TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10207:2013 (ISO 21006:2006) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – CÔNG BỐ KHỐI LƯỢNG ĐỘNG CƠ
TCVN 10207:2013
ISO 21006:2006
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – CÔNG BỐ KHỐI LƯỢNG ĐỘNG CƠ
Internal combustion engines – Engine weight (mass) declaration
Lời nói đầu
TCVN 10207:2013 hoàn toàn tương đương ISO 21006:2006.
TCVN 10207:2013 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
0. Lời giới thiệu
0.1. Quy định chung
Tiêu chuẩn này được đưa ra để giúp các nhà sản xuất công bố khối lượng của các động cơ đốt trong kiểu pit tông.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng:
a) Dùng chung với các tiêu chuẩn có liên quan tới công suất động cơ (TCVN 7144-1 (ISO 3046-1, TCVN 8274 (ISO 14396) được xây dựng phù hợp với nguyên tắc ISO-Core-Satellite-Concept và thành một tiêu chuẩn hoàn chỉnh.
CHÚ THÍCH: TCVN 8272 (ISO 15550) là một tiêu chuẩn cơ bản (Core Standard) và bao gồm các yêu cầu phổ biến cho tất cả các ứng dụng trong động cơ.
b) Dùng như một tài liệu đơn lẻ.
TCVN 7144-1 (ISO 3046-1) và TCVN 8274 (ISO 14396) được xuất bản là các tiêu chuẩn bổ trợ (Satellite Standard).
Các phiên bản tiếp theo của các tiêu chuẩn bổ trợ TCVN 6446 (ISO 1585), ISO 2534, ISO 8665, ISO 9249 và TCVN 6439 (ISO 4106) cũng sẽ thuộc họ ISO-Core-Satellite.
0.2. Trọng lượng và khối lượng
Trong khoa học và công nghệ, trọng lượng của một vật trong một hệ quy chiếu chuẩn riêng biệt được định nghĩa là lực tác dụng làm cho vật có gia tốc bằng với gia tốc rơi tự do trong hệ quy chiếu chuẩn đó (xem 3-9.2 của TCVN 6398-3:1998 (ISO 31-3:1992). Đơn vị theo hệ SI của trọng lượng được định nghĩa theo cách này là newton (N).
Tuy nhiên, trong thương mại, sử dụng thông thường hàng ngày và đặc biệt là thói quen phổ biến trong cách ăn nói, trọng lượng thường được sử dụng tương đương với khối lượng. Đơn vị theo hệ SI của trọng lượng được hiểu theo cách này là kilogram (kg) và động từ “cân” được hiểu là “xác định khối lượng” hoặc “có khối lượng là”.
Kết quả là thường xuyên có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm trọng lượng và khối lượng. Trọng lượng là lực tác dụng lên vật do trọng trường và được đo bằng newtons. Khối lượng là tổng lượng vật chất bao hàm trong vật và được đo bằng kilograms (kg).
Theo định luật II Newton:
F = kma (1)
Đối với một hệ quy chiếu chuẩn riêng biệt (trái đất) các đơn vị có thể được chọn do đó k = 1 và công thức trên trở thành:
F = ma (2)
Trong đó
F là lực tác dụng lên vật, N;
m là khối lượng của vật, kg;
a là gia tốc trọng trường, m.s–2.
Theo hệ quả của định luật II Newton, trọng lượng và khối lượng có thể được biểu diễn trực tiếp với nhau bằng phương trình (2) như sau:
w = mg
Trong đó
w là trọng lượng của vật, N;
m là khối lượng của vật, kg;
g là gia tốc trọng trường, m.s–2.
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – CÔNG BỐ KHỐI LƯỢNG ĐỘNG CƠ
Internal combustion engines – Engine weight (mass) declaration
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định cách thức công bố khối lượng động cơ cho các động cơ đốt trong.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho:
– Các động cơ đốt trong kiểu pit tông (động cơ cháy cưỡng bức hoặc cháy do nén) không kể các động cơ pit tông tự do;
– Các động cơ pit tông quay.
Các động cơ này có thể là loại nạp tự nhiên hoặc nén nạp, kể cả nén nạp cơ khí hoặc nạp tăng áp.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại động cơ sau:
a) sử dụng trên đường bộ, đường sắt và đường thủy;
b) dùng làm động cơ đẩy của ô tô;
c) dùng làm động cơ đẩy (hoặc dẫn động) cho máy móc di động không chạy trên đường;
d) dùng cho mô tô;
e) dùng làm động cơ đẩy cho các máy và máy kéo nông nghiệp;
f) dùng làm động cơ đẩy cho các máy làm đất như định nghĩa trong ISO 6165;
g) dùng làm động cơ đẩy cho các tàu thủy phục vụ giải trí hoặc tàu thủy nhỏ khác có độ dài tới 24 m.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các động cơ làm động cơ đẩy cho các máy làm đường, xe tải công nghiệp và các ứng dụng khác không phù hợp với các tiêu chuẩn hiện có.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8272:2009 (ISO 15550:2002), Động cơ đốt trong – Xác định và phương pháp đo công suất động cơ – Yêu cầu chung.
ISO 6165:2001, Earth moving machinery – Basic types – Vocabulary (Máy làm đất – Kiểu cơ bản – Từ vựng).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8272 (ISO 15550).
4. Các ký hiệu
Ký hiệu EW cho khối lượng động cơ được áp dụng.
CHÚ THÍCH: Các đơn vị khác trong hệ SI cũng có thể được sử dụng, và các ký hiệu, chỉ số phụ trong TCVN 8272 (ISO 15550) được áp dụng
5. Công bố khối lượng động cơ
Phương pháp được sử dụng để xác định khối lượng động cơ do nhà sản xuất động cơ chịu trách nhiệm. Công bố khối lượng động cơ theo hai cách như sau:
a) Khối lượng động cơ là tổng các khối lượng của tất cả các bộ phận của động cơ và các thiết bị phụ trợ (không kể chất lỏng) được lắp kèm được cung cấp cho khách hàng.
Khối lượng động cơ được công bố theo chuẩn của tiêu chuẩn này như sau:
EW [TCVN 10207 (ISO 21006)] = … kg
b) Khối lượng động cơ phải được xác định bằng động cơ được lắp trong phép thử công suất của động cơ đó. Không tính đến các thiết bị trên băng thử, chất lỏng (dầu bôi trơn, nhiên liệu, chất lỏng làm mát) và phần dùng để nối động cơ với ứng dụng của nó (lắp đặt động cơ lên xe).
Khối lượng động cơ được công bố theo chuẩn của tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn được dùng để xác định công suất động cơ như sau:
EW [TCVN 10207 (ISO 21006)] = … kg/ISO …
VÍ DỤ: Khối lượng động cơ là 500 kg và được thử công suất theo TCVN 6446 (ISO 1585):
EW [TCVN 10207 (ISO 21006)] = 500 kg/TCVN 6446 (ISO 1585).
Trường hợp tiêu chuẩn được sử dụng để xác định công suất động cơ không quy định danh mục các thiết bị được lắp trên động cơ [TCVN 7144-1 (ISO 3046-1)], nhà sản xuất phải công bố tất cả các bộ phận và thiết bị phụ trợ được lắp trên động cơ trong khi thử công suất, và tổng khối lượng của động cơ hoàn chỉnh theo Bảng A.1.
Trường hợp tiêu chuẩn được sử dụng để xác định công suất động cơ quy định danh mục các thiết bị được lắp trên động cơ, nhà sản xuất phải công bố tất cả các bộ phận và thiết bị phụ trợ được lắp trên động cơ mà không được quy định trong tiêu chuẩn đó theo Bảng A.2. Nếu có các bộ phận có thể thay thế cho cùng một chức năng của động cơ (các te làm bằng vật liệu tổng hợp, thép, nhôm), bộ phận nhẹ nhất được chấp nhận dùng để công bố khối lượng của động cơ. Nếu động cơ có bộ phận nặng hơn bộ phận của động cơ đã được cân, khối lượng thêm vào của bộ phận đó phải được công bố trong Bảng A.2.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp kiểm tra khối lượng động cơ, sai lệch ± 5 % được chấp nhận là sai số của sản phẩm.
CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu khác được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.
Phụ lục A
(quy định)
Công bố khối lượng
Bảng A.1 – Công bố khối lượng của các bộ phận và/ hoặc thiết bị phụ
Bộ phận và/hoặc thiết bị phụ |
Khối lượng, kg |
Khối lượng của động cơ gốc |
+ |
Khối lượng của động cơ hoàn chỉnh |
= |
Bảng A.2 – Công bố khối lượng thêm vào của các bộ phận và/hoặc thiết bị phụ
Bộ phận và/hoặc thiết bị phụ thêm vào |
Khối lượng, kg |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 6398-3:19981) (ISO 31-3:1992), Đại lượng và đơn vị – Phần 3: Cơ học.
[2] TCVN 6446:1998 (ISO 1585:1992), Phương tiện giao thông đường bộ – Quy tắc thử động cơ – Công suất hữu ích.
[3] ISO 2534:1998, Road vehicles – Engine test code – Gross power (Phương tiện giao thông đường bộ – Quy tắc thử động cơ – Công suất tổng).
[4] TCVN 7144-1:2008 (ISO 3046-1:2002), Động cơ đốt trong kiểu pit tông – Đặc tính – Phần 1: Công bố công suất, tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn, phương pháp thử – Yêu cầu bổ sung đối với động cơ thông dụng.
[5] TCVN 6439:2008 (ISO 4106:2004), Mô tô – Quy tắc thử động cơ – Công suất hữu ích).
[6] ISO 8665:1994, Small craft – Marine propulsion engines and systems – Power measurements and declarations (Phương tiện thủy cỡ nhỏ – Động cơ đẩy và hệ thống – Đo và công bố công suất).
[7] ISO 9249:1997, Earth-moving machinery – Engine test code – Net power (Máy làm đất – Quy tắc thử động cơ – Công suất hữu ích).
[8] TCVN 8274:2009 (ISO 14396:2002), Động cơ đốt trong kiểu pit tông – Phương pháp đo và xác định công suất động cơ – Yêu cầu bổ sung cho các phép thử chất thải theo TCVN 6852 (ISO 8178).
1) TCVN 6398-3:1998 (ISO 31-3:1992) hiện nay đã được thay thế bằng TCVN 7870-4:2007 (ISO 80000- 4:2006).
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10207:2013 (ISO 21006:2006) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – CÔNG BỐ KHỐI LƯỢNG ĐỘNG CƠ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10207:2013 | Ngày hiệu lực | 31/12/2013 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |