TIÊU CHUẨN NGÀNH TCN68-202:2001 NGÀY 21/12/2001 VỀ ĐIỆN THOẠI VÔ TUYẾN MF VÀ HF – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN BAN HÀNH
MF AND HF RADIO TELEPHONE
TECHNICAL REQUIREMENTS
MỤC LỤC
* LỜI NÓI ĐẦU
1. Phạm vi
2. Định nghĩa, chữ viết tắt và ký hiệu
2.1. Định nghĩa
2.2. Chữ viết tắt
2.3. Ký hiệu
3. Yêu cầu chung
3.1. Cấu trúc
3.2. Điều khiển và chỉ thị
3.3. Nhãn
3.4. Cảnh báo an toàn
3.5. Các loại phát xạ
3.6. Băng tần
3.7. Thời gian sấy
3.8. Chỉ dẫn
4. Điều kiện đo kiểm
4.1. Yêu cầu chung
4.2. Nguồn đo kiểm
4.3. Điều kiện đo kiểm bình thường
4.4. Điều kiện đo kiểm tới hạn
4.5. Anten giả
4.6. Tín hiệu đo kiểm chuẩn
4.7. Sai số đo kiểm
5. Thử môi trường
5.1. Giới thiệu
5.2. Thủ tục
5.3. Kiểm tra chất lượng
5.4. Thử rung
5.5. Thử nhiệt độ
5.6. Thử ăn mòn
5.7. Thử mưa
6. Máy phát
6.1. Yêu cầu chung
6.2. Sai số tần số
6.3. Hài xuyên điều chế và công suất
6.4. Điều chế tần số không mong muốn
6.5. Độ nhạy của microphone
6.6. Độ nhạy đầu vào đường 600 W đối với thoại SSB
6.7. Điều khiển mức tự động và/hoặc bộ hạn chế đối với thoại SSB
6.8. Đáp ứng âm tần của thoại SSB
6.9. Công suất phát xạ ngoài băng của thoại SSB
6.10. Công suất phát xạ tạp dẫn của thoại SSB
6.11. Công suất tạp âm và ồn dư của thoại
6.12. Điều chế tần số dư trong DSC
6.13. Triệt sóng mang
6.14. Hoạt động thoại liên tục
6.15. Bảo vệ máy phát
6.16. Yêu cầu tín hiệu cảnh báo điện thoại vô tuyến
7. Máy thu
7.1. Công suất ra của máy thu
7.2. Sai số tần số
7.3. Điều chế tần số không mong muốn
7.4. Băng thông
7.5. Độ nhạy khả dụng cực đại
7.6. Độ chọn lọc kênh lân cận
7.7. Nghẹt
7.8. Điều chế chéo
7.9. Xuyên điều chế
7.10. Trộn lẫn nhau
7.11. Tỷ số triệt đáp ứng tạp
7.12. Phần hài ở đầu ra
7.13. Xuyên điều chế âm tần
7.14. Phát xạ giả
7.15. Tín hiệu tạp nội
7.16. Hiệu quả AGC
7.17. Hằng số thời gian AGC (thời gian tác động và phục hồi)
7.18. Bảo vệ mạch vào
* TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn TCN 68 – 202: 2001 “Điện thoại vô tuyến MF và HF – Yêu cầu kỹ thuật” được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ETS 300 373 của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).
Tiêu chuẩn TCN 68 – 202: 2001 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn. Nhóm biên soạn do kỹ sư Nguyễn Minh Thoan chủ trì với sự tham gia tích cực của các kỹ sư Dương Quang Thạch, Phan Ngọc Quang, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Trụ, Vũ Hoàng Hiếu, Phạm Bảo Sơn, các cán bộ nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện và một số cán bộ kỹ thuật khác trong Ngành.
Tiêu chuẩn TCN 68 – 202: 2001 do Vụ Khoa học Công nghệ – Hợp tác Quốc tế đề nghị và được ban hành kèm theo Quyết định số 1059/2001/QĐ-TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
Tiêu chuẩn TCN 68 – 202: 2001 được ban hành kèm theo bản dịch tiếng Anh tương đương không chính thức. Trong trường hợp có tranh chấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.
ĐIỆN THOẠI VÔ TUYẾN MF VÀ HF
YÊU CẦU KỸ THUẬT
(Được ban hành kèm theo Quyết định số 1059/2001/QĐ-TCBĐ ngày 21/12/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu thiết yếu về máy thu, phát vô tuyến dùng cho tàu thuyền ở băng sóng trung (MF) hoặc cả hai băng sóng trung và sóng ngắn được phân bổ theo các quy định về vô tuyến của ITU [1] cho nghiệp vụ lưu động hàng hải (MMS).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị:
– Điều chế đơn biên (SSB) để phát và thu thoại (J3F).
– Khóa dịch tần (FSK) hoặc điều chế SSB khoá sóng mang phụ để thu và phát tín hiệu gọi chọn số (DSC) phù hợp với khuyến nghị ITU-R 493-5 [5].
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho thiết bị vô tuyến không có bộ mã và giải mã DSC nhưng có giao diện với chúng.
Tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc chứng nhận hợp chuẩn Điện thoại vô tuyến MF và HF thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).
2. Định nghĩa, chữ viết tắt và ký hiệu
2.1 Định nghĩa
– Tần số ấn định: Trung tâm băng tần ấn định cho trạm.
– Tần số mang: Tần số mà máy phát hay máy thu được chỉnh tới.
2.2 Chữ viết tắt
DSC: Gọi chọn số
emf: Sức điện động
FSK: Khoá dịch tần
MMS: Nghiệp vụ lưu động hàng hải
NBDP: Điện báo in trực tiếp băng hẹp
RMS: Căn trung bình bình phương
SNR: Tỉ số tín hiệu trên tạp âm
SSB: Đơn biên
USB: Biên trên
2.3 Ký hiệu
F1B – Điều tần, đơn kênh chứa thông tin số không dùng điều chế sóng mang phụ, điện báo để thu tự động.
H3E – SSB, cả sóng mang, đơn kênh chứa thông tin tương tự, điện thoại.
J2B – SSB, triệt sóng mang, đơn kênh chứa thông tin số với điều chế sóng mang phụ, điện báo thu tự động.
J3E – SSB, triệt sóng mang, đơn kênh chứa thông tin tương tự, điện thoại.
3.1 Cấu trúc
– Thiết kế điện, cơ của thiết bị phải phù hợp với hoạt động trên tàu thuyền.
– Để bảo vệ hỏng hóc gây ra do điện áp tĩnh ở đầu vào máy thu, phải có một đường dẫn điện một chiều từ đầu anten xuống giá máy với trở kháng không lớn hơn 100 k W.
– Giao diện âm tần có đầu vào và ra sau:
* Máy phát:
– Thoại SSB: đầu vào tiếng không cần nối đất 600 W, đầu vào microphone.
– DSC có giao diện tương tự: đầu vào tiếng không cần nối đất 600 W.
– DSC có giao diện số: đầu vào NMEA 0183 loại 2.00 [6]
* Máy thu:
– Thoại SSB: đầu ra tiếng không cần nối đất 600 W, đầu ra tai nghe, đầu ra loa.
– DSC có giao diện tương tự: đầu ra tiếng không cần nối đất 600 W.
– DSC có giao diện số: đầu ra NMEA 0183 loại 2,00
* Điều khiển:
– Giao diện điều khiển phải phù hợp với NMEA 0183 loại 2.00 [6].
Các giao diện khác có thể được cung cấp, nhưng không được làm giảm chỉ tiêu của thiết bị.
– Máy phát được nối với thiết bị phối hợp anten thích hợp có thể được kích hoạt tự động hoặc bằng bảng điều khiển.
3.2 Điều khiển và chỉ thị
– Với máy phát, để chuyển từ loại phát xạ này sang loại phát xạ khác chỉ cần thực hiện một thao tác điều khiển.
– Thiết bị có thể chuyển từ tần số này sang tần số khác trong thời gian không quá: 15 giây.
– Loa ngoài của thiết bị được tắt khi sử dụng tai nghe hoặc ống điện thoại. Loa ngoài tự động tắt khi hoạt động ở chế độ song công.
– Chỉ thị tần số và loại phát xạ:
+ Tần số điện thoại vô tuyến (J3E và H3E) là tần số sóng mang mà được ghi rõ trên thiết bị.
+ Tần số DSC (F1B và J2B) là tần số ấn định phải được ghi rõ trên thiết bị.
– Thiết bị không phát khi đang thao tác chuyển kênh. Thao tác chuyển kênh phát/thu không được tạo ra phát xạ không mong muốn.
– Mọi điều chỉnh và điều khiển để chuyển mạch máy phát và máy thu trên các kênh an toàn và cứu nạn phải được ghi rõ ràng và dễ dàng thao tác.
– Ở chế độ hoạt động đơn công 1 hoặc 2 tần số, việc chuyển từ thu sang phát và ngược lại phải được kết hợp trong một nút điều khiển.
– Thiết bị phải được thiết kế để việc điều khiển sai không được làm hỏng thiết bị hoặc tổn thương người sử dụng.
– Nếu có nhiều bảng điều khiển thì các bảng này phải có mức ưu tiên điều khiển khác nhau và được ghi rõ.
– Máy thu thoại phải được trang bị nút điều khiển hệ số khuếch đại âm tần bằng tay và mạch AGC của trung tần và/hoặc cao tần có khả năng làm việc với loại phát xạ được qui định trong mục (3.5) và dải tần số được qui định trong mục (3.6).
– Chỉ thị đầu ra: máy phát có một bộ chỉ thị công suất ra và/hoặc dòng ra của anten.
3.3 Nhãn
– Mọi nút điều khiển, dụng cụ, bộ chỉ thị, đầu cuối và nguồn cung cấp phải được ghi nhãn rõ ràng.
– Các tần số cứu nạn trong bảng 1 có thể áp dụng cho thiết bị, phải được ghi rõ ràng trên mặt trước máy hoặc trên nhãn chỉ dẫn cấp kèm theo thiết bị.
Bảng 1: Tần số cứu nạn
DSC (kHz) |
Thoại (kHz) |
Telex (kHz) |
2.187,5 |
2.182 |
2.147,5 |
4.207,5 |
4.125 |
4.177,5 |
6.312 |
6.215 |
6.268 |
8.414,5 |
8.291 |
8.376,5 |
12.577 |
12.290 |
12.520 |
16.804,5 |
16.420 |
16.695 |
Ghi chú: Các tần số Telex và DSC là tần số ấn định còn tần số thoại là tần số sóng mang.
3.4 Cảnh báo an toàn
– Bảo vệ thiết bị đối với thay đổi điện áp tức thời, đảo cực nguồn nuôi và ảnh hưởng của hiện tượng quá áp.
– Nối đất các phần kim loại của máy nhưng không được làm chập nguồn cấp điện.
– Phần có điện áp lớn hơn 50 V phải có vỏ bảo vệ tránh trường hợp ngẫu nhiên chạm phải và tự động ngắt nguồn khi tháo vỏ bảo vệ.
– Thông tin trong thiết bị nhớ có khả năng lập trình của người sử dụng phải được bảo vệ trong thời gian ngắt nguồn nuôi tối thiểu là 10 giờ.
3.5 Các loại phát xạ
Thiết bị thu và/hoặc phát tín hiệu dùng các loại bức xạ sau:
J3E – Thoại SSB, với nén sóng mang thấp hơn công suất đường bao đỉnh ít nhất: 40dB
H3E – Thoại SSB trên sóng mang toàn phần, ở tần số 2182 kHz với mức công suất sóng mang thấp hơn công suất đường bao đỉnh 4,5 dB – 6 dB.
F1B – FSK phù hợp cho DSC với dịch tần ± 85 Hz. Loại điều chế khác J2B có thể được dùng với sóng mang phụ 1700 Hz. Trong trường hợp này thiết bị được điều chỉnh tới tần số mang thấp hơn tần số ấn định 1700 Hz.
Máy thu cũng có thể thu được các loại phát xạ khác.
3.6 Băng tần
Thiết bị hoạt động chỉ ở băng MF hoặc cả MF/HF:
– Băng MF: 1605 kHz đến 4000 kHz
– Băng HF: 4 MHz đến 27,5 MHz
3.7 Thời gian sấy
– Thiết bị, loại không có bộ nung, thời gian sấy là: 1 phút
– Nếu thiết bị có bộ phận nung, thì thời gian này là: 30 phút
– Mạch điện nung được cấp nguồn riêng và không bị ngắt khi cắt nguồn cung cấp cho thiết bị.
3.8 Chỉ dẫn
Thiết bị phải được cung cấp đầy đủ chỉ dẫn bảo trì và khai thác.
4.1 Yêu cầu chung
Tất cả các phép đo được thực hiện ở điều kiện đo kiểm bình thường và khi có yêu cầu được thực hiện ở điều kiện tới hạn.
Khi chuẩn bị mẫu báo cáo đo kiểm cho thiết bị, điểm đo điện áp DC phải được chỉ rõ (xem 4.2).
4.2 Nguồn đo kiểm
Nguồn đo kiểm có khả năng tạo điện áp đo kiểm bình thường và tới hạn (4.3.2 và 4.4.2). Điện áp đo tại đầu vào của thiết bị.
Trong thời gian đo kiểm phải giữ cho điện áp đo kiểm nằm trong khoảng ± 3% điện áp lúc bắt đầu đo kiểm.
4.3 Điều kiện đo kiểm bình thường
4.3.1 Nhiệt độ và độ ẩm
– Nhiệt độ: + 150C ¸ +350C
– Độ ẩm tương đối: 20% ¸ 75%
4.3.2 Nguồn đo kiểm
4.3.2.1 Điện lưới
– Điện áp lưới ứng với điện áp mà thiết bị được thiết kế
– Tần số điện lưới: 50 Hz ± 1 Hz
4.3.2.2 Nguồn ắc qui (thứ cấp)
Khi thiết bị được thiết kế để làm việc với ắc qui, điện áp đo thử thông thường phải là điện áp danh định của ắc qui (12V, 14V…)
4.3.2.3 Các nguồn khác
Khi làm việc với các nguồn khác, điện áp đo kiểm bình thường phải giống như điện áp do nhà chế tạo đưa ra.
4.4 Điều kiện đo kiểm tới hạn
4.4.1 Nhiệt độ đo kiểm tới hạn
– Đối với thiết bị đặt dưới boong tàu: – 150C ¸ +550C
– Đối với thiết bị đặt trên boong tàu: – 250C ¸ +550C
4.4.2 Nguồn đo kiểm
4.4.2.1 Điện lưới
– Điện áp danh định lưới ± 10%
– Tần số điện lưới: 50 Hz ± 1 Hz
4.4.2.2 Nguồn ắc qui
Điện áp đo kiểm tới hạn bằng 0,9 và 1,3 giá trị điện áp danh định của ắc qui (12 V, 24 V…).
4.4.2.3 Các nguồn khác
Điện áp đo kiểm tới hạn được cho bởi nhà sản xuất thiết bị.
4.5 Anten giả
4.5.1 Đối với máy phát
– Băng tần 1605 kHz – 4000 kHz:
Anten giả gồm điện trở 10 W nối tiếp với tụ 250 pF.
– Băng tần 4 MHz – 27,5 MHz:
Anten giả là một điện trở 50 W.
4.5.2 Đối với máy thu
Anten giả là một điện trở 50 W, trừ trường hợp nếu nhà sản xuất yêu cầu dùng anten tạo bởi điện trở 10 W nối tiếp với tụ 250 pF cho băng tần 1605 – 4000 kHz.
4.6 Tín hiệu đo kiểm chuẩn
4.6.1 Tín hiệu đo kiểm cấp tới đầu vào máy thu
4.6.1.1 Nguồn
Nguồn tín hiệu đo kiểm đấu qua một mạng có trở kháng về phía đầu vào máy thu bằng trở kháng của anten giả (4.5.2).
Điều kiện trên phải được đảm bảo cả khi có nhiều tín hiệu đo kiểm được dùng.
4.6.1.2 Mức
Mức của tín hiệu đo kiểm được tính bằng emf, đo tại đầu vào của máy thu.
4.6.2 Tín hiệu đo kiểm bình thường
Nếu không có chỉ định nào khác, tín hiệu đo kiểm dùng cho máy thu như sau:
4.6.2.1 Loại phát xạ J3E
Tín hiệu không điều chế có tần số cao hơn tần số mang của máy thu 1000 Hz (± 0,1 Hz).
4.6.2.2 Loại phát xạ H3E (chỉ có tần số 2182 kHz)
Tín hiệu song biên, tần số điều chế 1000 Hz, độ sâu điều chế 30%.
4.6.2.3 Loại phát xạ F1B
DSC với giao diện tương tự – tín hiệu không điều chế, tần số ấn định.
DSC với giao diện số – tín hiệu tần số ấn định, điều chế phù hợp.
Tín hiệu dịch tần +/-85 Hz dịch ở 100 Bd với mẫu bit giả ngẫu nhiên.
4.6.3 Chọn tần số đo kiểm
Nếu không có chỉ định khác, phép đo được thực hiện ở tần số cứu nạn và một tần số khác trong băng tần hoạt động của thiết bị.
Các phép đo dùng loại phát xạ H3E chỉ thực hiện ở tần số 2182 kHz.
4.7 Sai số đo kiểm
Sai số đo tuyệt đối lớn nhất
Thông số |
Giá trị sai số đo cực đại |
Tần số RF |
± 1×10-8 |
Công suất RF |
± 1,5 dB |
Phát xạ tạp dẫn của máy phát |
± 4 dB |
Công suất ra âm tần |
± 0,5 dB |
Độ nhạy thu |
± 3 dB |
Phát xạ tạp dẫn của máy thu |
± 3 dB |
Đo hai tín hiệu |
± 4 dB |
Đo ba tín hiệu |
± 3 dB |
5.1 Giới thiệu
Thiết bị phải có khả năng làm việc ở tất cả các điều kiện khác nhau của biển, rung, độ ẩm và sự thay đổi nhiệt độ của tàu, nơi thiết bị được lắp đặt.
Ghi chú: Phân loại điều kiện môi trường có thể tìm thấy ở ETS 300 019.
5.2 Thủ tục
Thử môi trường được thực hiện trước tất cả các đo kiểm khác. Nếu không có chỉ định khác, thiết bị được nối tới nguồn điện trong suốt thời gian đo kiểm. Tất cả các phép đo kiểm này đều dùng điện áp đo kiểm bình thường.
Trong thời gian thử môi trường, công suất ra của máy phát có thể giảm đi 6 dB, nhưng vẫn phải lớn hơn 60 W.
5.3 Kiểm tra chất lượng
Ở đây từ “kiểm tra chất lượng” được sử dụng để chỉ các phép đo và những giới hạn yêu cầu sau:
* Đối với máy phát:
– Sai số tần số
Máy phát nối với anten giả (4.5), chỉnh ở tần số 2182 kHz và làm việc ở chế độ H3E. Tần số máy phát là: 2182 kHz ± 10 Hz.
– Công suất ra
Máy phát nối với anten giả (4.5), chỉnh ở tần số 2182 kHz và làm việc ở chế độ H3E. Khi không có điều chế, công suất sóng mang nằm trong khoảng: 15 W ¸ 100 W .
* Đối với máy thu
– Độ nhạy khả dụng cực đại
Máy thu hoạt động với AGC và chỉnh ở tần số 2182 kHz làm việc ở chế độ H3E và sử dụng tín hiệu đo kiểm như qui định ở mục (4.6.2.2). Điều chỉnh mức tín hiệu vào đến khi tỷ số SINAD tại đầu ra của máy thu đạt 20 dB và công suất ra đạt mức tiêu chuẩn (7.11). Mức tín hiệu vào phải nhỏ hơn: + 36 dBmV.
5.4 Thử rung
5.4.1 Phương pháp đo
Thiết bị cùng với bộ giảm sóc được bắt chặt vào bàn rung. Rung hình sin theo phương thẳng đứng ở những tần số giữa:
– 5 Hz và 12,5 Hz với biên độ: ± 1,6 mm ± 10%;
– 12,5 Hz và 25 Hz với biên độ: ± 0,38 mm ± 10%;
– 25 Hz và 50 Hz với biên độ: ± 0,10 mm ± 10%;
Trong khi thử rung, phải tiến hành tìm cộng hưởng. Nếu có cộng hưởng của bất kỳ phần nào của bất kỳ bộ phận nào, thiết bị phải chịu thử độ bền rung ở mỗi tần số cộng hưởng trong thời gian ít nhất là 2 giờ với mức rung như trên.
Trong thời gian thử độ rung các phép đo kiểm (6.4 và 7.3) được thực hiện.
5.4.2 Yêu cầu
Các yêu cầu ở điều kiện tới hạn (5.3) phải được thỏa mãn. Không có biến dạng nào của thiết bị được thấy bằng mắt thường.
5.5 Thử nhiệt độ
5.5.1 Yêu cầu chung
Tốc độ tăng, giảm nhiệt độ phòng chứa thiết bị lớn nhất là: 10C/phút.
5.5.2 Nung khô
5.5.2.1 Thiết bị lắp đặt bên trong
5.5.2.1.1 Phương pháp đo
Thiết bị đặt trong buồng đo và sau đó tăng nhiệt độ đến + 550C (± 30C) trong thời gian 10 giờ.
Sau khoảng thời gian trên, bật các thiết bị điều khiển khí hậu của thiết bị nếu có. Sau 30 phút cho thiết bị hoạt động liên tục trong thời gian 2 giờ: trong khoảng thời gian này thực hiện kiểm tra chất lượng của thiết bị.
Kết thúc kiểm tra chất lượng, thiết bị được đặt/duy trì tại nhiệt độ và độ ẩm chuẩn của phòng trong thời gian ít nhất là 3 giờ trước phép đo tiếp theo.
5.5.2.1.2 Yêu cầu
Thỏa mãn các điều kiện yêu cầu ở mục 5.3 ở điều kiện tới hạn.
5.5.2.2 Thiết bị lắp đặt bên ngoài
5.5.2.2.1 Phương pháp đo
Thiết bị đặt trong buồng đo, sau đó tăng nhiệt độ và giữ ở +700C (± 30C) ít nhất là 10 giờ.
Sau thời gian trên, bật thiết bị điều khiển khí hậu của thiết bị nếu có và làm lạnh buồng đo xuống đến + 550C (± 30C). Việc làm lạnh thực hiện trong 30 phút.
Sau đó thiết bị được khởi động và cho làm việc liên tục trong hai giờ, đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng.
Kết thúc kiểm tra chất lượng, thiết bị được đặt/duy trì tại nhiệt độ và độ ẩm chuẩn của phòng trong thời gian ít nhất là 3 giờ trước phép đo tiếp theo.
5.5.2.2.2 Yêu cầu
Thỏa mãn các yêu cầu ở mục 5.3 ở điều kiện tới hạn.
5.5.3 Nung ẩm
5.5.3.1 Phương pháp đo
Thiết bị đặt trong buồng đo và sau đó tăng nhiệt độ đến + 400C (± 30C), trong thời gian này, tạo ra độ ẩm tương đối là 93% (± 2%) và duy trì điều kiện trong thời gian ít nhất là 10 giờ.
Sau đó bật thiết bị điều khiển khí hậu và cho máy hoạt động liên tục trong 2 giờ đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng.
Kết thúc kiểm tra chất lượng, thiết bị được đặt/duy trì tại nhiệt độ và độ ẩm chuẩn của phòng trong thời gian ít nhất là 3 giờ trước phép đo tiếp theo.
5.5.3.2 Yêu cầu
Thỏa mãn các yêu cầu ở mục 5.3 ở điều kiện tới hạn.
5.5.4 Chu trình nhiệt thấp
5.5.4.1 Thiết bị lắp đặt bên trong
5.5.4.1.1 Phương pháp đo
Thiết bị đặt trong buồng đo và giảm nhiệt độ tới -150C (± 30C) và giữ trong thời gian 10 giờ.
Bật thiết bị điều khiển khí hậu và cho máy hoạt động liên tục trong khoảng thời gian lớn nhất là 30 phút, đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng.
Kết thúc kiểm tra chất lượng, thiết bị được đặt/duy trì tại nhiệt độ và độ ẩm chuẩn của phòng trong thời gian ít nhất là 3 giờ trước phép đo tiếp theo.
5.5.4.1.2 Yêu cầu
Thỏa mãn các yêu cầu ở mục 5.3 ở điều kiện tới hạn.
5.5.4.2 Thiết bị lắp đặt bên ngoài
5.5.4.2.1 Phương pháp đo
Thiết bị đặt trong buồng đo và giảm nhiệt độ tới -300C (± 30C) và duy trì trong khoảng thời gian ít nhất là 10 giờ.
Bật thiết bị điều hoà khí hậu và hâm nóng buồng đo lên đến nhiệt độ -200C (± 30C). Việc hâm nóng thực hiện trong vòng 30 phút.
Duy trì ở nhiệt độ -200C (± 30C) trong khoảng thời gian 1 giờ 30 phút và liên tục kiểm tra chất lượng trong 30 phút cuối.
Kết thúc kiểm tra chất lượng, thiết bị được đặt/duy trì tại nhiệt độ và độ ẩm chuẩn của phòng trong thời gian ít nhất là 3 giờ trước phép đo tiếp theo.
5.5.4.2.2 Yêu cầu
Thỏa mãn các yêu cầu ở mục 5.3 ở điều kiện tới hạn.
5.6 Thử ăn mòn
5.6.1 Yêu cầu chung
Phép thử này không phải thực hiện nếu có đủ chứng cứ đảm bảo rằng các yêu cầu tương ứng của mục này được thỏa mãn.
5.6.2 Phương pháp đo
Thiết bị đặt trong buồng đo có máy phun sương mù. Dung dịch muối dùng để phun gồm:
– Natri Clorua: |
26,50g ± 10% |
– Magiê Clorua: |
2,50g ± 10% |
– Magiê Sunphát: |
3,50g ± 10% |
– Canxi Clorua: |
1,10g ± 10% |
– Kali Clorua: |
0,73g ± 10% |
– Natri Cácbônat: |
0,20g ± 10% |
– Natri Brômua |
0,28g ± 10% |
– Cộng với nước cất thành 1 lít dung dịch |
|
Nồng độ dung dịch muối có tỷ trọng: 5% (± 1%).
Giá trị PH của dung dịch từ 6,5 ¸ 7,2 ở nhiệt độ 200C (± 20C).
Phun dung dịch muối liên tục trong khoảng 1 giờ lên toàn bộ bề mặt thiết bị.
Phun thực hiện 4 lần và lưu giữ trong 7 ngày ở nhiệt độ 400C (± 20C) với độ ẩm tương đối 90% – 95%.
Sau đó thiết bị được tiến hành kiểm tra chất lượng.
5.6.3 Yêu cầu
Các bộ phận kim loại không bị ăn mòn, các bộ phận khác không bị hư hỏng, không có biểu hiện lọt hơi nước vào thiết bị.
Thỏa mãn các yêu cầu ở mục 5.3 ở điều kiện thường.
5.7 Thử mưa
5.7.1 Yêu cầu chung
Phép thử mưa chỉ thực hiện với các thiết bị lắp đặt trên boong tàu.
5.7.2 Phương pháp đo
Thiết bị đặt trong buồng đo thích hợp.
Thử mưa được thực hiện nhờ máy phun nước với các điều kiện sau:
– Đường kính trong các vòi phun: |
12,5 mm |
– Tốc độ dòng: |
100 l /phút (±5%) |
– Áp suất nước ở vòi: |
100 kPa (1bar) |
– Thời gian thử: |
30 phút |
– Khoảng cách từ vòi đến bề mặt thiết bị: |
3 m |
Sau khi thử mưa, thiết bị được kiểm tra chất lượng.
5.7.3 Yêu cầu
Thỏa mãn các yêu cầu ở điều kiện thường (mục 5.3).
6.1 Yêu cầu chung
6.1.1 Giảm công suất phát
– Thiết bị có khả năng tự động đặt công suất ra tùy thuộc vào băng tần và chế độ làm việc được nhà sản xuất đưa ra.
– Nếu máy phát có khả năng phát công suất lớn hơn 400 W phải có biện pháp để tự động hạn chế công suất ra ở mức 400 W hay nhỏ hơn, khi làm việc ở băng MF.
– Nếu công suất ra hiệu dụng của máy phát lớn hơn 150 W, phải có biện pháp để giảm công suất ra tới 60 W hay nhỏ hơn, ngoại trừ các tần số cứu nạn công suất ra ít nhất là 60 W.
6.1.2 Loại phát xạ
– Máy phát chỉ có tín hiệu USB, hoặc USB và FSK tương ứng mục 3.5.
6.1.3 Loại bức xạ ở tần số cứu nạn 2182 kHz
– Loại phát xạ H3E tự động được chọn trước.
– Tiếp theo có thể chuyển sang loại phát xạ J3E.
6.1.4 Bộ tạo tín hiệu cảnh báo điện thoại vô tuyến
– Máy phát với bộ tạo tín hiệu cảnh báo điện thoại vô tuyến thỏa mãn yêu cầu 6.15 được cung cấp phương tiện giám sát việc phát tín hiệu cảnh báo.
– Cung cấp phương tiện để khi kiểm tra bộ tạo tín hiệu cảnh báo, không phát tín hiệu đi.
– Phải phát tín hiệu cảnh báo trên bất kỳ tần số nào được cung cấp.
6.1.5 Số tần số hoạt động tối thiểu
– Máy phát hoạt động ở 1605 đến 4000 kHz: có thể hoạt động thoại ở tần số 2182 kHz và DSC ở tần số 2187,5 kHz và ít nhất bảy tần số khác trong băng này.
– Máy phát hoạt động trong khoảng 1605 đến 27500 kHz: có thể hoạt động trên mọi tần số trong các băng tần được phân bổ trong thể lệ vô tuyến cho MSS [1].
6.2 Sai số tần số
6.2.1 Định nghĩa
Sai số tần số máy phát là:
a) Đối với điện thoại đơn biên SSB:
– Chênh lệch giữa tần số đo được và tần số danh định của một kênh thoại cụ thể, nhỏ hơn: 1000 Hz.
b) Với DSC có giao diện tương tự (analog):
– Chênh lệch giữa tần số ấn định và tần số đo được.
c) Với DSC có giao diện số (digital):
– Chênh lệch giữa tần số trạng thái -Y đo được và tần số ấn định danh định -85 Hz và sự chênh lệch giữa tần số trạng thái -B đo được và tần số ấn định danh định +85 Hz.
6.2.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (4.5).
Phép đo thực hiện ở điều kiện bình thường (4.3) và điều kiện tới hạn (4.4.1 và 4.4.2).
a) Thoại SSB
– Máy phát được điều chế với tín hiệu 1000 Hz ± 0,1 Hz. Tần số máy phát bằng tần số đo được trừ đi 1000 Hz.
b) DSC với giao diện tương tự
– Máy phát được điều chế với tín hiệu 1700 Hz ± 0,1 Hz.
c) DSC với giao diện số
– Đầu vào số trước tiên được nối với số “0” và sau đó nối với số “1”.
6.2.3 Yêu cầu
Đối với mọi trường hợp, sai số tần số là: ± 10 Hz.
6.3 Hài xuyên điều chế và công suất ra
6.3.1 Định nghĩa
Công suất ra là giá trị công suất đường bao đỉnh của máy phát cấp cho anten giả ở chế độ SSB hoặc giá trị công suất trung bình ở chế độ DSC.
Phép đo sản phẩm xuyên điều chế hiển thị đặc trưng tuyến tính của các máy phát điều biên và được chỉ rõ trong Khuyến nghị 326-6 của ITU-R (phụ lục A).
6.3.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (4.5.1)
a) Thoại SSB
– Máy phát được điều chế với tín hiệu hai tone 1100 Hz và 1700 Hz cùng đưa tới đầu vào microphone.
Mức các tone điều chỉnh sao cho tạo công suất ra như nhau. Mức tín hiệu vào tiếp tục tăng cho đến khi công suất ra máy phát đạt giá trị biểu kiến ± 1,5 dB. Sau đó mức của tín hiệu vào tăng thêm 10 dB.
– Đo công suất đường bao đỉnh và sản phẩm xuyên điều chế.
– Mức tín hiệu vào giảm đi 20 dB và lặp lại phép đo.
– Phép đo được lặp lại với đầu vào đường dây âm tần 600 W.
b) DSC với giao diện tương tự
– Máy phát được điều chế bởi mẫu dấu chấm liên tục ở tải 600 W với mức lúc đầu là 0 dBm và sau đó là +10 dBm. Đo công suất trung bình, độ lệch công suất giữa tần số trạng thái Y và trạng thái B. Ghi phổ tần đầu ra.
c) DSC với giao diện số
– Máy phát được điều chế bởi mẫu dấu chấm liên tục ở tải 600 W với mức lúc đầu là 0 dBm và sau đó là +10 dBm. Đo công suất trung bình và độ lệch công suất giữa tần số trạng thái Y và trạng thái B. Ghi phổ tần đầu ra.
Phép đo được thực hiện ở điều kiện bình thường (4.3) và điều kiện tới hạn (4.4.1 và 4.4.2).
6.3.3 Yêu cầu
6.3.3.1 Công suất ra trong giải 1605 – 4000 kHz đối với tất cả các loại điều chế
Công suất đường bao đỉnh cực đại hay công suất trung bình cực đại, tùy trường hợp (6.3.1) là: giá trị nhà sản xuất công bố (lớn hơn 60W và nhỏ hơn hoặc bằng 400W) ± 1,5 dB.
6.3.3.2 Công suất ra trong giải 4 – 27,5 MHz đối với tất cả các loại điều chế
Công suất đường bao đỉnh cực đại hay công suất trung bình cực đại, tùy trường hợp (6.3.1) là: giá trị nhà sản xuất công bố (lớn hơn 60 W và nhỏ hơn 1500 W) ± 1,5 dB.
6.3.3.3 Hài xuyên điều chế đối với thoại SSB
Ở điều kiện đo kiểm bình thường, so với tone cao nhất trong 2 tone, hài xuyên điều chế không nhỏ hơn: 25 dB.
6.3.3.4 Chênh lệch công suất giữa tần số trạng thái -B và tần số -Y không quá: 2dB
6.3.3.5 Phổ đầu ra
Phổ đầu ra trên DSC khi phát mẫu dấu chấm phải nằm trong mặt nạ được xác định trong hình 1.
Hình 1: Giới hạn phổ đầu ra
6.4 Điều chế tần số không mong muốn
6.4.1 Định nghĩa
Là sự lệch tần số đầu ra máy phát khi nó bị rung trong một khoảng tần số và biên độ xác định.
6.4.2 Phương pháp đo
Máy phát cùng bộ giảm sóc (nếu có) bắt vào bàn rung và được nối với anten giả (4.5.1).
Máy phát được sấy theo (3.7) và làm việc ở chế độ J3E và được điều chế bởi tone âm tần 1000 Hz đối với thoại SSB và 1700 Hz đối với DSC.
Mức tín hiệu vào điều chỉnh sao cho công suất ra thấp hơn công suất đo được ở (6.3) là 3 dB.
Bàn được rung như trình bày ở (5.4) sự lệch tần số được đo bằng bộ giải điều chế FM chuẩn phù hợp hay bằng máy đo độ lệch tần số.
Phép đo được thực hiện ở tần số 2182 kHz nếu máy phát được thiết kế chỉ làm việc trong dải 1605 – 4000 kHz hay ở tần số trong băng 8 MHz nếu thiết bị được thiết kế làm việc ở tất cả các băng tần dành cho hàng hải 1605 – 27500 kHz.
6.4.3 Yêu cầu
Độ lệch tần số cực đại không vượt quá: ± 5 Hz
6.5 Độ nhạy của microphone
6.5.1 Định nghĩa
Khả năng máy phát sinh ra công suất ra đầy đủ và điều chế hoàn toàn khi một tín hiệu âm thanh tương ứng với mức tiếng bình thường đặt vào microphone.
6.5.2 Phương pháp đo
Tone âm thanh 1000 Hz và mức 94 dBA đưa vào microphone
6.5.3 Yêu cầu
Mức công suất ra nằm trong khoảng: -3 đến -9 dB so với công suất ra cực đại đo được ở (6.3).
6.6 Độ nhạy đầu vào đường 600 W đối với thoại SSB
6.6.1 Định nghĩa
Khả năng máy phát sinh công suất ra đầy đủ và điều chế hoàn toàn khi mức tín hiệu âm thanh bình thường đặt vào đầu vào đường 600 W.
6.6.2 Phương pháp đo
Tín hiệu tone âm tần 1000 Hz và mức -16 dBm đặt tới đầu vào đường 600 W.
6.6.3 Yêu cầu
Mức công suất ra nằm trong khoảng: -3 đến -9 dB so với công suất ra cực đại đo được ở mục (6.3).
6.7 Điều khiển mức tự động và/hoặc bộ hạn chế đối với thoại SSB
Máy phát được trang bị với bộ điều khiển mức tự động hay bộ hạn chế mức điều chế, hoặc cả hai phù hợp cho thoại SSB.
6.7.1 Phương pháp đo
Máy phát nối tới anten giả (4.5.1) và được điều chế trong khoảng 0 dB và -1dB so với công suất ra cực đại đo được theo (6.3).
Khi tín hiệu đo kiểm (gồm 4 tone âm tần: 700 Hz, 1100 Hz, 1700 Hz và 2500 Hz với mức như nhau) đưa tới đầu vào điều chế.
Mức của tín hiệu đo kiểm được thay đổi, đo điện áp đỉnh của tín hiệu vào và giá trị công suất đường bao đỉnh tương ứng.
Vẽ đồ thị tín hiệu đầu vào theo công suất đường bao đỉnh.
Ghi mức tín hiệu vào tương ứng -10 dB so với công suất ra biểu kiến. Phép đo được lặp lại dùng đầu vào đường âm tần 600 W.
6.7.2 Yêu cầu
Đồ thị phải nằm trong giới hạn chỉ ra trong hình 2.
Hình 2: Giới hạn
6.8 Đáp ứng âm tần của thoại SSB
6.8.1 Định nghĩa
Là sự biến đổi công suất ra như một hàm số của tần số âm tần điều chế
6.8.2 Phương pháp đo
Máy phát được nối với anten giả (4.5.1) và được điều chế bởi tín hiệu đo kiểm âm tần hình sin. Sau đó tần số của tín hiệu đo kiểm thay đổi giữa 100 Hz và 10 kHz.
Đo công suất ra máy phát bằng phương pháp chọn lọc (phân tích phổ).
Mức tín hiệu đo kiểm điều chỉnh sao cho công suất ra tại đỉnh của đặc tính đáp ứng thấp hơn công suất ra biểu kiến 10 dB.
Phép đo được lặp lại dùng đầu vào đường âm tần 600 W.
6.8.3 Yêu cầu
Đặc tính đáp ứng âm tần phải nằm giữa các đường giới hạn trong hình 3.
Hình 3 – Giới hạn đáp ứng âm tần của thoại SSB
6.9 Công suất phát xạ ngoài băng của thoại SSB
6.9.1 Định nghĩa
Là phát xạ ở tần số ngoài băng thông cần thiết do quá trình điều chế, không tính phát xạ tạp.
6.9.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (4.5.1).
Dùng tín hiệu điều chế để máy phát tạo ra công suất ra cực đại (6.3).
Tín hiệu điều chế gồm hai tone âm tần với độ giãn cách tần số giữa chúng sao cho các thành phần xuyên điều chế sinh ra ở tần số cách tần số sóng mang +1400 Hz ít nhất là 1500 Hz.
Phép đo được thực hiện dùng đầu vào microphone và đầu vào đường âm tần 600 W.
6.9.3 Yêu cầu
Công suất phát xạ ngoài băng đưa đến anten giả phải tuân theo các giới hạn cho trong bảng 2.
Bảng 2: Giới hạn phát xạ ngoài băng
Chênh lệch D(kHz) giữa tần số phát xạ ngoài băng và tần số trên sóng mang 1400 Hz |
Suy hao tối thiểu dưới công suất đường bao đỉnh cực đại |
1,5 < D ≤ 4,5 |
31 dB |
4,5 < D ≤ 7,5 |
38 dB |
7,5 < D ≤ 12 |
43 dB không vượt quá công suất 50 mW |
6.10 Công suất phát xạ tạp dẫn của thoại SSB
6.10.1 Định nghĩa
Là phát xạ ở tần số ngoài băng thông cần thiết, mức của nó có thể giảm mà không ảnh hưởng tới việc truyền thông tin tương ứng. Phát xạ tạp gồm phát xạ hài, phát xạ ký sinh, sản phẩm xuyên điều chế và biến đổi tần số, nhưng không phải phát xạ ngoài băng.
6.10.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với bộ suy hao công suất có trở kháng 50 W.
Đầu vào điều chế được kết cuối bằng trở kháng 600 W và máy phát đặt ở chế độ phát.
Phát xạ tạp được đo từ 9 kHz đến 2 GHz, trừ tần số bằng tần số ấn định ± 12 kHz.
6.10.3 Yêu cầu
Công suất phát xạ tạp đưa tới anten giả phải tuân theo bảng 3.
Bảng 3: Giới hạn phát xạ tạp dẫn
Dải tần |
Suy hao tối thiểu dưới công suất đường bao đỉnh ở chế độ phát (Tx) |
Công suất ở chế độ trực phát (Tx) |
9 kHz đến 2 GHz |
43 dB không quá công suất 50 mW |
2 nW |
> 2 GHz đến 4 GHz |
43 dB không quá công suất 50 mW |
20 nW |
6.11 Công suất tạp âm và ồn dư của thoại
6.11.1 Định nghĩa
Là công suất đưa đến anten giả khi ngừng tín hiệu vào điều chế
6.11.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (4.5.1) và được điều chế bởi tín hiệu đo kiểm hai tone để tạo công suất ra như (6.3).
Sau đó ngắt tín hiệu đo kiểm ở đầu vào bộ điều chế và đo công suất đầu ra máy phát ở băng tần giữa và tần số mang và tần số mang + 2700 Hz.
Ngắn mạch đầu vào của bộ điều chế và đo công suất ra máy phát một lần nữa.
Phép đo được lặp lại dùng đầu vào đường âm tần 600 W.
6.11.3 Yêu cầu
Công suất tạp âm và ồn dư toàn phần (trừ sóng mang) phải thấp hơn công suất đường bao đỉnh ít nhất là 40 dB.
6.12 Điều chế tần số dư trong DSC
6.12.1 Định nghĩa
Điều chế tần số dư của máy phát là tỷ số (dB) của tín hiệu giải điều chế B hay Y và mẫu dấu chấm giải điều chế.
6.12.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (4.5.1) và được điều chế bởi mẫu dấu chấm để tạo ra công suất ra cực đại (6.3).
Đầu ra máy phát đưa tới bộ giải điều chế FM phù hợp. Đầu ra của bộ giải điều chế nối tới bộ lọc băng thông thấp với tần số cắt 1 kHz và độ dốc 12 dB/octave. Điện áp một chiều được triệt bởi thiết bị kết hợp sao cho không ảnh hưởng tới kết quả đo.
Đo mức ra rms trong thời gian phát liên tục tín hiệu B hay Y và trong thời gian phát liên tục mẫu dấu chấm.
Tính tỉ số hai mức ra rms đo được từ bộ giải điều chế.
6.12.3 Yêu cầu
Điều chế tần số dư không lớn hơn: – 26 dB.
6.13 Triệt sóng mang
6.13.1 Định nghĩa
Tỷ số giữa công suất đường bao đỉnh và công suất ra của sóng mang
6.13.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (4.5.1) và được điều chế với tần số âm tần 1000 Hz để tạo công suất ra cực đại (6.3).
Triệt sóng mang được đo ở cả chế độ J3E và H3E.
Phép đo được thực hiện ở điều kiện bình thường (4.3) và điều kiện tới hạn (4.4.1 và 4.4.2).
6.13.3 Yêu cầu
– Với J3E, triệt sóng mang ít nhất là: 40 dB
– Với H3E, triệt sóng mang trong khoảng: 4,5 ¸ 6 dB.
6.14 Hoạt động thoại liên tục
6.14.1 Định nghĩa
Khả năng tạo công suất ra biểu kiến không ngừng trong một khoảng thời gian xác định.
6.14.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (4.5.1) và được điều chế bởi tín hiệu đo kiểm hai tone (6.3.2) để tạo công suất ra cực đại (6.3).
Đo kiểm thực hiện ở tần số 2182 kHz, chế độ J3E đối với máy phát hoạt động giữa 1,6 MHz và 4 MHz.
Các máy phát khác đo kiểm ở tần số trong băng 8 MHz.
Phép đo được thực hiện ở điều kiện bình thường (4.3) và điều kiện tới hạn (4.4.1 và 4.4.2).
6.14.3 Yêu cầu
Sự thay đổi công suất ra so với công suất ra biểu kiến không quá: ± 1,5 dB. Không được vượt quá các giới hạn (6.3.3).
6.15 Bảo vệ máy phát
6.15.1 Định nghĩa
Máy phát được bảo vệ tránh hư hỏng do anten phát gây ra.
6.15.2 Phương pháp đo
Đồng thời hai tín hiệu điều chế cùng một mức được đưa vào máy phát để tạo công suất ra biểu kiến. Trong lúc này các đầu cuối anten được ngắn mạch và sau đó là hở mạch, thời gian ngắn mạch và thời gian hở mạch khoảng 5 phút. Phép kiểm tra chỉ thực hiện ở một tần số.
6.15.3 Yêu cầu
Phép kiểm tra này không gây hư hại cho máy phát và sau khi kiểm tra máy hoạt động bình thường ở mọi chế độ.
6.16 Yêu cầu tín hiệu cảnh báo điện thoại vô tuyến
6.16.1 Tần số và thời khoảng tone
6.16.1.1 Định nghĩa
Tín hiệu cảnh báo điện thoại vô tuyến gồm hai tone hình sin 2200 Hz và 1300 Hz phát luân phiên.
6.16.1.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (4.5.1) và chọn tần số 2182 kHz. Tín hiệu cảnh báo hoạt động và đo nó bằng máy thu thích hợp nối tới máy hiện sóng.
6.16.1.3 Yêu cầu
– Tần số của mỗi tone được phép sai số: ± 1,5%
– Thời khoảng của mỗi tone: 250 ms ± 50 ms
– Khoảng cách giữa hai tone không lớn hơn: 50 ms
6.16.2 Thời khoảng tín hiệu cảnh báo
6.16.2.1 Định nghĩa
Sau khi kích hoạt, máy phát tự động tạo các tone trong khoảng thời gian nhất định nếu không có thao tác ngừng bằng tay.
Sau khi ngừng bằng tay, máy phát có khả năng ngay lập tức tạo các tone.
6.16.2.2 Phương pháp đo
Máy phát nối tới anten giả (4.5.1) và chọn tần số 2182 kHz. Tín hiệu cảnh báo được tạo ra và đo thời khoảng của nó bằng đồng hồ bấm giây trong bộ giám sát.
6.16.2.3 Yêu cầu
Sau khi kích hoạt, máy phát tạo các tone trong khoảng thời gian: 30 s ¸ 60 s.
6.16.3 Độ sâu điều chế
6.16.3.1 Định nghĩa
Để cho máy thu có phản ứng với việc phát tín hiệu cảnh báo, nó phải được điều chế với độ sâu điều chế tối thiểu.
6.16.3.2 Phương pháp đo
Máy phát nối với anten giả (4.5.1) và chọn tần số 2182 kHz. Tín hiệu cảnh báo hoạt động, độ sâu điều chế đo bằng máy phân tích điều chế thích hợp.
6.16.3.3 Yêu cầu
– Độ sâu điều chế giữa: 70% và 100%.
– Biến thiên giữa hai tone nhỏ hơn: 1,2/1.
7.1 Công suất ra của máy thu
7.1.1 Công suất ra chuẩn
a) 1 mW cho tai nghe
b) 500 mW cho loa
c) 0 dB ở đầu ra đường âm tần 600 W.
7.1.2 Công suất ra biểu kiến ít nhất là: 2 W
Tổng méo hài ứng với công suất ra biểu kiến phải thỏa mãn yêu cầu trong mục 7.11.
7.2 Sai số tần số
7.2.1 Định nghĩa
Sai số tần số của máy thu là:
a) Với thoại SSB
Sai số tần số tuyệt đối của tần số ra 1000 Hz khi máy thu dò tới tần số sóng mang dùng tín hiệu vào là tín hiệu đo kiểm chuẩn (4.6.2.1).
b) Với DSC có giao diện tương tự:
Sai số tần số tuyệt đối của tần số ra 1700 Hz khi máy thu dò tới tần số ấn định dùng tín hiệu vào là tín hiệu đo kiểm chuẩn (4.6.2.3).
7.2.2 Phương pháp đo
a) Đối với thoại SSB:
Tín hiệu vào chuẩn J3E, mức + 60 dBmV tần số bằng tần số danh định máy thu đặt vào đầu vào máy thu. Đo tần số ở đầu ra 600 W và ghi lại độ lệch giữa nó với 1000 Hz.
b) DSC với đầu vào tương tự:
Tín hiệu vào tiêu chuẩn F1B, mức +60 dBmV, tần số bằng tần số ấn định cho máy thu đặt vào đầu vào máy thu. Đo tần số ở đầu ra DSC 600 W và ghi độ lệch giữa nó với 1700 Hz.
Phép đo được thực hiện ở điều kiện bình thường (4.3) và điều kiện tới hạn (4.4.1 và 4.4.2).
7.2.3 Yêu cầu
Sai số tần số phải nhỏ hơn: ± 10 Hz.
7.3 Điều chế tần số không mong muốn
7.3.1 Định nghĩa
Là sự lệch tần số đầu ra máy phát khi nó bị rung trong một khoảng tần số và biên độ xác định.
7.3.2 Phương pháp đo
Máy thu cùng bộ giảm sóc bắt chặt vào bàn rung. Bật máy thu. Thiết bị đặt ở chế độ J3E. Tín hiệu đo kiểm mức +60 dBmV (4.6.2.3) cấp tới đầu vào máy thu.
Điều chỉnh máy phát để có công suất ra tiêu chuẩn ở 1 kHz. Bàn được rung như chỉ ra ở (5.4.1). Dùng bộ giải điều chế chuẩn đo biến đổi tần số tín hiệu ra của máy thu.
Nếu máy thu không có chức năng thoại, phép đo kiểm trên được thực hiện khi dùng chế độ F1B. Tín hiệu đo kiểm có mức như trên còn tần số đầu ra là 1700 Hz.
7.3.3 Yêu cầu
Độ lệch tần số đỉnh không được lớn hơn: ± 5 Hz.
7.4 Băng thông
7.4.1 Định nghĩa
Là băng tần đo ở đầu ra của máy thu, ở đó suy hao so với đáp ứng đỉnh không lớn hơn: 6 dB.
7.4.2 Phương pháp đo
7.4.2.1 Loại phát xạ J3E
Hai tín hiệu đo kiểm không điều chế đưa tới đầu vào máy thu theo (3.7.1).
Một tín hiệu có mức +60 dBmV và tần số lớn hơn tần số mang của máy thu 1500 Hz. Mức tín hiệu này ổn định độ khuếch đại máy thu.
Tín hiệu khác có mức +50 dBmV và tần số thay đổi từ tần số mang danh định đến tần số cao hơn tần số mang là 10 kHz.
Dùng phân tích phổ hay vôn kế chọn lọc đo điện áp ra âm tần và tần số ở một số điểm thích hợp. Xác định băng thông.
7.4.2.2 Loại phát xạ H3E
Tín hiệu đo kiểm với mức +60 dBmV điều chế với độ sâu điều chế 30% ở tần số 1000 Hz đưa tới đầu vào máy thu và máy thu được điều chỉnh để có công suất ra chuẩn.
Tần số điều chế thay đổi cao hơn tần số mang từ 10 Hz đến 10 kHz đồng thời giữ cho độ sâu điều chế không đổi là 30%.
Dùng phân tích phổ hay vôn kế chọn lọc đo mức ra tương ứng với từng tần số điều chế ở một số điểm thích hợp. Xác định băng thông.
7.4.3 Yêu cầu
Băng thông là: 350 Hz ¸ 2700 Hz.
7.5 Độ nhạy khả dụng cực đại
7.5.1 Định nghĩa
Mức lớn nhất của tín hiệu vào có điều chế mà máy thu tạo ra công suất ra tiêu chuẩn với tỷ số S+N+D/ N+D đã cho ở đầu ra tương tự của máy thu.
Đối với đầu ra số, mức thấp nhất của tín hiệu vào với điều chế sinh ra một giá trị lỗi bít đã cho ở đầu ra máy thu.
7.5.2 Phương pháp đo
Đo kiểm được thực hiện với từng dải tần số và loại phát xạ ấn định cho máy thu. Tín hiệu đo kiểm là tín hiệu đo kiểm bình thường (4.6.2).
Mức vào của tín hiệu đo kiểm được điều chỉnh đến khi ở đầu ra máy thu có tỷ số SINAD là 20 dB hay lỗi bit là 10-2 đồng thời có công suất ra tiêu chuẩn. Mức vào đo được chính là độ nhạy khả dụng cực đại.
Khi đo kiểm theo lỗi bít, phép đo được lặp lại với tần số tín hiệu đầu vào bằng giá trị danh định của nó ± 10 Hz.
Phép đo thực hiện ở điều kiện bình thường (4.3) và điều kiện tới hạn (4.4.1 và 4.4.2).
7.5.3 Yêu cầu
Độ nhạy khả dụng cực đại tốt hơn giá trị cho trong bảng 4.
Bảng 4: Giới hạn độ nhạy khả dụng cực đại
Dải tần và các loại bức xạ |
Mức cực đại đầu vào của tín hiệu vào (dBmV) trở kháng nguồn 50 W hoặc 10 W và 250 pF |
|
Điều kiện thường |
Điều kiện tới hạn |
|
1605 – 4000 Hz |
|
|
J3E |
+ 16 |
+ 22 |
H3E |
+ 30 |
+ 36 |
F1B |
+ 5 |
+ 11 |
4 – 27,5 MHz |
|
|
J3E |
+ 11 |
+ 17 |
F1B |
+ 0 |
+ 6 |
7.6 Độ chọn lọc kênh lân cận
7.6.1 Định nghĩa
Khả năng của máy thu phân biệt giữa tín hiệu mong muốn và tín hiệu không mong muốn hiện có trong các kênh lân cận hay tăng tỷ số lỗi bit đến 10-2.
7.6.2 Phương pháp đo
Hai tín hiệu đo kiểm phù hợp với (4.6.1) đưa tới đầu vào máy thu. Bật chế độ AGC. Tín hiệu mong muốn phù hợp với (4.6.2).
* Phát xạ J3E hay H3E và F1B (đầu ra tương tự)
Điều chỉnh máy thu để cho ra công suất ra tiêu chuẩn ở tần số mong muốn với tỷ số SINAD 20 dB.
Tăng dần mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi tỷ số SINAD giảm đến 14 dB hay tỷ số lỗi bit giảm đến 10-2.
* Phát xạ F1B (đầu ra số)
Ghi chú: Phép đo ở F1B chỉ yêu cầu khi máy thu không có J3E.
Tín hiệu mong muốn mức 20 dBmV được điều chế với chuỗi từ bộ tạo BER.
Tín hiệu không mong muốn không điều chế + 60 dBmV.
Máy thu có tỷ số lỗi bit tốt hơn 10-2.
Mức tín hiệu mong muốn là + 20 dBmV.
7.6.3 Yêu cầu
Độ chọn lọc kênh lân cận có thể lớn hơn giá trị cho trong các bảng 5, 6, 7 và 8.
Bảng 5: Loại phát xạ J3E
Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang tín hiệu mong muốn |
Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận |
– 1 kHz và + 4 kHz |
40 dB |
– 2 kHz và + 5 kHz |
50 dB |
– 5 kHz và + 8 kHz |
60 dB |
Bảng 6: Loại phát xạ H3E
Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang tín hiệu mong muốn |
Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận |
– 10 kHz và + 10 kHz |
40 dB |
– 20 kHz và + 20 kHz |
50 dB |
Bảng 7: Loại phát xạ F1B
Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang tín hiệu mong muốn |
Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận |
– 500 Hz và + 500 Hz |
40 dB |
Bảng 8: Loại phát xạ F1B (đầu ra số)
Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang tín hiệu mong muốn |
Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận |
– 500 Hz và + 500 Hz |
BER = 10-2 hoặc tốt hơn |
7.7 Nghẹt
7.7.1 Định nghĩa
Là sự thay đổi (thường là giảm) công suất ra mong muốn của máy thu hay giảm tỷ số SINAD hay tăng tỷ số lỗi bit do tín hiệu không mong muốn ở tần số khác gây nên.
7.7.2 Phương pháp đo
Đo ở chế độ J3E.
Cùng lúc hai tín hiệu đo thử (tín hiệu mong muốn và không mong muốn) cấp tới đầu vào máy thu.
* Loại phát xạ J3E hoặc F1B (đầu ra tương tự)
Phép đo được thực hiện với mức tín hiệu vào mong muốn là + 60 dBmV và với mức bằng độ nhạy khả dụng cực đại xác định được ở (7.5).
Tín hiệu mong muốn được đưa vào đầu vào máy thu xác định theo (4.6.2).
Điều chỉnh máy thu để có công suất ra tiêu chuẩn.
Tín hiệu không mong muốn là tín hiệu không điều chế với tần số bằng ± 20 kHz so với tần số tín hiệu mong muốn.
Tín hiệu không mong muốn sẽ không được điều chế.
Mức tín hiệu không mong muốn sẽ được điều chỉnh cho đến khi xảy ra một trong hai trường hợp hoặc mức ra tín hiệu mong muốn thay đổi khoảng 3 dB hoặc đến khi tỷ số SINAD giảm đi 6 dB, tùy theo trường hợp đến trước.
Mức vào tín hiệu không mong muốn khi một trong điều kiện trên xảy ra là mức nghẹt.
* Loại phát xạ F1B (đầu ra số)
Ghi chú: Phép đo ở F1B chỉ yêu cầu khi máy thu không có chế độ J3E. Phép đo thực hiện với mức tín hiệu vào mong muốn +60 dBmV.
Tín hiệu không mong muốn không điều chế và mức tín hiệu +100 dBmV.
7.7.3 Yêu cầu
* Loại phát xạ J3E hoặc F1B (đầu ra tương tự)
Với mức vào tín hiệu mong muốn ở +60 dBmV, mức tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn: 100 dBmV.
Với tín hiệu mong muốn ở mức bằng độ nhạy khả dụng cực đại đo được mức tín hiệu không mong muốn ít nhất là: + 65 dB trên mức độ nhạy khả dụng đo được.
* Loại phát xạ F1B (đầu ra số)
Tỷ lệ lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn.
7.8 Điều chế chéo
7.8.1 Định nghĩa
Chuyển điều chế từ tín hiệu không mong muốn có điều chế ở tần số khác sang tín hiệu mong muốn.
7.8.2 Phương pháp đo
Phép đo thực hiện ở tần số 2182 kHz và chế độ H3E.
Hai tín hiệu đo kiểm (tín hiệu mong muốn và không mong muốn) được đưa tới đầu vào máy thu.
Tín hiệu mong muốn xác định theo (4.6.2) với mức + 60 dBmV.
Điều chỉnh máy thu để có công suất ra tiêu chuẩn.
Tín hiệu không mong muốn có tần số bằng tần số tín hiệu mong muốn ± 20 kHz và điều chế với tần số 400 Hz, độ sâu điều chế 30%.
Tăng mức tín hiệu không mong muốn cho đến khi công suất không mong muốn toàn phần ở đầu ra máy thu thấp hơn mức tín hiệu mong muốn là 30 dB do tác dụng điều chế chéo.
7.8.3 Yêu cầu
Mức tín hiệu không mong muốn không nhỏ hơn: + 90 dBmV.
7.9 Xuyên điều chế
7.9.1 Định nghĩa
Một quá trình mà các tín hiệu được sinh ra do hai hay nhiều tín hiệu không mong muốn trong cùng một mạch phi tuyến.
7.9.2 Phương pháp đo
7.9.2.1 Loại phát xạ J3E
Với chế độ AGC, điều chỉnh hệ số khuếch đại RF/IF đạt giá trị cực đại và điều chỉnh đầu vào bộ suy hao để có suy hao nhỏ nhất.
Tín hiệu không điều chế với tần số 1000 Hz lớn hơn tần số máy thu và mức +30 dBmV đặt vào đầu vào máy thu.
Điều chỉnh máy thu để có công suất ra tiêu chuẩn.
Đồng thời có hai tín hiệu không điều chế cùng một mức được cấp tới đầu vào máy thu. Không một tín hiệu nào có tần số nằm trong khoảng 30 kHz so với tần số máy thu.
Khi chọn các tần số để đo cần tránh những tần số mà có đáp ứng tạp.
Ghi chú: Các tần số gây ra sản phẩm xuyên điều chế
Không mong muốn được chỉ ra trong Khuyến nghị 332-4 của ITU-R
Đồng điều chỉnh mức của hai tín hiệu để giảm tỷ số SINAD đến 20 dB. Sau đó điều chỉnh tần số của một tín hiệu để giảm tối đa tỷ số SINAD.
7.9.2.2 Loại phát xạ F1B tương tự
Với chế độ AGC, điều chỉnh hệ số khuếch đại RF/IF đạt giá trị cực đại và điều chỉnh đầu vào bộ suy hao để có suy hao nhỏ nhất.
Tín hiệu không điều chế có tần số bằng tần số ấn định cho máy thu và mức + 20 dBmV cấp tới đầu vào máy thu.
Đồng thời có hai tín hiệu khác cùng mức đặt tới đầu vào máy thu. Không một tín hiệu nào trong hai tín hiệu này có tần số nằm trong khoảng 30 kHz so với tần số máy thu.
Khi chọn tần số để đo cần tránh những tần số mà có đáp ứng tạp.
Ghi chú: Các tần số gây ra sản phẩm xuyên điều chế được chỉ ra trong Khuyến nghị 332-4 của ITU-R
Đồng điều chỉnh mức của hai tín hiệu để giảm tỷ số SINAD đến 20 dB. Sau đó điều chỉnh tần số của một tín hiệu để giảm tối đa tỷ số SINAD.
7.9.2.3 Loại phát xạ F1B số
Với chế độ AGC, điều chỉnh hệ số khuếch đại RF/IF đạt giá trị cực đại và điều chỉnh đầu vào bộ suy hao để có suy hao nhỏ nhất.
Tín hiệu có tần số bằng tần số ấn định cho máy thu điều chế với tín hiệu 100 baud với độ dịch tần ± 85 Hz, mức +20 dBmV cấp tới đầu vào máy thu.
Đồng thời có hai tín hiệu cùng mức đặt tới đầu vào máy thu. Không một tín hiệu nào được phép nằm trong khoảng 30 kHz so với tần số ấn định.
Khi chọn tần số để đo cần tránh những tần số mà có đáp ứng tạp.
Ghi chú: Các tần số gây ra sản phẩm xuyên điều chế được chỉ ra trong Khuyến nghị 332-4 của ITU-R
Đồng điều chỉnh mức của hai tín hiệu để giảm tỷ số lỗi bit đến 10-2. Sau đó điều chỉnh tần số của một tín hiệu cho tới khi có lỗi bit lớn nhất.
7.9.3 Yêu cầu
Đối với máy thu tương tự, mức tín hiệu nhiễu gây ra tỷ số SINAD 20 dB không được nhỏ hơn:
+ 80 dBmV đối với trường hợp J3E, H3E và
+ 70 dBmV đối với trường hợp F1B.
Đối với máy thu số, mức tín hiệu gây ra tỷ số lỗi bít 10-2, không nhỏ hơn:
+ 70 dBmV.
7.10 Trộn lẫn nhau
7.10.1 Định nghĩa
Trộn lẫn nhau là sự chuyển các tạp biên của bộ tạo sóng nội của máy thu vào tín hiệu mong muốn do có tín hiệu mong muốn hay tín hiệu không mong muốn lớn.
7.10.2 Phương pháp đo
Hai tín hiệu đo kiểm đồng thời được cấp tới đầu vào máy thu, một là tín hiệu mong muốn có tần số là tần số máy thu (4.6.2), và một tín hiệu không mong muốn có tần số cách tần số máy thu là + 20 kHz hay lớn hơn.
Với mức tín hiệu mong muốn + 60 dBmV, điều chỉnh máy thu để có công suất ra tiêu chuẩn.
Điều chỉnh mức tín hiệu không mong muốn đến khi tỷ số SINAD giảm tới 30 dB. Ghi mức tín hiệu không mong muốn và đây chính là mức trộn lẫn nhau.
7.10.3 Yêu cầu
Mức trộn lẫn nhau không nhỏ hơn: +100 dBmV.
7.11 Tỷ số triệt đáp ứng tạp
7.11.1 Định nghĩa
Tỷ số giữa mức tín hiệu không mong muốn ở các tần số đáp ứng tạp và mức tín hiệu mong muốn ở đầu vào máy thu khi tín hiệu mong muốn và không mong muốn riêng rẽ gây ra cùng một tỷ số SINAD ở đầu ra máy thu.
7.11.2 Phương pháp đo
Tần số của tín hiệu mong muốn đối với dải 1605 – 4000 Hz là 2182 kHz cho máy thu J3E và 2187,5 kHz cho máy thu F1B. Đối với dải 1605 – 27,5 MHz là 8291 kHz cho máy thu J3E và 8376,5 kHz cho máy thu F1B.
Các tần số đo xác định như sau:
nflo1 +/- fif1
pfthu +/- fif1
(flo2 +/-fif2) +/- flo1
Trong đó: n và p là những số nguyên
flo1 là tần số bộ tạo sóng nội của bộ trộn thứ 1
fif1 là tần số trung tần thứ 1
flo2 là tần số bộ tạo sóng nội của bộ trộn thứ 2
fif2 là tần số trung tần thứ 2
Nếu tất cả các phép đo đều nằm trong giới hạn 10 dB, n và p không cần lớn hơn 10, ngược lại tần số đo cao nhất sẽ là 2 GHz.
Máy thu được đặt theo (7.5), các bộ phận điều khiển máy thu phải giữ nguyên trong suốt quá trình đo.
Các tần số đo cách tần số tín hiệu mong muốn ít nhất là 20 kHz.
Hai bộ tạo tín hiệu A và B được nối tới đầu vào máy thu qua mạch kết hợp sao cho không ảnh hưởng đến việc phối hợp trở kháng.
* Loại phát xạ J3E hay H3E và loại phát xạ F1B (đầu ra tương tự)
Tín hiệu mong muốn – bộ tạo tín hiệu A có tần số danh định (4.6.2) và mức bằng độ nhạy khả dụng cực đại (bảng 4).
Tín hiệu không mong muốn – bộ tạo tín hiệu B có mức cao hơn mức bộ tạo tín hiệu A ít nhất là 80 dB và các tần số như đã nói ở trên.
Với mỗi đáp ứng tạp, tần số mang của tín hiệu vào được điều chỉnh đạt công suất ra lớn nhất. Sau đó điều chỉnh mức của tín hiệu vào đến khi tỷ số SINAD ở đầu ra máy thu là 14 dB. Tính tỷ số giữa mức vào của từng tín hiệu tạp và mức vào tín hiệu mong muốn gây ra cùng một tỷ số SINAD.
* Loại phát xạ F1B (đầu ra số)
Mức tín hiệu A cao hơn độ nhạy khả dụng cực đại (bảng 4) là 3 dB.
Tín hiệu B có mức cao hơn mức tín hiệu A là 70 dB và các tần số như đã nói ở trên.
7.11.3 Yêu cầu
* Loại phát xạ J3E hay H3E và loại phát xạ F1B (đầu ra tương tự) Tỷ số triệt đáp ứng tạp không nhỏ hơn: 60 dB.
* Loại phát xạ F1B (đầu ra số)
Tỷ số lỗi bit là: 10-2 hay nhỏ hơn.
7.12 Phần hài ở đầu ra
7.12.1 Định nghĩa
Phần hài đầu ra máy thu là tổng điện áp rms của các hài sinh ra do không tuyến tính trong máy thu và được tính theo phần trăm của tổng điện áp rms đầu ra.
7.12.2 Phương pháp đo
Phép đo được thực hiện với công suất ra biểu kiến và công suất ra tiêu chuẩn.
Sử dụng tín hiệu đo kiểm (4.6.2).
Mức tín hiệu vào có thể thay đổi giữa +30 dBmV và +80 dBmV đồng thời giữ cho mức ra ở mức công suất tiêu chuẩn và sau đó ở mức biểu kiến.
7.12.3 Yêu cầu
Ở công suất ra biểu kiến, phần hài không được lớn hơn: 10%
Ở công suất ra tiêu chuẩn, phần hài không được lớn hơn: 5%
7.13 Xuyên điều chế âm tần
7.13.1 Định nghĩa
Tín hiệu sinh ra do sự có mặt của hai hay nhiều tín hiệu mong muốn trong bộ giải điều chế và/hay bộ khuếch đại âm tần của máy thu và được biểu diễn theo tỷ số giữa mức của từng thành phần xuyên điều chế và mức của một hay hai tín hiệu đo kiểm cùng biên độ.
7.13.2 Phương pháp đo
Với chế độ AGC, điều chỉnh hệ số khuếch đại RF/IF đạt giá trị cực đại và điều chỉnh đầu vào bộ suy hao để có suy hao nhỏ nhất.
Tín hiệu không điều chế với tần số bằng tần số máy thu +1100 Hz và mức +60 dBmV cấp tới đầu vào máy thu.
Đồng thời tín hiệu thứ hai không điều chế với tần số bằng tần số máy thu +1700 Hz được cấp tới đầu vào máy thu và mức của nó được điều chỉnh sao cho mức của tín hiệu 1100 Hz và 1700 Hz ở đầu ra máy thu có cùng biên độ.
Điều chỉnh khuếch đại để công suất ra đạt mức tiêu chuẩn.
Đo các thành phần xuyên điều chế.
7.13.3 Yêu cầu
Thành phần xuyên điều chế so với mức ra của tín hiệu mong muốn không được lớn hơn: – 25 dB.
7.14 Phát xạ giả
7.14.1 Định nghĩa
Phát xạ tạp là phát xạ ở tần số bất kỳ sinh ra trong máy thu và có thể là hoặc phát xạ tạp dẫn tới anten, hoặc do các vật dẫn nối tới máy thu, hoặc phát xạ tạp trực tiếp bởi máy thu. Trong trường hợp này chỉ tính phát xạ tạp dẫn tới anten.
7.14.2 Phương pháp đo
Phát xạ tạp dẫn tới anten được đo trên điện trở 50 W nối tới đầu vào anten máy thu. Phép đo được thực hiện trong dải từ 9 kHz ¸ 4 GHz.
7.14.3 Giới hạn
Phát xạ tạp của mỗi thành phần đo được ở anten giả trong dải:
Từ 9 kHz ¸ 2 GHz không được lớn hơn: 2 nW
Từ 2 GHz ÷ 4 GHz không được lớn hơn: 20 nW
7.15 Tín hiệu tạp nội
7.15.1 Định nghĩa
Các tín hiệu sinh ra ở đầu ra máy thu do quá trình trộn trong hệ thống thu không có tín hiệu đầu vào anten.
7.15.2 Phương pháp đo
Máy thu phải không có tín hiệu vào và được nối với một tải có trở kháng (4.5.2) ở đầu vào anten.
Máy thu làm việc ở chế độ J3E. Dò tìm tiếng rít ở đầu ra máy thu theo từng bước không lớn hơn 1 kHz trong tất cả các băng.
7.15.3 Yêu cầu
Ở tần số ấn định cho cứu nạn phải không có tín hiệu tạp nội.
Ở tần số khác, so với mức nhiễu vốn có của máy thu, tạp nội phải nhỏ hơn: 10 dB.
7.16 Hiệu quả AGC
7.16.1 Định nghĩa
Khả năng của máy thu duy trì sự thay đổi mức ra nằm trong giới hạn khi tín hiệu vào thay đổi trong dải xác định.
7.16.2 Phương pháp đo
Phép đo thực hiện ở băng tần lưu động hàng hải sử dụng tín hiệu đo kiểm bình thường (4.6.2)
Mức tín hiệu đo kiểm đặt bằng giá trị độ nhạy khả dụng cực đại (7.5), sau đó tăng thêm 20 dB. Tỷ số SNR tăng ít nhất 15 dB.
Điều chỉnh máy thu để có công suất ra thấp hơn giá trị tiêu chuẩn 10 dB. Sau đó mức vào tăng thêm 70 dB và đo mức công suất ra.
7.16.3 Yêu cầu
Công suất ra không được tăng quá: 10 dB.
7.17 Hằng số thời gian AGC (thời gian tác động và phục hồi)
7.17.1 Định nghĩa
Thời gian tác động – thời gian từ thời điểm mức tín hiệu vào đột ngột tăng một lượng nhất định đến thời điểm mức tín hiệu hoặc đầu ra đạt và bằng giá trị của trạng thái ổn định tiếp đó ± 2 dB.
Thời gian phục hồi – thời gian từ thời điểm mức tín hiệu vào đột ngột giảm đi một lượng nhất định đến thời điểm tín hiệu đầu ra đạt và bằng giá trị của trạng thái ổn định tiếp đó ± 2 dB.
7.17.2 Phương pháp đo
Máy thu ở chế độ J3E. Tín hiệu đo thử (4.6.2) qua bộ suy hao có bước chuyển 30 dB đưa tới đầu vào máy thu. Tín hiệu ra biểu thị trên máy hiện sóng.
Điều chỉnh mức tín hiệu vào đạt tỷ số SNR bằng 20 dB. Điều chỉnh mức ra máy thu thấp hơn 10 dB so với công suất ra tiêu chuẩn.
Mức tín hiệu vào tăng theo bước 30 dB và đo thời gian tác động. Sau đó mức tín hiệu vào giảm 30 dB đo thời gian phục hồi.
7.17.3 Yêu cầu
Thời gian tác động: 5 ms ¸ 10 ms;
Thời gian phục hồi: 1 s ¸ 4 s.
7.18 Bảo vệ mạch vào
7.18.1 Định nghĩa
Khả năng đầu vào anten chịu được điện áp lớn trong thời gian nhất định.
7.18.2 Phương pháp đo
Tín hiệu đo kiểm (4.6) mức 30 V rms đưa tới đầu ra máy thu, ở tần số bất kỳ trong dải được ấn định cho máy thu, trong thời gian 15 phút.
Phép đo thực hiện ở 2182 kHz nếu thiết bị chỉ thiết kế ở băng 1605 kHz – 4000 kHz và đo ở băng 8 MHz nếu thiết bị được thiết kế làm việc ở tất cả các băng hàng hải trong dải 1605 kHz – 27500 kHz.
7.18.3 Yêu cầu
Sau khi ngắt tín hiệu đo kiểm, máy thu hoạt động bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES
1. ITU Radio Regulations
2. CCITT Recommendation E.161 (1988) “Arrangement of figures, letters and symbols on telephone and other devices that can be used for access to a telephone network”.
3. International convention for the safety of life at sea, (SOLAS), as amended 1988.
4. IMO resolutions A.421(XI), A.610(15), A.613(15) and A.694(17)
5. ITU-R Recommendation 493-5: “Digital selective calling system for use in the maritime mobile service”
6. NMEA 0183, version 2.00: “Standard for interfacing marine electronic devices”
7. ISO standart 3791: “Office machines and data processing equipment keyboard layout for numeric applications”
8. ETS-300 028: “Radio equipment and system (RES); uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristies”
9. ETS-300 067 “Radio equipment and system (RES); radiotelex equipment operating in the maritime MF/HF service technical characteristies and method of measurement”
10. ETS-300 373 “Radio equipment and system (RES); technical characteristies and method of measurement for maritime mobile transmitter and receivers for use in the MF and HF bands”.
TIÊU CHUẨN NGÀNH TCN68-202:2001 NGÀY 21/12/2001 VỀ ĐIỆN THOẠI VÔ TUYẾN MF VÀ HF – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCN68-202:2001 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | 21/12/2001 |
Cơ quan ban hành |
Bộ thông tin và truyền thông |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |