TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10060:2013 (ISO 17070:2006) VỀ DA – PHÉP THỬ HÓA – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PENTACLOPHENOL
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10060:2013
ISO 17070:2006
DA – PHÉP THỬ HÓA – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PENTACLOPHENOL
Leather – Chemical tests – Determination of pentachlorophenol content
Lời nói đầu
TCVN 10060:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 17070:2006
TCVN 10060:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA – PHÉP THỬ HÓA – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PENTACLOPHENOL
Leather – Chemical tests – Determination of pentachlorophenol content
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng pentaclophenol (PCP), các muối và este của nó có trong da.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước phân tích dùng trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 7117 (ISO 2418), Da – Phép thử hóa, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu.
TCVN 7126 (ISO 4044), Da – Chuẩn bị mẫu thử hóa.
TCVN 10048 (ISO 4684), Da – Phép thử hóa – Xác định chất bay hơi.
3. Nguyên tắc
Trước hết, mẫu da được chưng cất hơi.
Sau khi chiết trong n-hexan, PCP được axetyl hóa bằng anhyđrit axetic và axetat PCP được phân tích bằng sắc ký khí với detector bẫy điện tử (ECD) hoặc detector chọn lọc khối lượng (MSD). Thực hiện định lượng bằng chuẩn ngoại và việc hiệu chỉnh được thực hiện bằng chuẩn nội.
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1. Sắc ký khí với ECD hoặc MSD
4.2. Cân phân tích, cân chính xác đến 0,1 mg.
4.3. Thiết bị, dụng cụ phù hợp được thiết kế để chưng cất bằng hơi.
4.4. Máy lắc.
4.5. Bình định mức, 500 ml, 50 ml.
4.6. Bình Erlenmayer (nón), 100 ml
4.7. Phễu chiết, 250 ml, hoặc bình phù hợp để chiết pha hữu cơ và pha nước, có thể nắp được kín khít để lắc mạnh.
4.8. Pipet Pasteur, pipet chia độ, pipet tự động phù hợp.
4.9. Giá lọc với giấy lọc Loại 4, đường kính 125 mm.
5. Thuốc thử
Trừ khi có quy định khác, chỉ sử dụng hóa chất cấp độ tinh khiết phân tích. Nước sử dụng là nước cất hoặc nước khử ion Loại 3 theo TCVN 4851 (ISO 3696).
5.1. Dung dịch PCP
Nồng độ pentaclophenol có thể bao gồm pentaclophenol tự do, muối và este.
5.1.1. Pentaclophenol, 100 mg/ml trong axeton.
5.1.2. Axetat-PCP, 10 µg/ml trong n-hexan.
5.1.3. Chuẩn axetat-PCP, axetat-PCP 0,04 µg/ml (tương ứng với 0,0346 mg PCP/l) trong n-hexan.
5.2. Tetracloguaiacol (TCG) (tetraclo-o-metoxyphenol), axeton 100 µg/ml, đánh dấu và chuẩn nội, điểm nóng chảy từ 1180C đến 1190C.
5.3. Axit sulfuric, 1 mol/l.
5.4. n–Hexan, để phân tích cặn.
5.5. Kali cacbonat, K2CO3
5.6. Anhyđrit axetic, C4H6O3
5.7. Natri sulfat khan.
5.8. Nước cất, Loại 3 theo TCVN 4851 (ISO 3696)
5.9. Trietylamin.
5.10. Axeton
6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Nếu có thể, lấy mẫu theo TCVN 7117 (ISO 2418) và nghiền da theo quy định của TCVN 7126 (ISO 4044). Nếu không thể lấy mẫu theo quy định của TCVN 7117 (ISO 2418) (ví dụ trong trường hợp da được lấy từ các sản phẩm đã hoàn thiện như giầy, quần áo), thì chi tiết về việc lấy mẫu phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.
7. Cách tiến hành
7.1. Chưng cất bằng hơi
Cân chính xác khoảng 1,0 g mẫu da vào bình chưng cất (4.3). Cho thêm 20 ml axit sulfuric 1 mol/l (5.3) và 0,1 ml dung dịch gốc TCG (5.2). Chưng cất bằng hơi hỗn hợp trong bình bằng cách sử dụng một thiết bị chưng cất hơi phù hợp. Sử dụng bình định mức 500 ml (4.5) có chứa 5 g K2CO3 (5.5) làm bình hứng.
Chưng cất khoảng 450 ml. Cho thêm nước đến vạch định mức.
Trong trường hợp có quá nhiều bọt, nên giảm nhiệt.
7.2. Chiết lỏng – lỏng và axetyl hóa
7.2.1. Chuyển 100 ml phần chưng cất thu được trong 7.1 vào phễu chiết (4.7).
7.2.2. Cho thêm 20 ml n-Hexan (5.4), 0,5 ml trietylamin (5.9) và 1,5 ml anhyđrit axetic (5.6) vào dung dịch và lắc mạnh bằng máy lắc cơ học (4.4) trong 30 min.
Bước tạo dẫn xuất là phản ứng hai pha và phụ thuộc rất nhiều vào cường độ lắc. Sử dụng máy lắc cơ học phù hợp với tần suất cao (ít nhất 200 vòng/phút). Không được lắc bằng tay vì sẽ cho kết quả không chính xác. Nên điều hòa áp suất trước khi đặt phễu chiết (4.7) vào máy lắc (4.4).
7.2.3. Sau khi tách pha, chuyển lớp hữu cơ vào bình nón 100 ml (4.6) và lắc lại lớp nước với 20 ml n-hexan.
7.2.4. Loại nước trong hỗn hợp dịch chiết n-hexan, bằng natri sulfat khan (5.7) trong bình nón 100 ml (4.6) trong khoảng 10 min.
7.2.5. Tiếp theo, sử dụng phễu lọc (4.9) để lọc định lượng dung dịch chiết n-hexan, rửa cặn bằng n-hexan và thu lại vào bình định mức 50 ml (4.5).
7.2.6. Làm đầy đến vạch định mức bằng n-hexan.
7.2.7. Phân tích dung dịch này bằng GC (4.1).
7.3. Chuẩn bị hỗn hợp hiệu chuẩn của PCP và TCG đã axetyl hóa
7.3.1. Dẫn xuất hóa chuẩn PCP và TCG để xác định tỉ lệ thu hồi
Để tính toán tỷ lệ thu hồi, chuẩn bị hỗn hợp chuẩn PCP/TCG như đối với mẫu.
Lấy 100 µl dung dịch gốc (5.1.1) và 100 µl TCG (5.2) cho vào bình chưng cất cùng với 20 ml axit sulfuric (5.3). Xử lý dung dịch này như đối với mẫu.
Tỉ lệ thu hồi phải lớn hơn 90%.
7.3.2. Chuẩn axetat-PCP (chuẩn ngoại)
Cùng với việc phân tích, phân tích trực tiếp chuẩn axetat-PCP (5.1.3) bằng sắc ký khí. Nồng độ cuối cùng để phân tích GC là axetat-PCP 0,04 mg/l.
Chuẩn này được tính đến trong việc tính toán.
7.3.3. Dẫn xuất hóa chuẩn TCG
Thực hiện axetyl hóa như đối với mẫu 20 µl dung dịch TCG (5.2) trong 30 ml K2CO3 0,1 mol/l, và chuyển lớp hữu cơ sang bình định mức 50 ml (4.5).
Phân tích chuẩn TCG như thực hiện đối với mẫu.
7.4. Sắc ký khí mao quản (GC)
Các điều kiện sắc ký được mô tả dưới đây chỉ là ví dụ.
Cột mao quản: | Thạch anh nóng chảy, (phân cực trung bình)
Ví dụ: 95 % đimetyl-5%điphenylpolysiloxan, chiều dài cột 50 m; đường kính trong: 0,32 mm, chiều dày màng: 0,25 µm. |
Detector/nhiệt độ detector: | ECD/280 0C |
Hệ thống buồng bơm: | Chia dòng/không chia dòng 60 s |
Thể tích bơm mẫu: | 2 µl |
Nhiệt độ buồng bơm: | 2500C |
Khí mang: | Heli |
Khí bổ sung: | Argon (95%)/Metan (5%) |
Chương trình nhiệt độ: | 800C (1 min)
60C/min đến 2800C (10 min). |
8. Biểu thị kết quả
So sánh diện tích của các pic đơn với diện tích của các pic chuẩn được phân tích tương tự và tính toán.
Tính nồng độ PCP theo phần khối lượng, wPCP, tính bằng miligam trên kilôgam (mg/kg) mẫu da, theo công thức sau:
wPCP |
= |
APCP x cPCPSt x V x β x FTCG |
APCPSt x m |
FTCG |
= |
ATCG, hiệu chuẩn |
ATCG, ẫ |
Trong đó
A: là diện tích pic;
c: là nồng độ chuẩn PCP tính bằng microgram trên mililít, µg/ml (5.1.3). (0,04 mg axetat-PCP tương đương với 0,0346 mg PCP tự do);
m: là khối lượng mẫu tính bằng gam, g;
V: là thể tích mẫu cuối cùng tính bằng mililít, ml;
β: là hệ số pha loãng;
F: là hệ số chuẩn nội (TCG)
Chỉ số:
PCPt là chuẩn pentaclophenol;
TCG là chuẩn nội.
Kết quả được dựa trên chất khô:
WPCP-khô = wPCP x D
Trong đó
D là hệ số quy đổi sang chất khô: D = 100/100 – w;
w là chất bay hơi được xác định theo TCVN 10048 (ISO 4684).
9. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này (TCVN 10060:2013 (ISO 17070)).
b) loại, nguồn gốc và ký hiệu của mẫu da được phân tích và phương pháp lấy mẫu đã sử dụng;
c) kết quả phân tích hàm lượng PCP tính bằng miligam trên kilôgam (mg/kg) được làm tròn đến một chữ số sau dấu phẩy.
d) chi tiết của các sai lệch so với quy trình chuẩn.
e) ngày thử nghiệm.
Phụ lục A
(tham khảo)
Độ tin cậy của phương pháp
Giới hạn định lượng PCP: 0,1 mg/kg
Tỉ lệ thu hồi PCP: 96 % đến 107 % (0,09 ppm đến 3 ppm)
Tỉ lệ thu hồi chuẩn axetat-PCP: 80 %
Có thể định lượng tri-và tetraclophenol.
Phương pháp đã được thử nghiệm trong phép thử liên phòng thí nghiệm với ba mẫu da khác nhau (A, B và C).
Bảng A.1 – Phép thử liên phòng thí nghiệm
Các giá trị tính bằng miligam trên kilôgam
Da |
Trung bình |
sr |
r |
sR |
R |
A |
6,7 |
0,4 |
1,2 |
0,8 |
2,3 |
B |
16,8 |
0,5 |
1,4 |
2,1 |
5,8 |
C |
5,0 |
0,3 |
0,9 |
0,6 |
1,5 |
Kí hiệu:
sr là độ lệch chuẩn lặp lại r là độ lặp lại sR là độ lệch chuẩn tái lập R độ tái lập |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10060:2013 (ISO 17070:2006) VỀ DA – PHÉP THỬ HÓA – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PENTACLOPHENOL | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10060:2013 | Ngày hiệu lực | 31/12/2013 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |