TIÊU CHUẨN NGÀNH 24 TCN 78:1999 VỀ GIẤY BAO GÓI DO BỘ CÔNG NGHIỆP BAN HÀNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY BAO GÓI |
24 TCN 78 – 99 |
BỘ CÔNG NGHIỆP |
Wrapping paper |
Có hiệu lực từ 01-10-1999 |
1. Phạm vi áp dụng và mô tả sản phẩm
1.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các loại giấy được sử dụng để bao gói thông thường, không áp dụng cho các loại giấy dùng làm túi, dùng để bao gói thực phẩm hoặc các mục đích đặc biệt khác.
1.2 Mô tả sản phẩm
Giấy bao gói được làm từ 100% bột kraft hoặc hỗn hợp của bột kraft với bột cơ học, bột tái chế.
Giấy có màu sắc tự nhiên của bột, mầu trắng, nhuộm mầu hoặc có các hình in.
Giấy bao gói được sản xuất theo hai dạng sản phẩm: dạng cuộn và dạng tờ (ram, kiện)
Căn cứ vào các chỉ tiêu chất lượng, giấy bao gói được chia ra làm hai cấp chất lượng với ký hiệu A và B.
3.1 Kích thước:
3.1.1 Dạng cuộn
Chiều rộng, sai số cuộn giấy theo thoả thuận giữa cơ sở sản xuất và khách hàng.
Đường kính cuộn từ 0,8 m – 1,0 m.
3.1.2 Dạng tờ
Kích thước và sai số của tờ giấy theo thoả thuận của khách hàng và cơ sở sản xuất. Số lượng tờ trong một ram, số lượng ram trong một kiện theo yêu cầu của khách hàng.
3.3 Các chỉ tiêu chất lượng:
Các chỉ tiêu chất lượng của giấy bao gói theo đúng quy định trong bảng 1A và 1B.
3.2 Các chỉ tiêu ngoại quan:
– Giấy phải đồng đều về độ dầy, không bị nhăn, gấp, thủng rách.
– Giấy phải có màu sắc đồng đều trong cùng một lô hàng.
– Giấy có mầu sắc hoặc các hình in theo yêu cầu của khách hàng.
– Số mối nối trong mỗi cuộn không được lớn hơn 2. Chỗ nối phải được đánh dấu rõ và được nối chắc bằng băng keo dán theo suốt chiều rộng cuộn.
– Lõi cuộn giấy phải cứng, không được móp méo, lồi ra hoặc hụt so với mặt cắt của cuộn giấy, hai đầu có nút côn gỗ. Đường kính lõi là 76 mm.
– Các mép giấy và hai mặt cắt bên phải thẳng, phẳng, không bị xơ xước.
Bảng 1A
Các chỉ tiêu và đơn vị đo |
Mức chất lượng cấp A |
Phương pháp thử |
||||||
1. Định lượng (Basis weight), g/m2; sai số cho phép ± 4% |
30 |
45 |
60 |
70 |
90 |
100 |
125 |
ISO 536:1995 TCVN 1270-72 |
2. Độ chịu kéo (tensile strength) KN/m, (kgf/15mm) không nhỏ hơn:
– Chiều dọc (MD) – Chiều ngang (CD) |
2,0 (3,0) 1,0 (1,5) |
3,0 (4,5) 1,4 (2,2) |
3,3 (5,0) 1,8 (2,7) |
3,6 (5,5) 2,0 (3,0) |
5,2 (7,8) 2,3 (3,5) |
5,4 (8,1) 2,8 (4,3) |
6,7 (10,1) 3,2 (4,9) |
ISO 1924:1994 TCVN 1862-76 |
3. Độ chịu xé (tearing strength), mN (gf) không nhỏ hơn:
– Chiều dọc (MD) – Chiều ngang (CD) |
294 (30) 368 (37) |
441 (45) 552 (56) |
540 (55) 686 (70) |
630 (64) 800 (81) |
993 (101) 1158 (118) |
1177 (120) 1374 (140) |
1471 (150) 1717 (175) |
ISO 1974:1990 TCVN 3229-79 |
4. Độ chịu bục (bursting strength), kPa (kgf/cm2) không nhỏ hơn: |
147 (1,5) |
220 (2,2) |
294 (3,0) |
329 (3,4) |
360 (3,7) |
390 (4,0) |
462 (4,7) |
ISO 2758:1996 TCVN 3228-79 |
5. Độ hút nước Cobb60, (water absorptiveness), g/m2 không lớn hơn: |
30,0 |
ISO 535:1991 |
||||||
6. Độ ẩm (moisture content), % |
7 ± 2 |
ISO 287:1985 TCVN 1867-76 |
Bảng 1B
Các chỉ tiêu và đơn vị đo |
Mức chất lượng cấp B |
Phương pháp thử |
|||||
1. Định lượng (Basis weight), g/m2; sai số cho phép ± 4% |
45 |
60 |
70 |
90 |
100 |
125 |
ISO 536:1995 TCVN 1270-72 |
2. Độ chịu kéo (tensile strength) KN/m, (kgf/15mm) không nhỏ hơn:
– Chiều dọc (MD) – Chiều ngang (CD) |
2,0 (3,0) 1,3 (2,0) |
2,5 (3,8) 1,4 (2,2) |
2,9 (4,5) 1,6 (2,5) |
3,5 (5,2) 1,9 (2,9) |
4,3 (6,5) 2,6 (4,0) |
5,0 (7,6) 3,0 (4,5) |
ISO 1924:1994 TCVN 1862-76 |
3. Độ chịu xé (tearing strength), mN (gf) không nhỏ hơn:
– Chiều dọc (MD) – Chiều ngang (CD) |
350 (36,1) 400 (40,8) |
540 (55,0) 685 (70,0) |
630 (64) 800 (81,0) |
750 (76,5) 850 (86,6) |
1000 (102) 1200 (122) |
1200 (122) 1500 (153) |
ISO 1974:1990 TCVN 3229-79 |
4. Độ chịu bục (bursting strength), kPa (kgf/cm2) không nhỏ hơn: |
145 (1,5) |
180 (1,8) |
210 (2,1) |
240 (2,4)
|
250 (2,5)
|
300 (3,0) |
ISO 2758:1996 TCVN 3228-79 |
5. Độ hút nước Cobb60, (water absorptiveness), g/m2 không lớn hơn: |
30,0 |
ISO 535:1991 |
|||||
6. Độ ẩm (moisture content), % |
7 ± 2 |
ISO 287:1985 TCVN 1867-76 |
4.1 Lấy mẫu: Theo ISO 186 (TCVN 3649 – 81).
4.2 Điều kiện môi trường để điều hoà và thử nghiệm mẫu: Theo ISO 187.
4.3 Các chỉ tiêu chất lượng được xác định theo các phương pháp thử ghi trong bảng 1A và 1B. Riêng độ ẩm phải được xác định ngay sau khi lấy mẫu.
5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1 Bao gói
5.1.1 Giấy dạng tờ được gói thành ram bằng giấy bao gói, các ram có thể được đóng thành kiện.
5.1.2 Giấy dạng cuộn được xiết đai ở hai đầu, bên ngoài được gói kín bằng 3 đến 5 lớp giấy bao gói, nếp gấp mép phải gọn, được dán keo và ép chặt.
5.2 Ghi nhãn
Các cuộn, kiện giấy phải có nhãn, trên nhãn ghi:
– Tên sản phẩm.
– Định lượng.
– Khối lượng.
– Loại sản phẩm, mã vạch nếu có.
– Ngày sản xuất.
– Tên cơ sở sản xuất.
Nhãn ghi ở vị trí thống nhất trên tất cả các cuộn, kiện giấy.
5.3 Bảo quản
– Kho chứa giấy phải có nền cách ẩm, khô ráo, thoáng khí và có mái che.
– Các cuộn giấy phải được sắp xếp theo quy định để dễ vận chuyển, bốc xếp bằng cơ giới và xuất kho.
– Kho phải có hệ thống phòng chống cháy và thường xuyên được kiểm tra theo quy định của nhà nước.
5.4 Vận chuyển, bốc xếp
– Phương tiện vận chuyển phải sạch, có mui hoặc bạt che mưa và có đủ tấm kê chuyên dùng để chèn cuộn giấy.
– Bốc xếp phải nhẹ nhàng, không được để cuộn giấy rơi, va đập mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng giấy, bảo vệ được bao bì, nhãn hiệu.
TIÊU CHUẨN NGÀNH 24 TCN 78:1999 VỀ GIẤY BAO GÓI DO BỘ CÔNG NGHIỆP BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 24TCN78:1999 | Ngày hiệu lực | 01/10/1999 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 29/09/1999 |
Cơ quan ban hành |
Bộ công thương |
Tình trạng | Không xác định |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |