TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10079:2013 (ISO/TR 20572:2007) VỀ GIẦY DÉP – YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI CÁC CHI TIẾT CỦA GIẦY DÉP – CÁC PHỤ LIỆU

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 26/12/2013

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10079:2013

ISO/TR 20572:2007

GIẦY DÉP – YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI CHI TIẾT CỦA GIẦY DÉP – CÁC PHỤ LIỆU

Footwear – Performance requirements for components for footwear – Accessories

Lời nói đầu

TCVN 10079:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 20572:2007.

TCVN 10079:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẦY DÉP – YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI CHI TIẾT CỦA GIẦY DÉP – CÁC PHỤ LIỆU

Footwear – Performance requirements for components for footwear – Accessories

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu tính năng đối với các phụ liệu (dây giầy và ô dê, các chi tiết kim loại và băng dính vencro) của giầy dép (không áp dụng cho giầy dép thành phẩm), không tính đến vật liệu, để đánh giá sự phù hợp với mục đích sử dụng. Tiêu chuẩn này cũng qui định các phương pháp thử để đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phụ kiện (dây giầy và ô dê, các chi tiết kim loại và băng dính vencro) của tất cả các loại giầy dép được định nghĩa ở Điều 3.

Tiêu chuẩn này được sử dụng như tài liệu tham khảo giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Tiêu chuẩn này không sử dụng bên thứ ba chứng nhận cho đôi giầy dép thành phẩm dành cho người tiêu dùng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6398-0 (ISO 31-0), Đại lượng và đơn vị – Phần 0: Nguyên tắc chung

ISO 19952, Footwear – Vocabulary (Giầy dép – Thuật ngữ, định nghĩa)

ISO 22774, Footwear – Test methods for accessories: shoe laces – Abrasion resistance (Giầy dép – Phương pháp thử các phụ liệu: dây giầy – Độ bền mài mòn)

ISO 22775, Footwear – Test methods for accessories: Metallic accessories – Corrosion resistance (Giầy dép – Phương pháp thử các phụ liệu: Các phụ liệu bằng kim loại – Độ bền ăn mòn)

ISO 22776, Footwear – Test methods for accessories: Touch and close fasteners – Shear strength before and after repeated closing (Giầy dép – Phương pháp thử các phụ liệu: Băng dính vencro – Độ bền trượt trước và sau khi dính lặp lại)

ISO 22777, Footwear – Test methods for accessories: Touch and close fasteners – Peel strength before and after repeated closing (Giầy dép – Phương pháp thử các phụ liệu: Băng dính vencro – Độ bền tách rời trước và sau khi dính lặp lại)

ISO 17709, Footwear – Sampling location, preparation and duration of conditioning of samples and test pieces (Giầy dép – Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 19952.

4. Yêu cầu

4.1. Yêu cầu chung

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu tính năng (cơ bản), tất cả các yêu cầu này phải được tính đến.

Các kết quả này từng lần xác định phân tích đơn lẻ, cũng như là giá trị trung bình, phải được làm tròn theo TCVN 6398-0 (ISO 31-0).

Khi lấy từ giầy dép thành phẩm, các mẫu phải được chuẩn bị theo ISO 17709.

4.2. Yêu cầu tính năng đối với các phụ liệu của giầy dép thể thao thông dụng và giầy dép học sinh

Xem Bảng 1

Bảng 1 – Phương pháp thử và tính chất của giầy dép thể thao thông dụng và giầy dép học sinh

Phương pháp thử

Tính chất

Yêu cầu

ISO 22774 Độ bền mài mòn của dây giầy và ô dê Phương pháp 1 15 000 chu kỳ
Phương pháp 2 và 3 15 000 chu kỳ
ISO 22775 Độ bền ăn mòn của các phụ liệu bằng kim loại Phương pháp 1 Không được kém hơn cấp 4
Phương pháp 2 Không được kém hơn cấp 4
ISO 22776 Độ bền trượt của băng dính vencro Trước khi dính lặp lại 100 kPa (trượt tối thiểu)
Sau khi dính lặp lại 80 kPa (sau 5 000 chu kỳ mở/dính)
ISO 22777 Độ bền tách rời của băng dính vencro Trước khi dính lặp lại 0,10 N/mm (tách rời tối thiểu)
Sau khi dính lặp lại 0,08 N/mm (sau 5 000 chu kỳ mở/dính)

4.3. Yêu cầu tính năng đối với các phụ liệu của giầy dép thông thường, giầy dép nam đi dạo, giầy dép đi khi thời tiết lạnh, giầy dép nữ đi dạo và giầy dép thời trang

Xem Bảng 2

Bảng 2 – Phương pháp thử và tính chất đối với giầy dép thông thường, giày dép nam đi dạo, giầy dép đi khi thời tiết lạnh, giầy dép nữ đi dạo và giầy dép thời trang

Phương pháp thử

Tính chất

Yêu cầu

ISO 22774 Độ bền mài mòn của dây giầy và ô dê Phương pháp 1 10 000 chu kỳ
Phương pháp 2 và 3 10 000 chu kỳ
ISO 22775 Độ bền ăn mòn của các phụ liệu bằng kim loại Phương pháp 1 Không được kém hơn cấp 4
Phương pháp 2 Không được kém hơn cấp 4
ISO 22776 Độ bền trượt của băng dính vencro Trước khi dính lặp lại 70 kPa (trượt tối thiểu)
Sau khi dính lặp lại 60 kPa (sau 5 000 chu kỳ mở/dính)
ISO 22777 Độ bền tách rời của băng dính vencro Trước khi dính lặp lại 0,08 N/mm (tách rời tối thiểu)
Sau khi dính lặp lại 0,06 N/mm (sau 5 000 chu kỳ mở/dính)

4.4. Yêu cầu tính năng đối với các phụ liệu của giầy dép của trẻ nhỏ, giầy dép đi trong nhà

Xem Bảng 3

Bảng 3 – Phương pháp thử và tính chất đối với giầy dép của trẻ nhỏ, giầy dép đi trong nhà

Phương pháp thử

Tính chất

Yêu cầu

ISO 22774 Độ bền mài mòn của dây giầy và ô dê Phương pháp 1 5 000 chu kỳ
Phương pháp 2 và 3 5 000 chu kỳ
ISO 22775 Độ bền ăn mòn của các phụ liệu bằng kim loại Phương pháp 1 Không được kém hơn cấp 4
Phương pháp 2 Không được kém hơn cấp 4
ISO 22776 Độ bền trượt của băng dính vencro Trước khi dính lặp lại 50 kPa (trượt tối thiểu)
Sau khi dính lặp lại 40 kPa (sau 5 000 chu kỳ mở/dính)
ISO 22777 Độ bền tách rời của băng dính vencro Trước khi dính lặp lại 0,08 N/mm (tách rời tối thiểu)
Sau khi dính lặp lại 0,06 N/mm (sau 5 000 chu kỳ mở/dính)

5. Ghi nhãn và dán nhãn

Ghi nhãn và dán nhãn là tùy chọn.

Nếu viện dẫn tiêu chuẩn này, chỉ các phụ liệu tuân theo tất cả các yêu cầu cơ bản mới cần ghi nhãn. Trong trường hợp này, nhãn phải được ghi rõ ràng theo cách của nhà sản xuất hoặc ghi trực tiếp trên sản phẩm hoặc bằng một nhãn rời với các thông tin sau:

a) Tên của nhà sản xuất, thương hiệu hoặc nhãn hiệu nhận biết.

b) Loại giầy dép như nêu trong Bảng 4 có sử dụng các phụ liệu.

c) Viện dẫn tiêu chuẩn này.

Bất kỳ viện dẫn nào tuân theo tiêu chuẩn này không được ghi trên phần của phụ liệu mà có thể nhìn thấy khi giầy dép được hoàn thiện.

Nếu các phụ liệu tuân theo các yêu cầu bổ sung được thỏa thuận giữa nhà cung cấp phụ liệu và nhà sản xuất giầy dép thì có thể được ghi rõ trên mác hoặc nhãn, có viện dẫn điều tương ứng.

Bảng 4 – Ký hiệu đối với các loại giầy dép khác nhau

Loại giầy dép

Ký hiệu

Giầy thể thao thông dụng

Giầy dép học sinh

Giầy dép thông thường

Giầy dép nam đi dạo

Giầy dép đi khi thời tiết lạnh

Giầy dép nữ đi dạo

Giầy dép thời trang

Giầy dép của trẻ nhỏ

Giầy dép đi trong nhà

SP

SC

CS

MT

CW

WT

FS

IF

IN

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10079:2013 (ISO/TR 20572:2007) VỀ GIẦY DÉP – YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI CÁC CHI TIẾT CỦA GIẦY DÉP – CÁC PHỤ LIỆU
Số, ký hiệu văn bản TCVN10079:2013 Ngày hiệu lực 26/12/2013
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản