TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10200-1:2013 (ISO 12478-1:1997) VỀ CẦN TRỤC – TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 26/12/2013

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10200-1:2013

ISO 12478-1:1997

CẦN TRỤC – TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Cranes – Maintenance manual – Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 10200-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 12478-1:1997.

TCVN 10200-1:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CN TRỤC – TÀI LIỆU HƯỚNG DN BẢO TRÌ – PHN 1: YÊU CU CHUNG

Cranes – Maintenance manual – Part 1: General

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc về yêu cầu chung, cần thiết cho việc chuẩn bị và thể hiện các tài liệu hướng dẫn bảo trì cho cần trục.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:1990), Cần trục – Từ vựng  Phần 1: Quy định chung.

TCVN 8242-2:2009 (ISO 4306-2:1985), Cần trục – Từ vựng  Phần 2: Cần trục tự hành.

TCVN 8242-3:2009 (ISO 4306-3:1991), Cần trục – Từ vựng – Phần 3: Cần trục tháp.

ISO 9927-1:1994, Cranes – Inspections – Part 1: General (Cần trục – Kiểm tra  Phn 1: Yêu cầu chung).

ISO 31-0:1992[1]), Quantities and units – Part 0: General principles (Số lượng và đơn vị – Phần 0: Nguyên tắc chung).

3. Thể hiện tài liệu hướng dẫn

3.1. Yêu cầu chung

Tài liệu hướng dẫn bảo trì phải được nhà sản xuất cung cấp. Tài liệu này:

a) Phải đơn giản dễ hiểu và có các chú thích giải thích đầy đủ;

b) Phải tương thích sử dụng với các ký hiệu nhận biết quốc tế, nếu được thiết lập;

c) Phải dễ sử dụng, nhỏ gọn và làm bằng vật liệu có độ bền mòn cao;

d) Do nhà sản xuất biên soạn bằng ngôn ngữ sử dụng thông thường, ngoại trừ ngôn ngữ đã được tha thuận giữa các bên trong hợp đồng.

Tài liệu hướng dẫn là công cụ làm việc phải vừa thuận tiện vừa đầy đủ. Văn bản phải đơn giản và thích hợp với người sẽ sử dụng nó, với toàn bộ thông tin rõ ràng và đầy đủ.

Các hình minh họa, sơ đồ, đồ thị và bảng phải được sử dụng cùng với văn bản đ ngăn ngừa nguy cơ hiểu nhầm. Chúng phải đơn giản và rõ ràng, và phải đặt ngay cạnh văn bản tương ứng.

Các thuật ngữ (xem TCVN 8242 (ISO 4306)), định nghĩa, đơn vị (xem ISO 31) và ký hiệu phải tuân theo tiêu chuẩn liên quan. Khi đơn vị xác định khác với các đơn vị dùng chung thì cần ghi chú trong tài liệu hướng dẫn bằng ngoặc đơn hoặc bằng lời chú thích  cuối trang.

Ch những điều khoản liên quan tới cần trục cụ th và ứng dụng ca chúng mới được đưa vào tài liệu hướng dẫn.

3.2. Thông tin ban đầu

Các thông tin sau đây phải đưa trên trang bìa trước hoặc bìa sau, hoặc trang đầu của tài liệu hướng dẫn:

a) Tiêu đề của tài liệu hướng dẫn;

b) Số tham chiếu của tài liệu hướng dẫn (nếu có);

c) Dấu hiệu nhận biết (tên gọi, loại, sêri, model, v.v…) ca cần trục mà tài liệu hướng dẫn dự định sử dụng;

d) Số sêri hoặc số hiệu cần trục hoặc cả hai, phạm vi các số sêri có thể áp dụng;

e) Tên và địa ch đầy đủ ca nhà sản xuất cần trục và/hoặc các đại lý;

f) Mục lục và/hoặc ch mục;

g) Đặc tính cơ bản của cần trục.

3.3. Số tập

Tài liệu hướng dẫn bảo trì, cùng với các tài liệu hướng dẫn khác của cần trục (ví dụ hướng dẫn lái, hướng dẫn sử dụng, v.v…), có thể được xuất bản trong một hoặc nhiều tập. Việc lựa chọn tập và gom nhóm các phần phải phù hợp với loại sản phẩm, với việc sử dụng bình thường của chúng và yêu cầu về nhân sự. Khi thích hợp, việc tham khảo chéo tới các tập khác cần phải thực hiện sao cho không lặp lại cùng một thông tin một cách không cần thiết.

4. Bảo trì

4.1. Yêu cầu chung

Tùy theo mức bảo trì cần giải quyết trong tài liệu hướng dẫn, có th cần thiết làm rõ các thao tác bảo trì như chỉ ra sau đây:

– Mô tả nguyên lý làm việc của các bộ phận;

– Trình tự làm việc của các bộ phận;

– Các giá trị thử cần đo.

Các vấn đề này cần giải thích và kèm theo các sơ đồ, biểu đồ (ví dụ trình tự chuyển đổi) và danh sách kiểm tra.

4.2. Bảo trì phòng ngừa

Các thao tác bảo trì và tần suất của chúng, kết hợp cùng các ch dẫn về yêu cầu lao động phải được gom nhóm thành bảng, chẳng hạn gồm các cột điển hình như trong Bảng 1. Tần suất phải được thiết lập sao cho nhiều thao tác có thể thực hiện cùng lúc để tạo điều kiện khai thác tối đa cần trục và sức người.

Bảng 1

Thao tác và vị trí

Tên chtiết / danh mục

Số gi lao động ước tính

Khoảng thời gian 1

Khong thời gian 2

(v.v…)

4.3. Giới hạn mòn

Giới hạn mòn của các chi tiết liên quan đến các hạng mục có nhu cầu thay thế trong thời gian bảo trì phải được cho trong bảng, ví dụ như Bảng 2.

Bảng 2

Tên gọi

Số hiệu tham chiếu của chi tiết

Kích thước nguyên thủy

Giới hạn kích thước mòn

Chuẩn kiểm soát tham chiếu

4.4. Bảo trì sửa chữa

Các ch dẫn bảo trì phải được tổ chức thành các phân đoạn với các minh họa thành phần liên quan đến các hệ thống và cụm máy chính và phải giải quyết những điểm sau:

a) Các quy trình khắc phục sự cố;

b) Tháo và lắp tuần tự, bao gồm đặc điểm kỹ thuật ca mô men xoắn, tải trọng đặt trước và các ch dẫn lắp đặt khác;

c) Đặc điểm kỹ thuật của các chi tiết và cụm máy có yêu cầu kiểm tra về độ mòn, độ giãn dài hoặc vết nứt, kết hợp cùng với các tiêu chí loại bỏ chúng, ví dụ như các cụm phanh, li hợp, xích, cáp v.v…;

d) Đặc điểm kỹ thuật của các dụng cụ và trang thiết bị đặc biệt;

e) Các yêu cầu đặc biệt về nâng và xử lý đối với các bộ phận cần trục.

4.5. Quy trình thử và kiểm tra

Phải áp dụng các yêu cầu trong ISO 9927-1.

5. Bôi trơn và dầu máy

5.1. Thông tin liên quan đến chất bôi trơn và dầu máy

Phải có và nên để ở phần phụ lục các thông tin sau đây:

a) Đặc điểm kỹ thuật của chất bôi trơn, dầu máy, v.v… sẽ sử dụng. Tên gọi của chúng phải phù hợp các tiêu chuẩn liên quan;

b) Dung tích bình chứa và lượng dầu lưu thông (đo bằng lít);

c) Danh sách các loại chất bôi trơn khuyến cáo bởi nhà sn xuất và/hoặc các chi nhánh (nếu thuận tiện).

Ví dụ về bảng điển hình cho thông số kỹ thuật chất bôi trơn cho trong Bảng 3.

Bảng 3

Chi tiết
(cơ cấu)

Dung tích
(lít)

Nhiệt độ môi trường
(°C)

Phân loại khuyến cáo theo ISO

Ký hiệu tiêu chuẩn hoặc dấu hiệu tham khảo

5.2. Lịch trình bôi trơn

Lịch trình này phải bảo đảm các yêu cầu bôi trơn của cần trục, ch ra các khoảng thời gian cần phải tiến hành. Nó phải có sơ đồ chỉ ra các chi tiết cần bôi trơn (ví dụ điển hình cho trong Phụ lục A).

6. An toàn trong các thao tác bảo trì

Sau đây là ví dụ điển hình về các hạng mục cần chú ý dự phòng an toàn với nhân viên bảo trì, kiểm tra và bôi trơn:

a) Đối với công trường (quy định an toàn nơi làm việc):

– Di chuyển cần trục đến khu vực bảo trì;

– Cách ly khu vực bảo trì;

– Biện pháp chống va chạm khi nhiều cần trục đang vận hành trên cùng đường chạy hoặc công trường.

b) Đối với cần trục (ngăn chặn cấp năng lượng / chuyển động):

– Sử dụng hệ thống cho-phép-làm-việc được xác định rõ ràng (xem TCVN 7549 (ISO 12480));

– Sử dụng các dấu hiệu cảnh báo (ví dụ như trong Phụ lục B);

– Ngắt và khóa công tắc nguồn để ngăn chặn đóng nguồn trái phép;

– Xả, giải phóng năng lượng tích giữ (thủy lực, khí nén hoặc điện năng) trước khi bảo trì;

– Kiểm tra các chức năng sau khi ngắt kết nối để khẳng định năng lượng đã được g bỏ;

– Yêu cầu giúp đỡ từ nhà sản xuất khi gặp các tình huống hoặc trạng thái không có trong sổ tay hướng dẫn.

c) Đối với thao tác sẽ thực hiện:

– Sử dụng dây cáp an toàn;

– Sử dụng các sàn thao tác khi thích hợp;

– Chú ý các dự phòng phù hợp khi hàn trong khu vực gần các ổ trục và mạch điện.

d) Đi với nhân viên:

– Sử dụng các trang thiết b an toàn (đai an toàn, mũ bảo hộ, bảo vệ mắt, v.v…);

– Sử dụng các giằng hoặc khóa hỗ trợ khi thích hợp;

– Ch định các công nhân được đào tạo và có thẩm quyền đúng yêu cầu với nhiệm vụ áp dụng;

– Xử lý và tiêu hủy riêng các vật liệu nguy hiểm.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ về lịch trình bôi trơn

Hạng mục

Chi tiết

Khoảng thời gian

Loại chất bôi trơn

A

Cơ cấu nâng

………………………

Dầu

B

Cơ cấu di chuyển xe con

………………………

Dầu

C

Cơ cấu di chuyển cầu trục

………………………

Dầu

D

Cụm bánh xe di chuyển xe con

………………………

Mỡ

E

Cụm bánh xe di chuyển cầu trục

………………………

Mỡ

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Ví dụ về dấu hiệu cảnh báo/an toàn

B.1 Ví dụ biển cảnh báo có văn bản

B.2 Ví dụ biển cảnh báo không có văn bản

Ví dụ, để ch báo “Tắt máy và rút chìa khóa trước khi tiến hành bảo trì hoặc sửa chữa”.

CHÚ THÍCH: Thông tin thêm về biển cảnh báo an toàn xem TCVN 7548 (ISO 13200).

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 7549-1 (ISO 12480-1), Cần trục  S dụng an toàn – Phần 1: Yêu cầu chung

[2] TCVN 7548:2005 (ISO 13200:1995), Cần trục – Dấu hiệu an toàn và hình ảnh nguy hiểm – Nguyên tắc chung.

 


[1] TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009) Đại lượng và đơn vị – Phần 1: Quy định chung.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10200-1:2013 (ISO 12478-1:1997) VỀ CẦN TRỤC – TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN10200-1:2013 Ngày hiệu lực 26/12/2013
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản