TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN 160:2000 VỀ HÀM LƯỢNG THỦY NGÂN TRONG THỦY SẢN – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ DO BỘ THUỶ SẢN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 28/07/2000

TIÊU CHUẨN NGÀNH

28TCN 160:2000

HÀM LƯỢNG THUỶ NGÂN TRONG THỦY SẢN – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ

Mercury in fish – Method for quantitative analysis by atomic absorption spectrophotometer

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàmlượng thuỷ ngân trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử.

2 Phương pháp tham chiếu

Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp chuẩn số 974.14 của Hiệp hội các nhà hoá học phân tích (AOAC) công bố năm 1995.

3 Nguyên tắc

3.1 Mẫu thuỷ sản được vô cơ hoá bằng axit nitric (HNO3) đậm đặc trong bình phá mẫu bằng nhựa teflon có nắp vặn kín. Thuỷ ngân (Hg) trong dung dịch mẫu bị hyđrit hoá bằng dòng khí hyđro. Hyđrit thuỷ ngân dễ bay hơi bị cuốn theo dòng khi hyđro và được bơm vào hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử. Tại đây, hyđrit thuỷ ngân bị phân huỷ thành hơi thuỷ ngân và được xác định theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không dùng ngọn lửa.

3.2 Các phản ứng xảy ra trong hệ thống bay hơi nguyên tử Hyđrit:

– NaBH4 + HCl = NaCl + BH2ư + 2H ư

– 4 H + HgCl= HgH2ư + 2 HCl

– HgHị Hg + H2

4 Thiết bị, dụng cụ, hoá chất và chất chuẩn

4.1 Thiết bị và dụng cụ

4.1.1 Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng đèn catốt thuỷ ngân rỗng với hệ thống bay hơi nguyên tử hyđrit.

4.1.2 Bình phá mẫu bằng nhựa teflon có nắp vặn kín dung tích 50 ml.

4.1.3 Tủ sấy nhiệt độ 1500C.

4.1.4 Dụng cụ thuỷ tinh đã được rửa sạch bằng axit nitric nồng độ 8N và tráng lại bằng nước cất trước khi sử dụng.

4.1.5 Cân phân tích có độ chính xác loại đến 0,01g và loại đến 0,0001 g.

4.2 Hoá chất và chất chuẩn

4.2.1 Axit nitric đậm đặc

4.2.2 Axit sulfuric (H2SO4) đậm đặc.

4.2.3 Axit clohyđric (HCl) nồng độ 1 N.

4.2.4 Dung dịch hoà tan: Cho khoảng 300 – 500 ml nước cất vào bình định mức 1000 ml, cho thêm 58 ml axit nitric và 67 ml axit sulfuric, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất.

4.2.5 Dung dịch hyđroxit natri (NaOH) nồng độ 0,25 M: Hoà tan 10,0 g hyđroxit natri trong 1000 ml nước cất.

4.2.6 Dung dịch tetrahyđrua boric natri (NaBH4), nồng độ 3 %: Hoà tan 1,50 g tetrahyđrua boric natri trong 10,0 ml dung dịch hyđroxit natri.

4.2.7 Dung dịch thuỷ ngân chuẩn

a. Dung dịch chuẩn gốc, 1,0 mg/ml: Hoà tan 1,000 g thuỷ ngân trong 1000 ml axit sulfuric nồng độ 1N.

b. Dung dịch chuẩn trung gian, 1m g/ml: Pha loãng 1ml dung dịch chuẩn gốc thành 1000 ml bằng dung dịch axit sulfuric nồng độ 1N.

c. Dung dịch chuẩn làm việc: Pha loãng dung dịch chuẩn trung gian thành các dung dịch chuẩn làm việc có hàmlượng thuỷ ngân lần lượt là 0,0; 2,0; 4,0; 6,0; 8,0 và 10,0 m g/l bằng dung dịch axit nitric nồng độ 1N.

5 Phương pháp tiến hành

5.1 Vô cơ hoá mẫu

5.1.1 Cân khoảng 1,00 g mẫu sao cho khối lượng khô không nhiều hơn 300 mg. Ðối với mẫu có hàmlượng chất béo cao, lượng mẫu dùng sao cho khối lượng khô không lớn hơn 200 mg. Cho mẫu vào bình phá mẫu. Thêm 5,0 ml axit nitric đậm đặc rồi vặn chặt nắp đậy kín bình lại.

5.1.2 Ðể bình vào tủ sấy đã đặt ở nhiệt độ 150C trong vòng 30 – 60 phút hoặc cho đến khi dung dịch trở nên trong.

5.1.3 Lấy bình ra khỏi tủ sấy, để nguội đến nhiệt độ trong phòng rồi mở nắp và chuyển dung dịch mẫu vào bình định mức 250 ml. Tráng rửa bình phá mẫu bằng khoảng 95 ml dung dịch hoà tan (4.2.4), rót nước rửa vào bình định mức và định mức bằng nước cất cho tới vạch rồi lắc đều.

2. Chuẩn bị mẫu trắng

Mẫu trắng được chuẩn bị bằng cách thay 1 g mẫu bằng 1ml nước cất rồi tiến hành theo các bước như quá trình vô cơ hoá mẫu.

5.3 Tiến hành phân tích

5.3.1 Tối ưu hoá các điều kiện làm việc của máy quang phổ hấp thụ nguyên tử và hệ thống bay hơi nguyên tử hyđrit.

5.3.2 Nối hệ thống theo sơ đồ của Hình 1 (nhưng chưa nối đầu khí vào của bình đun chứa mẫu). Ðiều chỉnh lưu lượng không khí đầu ra của bơm để đạt được lưu lượng khoảng 2 lít/phút bằng cách điều chỉnh tốc độ của bơm thông qua điện áp kế.

5.3.3 Nối hoàn chỉnh hệ thống thiết bị theo sơ đồ lắp đặt hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử như Hình 1.

5.3.4 Xây dựng đường chuẩn bằng cách bơm các mẫu chuẩn với hàmlượng thuỷ ngân lần lượt là 0,0; 2,0; 4,0; 6,0; 8,0 và10,0 ppb rồi xác định độ hấp thụ của chúng thông qua diện tích pic.

5.3.5 Khi đường chuẩn có độ tuyến tính tốt, tiến hành bơm các dung dịch mẫu thử và mẫu trắng rồi xác định độ hấp thụ của chuẩn thông qua diện tích pic. Tính hàmlượng thuỷ ngân trong mẫu thông qua đường chuẩn sau khi đã trừ đi mẫu trắng.

5.4 Yêu cầu về độ tin cậy của phép phân tích

5.4.1 Ðộ lặp lại của 2 lần bơm

Ðộ lệch chuẩn (CVs) tính theo độ hấp thụ của 2 lần bơmliên tiếp của cùng một dịch chuẩn phải nhỏ hơn 0,5%.

5.4.2 Ðộ thu hồi (R) Ðộ thu hồi được xác định bằng cách sử dụng 5 mẫu đã cho vào một lượng dung dịch thuỷ ngân chuẩn biết chính xác nồng độ. Ðộ thu hồi tính được phải nằm trong khoảng từ 85% đến 115%, độ thu hồi trung bình phải lớn hơn 90%.

6 Tính kết quả

Hàmlượng thuỷ ngân trong mẫu thử thuỷ sản được tính theo công thức sau:

CHg = 10-3 x –

Trong đó:

– CHg là hàmlượng thuỷ ngân có trong mẫu thử (m g/g);

– mHg là hàmlượng thuỷ ngân có trong dung dịch mẫu tính được theo đường chuẩn (m g/l);

– V là thể tích dung dịch dùng để hoà tan mẫu thử (ml);

· Mlà khối lượng của mẫu thử (g)

 

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN 160:2000 VỀ HÀM LƯỢNG THỦY NGÂN TRONG THỦY SẢN – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ DO BỘ THUỶ SẢN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 28TCN160:2000 Ngày hiệu lực 28/07/2000
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 28/07/2000
Cơ quan ban hành Bộ Thủy sản
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản