TIÊU CHUẨN NGÀNH 22TCN 320:2003 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ-NHẬN BIẾT CÁC CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN, BÁO HIỆU LÀM VIỆC VÀ THIẾT BỊ CHỈ BÁO TRÊN ÔTÔ- YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ-NHẬN BIẾT CÁC CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN, BÁO HIỆU LÀM VIỆC VÀ THIẾT BỊ CHỈ BÁO TRÊN ÔTÔ- YÊU CẦU KỸ THUẬT
HÀ NỘI 2003
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn 22TCN 320 – 03 được biên soạn trên cơ sở Quy định 78/316/EEC.
Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Giao thông vận tải
|
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật đối với việc nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo trên ôtô được định nghĩa trong TCVN 6211:2003 (sau đây gọi tắt là xe).
Tiêu chuẩn này được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các kiểu loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).
TCVN 6211: 2003 (ISO 3833:1977) Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa.
Các thuật ngữ áp dụng trong phạm vi của Tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:
3.1. Kiểu loại xe (Vehicle type): các xe cùng kiểu loại trong Tiêu chuẩn này gồm các xe có cùng bố trí bên trong có ảnh hưởng đến việc nhận biết các biểu tượng của cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo.
3.2. Cơ cấu điều khiển (1) (Control): các thiết bị trên xe để người lái có thể thay đổi các trạng thái hoạt động của xe.
3.3. Thiết bị chỉ báo (2) (Indicator): các thiết bị trên xe có thể báo cho người lái biết được những thông tin về tình trạng hoạt động của một hệ thống hoặc một phần của hệ thống trên xe, ví dụ chỉ báo mức chất lỏng.
3.4. Báo hiệu làm việc (3) (Tell – tale): tín hiệu quang học cho biết tình trạng hoạt động bình thường hoặc không bình thường của các thiết bị, hệ thống, cơ cấu… trên xe.
3.5. Biểu tượng (Symbol): ký hiệu dùng để nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo.
3.6. Thiết bị hiển thị thông tin (Information display device): thiết bị có thể hiển thị trên màn hình được nhiều loại thông tin.
Chú thích: (1) Tùy từng trường hợp cụ thể có thể có thay đổi tên một phần cho phù hợp (ví dụ: Cơ cấu cân bằng đèn chiếu sáng phía trước).
(2) Tùy từng trường hợp cụ thể có thể là đồng hồ chỉ báo, đèn chỉ báo ….v.v.
(3) Tùy từng trường hợp cụ thể có thể có thay đổi tên một phần cho phù hợp.
4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
4.1. Tài liệu kỹ thuật
Các bản danh mục biểu tượng nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo theo phụ lục 3 của Tiêu chuẩn này.
4.2. Mẫu thử
Một xe mẫu đại diện cho kiểu loại xe để kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe theo Tiêu chuẩn này.
5.1. Yêu cầu chung
5.1.1. Các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo nêu trong phụ lục 1 phải có các biểu tượng tại các vị trí lắp đặt để nhận biết chúng. Các biểu tượng này phải phù hợp với các yêu cầu tương ứng nêu trong phụ lục này.
5.1.2. Các biểu tượng khác nếu được dùng để nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo nêu trong phụ lục 2 phải phù hợp với các yêu cầu tương ứng nêu trong phụ lục này.
5.1.3. Có thể dùng các biểu tượng khác với các biểu tượng được nêu trong phụ lục 1 và 2 để nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo không quy định trong hai phụ lục này nhưng chúng không được gây nhầm lẫn với các biểu tượng đã quy định.
5.1.4. Thiết bị hiển thị thông tin được sử dụng để hiển thị các thông báo phải thoả mãn các yêu cầu sau:
5.1.4.1.Các báo hiệu làm việc của hệ thống phanh, đèn pha (đèn chiếu sáng chính) và đèn báo rẽ không được xuất hiện trong cùng một thiết bị hiển thị thông tin.
5.1.4.2.Các báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo trong một thiết bị hiển thị thông tin phải hiển thị thông tin về tình trạng hoạt động của các thiết bị trên xe có liên quan vào bất cứ lúc nào xuất hiện tình trạng đó.
5.1.4.3.Nếu có từ hai thông báo trở lên được hiển thị thì chúng phải được tự động lặp lại theo thứ tự thông báo đã định hoặc được hiển thị theo cách nào đó để người lái dễ dàng nhận biết và phân biệt được bằng mắt.
5.1.4.4.Các yêu cầu về mầu trong phụ lục 2 không áp dụng cho báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo xuất hiện trên thiết bị hiển thị thông tin.
5.2. Yêu cầu đối với các biểu tượng
5.2.1. Các biểu tượng được quy định tại mục 5.1.1 phải được bố trí sao cho người lái có thể nhận biết được rõ ràng nhất từ chỗ ngồi của mình.
5.2.2. Các biểu tượng được quy định tại mục 5.1.1 và 5.1.2 phải nằm trên bề mặt hoặc bên cạnh các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo.
5.2.3. Các biểu tượng phải được hiển thị tương phản rõ ràng với mầu nền.
5.2.4. Các mầu dùng để báo hiệu làm việc được quy định tại phụ lục 1 và 2.
5.2.5. Khi cơ cấu điều khiển, kết hợp với báo hiệu làm việc hoặc thiết bị chỉ báo thành một thiết bị thì một biểu tượng chung có thể được sử dụng cho thiết bị kết hợp này.
6. Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểu loại xe sửa đổi
Mọi kiểu loại xe có sửa đổi phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Tiêu chuẩn này.
7. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cùng kiểu loại trong sản xuất
Tất cả các xe thuộc kiểu loại xe đã được cấp chứng nhận kiểu loại theo Tiêu chuẩn này và được sản xuất tiếp theo phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của Tiêu chuẩn này.
Biểu tượng bắt buộc phải có để nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo (nếu có)
(Các biểu tượng này phù hợp với ISO 2575 – 1982)(1)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: xanh lá cây (Green)
Hình 1. Biểu tượng công tắc chính của hệ thống đèn (xem mục 4.23, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: xanh lá cây (Green)
Bề mặt nền được đóng khung của biểu tượng có thể đồng nhất về mầu
Nếu công tắc đèn chiếu gần không phải là công tắc riêng thì sử dụng biểu tượng như hình 1 để thay thế. Số đường thẳng thể hiện tia sáng có thể là 4
Hình 2. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của đèn chiếu sáng phía trước – Đèn chiếu gần (xem mục 4.2, ISO 2575)
(1) Hiện nay đã có ISO 2575-2000 thay thế 2575-1982 trong đó một số mục không hoàn toàn phù hợp với Tiêu chuẩn này. Các mục của ISO chỉ có tính chất tham khảo.
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: xanh da trời (Blue)
Bề mặt nền được đóng khung của biểu tượng có thể đồng nhất về mầu
Số đường thẳng thể hiện tia sáng có thể là 4
Hình 3. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của đèn chiếu sáng phía trước – Đèn chiếu xa (xem mục 4.1, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: xanh lá cây (Green)
Bề mặt nền được đóng khung của biểu tượng có thể đồng nhất về mầu
Nếu công tắc đèn vị trí không phải là công tắc riêng thì sử dụng biểu tượng như hình 1 để thay thế.
Hình 4. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của đèn vị trí (xem mục 4.33, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: xanh lá cây (Green)
Bề mặt nền được đóng khung của biểu tượng có thể đồng nhất về mầu
Hình 5. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của đèn sương mù trước (xem mục 4.21, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: vàng (Yellow)
Bề mặt nền được đóng khung của biểu tượng có thể đồng nhất về mầu
Hình 6. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của đèn sương mù sau (xem mục 4.22, ISO 2575)
Bề mặt nền được đóng khung của biểu tượng có thể đồng nhất về mầu
Số đường thẳng thể hiện tia sáng có thể là 5
Hình 7. Biểu tượng cơ cấu cân bằng đèn chiếu sáng phía trước (xem mục 4.27, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: xanh lá cây (Green)
Hình 8. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của đèn báo đỗ (xem mục 4.9, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: xanh lá cây (Green)
Bề mặt nền được đóng khung của biểu tượng có thể đồng nhất về mầu
Hình 9. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của đèn báo rẽ (xem mục 4. 3, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: đỏ (Red)
Bề mặt nền được đóng khung của biểu tượng có thể đồng nhất về mầu
Hình 10. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của đèn báo hiệu nguy hiểm cho các xe khác đang chạy trên đường (xem mục 4.4, ISO 2575)
Chú thích: Hình 9 và hình 10:
– Nếu báo hiệu làm việc của đèn báo rẽ trái và phải tách biệt nhau, hai mũi tên cũng có thể được dùng tách biệt nhau. Trong trường hợp này hai mũi tên riêng biệt có thể được sử dụng đồng thời như một báo hiệu làm việc cùng với biểu tượng của hình 10 hoặc để thay thế cho biểu tượng trong hình 10.
Hình 11. Biểu tượng cơ cấu điều khiển của hệ thống gạt nước kính chắn gió phía trước (xem mục 4.5, ISO 2575)
Hình 12. Biểu tượng cơ cấu điều khiển của hệ thống rửa kính chắn gió phía trước (xem mục 4.6, ISO 2575)
Hình 13. Biểu tượng cơ cấu điều khiển của hệ thống gạt nước và rửa kính chắn gió phía trước (xem mục 4.7, ISO 2575)
( Có cơ cấu điều khiển hệ thống riêng biệt )
Hình 14. Biểu tượng cơ cấu điều khiển của hệ thống rửa kính đèn chiếu sáng phía trước (xem mục 4.19, ISO 2575)
( Khi sử dụng riêng )
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: vàng (Yellow)
Hình 15. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của hệ thống chống ngưng tụ hơi nước và làm tan băng trên kính chắn gió phía trước (xem mục 4.24, ISO 2575)
( Khi sử dụng riêng )
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: vàng (Yellow)
Hình 16. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của hệ thống chống ngưng tụ hơi nước và làm tan băng trên kính cửa sổ phía sau (xem mục 4.25, ISO 2575)
Biểu tượng bên ngoài khung cũng có thể được sử dụng
Hình 17. Biểu tượng cơ cấu điều khiển của hệ thống quạt thông gió (khí lạnh/ khí nóng) (xem mục 4.8, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: vàng (Yellow)
Hình 18. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của hệ thống sấy nóng khí nạp khi khởi động của động cơ Điêzen (xem mục 4.34, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: vàng (Yellow)
Hình 19. Biểu tượng cơ cấu điều khiển và báo hiệu làm việc của bướm gió khi khởi động (xem mục 4.12, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: đỏ (Red)
Biểu tượng như hình 20 phải được sử dụng khi nhận biết một báo hiệu làm việc dùng để báo hiệu từ hai tình trạng hoạt động của hệ thống phanh trở lên trừ sự cố của hệ thống phanh chống hãm cứng (ABS).
Hình 20. Biểu tượng của báo hiệu sự cố hệ thống phanh (xem mục 4.31, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: vàng (Yellow)
Biểu tượng bên ngoài khung cũng có thể được sử dụng
Hình 21. Biểu tượng của thiết bị chỉ báo và báo hiệu tình trạng mức nhiên liệu (xem mục 4.14, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: đỏ (Red)
Hình 22. Biểu tượng của báo hiệu tình trạng nạp ắc qui (xem mục 4.16, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: đỏ (Red)
Hình 23. Biểu tượng của báo hiệu tình trạng nhiệt độ nước làm mát động cơ (xem mục 4.15, ISO 2575)
Biểu tượng không bắt buộc phải có để nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo (nếu có)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: đỏ (Red)
Nếu chỉ dùng một báo hiệu làm việc để báo hiệu từ hai tình trạng hoạt động của hệ thống phanh trở lên, phải sử dụng biểu tượng của báo hiệu sự cố phanh được chỉ ra trong hình 20 của phụ lục 1
Hình 1. Biểu tượng của báo hiệu làm việc của phanh đỗ xe (xem mục 4.32, ISO 2575)
Hình 2. Biểu tượng cơ cấu điều khiển của hệ thống gạt nước kính cửa sổ phía sau (xem mục 4.28, ISO 2575)
Hình 3. Biểu tượng cơ cấu điều khiển của hệ thống rửa kính cửa sổ phía sau (xem mục 4.29, ISO 2575)
Hình 4. Biểu tượng cơ cấu điều khiển của hệ thống gạt nước và rửa kính cửa sổ phía sau (xem mục 4.30, ISO 2575)
Hình 5. Biểu tượng cơ cấu điều khiển của hệ thống gạt nước không liên tục của kính chắn gió (xem mục 4.45, ISO 2575)
Hình 6. Biểu tượng còi (xem mục 4.13, ISO 2575)
Biểu tượng bên ngoài khung cũng có thể được sử dụng
Hình 7. Biểu tượng cơ cấu điều khiển mở nắp khoang động cơ (xem mục 4.10, ISO 2575)
Biểu tượng bên ngoài khung cũng có thể được sử dụng
Hình 8. Biểu tượng cơ cấu điều khiển mở nắp khoang hành lý (xem mục 4.11, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: đỏ (Red)
Biểu tượng bên ngoài khung cũng có thể được sử dụng
Hình 9. Biểu tượng của báo hiệu việc sử dụng đai an toàn(xem mục 4.18, ISO 2575)
Mầu ánh sáng báo hiệu làm việc: đỏ (Red)
Hình 10. Biểu tượng của thiết bị chỉ báo và báo hiệu tình trạng áp suất dầu bôi trơn động cơ (xem mục 4.17, ISO 2575)
Hình 11. Biểu tượng cho biết xe sử dụng xăng không chì (xem mục 4.26, ISO 2575)
Bảng 1. Danh mục biểu tượng bắt buộc phải có để nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo (nếu có)
Thứ tự Biểu tưởng |
Hạng mục phải được nhận biết (Trang thiết bị, hệ thống của xe) |
Có cơ cấu điều khiển/ Thiết bị chỉ báo (1) |
Biểu tượng nhận biết (1) |
Vị trí biểu tượng (2) |
Có báo hiệu làm việc (1) |
Biểu tượng nhận biết (1) |
Vị trí biểu tượng (2) |
1 | Công tắc chính của hệ thống đèn | ||||||
2 | Đèn chiếu sáng phía trước- Đèn chiếu gần | ||||||
3 | Đèn chiếu sáng phía trước- Đèn chiếu xa | ||||||
4 | Đèn vị trí | ||||||
5 | Đèn sương mù trước | ||||||
6 | Đèn sương mù sau | ||||||
7 | Cơ cấu cân bằng đèn chiếu sáng phía trước | ||||||
8 | Đèn báo đỗ | ||||||
9 | Đèn báo rẽ | ||||||
10 | Đèn báo hiệu nguy hiểm cho các xe khác đang chạy trên đường | ||||||
11 | Hệ thống gạt nước kính chắn gió phía trước | ||||||
12 | Hệ thống rửa kính chắn gió phía trước | ||||||
13 |
Hệ thống gạt nước và rửa kính chắn gió phía trước | ||||||
14 | Hệ thống rửa kính đèn chiếu sáng phía trước | ||||||
15 | Hệ thống chống ngưng tụ hơi nước và làm tan băng trên kính chắn gió phía trước | ||||||
16 | Hệ thống chống ngưng tụ hơi nước và làm tan băng trên kính cửa sổ phía sau | ||||||
17 | Quạt thông gió (khí lạnh/khí nóng) | ||||||
18 | Hệ thống sấy nóng khí nạp khi khởi động động cơ Điêzen | ||||||
19 | Bướm gió khi khởi động. | ||||||
20 | Sự cố hệ thống phanh | ||||||
21 | Mức nhiên liệu | ||||||
22 | Việc nạp ắc qui | ||||||
23 | Nhiệt độ nước làm mát động cơ | ||||||
(1 ) x = có — = không hoặc không tách riêng o = tuỳ chọn
( 2 ) d = trực tiếp trên bề mặt của cơ cấu điều khiển, báo hiệu và thiết bị chỉ báo c = bên cạnh cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo |
Bảng 2. Danh mục biểu tượng không bắt buộc phải có để nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo (nếu có)
Thứ tự Biểu tưởng |
Hạng mục được nhận biết (Trang thiết bị, hệ thống của xe) |
Có cơ cấu điều khiển/ Thiết bị chỉ báo (1) |
Biểu tượng nhận biết (1) |
Vị trí biểu tượng (2) |
Có báo hiệu làm việc (1) |
Biểu tượng nhận biết (1) |
Vị trí biểu tượng (2) |
1 | Phanh đỗ xe | ||||||
2 | Hệ thống gạt nước kính cửa sổ phía sau | ||||||
3 | Hệ thống rửa kính cửa sổ phía sau | ||||||
4 | Hệ thống gạt nước và rửa kính cửa sổ phía sau | ||||||
5 | Hệ thống gạt nước không liên tục của kính chắn gió | ||||||
6 | Còi | ||||||
7 | Mở nắp khoang động cơ | ||||||
8 | Mở nắp khoang hành lý | ||||||
9 | Đai an toàn | ||||||
10 | áp suất dầu bôi trơn động cơ | ||||||
11 | Xăng không chì | ||||||
(1 ) x = có
— = không hoặc không tách riêng o = tuỳ chọn ( 2 ) d = trực tiếp trên bề mặt của cơ cấu điều khiển, báo hiệu và thiết bị chỉ báo c = bên cạnh cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo |
TIÊU CHUẨN NGÀNH 22TCN 320:2003 VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ-NHẬN BIẾT CÁC CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN, BÁO HIỆU LÀM VIỆC VÀ THIẾT BỊ CHỈ BÁO TRÊN ÔTÔ- YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 22TCN320:2003 | Ngày hiệu lực | 02/11/2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 18/10/2003 |
Lĩnh vực |
Giao thông - vận tải |
Ngày ban hành | 10/10/2003 |
Cơ quan ban hành |
Bộ giao thông vận tải |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |