TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10081:2013 (ISO 20863:2004) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ PHO HẬU VÀ PHO MŨI – ĐỘ BỀN LIÊN KẾT
TCVN 10081:2013
ISO 20863:2004
GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ PHO HẬU VÀ PHO MŨI – ĐỘ BỀN LIÊN KẾT
Footwear – Test methods for stiffeners and toepuffs – Bondability
Lời nói đầu
TCVN 10081:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 20863:2004.
TCVN 10081:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ PHO HẬU VÀ PHO MŨI – ĐỘ BỀN LIÊN KẾT
Footwear – Test methods for stiffeners and toepuffs – Bondability
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền liên kết của pho hậu và pho mũi được hoạt hóa bằng nhiệt và hoạt hóa bằng dung môi lên vật liệu làm mũ và lót mũ.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 7129:2002 (ISO 4048:1977)1), Da – Xác định chất hòa tan trong diclometan
TCVN 10071 (ISO 18454)2), Giầy dép – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép
ISO 7500-1:2004, Metallic materials – Verification of static uniaxial testing machines – Part 1: Tension/compression testing machines – Verification and calibration of the force-measuring system (Vật liệu bằng kim loại – Kiểm tra thiết bị thử có một trục tĩnh – Phần 1: Thiết bị thử kéo/nén – Kiểm tra và hiệu chuẩn hệ thống đo lực)
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau
Độ bền liên kết (bondability)
Khả năng của vật liệu liên kết với chính vật liệu đó hoặc liên kết với vật liệu khác bằng cách tác dụng lực nén và/hoặc nhiệt và cuối cùng là chất kết dính.
4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
4.1. Quy định chung
Phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:
4.2. Thiết bị thử kéo, có tốc độ tách ngàm kẹp là 100 mm/min ± 10 mm/min, một dải lực phù hợp (dải lực này luôn luôn nhỏ hơn 100 N), có khả năng đo lực có độ chính xác nhỏ hơn 2 % như quy định của loại 2 trong ISO 7500-1, có bộ ghi lực tác dụng tương ứng với sự tách rời.
4.3. Dao dập, hoặc dụng cụ khác để cắt mẫu thử hình chữ nhật (150 mm ± 10 mm) x (30 mm ± 2 mm).
4.4. Máy nén ép, có các đặc tính sau.
4.4.1. Các tấm gia nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ được thiết lập trước với độ chính xác ± 5 0C.
4.4.2. Lực tác dụng 245 kPa ± 5 kPa (245 kPa là 2,5 kg/cm2).
4.5. Da đối chứng, da váng thuộc crom (độ dầy từ 1,5 mm đến 1,7 mm) có hàm lượng mỡ 4 % trong tổng số chất béo và 1 % trong axit béo [xem TCVN 7129 (ISO 4048)].
4.6. Vải không dệt, 150 g/m2 ± 20 g/m2
4.7. Nước cất hoặc nước khử ion phù hợp với loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696).
5. Lấy mẫu và điều hòa mẫu
5.1. Phương pháp 1: Vật liệu hoạt hóa bằng nhiệt
5.1.1. Cắt vừa đủ các dải (150 mm ± 10 mm) x (30 mm ± 2 mm) từ mẫu và các dải tương ứng có cùng kích cỡ từ vải không dệt và da đối chứng (4.5) hoặc vật liệu được sử dụng.
5.1.2. Tạo một “mẫu thử ghép” gồm có da-mẫu-vải không dệt. Đặt một dải giấy lên trên một trong hai cạnh ngắn giữa da và mẫu, sao cho để lại 20 mm không dính vào nhau và sao cho các đầu có thể được giữ trên các ngàm của thiết bị thử kéo.
CHÚ THÍCH Mặt của vật liệu được thử phải tiếp xúc với da chuẩn, cụ thể là mặt mà ở trong giầy sẽ tiếp xúc với da làm mũ giầy.
5.1.3. Nếu nhà sản xuất không quy định các điều kiện áp dụng thì phải thực hiện theo Điều 5.1.4 và 5.1.5.
5.1.4. Đặt mẫu thử ghép giữa hai tấm nén được gia nhiệt đến 70 0C ± 5 0C, và tác dụng một lực nén 245 kPa ± 5 kPa trong 10 s.
5.1.5. Lặp lại cách tiến hành được mô tả trong các Điều 5.1.2 và 5.1.4 với các mẫu thử khác và cả hai tấm nén được gia nhiệt đến 90 0C ± 5 0C, 110 0C ± 5 0C, 130 0C ± 5 0C và 150 0C ± 5 0C tương ứng.
5.1.6. Điều hòa các mẫu thử ở trên trong môi trường điều hòa như quy định trong TCVN 10071 (ISO 18454) trong 24 h.
5.2. Phương pháp 2: Vật liệu hoạt hóa bằng dung môi
5.2.1. Cắt ít nhất hai dải (150 mm ± 10 mm) x (30 mm ± 2 mm) từ mẫu và hai dải có cùng kích cỡ từ vải không dệt và da đối chứng (4.5) hoặc vật liệu được sử dụng.
5.2.2. Hoạt hóa mẫu thử bằng cách cho tác dụng với axeton hoặc dung môi khác (4.7) đến khi mẫu thử ướt đều, sau đó để trong 2,5 min ± 0,5 min.
5.2.3. Tạo một “mẫu thử thép” gồm có da-mẫu-vải không dệt. Đặt một dải giấy lên trên một trong hai cạnh ngắn giữa da và mẫu, sao cho để lại 20 mm không dính vào nhau và sao cho các đầu có thể được giữ trên các ngàm của thiết bị thử kéo.
5.2.4. Nếu nhà sản xuất không quy định các điều kiện áp dụng thì đặt các mẫu thử ghép giữa hai tấm nén được gia nhiệt đến 50 0C ± 5 0C, và tác dụng một lực nén 245 kPa ± 5 kPa trong 10 s (245 kPa là 2,5 kg/cm2).
5.2.5. Điều hòa các mẫu thử ở trên trong môi trường điều hòa như quy định trong TCVN 10071 (ISO 18454) trong 24 h.
6. Cách tiến hành
6.1. Cố định da đối chứng của mẫu thử ghép trên một ngàm kẹp của thiết bị thử kéo và một đầu của mẫu và vải không dệt trên ngàm kẹp kia.
6.2. Vận hành thiết bị thử kéo sao cho ngàm kẹp tách rời ở vận tốc 100 mm/min ± 10 mm/min.
6.3. Dừng thiết bị thử kéo khi một nửa chiều dài mẫu thử bị tách rời.
6.4. Lặp lại cách tiến hành được mô tả trong 6.1, 6.2 và 6.3 với các mẫu thử còn lại.
6.5. Ngâm phần vẫn còn kết dính của các mẫu thử ngập trong nước cất trong 16 h.
6.6. Lấy một mẫu thử ra khỏi nước, giữ các đầu tự do của mẫu thử ướt trên các ngàm kẹp của thiết bị thử kéo và tách rời phần còn lại của mẫu thử.
6.7. Lặp lại cách tiến hành được mô tả trong 6.6 với các mẫu thử còn lại.
7. Biểu thị kết quả
7.1. Độ bền liên kết khô
7.1.1. Tính toán giá trị trung bình của lực (xem Hình 1) đạt được từ 6.3 và 6.4 đối với từng mẫu thử, tính bằng niutơn.
7.1.2. Chia giá trung bình của lực đạt được đối với từng mẫu thử cho chiều rộng của mẫu thử, được đo bằng milimét, và biểu thị là độ bền liên kết khô, tính bằng niutơn trên milimét.
CHÚ DẪN
1 Lực, tính bằng niutơn
2 Giá trị trung bình
3 Độ biến dạng
Hình 1 – Ví dụ về biểu đồ lực/độ biến dạng
7.2. Độ bền liên kết ướt
7.2.1. Tính toán giá trị trung bình của lực đạt được từ 6.6 và 6.7 đối với từng mẫu thử ướt, tính bằng niutơn.
7.2.2. Chia giá trị trung bình của lực đạt được đối với từng mẫu thử cho chiều rộng của mẫu thử, được đo bằng milimét, và biểu thị là độ bền liên kết ướt, tính bằng niutơn trên milimét.
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Mô tả các mẫu được thử bao gồm kiểu loại thương mại, mã hiệu, màu sắc, bản chất, v.v…;
c) Độ bền liên kết khô trung bình hoặc giá trị trung bình đối với từng nhiệt độ được thử như nêu trong 7.1;
d) Độ bền liên kết ướt trung bình hoặc giá trị trung bình đối với từng nhiệt độ được thử như nêu trong 7.2;
e) Ngày thử;
f) Bất kỳ sai lệch nào so với phương pháp thử của tiêu chuẩn này.
PHỤ LỤC ZA
(Quy định)
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG GIỮA CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ, TIÊU CHUẨN KHU VỰC VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
Ký hiệu |
Năm |
Tên tài liệu |
EN |
Năm |
ISO 3696 (TCVN 4851) |
1987 |
Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử |
EN ISO 3696 |
1995 |
ISO 4048 |
1977 |
Da – Xác định chất hòa tan trong diclometan |
EN ISO 4048 |
1998 |
(TCVN 7129) |
|
|
|
|
ISO 7500-1 |
2004 |
Vật liệu bằng kim loại – Kiểm tra thiết bị thử có một trục tĩnh – Phần 1: Thiết bị thử kéo/nén – Kiểm tra và hiệu chuẩn hệ thống đo lực |
EN ISO 7500-1 |
2004 |
ISO 18454 (TCVN 10071) |
2001 |
Giầy dép – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép |
EN 12222 |
1997 |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
5. Lấy mẫu và điều hòa mẫu
5.1. Phương pháp 1: Vật liệu hoạt hóa bằng nhiệt
5.2. Phương pháp 2: Vật liệu hoạt hóa bằng dung môi
6. Cách tiến hành
7. Biểu thị kết quả
7.1. Độ bền liên kết khô
7.2. Độ bền liên kết ướt
8. Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục ZA (quy định) Sự tương đương giữa các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc gia
1) TCVN 7129:2002 (ISO 4048:1977) hiện nay đã được thay thế bằng TCVN 7129:2010 (ISO 4048:2008)
2) Xem phụ lục ZA
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10081:2013 (ISO 20863:2004) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ PHO HẬU VÀ PHO MŨI – ĐỘ BỀN LIÊN KẾT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10081:2013 | Ngày hiệu lực | 26/12/2013 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |