xuyên qua) – Masks

Là dạng, kiểu cấu tạo của mặt nạ với các dạng, kiểu lỗ khe khác nhau cho phép tia điện tử bay xuyên qua và bắn đến được màn huỳnh quang.

Tương ứng các kiểu điểm phát sáng, các kiểu mặt nạ sử dụng là:

– Mặt nạ kiểu lỗ tròn (Dot mask): có các lỗ tròn phân bố trên mặt nạ ở các vị trí thích hợp để mỗi lỗ có thể cho ba tia điện tử, ứng với ba màu cơ bản thành phần của một phần của một phần tử ảnh, bay qua.

– Mặt nạ có các khe dọc (Slot mask hoặc Shadow mask), các khe dọc nối tiếp nhau thành các dải ngắt quãng suốt màn hình, mỗi khe dọc cho qua ba tia điện tử, ứng với ba màu cơ bản thành phần của một phần tử ảnh, bay qua.

– Mặt nạ có lưới dọc (Aperture-grille mask), các sợi lưới chạy suốt chiều dọc màn hình. Tại mỗi thời điểm, có ba tia điện tử, ứng với ba màu cơ bản thành phần của một phần tử ảnh xuyên qua mỗi khe lưới.

Các loại mặt nạ được minh họa ở hình 2.

Hình 2: Các loại mặt nạ

4.1.5. Kích thước điểm ảnh – Dot Pitch

Là kích thước vùng mặt phát sáng nhỏ nhất có ba điểm phát sáng cùng một màu cơ bản của mặt màn hình.

Với mỗi loại điểm phát sáng, kích thước điểm ảnh được quy định như trong hình 3.

Đơn vị đo kích thước điểm ảnh là mm.

Kích thước điểm ảnh càng nhỏ thì khả năng hiển thị càng nét.

Màn hình cần dùng đèn hình có kích thước điểm ảnh không lớn hơn 0,28 mm.

Hình 3. Kích thước điểm ảnh

4.1.6. Loại mặt đèn hình – Surface

Là những tính năng đặc biệt của bề mặt đèn hình mà nhà sản xuất áp dụng để chế tạo đèn hình dùng trong màn hình.

Các tính năng thường có của mặt đèn hình là không phản quang, chống tĩnh điện…

Tối thiểu, màn hình cần có đặc tính chống tĩnh điện và không phản quang.

4.1.7. Loại chất phát quang – Phosphor

Là loại hợp chất hóa học phủ ở mặt trong đèn hình, nó phát xạ các tia sáng màu khi có tia điện tử vận tốc đủ lớn va đập vào.

Công nghệ chế tạo các điểm phát sáng trên mặt trong của đèn hình thường thực hiện bằng phương pháp lắng đọng.

Loại chất phát quang quy định đặc tính phát quang của mặt đèn hình

4.1.8. Độ phân giải cao nhất – Max. Resolution

Là số lượng điểm ảnh lớn nhất mà đèn hình có thể hiển thị tính theo chiều ngang và chiều dọc của mặt đèn hình.

Độ phân giải cao nhất được biểu thị bằng giá trị của số điểm ảnh lớn nhất tính theo hai chiều dọc và ngang. Đối với màn hình dùng điểm phát quang dạng sọc dọc hoặc dải màu, độ phân giải cao nhất được biểu thị bằng số điểm ảnh lớn nhất theo chiều ngang và số đường quét ngang lớn nhất trong một mặt.

Giá trị của độ phân giải cao nhất phụ thuộc vào kích thước điểm ảnh và kích thước vùng hình ảnh thấy được của đèn hình.

Các chế độ hiển thị hình ảnh khác nhau thì đòi hỏi độ phân giải của màn hình khác nhau.

Độ phân giải lớn nhất đối với các cỡ màn hình phải đạt mức tối thiểu cho ở bảng 1:

Bảng 1. Độ phân giải tối thiểu

Kích thước màn hình

Inch

Độ phân giải (số điểm ngang x s.d.dọc)

X  Y

14, 15

1.024 x 768

17

1.280 x 1.024

19

1.600 x 1.280

4.2. Các đặc tính về chế độ quét tia điện tử của màn hình

4.2.1. Tần số quét ngang – Horizontal scanning frequency

Là số lần tia điện tử thực hiện được một chu kỳ quét ngang trong một giây.

Đơn vị tính tần số quét ngang là kHz.

Tần số quét ngang được quyết định bởi tần số đồng bộ trong nguồn tín hiệu cấp từ bộ Điều hợp màn hình.

Tối thiểu, màn hình cần có tần số quét ngang không nhỏ hơn 50 kHz.

4.2.2. Tần số quét dọc – Vertical scanning frequency

Là số lần tia điện tử thực hiện được một chu kỳ quét dọc trong một giây.

Đơn vị tính tần số quét dọc là Hz.

Tần số quét dọc được quyết định bởi tần số dòng bộ trong nguồn tín hiệu hiệu cấp từ bộ Điều hợp màn hình

Tia điện tử kết thúc một chu kỳ quét dọc là hoàn thành một mặt hình nên còn gọi tần số quét dọc là tần số quét mặt. Một mặt hình được quét lại sẽ làm tươi mới hình ảnh lưu trên võng mạc người xem cho nên tần số quét dọc còn được dùng bằng thuật ngữ: Trị số làm tươi (Refresh rate)

Tối thiểu, màn hình cần có tần số quét dọc không nhỏ hơn 60 Hz.

4.2.3. Quét liên tục – Non-interlaced. NI

Là phương pháp quét liên tục các dòng ngang lẻ và chẵn trong một mặt hình

Khi quét liên tục, mỗi một mặt hình ảnh bao gồm các dòng lẻ chẵn liên tiếp không cách quãng, khác với cách quét tia điện từ trong tivi mỗi mặt hình ảnh chỉ gồm các dòng lẻ hoặc chỉ gồm các dòng chẵn cách nhau độ rộng một dòng.

Phương pháp quét liên tục nâng cao khả năng hiển thị các chi tiết, nâng cao tính ổn định hiển thị làm cho người sử dụng không mỏi mắt.

Tối thiểu, màn hình cần có phương pháp quét liên tục.

4.2.4. Dải thông tần số tín hiệu – Bandwidth

Là phổ tần số rộng nhất của tín hiệu có thể thông qua các mạch xử lý của màn hình và được hiển thị trên mặt đèn hình.

Dải thông tần số tín hiệu phụ thuộc vào đặc tính của các mạch điện tử xử lý tín hiệu và vào chế độ quét tia điện tử của màn hình.

Đơn vị của dải thông tần số tín hiệu là MHz

Màn hình cần đạt dải thông từ 80 MHz trở lên.

4.2.5. Khả năng tự động đồng độ – Autosynchronisation

Là khả năng tự động đồng bộ tần số quét riêng của màn hình với tần số quét ngang và tần số quét dọc do bộ Điều hợp màn hình phát ra khi chúng thay đổi từ giá trị này sang giá trị khác để thay đổi chế độ hiển thị.

Một số thuật ngữ khác cũng được dùng để chỉ khả năng này: Quét nhiều kiểu (Multi-scanning) hoặc Tự động quét (Autoscan).

Tối thiểu, màn hình cần có đặc tính kỹ thuật tự động đồng bộ.

4.3. Các đặc tính hiển thị của màn hình

4.3.1. Khả năng hiển thị màu

Là số lượng màu sắc lớn nhất mà màn hình có thể hiển thị trên màn hình nhờ phối hợp các màu cơ bản theo sự điều khiển của tín hiệu vào.

Số lượng các màu hiển thị trên màn hình phụ thuộc các chế độ hiển thị hình ảnh đo Khối đồ họa điều hành.

4.3.2. Độ nét – Sharpness

Là khả năng hiển thị những chi tiết hình ảnh của màn hình

(Còn được gọi là giá trị trung bình của hàm truyền đạt điều chế)

4.3.3. Độ hội tụ – Convergence

Là khả năng tập trung tia điện tử bắn đập vào đúng vùng có phủ chất huỳnh quang của màn hình đối với từng màu cơ bản.

Độ hội tụ đối với từng màu cơ bản, ở vùng giữa và ở vùng ngoài rìa của màn hình là khác nhau: độ sáng mỗi điểm sáng màu là biến đổi có chu kỳ, cho nên cần đánh giá độ hội tụ chung bằng giá trị trung bình bình phương độ lệch vết theo các yếu tố vị trí và thời gian.

Màn hình phải có độ lệch khỏi vết huỳnh quang không quá 0,10 mm

4.3.4. Độ méo gối – Pincushion

Là một dạng sai lệch hiển thị của màn hình, làm cho một đường thẳng bị võng vào trong

Độ méo gối được tính theo phần trăm của tỷ lệ giữa độ võng cực đại trên kích thước màn hình theo chiều dọc hoặc ngang.

Màn hình phải có độ méo gối không quá 2,5%.

4.3.5. Độ méo trống – Barrel

Là một dạng sai lệch hiển thị của màn hình, làm cho một đường thẳng bị uốn cong ra ngoài.

Độ méo trống được tính theo phần trăm của tỷ lệ giữa độ uốn ra cực đại trên kích thước màn hình theo chiều dọc hoặc ngang.

Màn hình phải có độ méo trống không quá 2,5 %

4.3.6. Độ méo hình bình hành – Parallelogram

Là một dạng sai lệch hiển thị của màn hình, làm cho một hình vuông bị biến dạng thành một hình bình hành.

Độ méo hình bình hành được tính theo phần trăm của tỷ lệ giữa độ lệch cực đại trên kích thước màn hình theo chiều dọc hoặc ngang.

Màn hình phải có độ méo hình bình hành không quá 0,2 %

4.3.7. Độ méo hình thang – Trapezoid

Là một dạng sai lệch hiển thị của màn hình, làm cho mỗi một hình vuông bị biến dạng thành một hình thang.

Độ méo hình thang được tính theo phần trăm của tỷ lệ giữa độ co cực đại trên kích thước màn hình theo chiều dọc hoặc ngang

Màn hình phải có độ méo hình thang không quá 2,5 %

4.3.8. Độ chói – Luminance

Là khả năng phát sáng của màn hình

Độ chói phụ thuộc vào loại và chất lượng của chất phát quang, phụ thuộc vào tốc độ điện tử bắn tới và khả năng hội tụ của màn hình.

Màn hình phải có độ chói không thấp hơn 125 cd/m2

4.3.9. Độ đồng nhất đỏ chói – Luminance Uniformily

Là mức độ đồng đều của màn hình về độ chói ở chế độ màn trắng trong toàn màn hình

Độ đồng nhất độ chói được tính theo phần trăm của tỷ lệ giữa độ sai lệch độ chói lớn nhất và độ chói tiêu chuẩn

Tối thiểu, màn hình cần đạt độ sai khác độ chói lớn nhất của màn hình màn hình không lớn hơn 7 %

4.3.10. Độ đồng nhất màu – Colour Uniformily

Là mức độ đồng đều của màn hình về màu sắc ở chế độ đơn sắc hiện trên toàn màn hình

Độ đồng nhất độ màu được tính theo phần trăm của tỷ lệ giữa độ sai lệch độ chói lớn nhất và độ chói tiêu chuẩn ở màu cơ bản tương ứng.

Tối thiểu, màn hình cần đạt độ sai khác không lớn hơn 7 %

4.3.11. Nhiệt độ màu – Color temperature

Nhiệt độ trên thang độ Kelvin của một vật đen tuyệt đối có màu trùng với màu trắng của màn hình.

Nhiệt độ màu là đặc trưng tông màu của màu sắc màn hình.

Đặc trưng này được nhà sản xuất điều chỉnh đặt trước.

Nên điều chỉnh nhiệt độ màu của màn hình ở nhiệt độ 9300 K.

4.4. Các đặc tính khác

4.4.1. Khả năng giao tiếp giữa màn hình và khối hệ thống

Là khả năng tiếp nhận dữ liệu hiển thị, các lệnh điều khiển từ khối hệ thống đưa đến màn hình và truyền đạt thông tin về cấu trúc, trạng thái hoạt động của màn hình và khối hệ thống.

Khả năng tiếp nhận được thể hiện qua việc màn hình tuân thủ các chuẩn kênh truyền dữ liệu hiển thị (DDC: Display Data Channel Standard)

Khả năng truyền đạt thông tin từ màn hình về khối hệ thống thể hiện qua việc màn hình tuân thủ các chuẩn dữ liệu mở rộng nhận biết mình (EDID: Extended Display Identification Data Standard)

Màn hình nên đáp ứng được các chuẩn DDC Version 3.0 mức 2B và EDID Version 3.0 và các version mới hơn.

4.4.2. Khả năng điều chỉnh màn hình

Là khả năng điều chỉnh kích thước, vị trí, độ sáng, độ tương phản, độ méo… của màn hình

Phụ thuộc vào kết cấu của mạch điện, có thể điều chỉnh chế độ màn hình bằng tín hiệu tương tự với các chiết áp vận hoặc bằng tín hiệu số với các phim nhấn tương ứng.

Màn hình nên dùng phương thức điều chỉnh số với khả năng điều chỉnh ổn định trên dải rộng

4.4.3. Công suất tiêu thụ điện lớn nhất

Là công suất điện mà màn hình tiêu thụ từ mạng điện ở chế độ hoạt động cao nhất.

Công suất này quy định các yêu cầu về điện năng cho màn hình mà mang điện phải cung cấp và các yêu cấu về kết cấu của khối nguồn hoặc mạch nguồn trong màn hình

Công suất điện tiêu thụ của các loại màn hình không được lớn hơn các trị số tương ứng có trong bảng 2.

Bảng 2. Công suất tiêu thụ điện lớn nhất

Kích thước [inch]

Công suất tiêu thụ

[W]

Kích thước [inch]

Công suất tiêu thụ

[W]

14

75

19

130

15

90

21

150

17

120

4.4.4. Khả năng tiết kiệm điện

Là khả năng tiết giảm điện năng tiêu thụ của màn hình tương ứng với các chế độ làm việc khác nhau của màn hình. Khi cần thiết, phải đảm bảo nhanh chóng đưa màn hình vào chế độ hoạt động tích cực.

Các chế độ làm việc điển hình là: chế độ làm việc tích cực (on, max), chế độ chờ hoặc treo Màn hình (stand-by & suspend) và chế độ tắt màn hình (off)

Công suất điện tiêu thụ tối đa ở các chế độ với các cỡ màn hình cần đạt các trị số tương ứng có trong bảng 13

Bảng 3. Công suất điện tiêu thụ tối đa ở các chế độ

Loại màn hình

[inch]

Chế độ làm việc

[W]

Chế độ chờ, treo

[W]

Chế độ nghỉ

[W]

14

75

15

5

15

90

15

5

17

120

15

6

19-20

130

15

6

21

150

15

6

4.4.5. Khả năng tiếp nhận các loại tín hiệu video

Là khả năng tiếp nhận tín hiệu video về mặt tín hiệu và mặt đấu nối.

Về mặt tín hiệu bao gồm:

– Loại tín hiệu màu.

– Mức tín hiệu tương ứng, trở kháng vào và phân cực.

– Loại tín hiệu đồng bộ: riêng rẽ từng loại ngang, dọc, hỗn hợp hai loại và gài trong tín hiệu hình.

Về mặt đấu nối bao gồm hai tiêu chuẩn:

– 15 pin D sub.

– Đầu nối USB

Màn hình cần có:

– Tín hiệu video có dạng: ba thành phần kiểu tương tự (RGB Analog), 0,7V /75 W. Phân cực dương iposition.

– Tín hiệu đồng bộ ít nhất có dạng: riêng từng loại ngang, dọc và tổng hợp (H-syne, V-syne, Composition.

– Đầu nối tối thiểu có loại: 15 pin D sub

4.4.6. Khả năng hỗ trợ các hệ điều hành.

Là khả năng làm việc của màn hình với các hệ điều hành khác nhau thông qua các chuẩn giao tiếp. Màn hình cần có thể làm việc với các hệ điều hành DOS, WINDOWS, UNIX, LINUX, BEOS, MAC OS.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 16TCN 6:2002 VỀ MÁY TÍNH CÁ NHÂN ĐỂ BÀN – MÀN HÌNH LOẠI MRT – PHẦN 1: CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT, THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Số, ký hiệu văn bản 16TCN6:2002 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản