TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10104:2013 (ISO 13636:2012) VỀ CHẤT DẺO – MÀNG VÀ TẤM – MÀNG POLY (ETYLEN TEREPHTALAT) (PET) KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/12/2013

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10104:2013

ISO 13636:2012

CHẤT DẺO – MÀNG VÀ TẤM – TẤM POLY(ETYLEN TEREPHTALAT) (PET) KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG

Plastics – Film and sheeting – Non-oriented poly(ethylene terephthalate) (PET) sheets

Lời nói đầu

TCVN 10104:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 13636:2012.

TCVN 10104:2013 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61/SC11 Sản phẩm bằng chất dẻo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CHT DẺO – MÀNG VÀ T TM POLY(ETYLEN TEREPHTALAT) (PET) KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG

Plastics – Film and sheeting – Non-oriented poly(ethylene terephthalate) (PET) sheets

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử cho tấm poly(etylen terephtalat) (PET) không định hưng hoặc tấm copolyme từ nhựa PET nguyên sinh hoặc nhựa PET tái sinh hoặc kết hợp cả hai. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho tấm có độ dày nhỏ hơn 2,0 mm. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho tấm xốp và màng co.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dn là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4501-1 (ISO 527-1), Chất dẻo – Xác định tính chất kéo – Phần 1: Nguyên tắc chung.

TCVN 4501-3 (ISO 527-3), Chất dẻo – Xác định tính chất kéo – Phần 3: Điều kiện thử cho màng và tấm.

ISO 291Plastics – Standard atmospheres for conditioning and testing (Chất dẻo – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử).

ISO 472, Plastics – Vocabulary (Chất dẻo – Từ vựng).

ISO 1628-5, Plastics – Determination of the viscosity of polymers in dilute solution using capillary viscometers – Part 5: Thermoplastic polyester (TP) homopolymers and copolymers [Chất dẻo – Xác định độ nhớt của polyme trong dung dịch pha loãng, sử dụng nhớt kế mao quản – Phần 5: Polyme đồng thể và polyme đồng trùng hợp của polyeste nhiệt dẻo (TP)].

ISO 2818, Plastics – Preparation of test specimens by machining (Chất dẻo – Chuẩn bị mẫu thử bằng máy).

ISO 7792-1, Plastics – Thermoplastic polyester (TP) moulding and extrusion materials – Part 1: Designation system and basis for specifications (Chất dẻo – Vật liệu polyeste nhiệt dẻo (TP) đúc và đùn – Phần 1: Hệ thống ký hiệu và cơ s để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật).

ISO 11501:1995, Plastics – Film and sheeting – Determination of dimensional change on heating (Chất dẻo – Màng và tấm – Xác định sự thay đổi kích thước khi gia nhiệt).

ISO 12418-1:2012, Plastics – Post-consumer poly(ethylene terephthatate (PET) bottle recyclates – Part 1: Designation system and basis for specifications (Chất dẻo – Vật liệu tái sinh từ chai poly(etylen terephthalate) (PET) đã qua sử dụng – Phần 1: Hệ thống ký hiệu và cơ sở để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật).

ISO 14782, Plastics – Determination of haze for transparent materials (Chất dẻo – Xác định độ mờ của vật liệu trong suốt).

ISO 15105-1, Plastics – Film and sheeting – Determination of gas-transmission rate – Part 1: Differential-pressure methods (Chất do – Màng và tấm – Xác định tốc độ thm thấu khí – Phần 1: Phương pháp áp suất chênh lệch).

ISO 15105-2, Plastics – Film and sheeting – Determination of gas-transmission rate – Part 2: Equal-pressure methods (Chất dẻo – Màng và tấm – Xác định tốc độ thẩm thấu khí – Phần 2: Phương pháp áp suất cân bằng).

ISO 15270, Plastics – Guidelines for the recovery and recycling of plastics waste (Chất do – Hướng dẫn thu hồi và tái sinh rác chất dẻo).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 472 và ISO 15270.

4. Vật liệu

Tấm phải được làm từ vật liệu poly(etylen terephtalat) (PET) nguyên sinh hoặc copolyme hoặc kết hợp cả hai, được polyme hóa chủ yếu từ etylen glycol và axit terephtalic như mô tả trong ISO 7792-1. Tấm cũng có th được làm từ PET tái sinh như mô tả trong ISO 12418-1. Vật liệu PET có thể được phân loại theo tiêu chí tiếp xúc với thực phẩm như nêu trong Bảng 1.

Bng 1 – Phân loại vật liệu PET theo tiêu chí tiếp xúc với thực phẩm

Mã

Mô tả

Điều kiện sử dng

V

Vật liệu PET nguyên sinh Cho phép tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm a

MRP-FD

Vật liệu PET tái sinh tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (FD) được làm từ quy trình tái sinh cơ học chung kết hợp với xử lý b sung (MRP) như mô tả trong ISO 12418-1 Cho phép tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm a

MRG-FI hoặc MRA-FI

Vật liệu PET tái sinh tiếp xúc gián tiếp với thực phẩm (Fl) được làm từ quy trình tái sinh cơ học chung (MRG) hoặc tái sinh cơ học kết hợp với xử lý bng kiềm (MRA) như mô tả trong ISO 12418-1 Cho phép tiếp xúc gián tiếp với thực phẩm như lớp bên ngoài hoặc như lớp ở giữa (ví dụ lớp giữa của loại ba lớp)a

MRG-NF hoặc MRA-NP

Vật liệu PET tái sinh không cho phép tiếp xúc với thực phẩm (NF) được làm từ quy trình tái sinh cơ học chung (MRG) hoặc tái sinh cơ học kết hợp với xử lý bng kiềm (MRA) như mô tả trong ISO 12418-1 Không cho phép tiếp xúc với thực phẩm
a Việc bao gói thực phm phải tuân theo các quy định hiện hành về việc tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với thực phẩm của quốc gia hoặc khu vực mà tại đó vật liệu được s dụng.

CHÚ THÍCH: Ký mã hiệu của vật liệu được mô t trong Bng 1 và 2 của ISO 12418-1:2012.

5. Phân loại tấm

5.1. Quy định chung

Tấm phải được phân loại theo các tiêu chí cho trong Bảng 2, 3 và 4. Các bao gói dùng tiếp xúc với thực phẩm phải tuyệt đi tuân th việc sử dụng theo phân loại. Các điều kiện sử dụng phải đáp ứng các quy định hiện hành của quốc gia hoặc khu vực mà tại đó tấm được sử dụng.

5.2. Phân loại theo lớp của tấm

Tm được phân loại theo thành phần của các lớp như nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 – Phân loại theo lớp của tấm

Thành phần của lớp

Ký hiệu tấm

Lớp đơn A
Hai lớp bao gồm hai loại vật liệu thô khác nhau A/B (bên ngoài)
Ba lớp bao gồm hai loại vật liệu thô khác nhau A/B (lớp ở giữa)/A

5.3. Phân loại theo tiêu chí tiếp xúc với thực phẩm

Tấm được phân loại theo tiêu chí tiếp xúc với thực phẩm như được nêu trong Bảng 3 kết hợp với phân loại của vật liệu PET thô được nêu trong Bảng 1.

Bảng 3 – Phân loại theo tiêu chí tiếp xúc với thực phẩm

Phân loi

Thành phần của lớp

Điều kiện sử dụng

SF1

(Các) lớp A và/hoặc B trong Bng 2 được làm từ vật liệu V hoặc MRP-FD như quy định trong Bảng 1 Cho phép tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm a

SF2

(Các) lớp A trong bảng 2 được làm từ vật liệu V hoặc MRP-FD như quy định trong Bảng 1 và lớp B trong Bảng 2 được làm từ vật liệu MRG-FI hoặc MRA-FI như quy định trong Bảng 1 Cho phép tiếp xúc trực tiếp với thực phẩma chỉ với lớp A và tiếp xúc gián tiếp với thực phẩma ch với lớp B (ngoài hoặc giữa)

SN

Các lớp A và/hoặc B trong Bảng 2 có cha vật liệu MRG-NF hoặc MRA-NF như quy định trong Bảng 1 Không cho phép tiếp xúc với thực phẩm
a Việc bao gói thực phẩm phải tuân theo các quy định hiện hành về việc tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với thực phẩm của quc gia hoặc khu vực mà tại đó vật liệu được sử dụng.

5.4. Phân loại theo độ nhớt đặc trưng (intrinsic) của tấm

Tấm được phân loại thành bốn nhóm như nêu trong Bảng 4, theo độ nhớt đặc trưng (IV) được quy định tại 8.3. Độ nhớt đặc trưng có thể được chuyển đổi từ chỉ số chảy thể tích (MVR) được đo theo ISO 12418-2 [1].

Bảng 4 – Phân loại theo độ nhớt đặc trưng của tấm

Loại

Khoảng độ nhớt đặc trưng (IV) dl/g

Ví dụ về ứng dụng

1

< 0,60

Bao gói không yêu cầu độ bền cơ học cao

2

≥ 0,60 đến < 0,70

Bao gói làm bằng quá trình tạo hình có gia nhiệt thông dụng

3

≥ 0,70 đến < 0,80

Bao gói có thành dày và sâu

4

 0,80

Dụng cụ chứa bền nhiệt (CPET)

6. Yêu cầu

6.1. Ngoại quan

Tấm không được có các khuyết tật nhìn thấy như vết nứt, vết rạn, khe h, nếp gấp, vết bn, chất ngoại lai, màu không đều, bề mặt không phẳng, kết khối và/hoặc các dấu hiệu bất kỳ làm ảnh hưng đến nh ứng dụng của nó.

6.2. Tính chất

Tính năng của tấm phải đáp ng các yêu cầu nêu trong Bảng 5 khi được xác định theo Điều 8.

Bảng 5 – Tính chất cơ bản của tấm

Chi tiết

Đơn vị

Yêu cầu

Điều áp dụng

Ứng suất kéo tại giới hạn chảy Hướng máya

MPa

≥ 45

8.4

Hướng ngangb

MPa

≥ 45

Phần trăm co nhiệt (hướng máya)

5

 3

8.5

Tốc độ thẩm thấu oxy

10-16 mol.m/m2.s.Pa

≤ 1

8.6

Độ mờ c

%

≤ 10

8.7

a Hướng máy: hướng song song với hướng đùn hoặc hướng dọc.

b Hướng ngang: vuông góc vi hướng đùn.

c Yêu cầu này ch áp dụng đối với tấm trong suốt.

7. Kích thước

7.1. Chiều dài và dung sai

Chiều dài của tấm dạng phẳng phải theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Dung sai chiều dài tm dạng phẳng phải được giới hạn đến mm. Một khoảng dung sai lớn hơn có thể được chấp nhận theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Chiều dài và dung sai chiều dài của tấm dạng cuộn phải theo thỏa thuận giữa các bên liên quan, nhưng không cho phép dung sai âm.

7.2. Chiều rộng và dung sai

Chiều rộng của tấm phải theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Dung sai chiều rộng của tấm phải được giới hạn đến mm. Một khoảng dung sai lớn hơn có thể được chấp nhận theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

7.3. Độ dày và dung sai

Độ dày và dung sai độ dày của tấm phải theo Bảng 6.

Bảng 6 – Độ dày và dung sai

Giá trị tính bằng milimét

Độ dày

Dung sai

%

 0,2

± 20

0,2 đến 0,5

± 15

 0,5

± 10

8. Phương pháp thử

8.1. Điều kiện chung của phép thử

8.1.1. Điều hòa mẫu thử

Mu thử phải được điều hòa trước khi thử trong môi trường chuẩn ở nhiệt độ 23 °C ± 2 °C, độ ẩm tương đối (50 ± 10) % theo ISO 291 ít nhất trong 48 h.

8.1.2. Điều kiện chuẩn ở nơi thử

Phép thử phải được tiến hành trong môi trường chuẩn ở nhiệt độ 23 °C ± 2 °C, độ m tương đối (50 ± 10) % theo ISO 291.

8.1.3. Lấy mẫu thử

Các mẫu th đại diện phải được cắt cả theo c hai hướng dọc và hướng ngang, phân bố đều theo chiều dài và chiều rộng của tấm.

8.1.4. Độ chụm và báo cáo thử nghiệm

Độ chụm và báo cáo thử nghiệm phải theo quy định trong các phương pháp thử tương ứng.

8.2. Đo kích thước

8.2.1. Chiều dài và chiều rộng

Sử dụng thước thẳng hoặc thước cuộn đã đưc hiệu chuẩn để đo chiều dài và chiều rộng của tấm chính xác đến 1 mm.

Đối với tấm ở dạng phẳng, đo chiều dài và chiều rộng ở hai vị trí theo hướng máy và hướng ngang, đánh dấu cả hai đầu song song với phần ngoại vi.

Đối với tấm dạng cuộn, đo chiều dài và chiều rộng ở hai vị trí theo hướng ngang song song với phần ngoại vi.

8.2.2. Độ dày

Sử dụng thước đo độ dày đã được hiệu chuẩn để đo độ dày của tấm, chính xác đến 0,01 mm.

8.3. Độ nhớt đặc trưng

Độ nhớt đặc trưng phải được xác định theo phương pháp mô tả trong ISO 1628-5, sử dụng dung môi là hỗn hợp phenol và 1,1,2,2-tetracloetan (theo tỷ lệ 3:2 phần thể tích). Độ nhớt đặc trưng có thể được chuyển đổi từ MVR được xác định theo ISO 12418-2 [1].

Một lượng vật liệu đủ cho ba phép đo phải được lấy từ phần giữa của tấm, theo hướng ngang.

Kết quả th được ghi lại là giá trị trung bình cộng của ba phép xác định được làm tròn đến hai chữ số sau dấu phy.

8.4. Ứng suất kéo tại giới hạn chảy

ng suất kéo tại giới hạn chảy phải được xác định theo TCVN 4501-1 (ISO 527-1).

Tốc độ của phép thử phải được đặt ở (50 ± 5) mm/min theo quy định trong TCVN 4501-1 (ISO 527-1). Mu thử phải theo TCVN 4501-3 (ISO 527-3), loại 2 (dải hình vuông).

Mẫu thử phải được chuẩn bị từ phần giữa của tấm theo hướng ngang với kích thước chiều dài và chiều rộng bằng nhau. Tối thiểu phải có năm mẫu thử được chuẩn bị theo mỗi hướng theo ISO 2818.

Ghi lại ứng suất kéo tại giới hạn chảy theo hướng máy và hướng ngang là giá trị trung bình cộng của năm phép xác định.

8.5. Độ co nhiệt

Độ co nhiệt phải được xác định theo ISO 11501.

Nhiệt độ gia nhiệt phải là 60 °C và thời gian gia nhiệt là 30 min. Các phép thử phải được tiến hành theo hướng máy.

Ba mẫu th phải được lấy từ phần giữa của tấm theo hướng ngang, được chuẩn bị theo ISO 11501. Ghi lại tỷ lệ thay đổi kích thước là giá trị trung bình cộng của ba mẫu thử theo hướng máy.

8.6. Tốc độ thm thấu oxy

Tốc độ thẩm thấu oxy phải được xác định theo ISO 15105-1 hoặc ISO 15105-2.

Ít nhất ba mẫu thử phải được lấy từ phần giữa của tấm theo hướng ngang, theo ISO 15010-1 hoặc ISO 15105-2.

Kết quả thử phải được biểu thị với tốc độ thm thấu khí.

Phương pháp viện dẫn đến tiêu chuẩn này và thiết bị phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm. Ghi lại giá trị trung bình cộng của ba mẫu thử đến ba chữ số có nghĩa.

8.7. Độ mờ

Độ mờ phải được xác định theo ISO 14782.

Ít nhất ba mẫu thử phải được lấy từ phần giữa của tấm theo hướng ngang, chuẩn b theo ISO 14782. Kết quả thử là giá trị trung bình cộng của ba mẫu th.

8.8. Phép th an toàn vệ sinh thực phẩm

Các phép thử an toàn vệ sinh thực phẩm phải được tiến hành theo phương pháthử tương ứng với vật liệu bao gói tiếp xúc với thực phẩm của (PET) theo quy định của quốc gia hoặc khu vực mà tại đó vật liệu được sử dụng.

9. Bao gói

Bao gói và kích thước của đơn vị phải theo tha thuận giữa các bên liên quan có tính đến điều kiện vận chuyển và bảo quản.

10. Ghi nhãn

Các thông tin sau phải được ghi nhãn tại vị trí thuận lợi trên bao gói

a) tên tấm hoặc chữ viết tắt;

b) ký hiệu của tấm;

Ký hiệu của tấm phải theo mô tả trong tiêu chuẩn này, APET, phân loại theo tiêu chí tiếp xúc với thực phẩm, phân loại theo IV và phân loại theo vật liệu của các lớp tấm. Ví dụ về ký hiệu tấm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (SF1) với IV: 0,75 (IV3) và ba lớp với nhựa PE nguyên sinh/ nhựa PE tái sinh cơ học kết hợp với xử lý bổ sung/ nhựa PET nguyên sinh (V/MRP/V) như sau:

c) kích thước của tấm (độ dày chiều rộng và chiều dài);

d) tên nhà sản xuất hoặc chữ viết tắt

e) năm tháng sản xuất hoặc chữ viết tắt

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 12418-2, Plastics – Post-consumer poly(ethylene terephathalate) (PET) bottle recyclates – Part 2: Preparation of test specimens and determination of properties.

[2] TCVN 10105:2013 (ISO 15988:2003), Chất dẻo – Màng và tấm – Màng poly(etylen terephtalat) (PET) định hướng hai chiều [Plastics – Film and sheeting – Biaxially oriented poly(ethylene terephthalate) (PET) films].

[3] EN 15348, Plastics – Recycled plastics – Characterization of poly(ethylene terephthlate) (PET) recyclates.

[4] JIS Z 1716:2004, Non-oriented polyethylene terephtalate (PET) sheets and films for packaging

[5] FDA. Guidance for industry: Use of recycled plastics in food packaging: Chemistry considerations, 2nd edition. Silver Spring, MD: Food and Drug Administration, 2006. Available (Viewed 2012-07-10) at:

http://www.fda.gov/food/guidancecomplianceregulatoryinformation/GuidanceDocuments/Foodlngredientsandpackaging/ucm120762.htm

[6] Food and Drug Administration. 21 CFR 170.39, Threshold of regulation for substances used in food-contact articles. Fed.Regist.1995-07-17, 60 p.36595. Update avaiable (viewed 2012-07-10) at: http://cfr.vlex.com/vid/170-39-threshold-used-contact-articles-19707678.

[7] BAYER F.L, The threshold of regulation and its application to indirect food additive contaminants in recycled plastics. Food Addit.Contam. 1997, 14 pp. 661-670.

[8] FRANZ R., HUBER M., WELLE F. Recycling of post-concumer poly(ethylene-terephtalate) for direct food contact application – A feasibility study using a simplified challenge test. Dtsch. Lebensmitt. Rundsch. 1998, 94 pp. 303-308.

[9] FRANZ R., WELLE F. Analytical screening and eluvation of market grade post-comsumer poly(ethylene-terephtalate) (PET) flakes for re-use in food packaging. Dtsch. Lebensmitt. Rundsch. 1999, 95 pp. 94-100.

[10] FRANZ R. Programme on the recyclability of food-packaging materials with respect to food safety considerations; polyethylene terephtalate (PET), paper and board, and plastics covered by functional barriers. Food Addit. Contam. 2002, 19 pp. 93-110.

[11] OHKADO Y., KAWAMURA Y., MUTSUGA M., TAMURA H., TANAMOTO K. Analysis of residual volatiles in recycled polyethylene terephthalate. Shokuhin Eiseigaku Zasshi. 2005, 46 pp. 13-20.

[12] SATA N., WATANABE K., KAYAMA S., KONISHI T., UTSUMI M. Analysis of residual volatiles in commercial polyethylene terephtalate (PET) flakes recycled by physical process from post-consumer PET bottles. Jpn.J.Food Chem. Saf. 2010, 17 pp. 116-122.

[13] Commission Regulation (EC) No. 2023/2006 of 22 December 2006 on good manufacturing practice for materials and articles intended to come into contact with food. Off. J. Eur. Union. 2006-12-29, L384.

[14] Commission Regulations (EC) No. 282/2008 of March 2008 on recycled plastic materials and articles intended to come into contact with foods and amending Regulation (EC) No.2023/2006. Off.J.Eur. Union. 2008-03-28, L86 pp. 9-18.

[15] Opinion of the Scientific Panel on food additives, flavourings, processing aids and materials in contact with food (AFC) on guidelines on submission of dossier for safety evaluation by the EFSA of a recyling process to produce recyled platics intended to be used for manufacture of materials and articles in contact with food (EFSA-Q-2004-168); After public consultation and discussion in panel 21 May 2008). Eur. Food Saf. Auth. J. 2008, 717 pp. 1-12

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10104:2013 (ISO 13636:2012) VỀ CHẤT DẺO – MÀNG VÀ TẤM – MÀNG POLY (ETYLEN TEREPHTALAT) (PET) KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN10104:2013 Ngày hiệu lực 31/12/2013
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản