TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10202:2013 (ISO 12485:1998) VỀ CẦN TRỤC – YÊU CẦU ỔN ĐỊNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 26/12/2013

TIÊU CHUN QUỐC GIA

TCVN 10202:2013

ISO 12485:1998

CẦN TRỤC THÁP – YÊU CẦU ỔN ĐỊNH

Tower cranes – Stability requirements

Lời nói đầu

TCVN 10202:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 12485:1998.

TCVN 10202:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CẦN TRỤC THÁP – YÊU CẦU ỔN ĐỊNH

Tower cranes – Stability requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện phải đáp ứng khi kiểm tra xác nhận, bằng cách tính toán, độ ổn định của cần trục tháp, được định nghĩa trong TCVN 8242-3 (ISO 4306-3), là đối tượng bị lật và trôi, với gi thiết cần trục đứng trên bề mặt hoặc đường chạy cứng và chịu tải đồng nhất.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8242-3:2009 (ISO 4306-3:1991), Cần trục – Từ vựng – Phần 3: Cần trục tháp;

ISO 4302:1981, Cranes – Wind load assessment (Cần trục – Đánh giá tải trọng gió);

ISO 8686-3, Cranes – Design principles for loads and load combinations – Part 3: Tower cranes (Cn trục – Nguyên tắc thiết kế về tải trọng và tổ hợp ti trọng – Phần 3: cần trục tháp).

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 8242-3 (ISO 4306-3).

4. Ổn định

4.1. Tính toán

4.1.1. Cần trục được gọi là ổn định khi tổng đại số các mô men chống lật lớn hơn hoặc bng tổng các mô men lật.

4.1.2. Các tính toán phải thực hiện để kiểm tra xác nhận độ ổn định của cần trục bằng cách tính tổng mô men lật theo các giá trị cho trong Bảng 1.

Trong tất cả các tính toán, vị trí của cần trục và các bộ phận của nó cùng các tác động của tải trọng và lực phải được xem xét trong sự kết hợp, chiều và các tác động bất lợi nhất.

4.1.3. Đối với các cần trục được thiết kế để di chuyển với tải trọng, phải tính đến lực sinh ra do dao động thẳng đứng cho phép lớn nhất như quy định của nhà sản xuất, bổ sung thêm cho các tải trọng khác được quy định trong điều kiện II ở Bảng 1.

Bảng 1 – n định cần trục – Hệ số tải trọng

 

Điều kiện

Tải trọng

Hệ số tải trọng cần xem xét

TRNG THÁI LÀM VIỆC

I. n định cơ bản

Tải trọng do trọng lượng bản thân

1,0

Tải tác dụng

1,6 P

Tải trọng gió

0

Lực quán tính

0

II. n định động

Tải trọng do trọng lượng bản thân

1,0

Tải tác dụng

1,35 P

Tải trọng gió

1,0 W1

Lực quán tính

1,0 D

III. n định lật ngược (dỡ tải đột ngột)

Tải trọng do trọng lượng bản thân

1,0

Tải tác dụng

-0,2 P

Tải trọng gió

1,0 W1

Lực quán tính

0

TRNG THÁI KHÔNG LÀM VIỆC

IV. Tải trọng gió lớn nhất

Tải trọng do trọng lượng bản thân

1,0

Tải tác dụng

1,0 P1

Tải trọng gió

1,2 W2

Lực quán tính

0

V. n định khi lắp dựng hoặc tháo dỡ

Tải trọng do trọng lượng bản thân

1,0

Tải tác dụng

1,25 P2

Tải trọng gió

1,0 W3

Lực quán tính

1,0 D

Trong đó:

D          lực quán tính từ các cơ cấu theo ISO 8686-3; F5 = 1;

P          tải trọng nâng tinh;

P1         trọng lượng bộ phận mang tải;

P2         trọng lượng bộ phận sẽ lắp vào hoặc tháo ra khi lắp dựng hoặc tháo rời;

W1        tải trọng gió  trạng thái làm việc theo ISO 4302;

W2        tải trọng gió  trạng thái không làm việc theo ISO 4302 (bao gồm tác động gió giật);

W3        tải trọng gió  trạng thái làm việc W1 hoặc ti trọng gió giới hạn cho lắp dựng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất;

4.1.4. Khi có yêu cầu, các tác động kích thích thích hợp đối với từng công trường hoặc vùng cụ thể phải được xem xét như là thành phần bổ sung cho điều kiện tải.

4.1.5. Trong các tính toán  Bảng 1 phải chú ý đến các tải trọng do khối lượng của cần trục và các bộ phận của nó, bao gồm tất cả các phụ kiện nâng kèm theo được lắp như bộ phận thường xuyên của cần trục khi làm việc.

4.2. Ổn định lật ngược trong trạng thái làm việc

n định lật ngược của cần trục được bao gồm bi điều kiện III.

4.3. Áp dụng tải trọng gió

4.3.1.  trạng thái làm việc, tải trọng gió phải luôn đặt theo chiều bất lợi nhất.

4.3.2.  trạng thái không làm việc, tải trọng gió phải đặt theo chiều bất lợi nhất đối với các cần trục không tự do quay theo gió. Đối với các cần trục được thiết kế tự quay theo gió, lực phải đặt lên phần trên của kết cấu theo chiều dự tính và  phần dưới của kết cấu phải đặt theo chiều bất lợi nhất.

5. Nền đỡ cần trục

Nhà sản xuất cần trục phải quy định lực tác dụng từ cần trục lên trên nền hoặc kết cấu đỡ. Thông tin của nhà sản xuất phải chỉ rõ tất cả các trạng thái có thể mà lực được quy định (bao gồm cả trạng thái không làm việc). Khi nền đỡ cần trục quyết định toàn bộ hoặc một phần độ ổn định của cần trục thì nhà sản xuất phải quy định các yêu cầu áp dụng cho nền đỡ này.

Khi cần trục phải làm việc trên mặt nghiêng, nhà sản xuất phải tính đến các điều kiện được quy định.

6. Thiết bị bổ sung n định tạm thời

Cần trục tháp phải ổn định với cấu hình hoạt động (điều kiện I đến IV trong Bảng 1) mà không cần sử dụng các thiết bị bổ sung tạm thời khác.

Thiết bị bổ sung ổn định tạm thời có thể được sử dụng để thỏa mãn điều kiện V trong Bảng 1, khi lắp dựng hoặc khi tháo d.

Tải dằn (ballast) tháo rời có th sử dụng để thỏa mãn điều kiện IV trong Bảng 1. Tuy nhiên, điều kiện này vẫn phải thỏa mãn khi tính với hệ số 1,1 W2 mà không có tải dằn thêm.

7. Biến dạng

Như đã biết, dưới các điều kiện tải trọng bất lợi nhất trên các cấu hình dễ mất ổn định, việc tăng mô men  tháp do các tác động liên quan đến biến dạng (thuyết bậc hai) không lớn hơn 10 %, do đó trong tính toán ổn định, để dễ thực hiện, có thể bỏ qua ảnh hưởng của biến dạng (thuyết bậc nhất).

Tuy nhiên, sau khi thực hiện, mô men lật cho mỗi điều kiện  Bảng 1 phải tăng thêm tỉ lệ với sự tăng mô men do các ảnh hưởng bậc hai tìm được  trên.

8. Chống trôi do gió

Chống trôi do gió phải được kiểm nghiệm bằng tính toán cho các cần trục tháp chạy trên ray làm việc ngoài trời với các điều kiện trong Bảng 2.

Bảng 2 – Chống trôi do gió

Điều kiện

Tải trọng

Hệ số tải trọng cần xem xét

II. n định động Tải trọng do trọng lượng bản thân

1,0

Tải tác dụng

1,35 P

Tải trọng gió

1,2 W1

Lực quán tính

1,0 D

IV. Tải trọng gió lớn nhất Tải trọng do trọng lượng bản thân

1,0

Tải tác dụng

1,P1

Tải trọng gió

1,W2

Lực quán tính

0

Khi các thiết bị kẹp ray hoặc phương tiện tương tự là cần thiết đ ngăn ngừa trôi trong trạng thái không làm việc, tài liệu hưng dẫn vận hành phải có khuyến cáo sử dụng chúng khi ở trạng thái làm việc gió gần đạt tới giới hạn.

Lực cản di chuyển do ma sát và hệ số ma sát phải áp dụng như trong Bảng 3.

Bng 3 – Lực cản di chuyển và hệ số ma sát

Tỷ số:

Lực cản di chuyển

Hệ số ma sát gia đường ray

Lực nén bánh

 trượt

 lăn chống ma sát

bánh xe được phanh lại

và má kẹp ray a)

0,02

0,005

0,14

0,25

a) Hệ số ma sát lớn hơn có th cho phép nếu có thể ch rõ rằng chúng có mặt  mọi điều kiện và cht lượng bề mặt (ví dụ dầu, bụi, băng).

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10202:2013 (ISO 12485:1998) VỀ CẦN TRỤC – YÊU CẦU ỔN ĐỊNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN10202:2013 Ngày hiệu lực 26/12/2013
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản