TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10470:2014 (ISO 11486:2006) VỀ MÔ TÔ – PHƯƠNG PHÁP CHỈNH ĐẶT LỰC CẢN CHẠY TRÊN BĂNG THỬ ĐỘNG LỰC
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10470:2014
ISO 11486:2006
MÔ TÔ – PHƯƠNG PHÁP CHỈNH ĐẶT LỰC CẢN CHẠY TRÊN BĂNG THỬ ĐỘNG LỰC
Motorcycles – Methods for setting running resistance on a chassis dynamometer
Lời nói đầu
TCVN 10470:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 11486:2006.
TCVN 10470:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÔ TÔ – PHƯƠNG PHÁP CHỈNH ĐẶT LỰC CẢN CHẠY TRÊN BĂNG THỬ ĐỘNG LỰC
Motorcycles – Methods for setting running resistance on a chassis dynamometer
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo để xác định lực cản chạy mô tô trên đường và hai phương pháp chỉnh đặt băng thử động lực ứng với lực cản chạy xe mô tô. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mô tô được quy định trong TCVN 6211 (ISO 3833).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6011 (ISO 7117), Mô tô – Đo vận tốc lớn nhất.
TCVN 6211 (ISO 3833), Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Lực cản chạy xe (running resistance),
F
Tổng lực cản đối với chạy xe mô tô khi được đo bằng phương pháp chạy theo đà, bao gồm cả các lực ma sát trong hệ truyền động.
3.2. Vận tốc chuẩn (reference speed)
n0
Vận tốc của mô tô tại đó tính toán lực cản chạy xe của mô tô và sau đó được sử dụng để chỉnh đặt băng thử động lực .
3.3. Vận tốc quy định (specified speed)
n
Vận tốc của mô tô tại đó đo lực cản chạy xe trên đường để xác định đường cong lực cản chạy xe.
3.4. Khối lượng bản thân của mô tô (motorcycle kerb mass)
mk
Khối lượng khô của mô tô được bổ sung các khối lượng sau:
– Khối lượng nhiên liệu: thùng nhiên liệu được đổ đầy tới ít nhất là 90 % dung tích do nhà sản xuất quy định;
– Khối lượng dầu bôi trơn và chất làm mát do nhà sản xuất quy định;
– Khối lượng của thiết bị phụ do nhà sản xuất cung cấp ngoài các thiết bị cần thiết cho vận hành [bộ dụng cụ, giá đỡ, kính chắn gió, thiết bị bảo vệ v.v…].
3.5. Khối lượng chuẩn của mô tô (motorcycle reference mass)
mref
Khối lượng bản thân của mô tô cộng với một khối lượng không đổi 75 kg biểu thị cho khối lượng của người lái.
4. Ký hiệu
Tiêu chuẩn này áp dụng các ký hiệu được cho trong Bảng 1.
Bảng 1 – Các ký hiệu
Ký hiệu |
Định nghĩa |
Đơn vị |
a |
Hệ số của hàm đa thức |
– |
b |
Hệ số của hàm đa thức |
– |
c |
Hệ số của hàm đa thức |
– |
aT |
Lực cản lăn của bánh trước |
N |
bT |
Hệ số khí động lực học |
N/(km/h)2 |
dT |
Mật độ tương đối của không khí trong các điều kiện thử |
– |
do |
Mật độ tương đối của không khí tiêu chuẩn xung quanh |
– |
F |
Lực cản chạy xe |
N |
FE |
Lực cản chạy xe được chỉnh đặt trên băng thử động lực |
N |
FE (n0) |
Lực cản chạy xe được chỉnh đặt ở vận tốc chuẩn trên băng thử động lực |
N |
FE (ni) |
Lực cản chạy xe được chỉnh đặt ở vận tốc quy định trên băng thử động lực |
N |
Ff |
Tổng tổn thất do ma sát |
N |
Ff (n0) |
Tổng tổn thất do ma sát ở vận tốc chuẩn |
N |
Fj |
Lực cản chạy xe |
N |
Fj (n0) |
Lực cản chạy xe ở vận tốc chuẩn |
N |
Fpau |
Lực phanh của thiết bị hấp thụ công suất |
N |
Fpau (nj) |
Lực phanh của thiết bị hấp thụ công suất ở vận tốc quy định |
N |
Fpau (n0) |
Lực phanh của thiết bị hấp thụ công suất ở vận tốc chuẩn |
N |
FT |
Lực cản chạy xe thu được từ bảng lực cản chạy xe |
N |
F* |
Lực cản chạy xe đã cho |
N |
|
Lực cản chạy xe đã cho ở vận tốc quy định |
N |
F*(n0) |
Lực cản chạy xe đã cho ở vận tốc chuẩn trên băng thử động lực |
N |
F*(vj) |
Lực cản chạy xe đã cho ở vận tốc quy định trên băng thử động lực |
N |
f0 |
Lực cản lăn |
N |
|
Lực cản lăn hiệu chỉnh trong điều kiện môi trường xung quanh |
N |
f2 |
Hệ số của lực cản khí động lực học |
N/(km/h)2 |
|
Hệ số hiệu chỉnh của lực cản khí động lực học trong điều kiện môi trường xung quanh chuẩn |
N/(km/h)2 |
K0 |
Hệ số hiệu chuẩn nhiệt độ cho lực cản lăn |
– |
m |
Khối lượng của mô tô thử |
kg |
ma |
Khối lượng thực của mô tô thử |
kg |
mi |
Khối lượng quán tính tương đương |
kg |
mfi |
Khối lượng quán tính tương đương của bánh đà |
kg |
mk |
Khối lượng bản thân của mô tô |
kg |
mr |
Khối lượng quán tính tương đương của tất cả các bánh xe |
kg |
mref |
Khối lượng chuẩn của mô tô |
kg |
mrid |
Khối lượng của người lái xe |
kg |
mrf |
Khối lượng quay của bánh trước |
kg |
mrl |
Khối lượng quán tính tương đương của bánh sau và các chi tiết của mô tô quay cùng với bánh xe |
kg |
p0 |
Áp suất của môi trường xung quanh chuẩn |
kPa |
PT |
Áp suất trung bình của môi trường xung quanh khi thử |
kPa |
TT |
Nhiệt độ trung bình của môi trường xung quanh trong khi thử |
K |
T0 |
Nhiệt độ của môi trường xung quanh chuẩn |
K |
n |
Vận tốc quy định |
km/h |
nj |
Vận tốc quy định lựa chọn cho đo thời thời gian chạy theo đà |
km/h |
n0 |
Vận tốc chuẩn |
km/h |
n1 |
Vận tốc tại đó bắt đầu đo thời gian chạy theo đà |
km/h |
n2 |
Vận tốc tại đó kết thúc đo thời gian chạy theo đà |
km/h |
ΔTE |
Thời gian chạy theo đà hiệu chỉnh ở khối lượng quán tính (mj + mrl) |
s |
ΔTi |
Thời gian chạy theo đà trung bình ở vận tốc quy định |
s |
ΔTj |
Thời gian chạy theo đà trung bình của hai thử nghiệm |
s |
ΔTroad |
Thời gian chạy theo đà đích |
s |
Δt |
Thời gian chạy theo đà |
s |
|
Thời gian chạy theo đà trung bình trên băng thử động lực không có hấp thụ |
s |
ΔtE |
Thời gian chạy theo đà trung bình trên băng thử động lực ở vận tốc chuẩn |
s |
Δtai |
Thời gian chạy theo đà đã đo được trong thử trên đường lần đầu tiên |
s |
Δtbi |
Thời gian chạy theo đà đã đo được trong thử trên đường lần thứ hai |
s |
Δti |
Thời gian chạy theo đà tương ứng với vận tốc chuẩn |
s |
Δn |
Khoảng vận tốc chạy theo đà (2Δn = n1 – n2) |
km/h |
ɛ |
Sai số chỉnh đặt của băng thử động lực kế |
– |
r0 |
Khối lượng thể tích tương đối của không khí môi trường xung quanh tiêu chuẩn |
kg/m3 |
5. Mô tô thử, băng thử động lực và dụng cụ đo
Phải cung cấp bản mô tả đầy đủ về mô tô phù hợp với Phụ lục A.
Phải cung cấp bản mô tả đầy đủ về băng thử động lực về các dụng cụ đo phù hợp với Phụ lục B.
6. Độ chính xác yêu cầu của các phép đo
Phải thực hiện các phép đo tới các độ chính xác được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Độ chính xác yêu cầu của các phép đo
Thông số |
Ở giá trị đo |
Độ phân giải |
a) Lực cản chạy xe, F |
+2 % |
– |
b) Vận tốc của mô tô (n1, n2) |
±1 % |
0,45 km/h |
c) Vận tốc của mô tô (2Δn = n1 – n2) |
±1 % |
0,10 km/h |
d) Thời gian chạy theo đà (Δt) |
±0,5 % |
0,01 s |
e) Tổng khối lượng của mô tô (mk + mrid) |
±1,0 % |
1,4 kg |
f) Vận tốc gió |
±10 % |
0,1 m/s |
g) Chiều gió |
– |
5 độ |
h) Nhiệt độ môi trường xung quanh |
– |
2 K |
i) Áp suất theo áp kế |
– |
0,2 kPa |
7. Thử trên đường
7.1. Yêu cầu đối với đường
Đường thử phải bằng phẳng, ngang bằng, thẳng và được lát êm nhẵn. Bề mặt đường phải khô và không được có các vật cản hoặc vật chắn gió có thể gây trở ngại cho phép đo lực cản chạy xe. Độ dốc của bề mặt không được vượt quá 0,5 % giữa hai điểm cách nhau một đoạn ít nhất là 2 m.
7.2. Điều kiện môi trường xung quanh cho thử trên đường
Trong các khoảng thời gian thu thập dữ liệu, gió phải ổn định. Tốc độ gió và chiều gió phải được đo liên tục hoặc với tần suất thích hợp ở một vị trí đại diện cho lực của gió trong quá trình chạy theo đà.
Các điều kiện môi trường xung quanh phải ở trong các giới hạn sau:
– vận tốc lớn nhất của gió: 3 m/s;
– vận tốc lớn nhất của gió đối với các cơn gió mạnh: 5 m/s;
– vận tốc lớn trung bình của gió, song song: 3 m/s;
– vận tốc lớn trung bình của gió, vuông góc: 2 m/s;
– độ ẩm tương đối lớn nhất: 95 %;
– nhiệt độ không khí: 278 K đến 308 K.
Điều kiện môi trường xung quanh chuẩn phải như sau:
– áp suất, r0: 100 kPa;
– nhiệt độ, T0: 293 K;
– mật độ tương đối của không khí, d0: 0,9197;
– khối lượng thể tích của không khí, r0: 1,189 kg/m3.
Mật độ tương đối của không khí khi mô tô được thử, tính toán phù hợp với công thức dưới đây không được sai khác lớn hơn 7,5 % so với mật độ không khí trong điều kiện tiêu chuẩn.
Mật độ tương đối của không khí, dT, phải được tính toán theo công thức sau:
(1)
7.3. Vận tốc chuẩn
Vận tốc hoặc các vận tốc chuẩn phải theo quy định trong chu trình thử.
7.4. Vận tốc quy định
Vận tốc quy định n được yêu cầu cho lập đường cong lực cản chạy xe. Để xác định lực cản chạy xe như là một hàm của vận tốc mô tô trong vùng lân cận của tốc độ chuẩn, no, phải đo các lực cản chạy xe với ít nhất là bốn vận tốc quy định, bao gồm cả vận tốc chuẩn. Phạm vi các điểm vận tốc quy định (khoảng cách giữa các điểm lớn nhất và nhỏ nhất) phải kéo dài về một phía của vận tốc chuẩn hoặc phạm vi vận tốc chuẩn, nếu có nhiều hơn một vận tốc chuẩn ít nhất là Δn như đã quy định trong 7.6. Các điểm vận tốc quy định, bao gồm cả các điểm vận tốc chuẩn không được cách xa nhau quá 20 km/h và khoảng cách giữa các vận tốc quy định phải như nhau. Từ đường cong lực cản chạy xe có thể tính toán lực cản chạy xe ở các vận tốc chuẩn.
7.5. Vận tốc bắt đầu chạy theo đà
Vận tốc bắt đầu chạy theo đà phải lớn hơn vận tốc lớn nhất tại đó bắt đầu đo thời gian chạy theo đà 5 km/h, vì cần có đủ thời gian để chỉnh đặt các vị trí của cả mô tô và người lái và ngắt công suất truyền của động cơ trước khi vận tốc được giảm đi tới n1, vận tốc tại đó bắt đầu đo thời gian chạy theo đà.
7.6. Các vận tốc bắt đầu và kết thúc phép đo thời gian chạy theo đà
Để bảo đảm độ chính xác đo thời gian chạy theo đà, Δt và khoảng vận tốc chạy theo đà 2Δn, vận tốc bắt đầu n1 và vận tốc kết thúc n2, tính bằng kilomet trên giờ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
n1 = n + Δn (2)
n1 = n + Δn (3)
Δn phải là 5 km/h khi n nhỏ hơn 60 km/h, và phải là 10 km/h khi n bằng hoặc lớn hơn 60 km/h.
7.7. Chuẩn bị mô tô thử
7.7.1. Mô tô phải phù hợp với loạt sản xuất về tất cả các chi tiết, bộ phận hoặc nếu mô tô khác với loạt sản xuất thì phải được mô tả đầy đủ trong báo cáo thử.
7.7.2. Động cơ, hệ truyền động và mô tô phải chạy tốt, phù hợp với các yêu cầu của nhà sản xuất.
7.7.3. Mô tô phải được điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu của nhà sản xuất, ví dụ, độ nhớt của dầu bôi trơn, áp suất của lốp hoặc, nếu mô tô khác so với loạt sản xuất thì phải được mô tả đầy đủ trong báo cáo thử.
7.7.4. Khối lượng bản thân của mô tô theo 3.4.
7.7.5. Tổng khối lượng thử, bao gồm cả các khối lượng của người lái và các dụng cụ đo phải được đo trước khi bắt đầu thử nghiệm.
7.7.6. Sự phân bố tải trọng giữa các bánh xe phải phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất.
7.7.7. Khi lắp đặt các dụng cụ đo trên mô tô thử phải chú ý để giảm tới mức tối thiểu các ảnh hưởng của sự phân bố tải trọng giữa các bánh xe. Khi lắp đặt cảm biến vận tốc ở ngoài mô tô, phải chú ý để giảm tới mức tối thiểu tổn thất khí động lực cơ học bổ sung.
7.8. Người lái và vị trí của người lái
7.8.1. Người lái phải mặc quần áo bó sát người (một mảnh) hoặc quần áo tương tự, đội mũ bảo vệ, có bảo vệ mắt, đi ủng và đeo găng tay.
7.8.2. Người lái đáp ứng các điều kiện được cho trong 7.8.1 phải có khối lượng 75 kg ± 5 kg và cao 1,75 m ± 0,05 m.
7.8.3. Người lái phải ngồi trên ghế với các chân được đặt trên bàn để chân và các tay được duỗi ra bình thường. Vị trí này phải cho phép người lái điều khiển mô tô một cách chính xác ở mọi thời điểm trong quá trình thử chạy xe theo đà.
Vị trí của người lái phải được giữ không thay đổi trong toàn bộ thời gian đo.
7.9. Đo thời gian chạy theo đà
7.9.1. Sau thời gian làm nóng, mô tô phải được tăng tốc tới vận tốc bắt đầu chạy theo đà, tại điểm này phải bắt đầu quy trình đo chạy theo đà.
7.9.2. Vì có thể gặp nguy hiểm và khó khăn đối với kết cấu của mô tô khi đưa hệ truyền động về điểm trung hòa cho nên có thể thực hiện quá trình chạy theo đà chỉ với ly hợp được ngắt. Đối với các mô tô không có kết cấu ngắt công suất được truyền bởi động cơ thì mô tô có thể được lai dắt tới khi đạt được vận tốc bắt đầu chạy theo đà. Khi tiến hành thử nghiệm chạy theo đà trên băng thử động lực, hệ truyền động và khớp ly hợp phải ở trong cùng một điều kiện như trong quá trình thử nghiệm trên đường.
7.9.3. Điều khiển lái của mô tô phải thay đổi càng ít càng tốt và không được vận hành hệ thống phanh tới khi kết thúc khoảng thời gian đo khi chạy theo đà.
7.9.4. Thời gian chạy theo đà đầu tiên, Δtai, tương ứng với vận tốc quy định, nj phải được đo là thời gian trôi qua từ vận tốc mô tô nj + Δn tới nj – Δn.
7.9.5. Phải lặp lại quy trình 7.9.1 đến 7.9.4 theo chiều ngược lại để đo thời gian chạy theo đà lần thứ hai Δtbi.
7.9.6. Phải tính toán giá trị trung bình ΔTi của hai thời gian chạy theo đà Δtai và Δtbi theo phương trình sau:
(4)
7.9.7. Phải thực hiện tối thiểu là bốn thử nghiệm và tính toán thời gian chạy theo đà trung bình theo phương trình sau:
(5)
Các thử nghiệm phải được thực hiện tới khi độ chính xác thống kê, P bằng hoặc nhỏ hơn 3 % (P ≤ 3 %).
Độ chính xác thống kê, P, là một tỷ lệ phần trăm, được tính toán theo phương trình sau:
Trong đó
t là hệ số được cho trong Bảng 3;
s là sai lệch chuẩn được cho theo công thức sau:
(7)
n là số lượng các thử nghiệm.
Bảng 3 – Hệ số đối với độ chính xác thống kê
n |
t |
|
4 |
3,2 |
1,60 |
5 |
2,8 |
1,25 |
6 |
2,6 |
1,06 |
7 |
2,5 |
0,94 |
8 |
2,4 |
0,85 |
9 |
2,3 |
0,77 |
10 |
2,3 |
0,73 |
11 |
2,2 |
0,66 |
12 |
2,2 |
0,64 |
13 |
2,2 |
0,61 |
14 |
2,2 |
0,59 |
15 |
2,2 |
0,57 |
7.9.8. Trong khi lặp lại thử nghiệm phải chú ý bắt đầu quy trình chạy theo đà sau khi tuân thủ cùng một quy trình làm nóng máy và ở cùng một vận tốc bắt đầu chạy theo đà.
7.9.9. Phép đo các thời gian chạy theo đà đối với nhiều vận tốc quy định có thể thực hiện bằng quá trình chạy theo đà liên tục. Trong trường hợp này phải lặp lại việc chạy theo đà sau khi tuân thủ một quy trình làm nóng máy và ở cùng một vận tốc bắt đầu chạy theo đà.
7.9.10. Phải ghi lại thời gian chạy theo đà. Ví dụ về mẫu biên bản được cho trong Phụ lục C.1.
8. Xử lý số liệu
8.1. Tính toán lực cản chạy xe
8.1.1. Phải tính toán lực cản chạy xe, Fj, tính bằng newton, ở vận tốc quy định, vj theo phương trình sau:
(8)
Nên đo hoặc tính toán mr khi thích hợp. Theo cách khác, có thể ước lượng mr khoảng 7 % khối lượng không tải của xe mô tô.
8.1.2. Lực cản chạy xe, Fj, phải được hiệu chỉnh phù hợp với 8.2.
8.2. Lập đường cong lực cản chạy xe
Phải tính toán lực cản chạy xe, Fj, như sau:
Phải xác lập phương cho bộ dữ liệu Fj và nj thu được như trên bằng phép hồi quy tuyến tính để xác định các hệ số f0 và f2.
F = f0 + f2n2 (9)
Các hệ số f0 và f2 xác định được phải được hiệu chỉnh theo các điều kiện môi trường xung quanh chuẩn bằng các phương trình sau:
(10)
(11)
K0 có thể được xác định trên cơ sở các số liệu thực nghiệm cho các thử nghiệm mô tô và lốp xe riêng biệt, hoặc có thể được giả thiết như sau nếu không có sẵn thông tin: K0 = 6 x 10-3 K-1.
8.3. Lực cản chạy xe đã cho để chỉnh đặt băng thử động lực
Lực cản chạy xe đã cho F*(n0) trên băng thử động lực kế ở vận tốc chuẩn của mô tô, (n0), tính bằng newton, được xác định bởi phương trình sau:
(12)
9. Chỉnh đặt băng thử động lực thu được từ các phép đo chạy theo đà trên đường
9.1. Yêu cầu đối với thiết bị
9.1.1. Dụng cụ dùng cho đo vận tốc và thời gian phải có độ chính xác như đã quy định trong Điều 6.
9.1.2. Các con lăn của băng thử động lực phải sạch, khô và không được có bất cứ vật gì có thể gây ra trượt cho lốp xe.
9.2. Chỉnh đặt khối lượng quán tính
9.2.1. Khối lượng quán tính tương đương đối với băng thử động lực phải là khối lượng quán tính tương đương của bành đà, mfi, gần nhất với khối lượng thực của mô tô, ma. Khối lượng thực, ma thu được bằng cách cộng khối lượng quay của bánh xe trước, mrf,với tổng khối lượng của mô tô, người lái và các dụng cụ được đo trong quá trình thử trên đường. Theo cách khác, khối lượng quán tính tương đương, mi có thể thu được từ Bảng 4. Giá trị của mrf, tính bằng kilogam, có thể được đo hoặc tính toán khi thích hợp, hoặc có thể được ước lượng bằng 3 % của m.
9.2.2. Nếu không thể cân bằng được khối lượng thực, ma với khối lượng quán tính tương đương của bánh đà, mi, cần lấy lực cản chạy xe đã cho, F* bằng lực cản chạy xe, FE (được chỉnh đặt cho băng thử động lực kế), thời gian chạy theo đà hiệu chỉnh, ΔTE, có thể được điều chỉnh phù hợp với tổng tỷ số khối lượng của thời gian chạy theo đà đã cho, ΔTroad, theo trình tự sau:
(13)
(14)
TE = F* (15)
(16)
Với
Có thể đo hoặc tính toán mr1, tích bằng kilogam, khi thích hợp. Theo cách khác mr1 có thể được ước lượng bằng 4 % của m.
9.3. Làm nóng băng thử động lực
Trước khi thử, băng thử động lực phải được làm nóng một cách thích hợp tới lực ma sát ổn định, Ff.
9.4. Điều chỉnh áp suất lốp
Phải điều chỉnh các áp suất lốp xe tới các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc tới các thông số tại đó vận tốc của mô tô trong quá trình thử trên đường và vận tốc của mô tô thu được trên băng thử động lực là như nhau.
9.5. Làm nóng mô tô
Mô tô thử phải được làm nóng trên băng thử động lực tới cùng một điều kiện như trong quá trình thử trên đường.
9.6. Quy trình chỉnh đặt băng thử động lực
Tải trọng trên băng thử động lực, FE, xét về mặt kết cấu, bao gồm tổng tổn thất do ma sát, Ff, là tổng của lực cản ma sát quay của băng thử động lực, lực cản lăn của lốp xe, lực cản do ma sát của các chi tiết quay trong hệ thống dẫn động của mô tô và lực phanh của thiết bị hấp thụ công suất (pau), Fpau như đã cho trong phương trình sau:
FE = Ff + Fpau (17)
Lực cản chạy xe đã cho, F*, trong 8.3 nên được tái hiện lại trên băng thử động lực phù hợp với vận tốc của mô tô. Đó là:
FE(ni) = F*(ni) (18)
9.6.1. Xác định tổng tổn thất do ma sát
Phải đo tổng tổn thất do ma sát, Ff, trên băng thử động lực bằng phương pháp trong 9.6.1.1 hoặc 9.6.1.2.
9.6.1.1. Dẫn động bằng băng thử động lực
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các băng thử động lực có khả năng dẫn động mô tô. Mô tô phải được dẫn động bởi băng thử động lực một cách ổn định ở vận tốc chuẩn, n0,với truyền động được ăn khớp và khớp ly hợp được ngắt (nhả khớp). Tổng tổn thất do ma sát, Ff(n0),ở vận tốc chuẩn, n0, được cho bởi lực của thử động lực kế.
9.6.1.2. Chạy theo đà không có hấp thụ
Phương pháp để đo thời gian chạy theo đà là phương pháp chạy theo đà để đo tổng tổn thất do ma sát, Ff.
Phải thực hiện chạy theo đà của mô tô trên băng thử động lực theo quy trình được mô tả trong 7.9.1 đến 7.9.4 với hấp thụ của băng thử động lực kế bằng không và phải đo thời gian chạy theo đà Δti tương ứng với vận tốc chuẩn, n0. Phải thực hiện phép đo ít nhất là ba lần và tính toán thời gian trung bình của chạy theo đà, theo phương trình sau:
(19)
Tổng tổn thất do ma sát, Ff(n0) ở vận tốc chuẩn, n0 được tính toán theo phương trình sau:
(20)
9.6.2 Tính toán lực của thiết bị hấp thụ công suất
Lực Fpau(n0) do băng thử động lực hấp thụ ở vận tốc chuẩn, n0 được tính toán bằng cách trừ đi Ff (n0) khỏi lực cản chạy xe đã cho
|
F*(n0) theo phương trình sau:
Fpau(n0) = F*(n0) – Ff(n0) (21)
9.6.3. Chỉnh đặt băng thử động lực
Băng thử động lực phải được chỉnh đặt tùy theo kiểu bằng một trong các phương pháp được mô tả trong 9.6.3.1 đến 9.6.3.4.
9.6.3.1. Băng thử động lực có chức năng đa giác
Trong trường hợp băng thử động lực với hàm đa giác trong đó các đặc tính hấp thụ được xác định bởi các giá trị tải trọng ở nhiều điểm vận tốc, phải lựa chọn ít nhất là ba vận tốc quy định, bao gồm cả vận tốc chuẩn làm các điểm chỉnh đặt. Tại mỗi điểm chỉnh đặt, phải chỉnh đặt băng thử động lực tới giá trị Fpau(nj) thu được trong 9.6.2.
9.6.3.2. Băng thử động lực có điều chỉnh hệ số
9.6.3.2.1. Trong trường hợp băng thử động lực có điều chỉnh hệ số, trong đó các đặc tính hấp thụ được xác định bởi các hệ số đã cho của một hàm đa thức, phải tính toán giá trị của F(pau)(nj) tại mỗi vận tốc quy định theo quy trình trong 9.6.1 và 9.6.2.
9.6.3.2.2. Khi giả thiết các đặc tính tải trọng là
Fpau(n) = an2 + bn + c (22)
Các hệ số a, b và c phải được xác định bằng phương pháp hồi quy đa thức.
9.6.3.2.3. Băng thử động lực phải được chỉnh đặt theo các hệ số a, b và c thu được trong 9.6.3.2.2.
9.6.3.3. Băng thử động lực có bộ chỉnh đặt số đa giác
9.6.3.3.1. Trong trường hợp băng thử động lực có bộ chỉnh đặt số đa giác, trong đó CPU được lắp trong hệ thống, F* được đưa vào một cách trực tiếp, và Δti, Ff và Fpau được đo tự động và được tính toán để chỉnh đặt băng thử động lực theo lực cản chạy xe đã cho .
9.6.3.3.2. Trong trường hợp này, nhiều điểm được trực tiếp đưa vào theo trình tự bằng số từ các dữ liệu được chỉnh đặt của
|
và nj, thực hiện việc chạy theo đà và đo thời gian chạy theo đà, Δti. Sau khi đã lặp lại nhiều lần thử nghiệm chạy đà, Fpau được tính toán tự động và được chỉnh đặt ở các khoảng vận tốc của mô tô 0,1 km/h theo trình tự sau:
(23)
(24)
Fpau = F* – Ff (25)
9.6.3.4. Băng thử động lực có bộ chỉnh đặt số cho hệ số
9.6.3.4.1. Trong trường hợp băng thử động lực có bộ chỉnh đặt số cho hệ số, trong đó CPU được lắp trong hệ thống, lực cản chạy xe đã cho được chỉnh đặt tự động trên băng thử động lực .
9.6.3.4.2. Trong trường hợp các hệ số và được đưa vào một cách trực tiếp bằng số, thực hiện việc chạy theo đà và đo thời gian chạy theo đà Δti. Fpau được tính toán tự động và được chỉnh đặt ở các khoảng vận tốc của mô tô 0,06 km/h theo trình tự sau:
(26)
(27)
Fpau = F* – Ff (28)
9.7. Kiểm tra băng thử động lực
9.7.1. Ngay sau khi chỉnh đặt ban đầu, phải đo thời gian chạy theo đà, ΔtE trên băng thử động lực tương ứng với vận tốc chuẩn, n0 theo cùng một quy trình như trong 7.91 đến 7.9.4.
Phải thực hiện phép đo ít nhất là ba lần và phải tính toán thời gian chạy theo đà trung bình, ΔtE từ các kết quả.
9.7.2. Lực cản chạy xe được chỉnh đặt ở vận tốc chuẩn, FE(n0) trên băng thử động lực được tính toán theo phương trình sau:
(29)
9.7.3 Sai số chỉnh đặt, ɛ được tính toán theo phương trình sau:
(30)
9.7.4. Băng thử động lực phải được điều chỉnh lại nếu sai số chỉnh đặt không đáp ứng được các chuẩn (tiêu chí) sau:
ɛ £ 2% đối với n0 ³ 50 km/h;
ɛ £ 3% đối với 30km/h £ n0 < 50 km/h;
ɛ £ 10% đối với n0 < 30 km/h;
9.7.5. Phải lặp lại quy trình trong 9.7.1 đến 9.7.3 tới khi sai số chỉnh đặt đáp ứng được các chuẩn (tiêu chí) đã cho.
9.7.6. Phải ghi lại việc chỉnh đặt băng thử động lực và các sai số quan trắc được. Ví dụ về mẫu biên bản được cho trong phụ lục C2
10. Chỉnh đặt băng thử động lực khi sử dụng bảng lực cản chạy xe
10.1. Khả năng ứng dụng
Có thể chỉnh đặt băng thử động lực bằng cách sử dụng bảng lực cản chạy xe thay cho lực cản chạy xe thu bằng phương pháp chạy theo đà. Trong phương pháp sử dụng Bảng này, phải chỉnh đặt băng thử động lực bằng khối lượng chuẩn bất kể các đặc tính riêng của mô tô.
Nên có sự chú ý cẩn thận trong áp dụng phương pháp này cho các mô tô có các đặc tính khác thường.
10.2. Yêu cầu đối với thiết bị
10.2.1. Các yêu cầu về thiết bị phải phù hợp với 9.1
10.2.2. Khối lượng quán tính tương đương của bánh đà, mfi phải là khối lượng quán tính tương
đương, mi được quy định trong Bảng 4. Băng thử động lực phải được chỉnh đặt theo lực cản lăn của bánh trước, a và hệ số lực cản của không khí, h được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 – Phân loại khối lượng quán tính tương đương và lực cản chạy xe
Khối lượng chuẩn, mref Kg |
Khối lượng quán tính tương đương, mi Kg |
Lực cản lăn của bánh trước, a
N |
Hệ số lực cản của không khí, b
N/(km/h)2 |
95 < mref ≤ 105 |
100 |
8,8 |
0,0215 |
105 < mref ≤ 115 |
110 |
9,7 |
0,0217 |
115 < mref ≤ 125 |
120 |
10,6 |
0,0218 |
125 < mref ≤ 135 |
130 |
11,4 |
0,0220 |
135 < mref ≤ 145 |
140 |
12,3 |
0,0221 |
145 < mref ≤ 155 |
150 |
13,2 |
0,0223 |
155 < mref ≤ 165 |
160 |
14,1 |
0,0224 |
165 < mref ≤ 175 |
170 |
15,0 |
0,0226 |
175 < mref ≤ 185 |
180 |
15,8 |
0,0227 |
185 < mref ≤ 195 |
190 |
16,7 |
0,0229 |
195 < mref ≤ 205 |
200 |
17,6 |
0,0230 |
205 < mref ≤ 215 |
210 |
18,5 |
0,0232 |
215 < mref ≤ 225 |
220 |
19,4 |
0,0233 |
225 < mref ≤ 235 |
230 |
20,2 |
0,0235 |
235 < mref ≤ 245 |
240 |
21,1 |
0,0236 |
245 < mref ≤ 255 |
250 |
22,0 |
0,0238 |
255 < mref ≤ 265 |
260 |
22,9 |
0,0239 |
265 < mref ≤ 275 |
270 |
23,8 |
0,0241 |
275 < mref ≤ 285 |
280 |
24,6 |
0,0242 |
285 < mref ≤ 295 |
290 |
25,5 |
0,0244 |
295 < mref ≤ 305 |
300 |
26,4 |
0,0245 |
305 < mref ≤ 315 |
310 |
27,3 |
0,0247 |
315 < mref ≤ 325 |
320 |
28,2 |
0,0248 |
325 < mref ≤ 335 |
330 |
29,0 |
0,0250 |
335 < mref ≤ 345 |
340 |
29,9 |
0,0251 |
345 < mref ≤ 355 |
350 |
30,8 |
0,0253 |
355 < mref ≤ 365 |
360 |
31,7 |
0,0254 |
365 < mref ≤ 375 |
370 |
32,6 |
0,0256 |
375 < mref ≤ 385 |
380 |
33,4 |
0,0257 |
385 < mref ≤ 395 |
390 |
34,3 |
0,0259 |
395 < mref ≤ 405 |
400 |
35,2 |
0,0260 |
405 < mref ≤ 415 |
410 |
36,1 |
0,0262 |
415 < mref ≤ 425 |
420 |
37,0 |
0,0263 |
425 < mref ≤ 435 |
430 |
37,8 |
0,0265 |
435 < mref ≤ 445 |
440 |
38,7 |
0,0266 |
445 < mref ≤ 455 |
450 |
39,6 |
0,0268 |
455 < mref ≤ 465 |
460 |
40,5 |
0,0269 |
465 < mref ≤ 475 |
470 |
41,4 |
0,0271 |
475 < mref ≤ 485 |
480 |
42,2 |
0,0272 |
485 < mref ≤ 495 |
490 |
43,1 |
0,0274 |
495 < mref ≤ 505 |
500 |
44,0 |
0,0275 |
Ở mỗi 10 kg |
Ở mỗi 10 kg |
a = 0,088mi a |
b = 0,000015mi + 0,0200 b |
a Giá trị phải được làm tròn tới một chữ số sau dấu phẩy.
b Giá trị phải được làm tròn tới bốn chữ số sau dấu phẩy. |
10.3. Chỉnh đặt lực cản chạy xe trên băng thử động lực
Phải xác định lực cản chạy xe trên băng thử động lực, FE theo phương trình sau:
FE = FT = a + b x n2 (31)
Lực cản chạy xe đã cho F* phải bằng lực cản chạy xe thu được từ bảng lực cản chạy xe, FT vì không cần thiết phải hiệu chỉnh đối với các điều kiện môi trường xung quanh chuẩn.
10.4. Vận tốc quy định cho băng thử động lực
Phải kiểm tra lực cản chạy xe trên băng thử động lực ở vận tốc quy định v. Nên kiểm tra ít nhất là ở bốn vận tốc quy định, bao gồm cả các vận tốc chuẩn. Phạm vi của các điểm vận tốc quy định (khoảng cách giữa các điểm lớn nhất và nhỏ nhất) phải kéo dài (mở rộng) về một phía của vận tốc chuẩn hoặc phạm vi của vận tốc chuẩn, nếu có nhiều hơn một vận tốc chuẩn, một khoảng ít nhất là bằng Δn như đã quy định trong 7.6. Các điểm vận tốc quy định, bao gồm cả các điểm vận tốc chuẩn, không được cách xa quá 20 km/h và khoảng các vận tốc quy định nên như nhau.
10.5. Kiểm tra băng thử động lực
10.5.1. Ngay sau sự chỉnh đặt ban đầu, phải đo thời gian chạy theo đà trên băng thử động lực tương ứng với vận tốc quy định. Mô tô không được lắp đặt trên băng thử động lực trong quá trình đo thời gian chạy theo đà. Khi vận tốc của băng thử động lực kế vượt quá vận tốc lớn nhất của chu trình thử, phải bắt đầu đo thời gian chạy theo đà.
Phải thực hiện phép đo ít nhất là ba lần và phải tính toán thời gian chạy theo đà trung bình, ΔtE từ các kết quả.
10.5.2. Tính toán lực cản chạy xe được chỉnh đặt FE(nj) ở vận tốc quy định trên băng thử động lực theo phương trình sau:
(32)
10.5.3. Tính toán sai số chỉnh đặt ở vận tốc quy định ɛ theo phương trình sau:
(33)
10.5.4. Băng thử động lực phải được điều chỉnh lại nếu sai số chỉnh đặt không đáp ứng được các chuẩn (tiêu chí) sau:
ɛ £ 2% đối với n0 ³ 50 km/h;
ɛ £ 3% đối với 30km/h £ n0 < 50 km/h;
ɛ £ 10% đối với n0 < 30 km/h;
10.5.5. Phải lặp lại quy trình trong 10.5.1 đến 10.5.3 tới khi sai số chỉnh đặt đáp ứng được các chuẩn (tiêu chí) quy định.
10.5.6. Phải ghi lại việc chỉnh đặt băng thử động lực và các sai số quan trắc được. Một ví dụ về mẫu biên bản được cho trong Phụ lục C, C.3.
PHỤ LỤC A
(Quy định)
Mô tả mô tô
A.1. Mô tô
Loại: Hai bánh/ba bánh
Nhãn hiệu:………………………………………………………………………………………………………………..
Mẫu (model):…………………………………………………………………………………………………………….
Mẫu (model) động cơ:………………………………………………………………………………………………..
Chu kỳ: Hai kỳ/bốn kỳ
Số lượng và lắp đặt xy lanh:………………………………………………………………………………………..
Dung tích xy lanh động cơ:……………………………………………………………………………………. cm3
Hộp số: Tay/tự động
Số lượng tỷ số truyền (tốc độ):…………………………………………………………………………………….
Tỷ số truyền: Đầu tiên: ……………………………………………………………………………………………….
Cuối cùng: ………………………………………………………………………………………………………………
Vận tốc lớn nhất [được đo phù hợp với TCVN 6011 (ISO 7117)]: …………………………………. km/h
Vận tốc chuẩn:……………………………………… km/h (và………………………………………….. km/h)
Quãng đường tích lũy lúc thử:…………………………………………………………………………………. km
Các thông tin khác nếu có bất cứ thay đổi nào:……………………………………………………………….
A.2. Khối lượng của mô tô thử
Khối lượng của mô tô: Bản thân: ……………………………………………………………………………… kg
Chuẩn:………………………………………………………………………………………………………………… kg
Khối lượng của người lái: ………………………………………………………………………………………. kg
Khối lượng của các dụng cụ: ………………………………………………………………………………….. kg
Khối lượng chất tải của bánh trước: …………………………………………………………………………. kg
Khối lượng chất tải của bánh sau: ……………………………………………………………………………. kg
Khối lượng của mô tô thử: ……………………………………………………………………………………… kg
A.3. Khối lượng quán tính tương đương của các chi tiết quay
Bánh dẫn động: Hệ truyền động: ……………………………………………………………………………… kg
Bánh sau và lốp với tang hoặc đĩa phanh: …………………………………………………………………. kg
Bánh lái: Bánh trước và lốp: ……………………………………………………………………………………. kg
Tỷ lệ phần trăm của khối lượng mô tô thử: …………………………………………………………………. %
Khối lượng quay trên đường: ………………………………………………………………………………….. kg
Tỷ lệ phần trăm của khối lượng mô tô thử: …………………………………………………………………. %
Khối lượng quay trên băng thử: ………………………………………………………………………………. kg
Tỷ lệ phần trăm của khối lượng mô tô: ………………………………………………………………………. %
A.4. Lốp
Cỡ lốp: trước: ………………………………………. sau: ………………………………………………………
Kiểu, mẫu:……………………………………………………………………………………………………………….
Áp suất và bán kính động lực học của lốp:
Áp suất qui định Áp suất thực Bán kính động lực học của lốp
Thử trên đường:
Trước: …………………….. kPa …………………………… kPa ……………………………………….. mm
Sau: ……………………….. kPa …………………………… kPa ……………………………………….. mm
Thử trên băng thử:
Bán dẫn động: ……………. kPa …………………………… kPa ………………………………………. mm
A.5. Xác định diện tích mặt trước
Chiều cao người lái: ………………………………………………………………………………………………. m
Diện tích mặt trước: ………………………………………………………………………………………………. m2
PHỤ LỤC B
(Quy định)
Mô tả băng thử động lực và các dụng cụ
B.1. Băng thử động lực
Nhãn hiệu và mẫu (model): ………………………………………………………………………………………….
Đường kính của con lăn: …………………………………………………………………………………………. m
Kiểu băng thử động lực: DC/ED
Công suất của thiết bị hấp thụ công suất (pau): ………………………………………………………….. kW
Dải vận tốc: ……………………………………………………………………………………………………… km/h
Hệ thống hấp thụ công suất: chức năng đa giác/điều khiển hệ số
Độ phân giải: ………………………………………………………………………………………………………… N
Kiểu hệ thống mô phỏng quán tính: cơ/điện
Khối lượng quán tính tương đương: ………………………………………………………………………… kg,
theo các bậc ……………………………………………………………………………………………………….. kg
Bộ định thời gian chạy theo đà: số/anolog/đồng hồ bấm giờ
B.2 Cảm biến vận tốc
Nhãn hiệu và mẫu (model): ………………………………………………………………………………………….
Nguyên lý: ………………………………………………………………………………………………………………
Dải (phạm vi): ………………………………………………………………………………………………………….
Vị trí của cảm biến được lắp đặt: …………………………………………………………………………………
Độ phân giải: …………………………………………………………………………………………………………..
Tín hiệu ra: ………………………………………………………………………………………………………………
B.3. Dụng cụ đo chạy theo đà
Nhãn hiệu và mẫu (model): ………………………………………………………………………………………….
Vận tốc n1, n2: Chỉnh đặt vận tốc: …………………………………………………………………………………
Độ chính xác: …………………………………………………………………………………………………………..
Độ phân giải: …………………………………………………………………………………………………………..
Thời gian đạt được vận tốc: ……………………………………………………………………………………….
Thời gian chạy theo đà: Phạm vi: …………………………………………………………………………………
Độ chính xác: …………………………………………………………………………………………………………..
Độ phân giải: …………………………………………………………………………………………………………..
Hiển thị tín hiện ra: …………………………………………………………………………………………………….
Số kênh: …………………………………………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC C
(Tham khảo)
Biên bản về thời gian chạy theo đà và chỉnh đặt băng thử động lực
C.1. Biên bản về thời gian chạy theo đà
Nhãn hiệu: ……………………………………………… Số hiệu sản xuất: ………………………………………
Ngày:…….. / ………/ …….. Địa điểm thử: …………………………….. Tên người ghi:……………….
Khí hậu: …………………… Áp suất khí quyển: ……………………kPa Nhiệt độ môi trường:……… K
Vận tốc gió (song song/vuông góc): …………./ …………. m/s
Chiều cao người lái: ……………….. m
Vận tốc mô tô km/h |
Thời gian chạy theo đà (s) s |
Độ chính xác thống kê % |
Trung bình s |
Lực cản chạy xe N |
Lực cản chạy xe đã cho N |
Ghi chú |
||||
|
Thứ nhất |
|
|
|
|
|
||||
Thứ hai | ||||||||||
|
Thứ nhất |
|
|
|
|
|
||||
Thứ hai | ||||||||||
|
Thứ nhất |
|
|
|
|
|
||||
Thứ hai | ||||||||||
|
Thứ nhất |
|
|
|
|
|
||||
Thứ hai | ||||||||||
|
Thứ nhất |
|
|
|
|
|
||||
Thứ hai | ||||||||||
|
Thứ nhất |
|
|
|
|
|
||||
Thứ hai | ||||||||||
|
Thứ nhất |
|
|
|
|
|
||||
Thứ hai | ||||||||||
|
Thứ nhất |
|
|
|
|
|
||||
Thứ hai | ||||||||||
|
Thứ nhất |
|
|
|
|
|
||||
Thứ hai |
Xác lập đường cong: F* = ….. + ……n2
GHI CHÚ: ……………………………………………………………………………………………………………….
C.2. Biên bản chỉnh đặt băng thử động lực (bằng phương pháp chạy theo đà)
Nhãn hiệu: ……………………………………………… Số hiệu sản xuất: …………………………………..
Ngày:…….. / ………/ …….. Địa điểm thử: …………………………….. Tên người ghi: ………………
Vận tốc mô tô
km/h |
Thời gian chạy theo đà s |
Lực cản chạy xe N |
Sai số chỉnh đặt % |
Ghi chú |
||||
Thử nghiệm1 |
Thử nghiệm 2 |
Thử nghiệm 3 |
Trung bình |
Giá trị chỉnh đặt |
Giá trị đã cho |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác lập đường cong: F* = ….. + ……n2
GHI CHÚ: ………………………………………………………………………………………………………………..
C.3. Biên bản chỉnh đặt băng thử động lực (bằng phương pháp bảng)
Nhãn hiệu: ……………………………………………… Số hiệu sản xuất: ……………………………………
Ngày:…….. / ………/ …….. Địa điểm thử: …………………………….. Tên người ghi: ……………..
Vận tốc mô tô
km/h |
Thời gian chạy theo đà s |
Lực cản chạy xe N |
Sai số chỉnh đặt % |
Ghi chú |
||||
Thử nghiệm1 |
Thử nghiệm 2 |
Thử nghiệm 3 |
Trung bình |
Giá trị chỉnh đặt |
Giá trị đã cho |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác lập đường cong: F* = ….. + ……n2
GHI CHÚ: ………………………………………………………………………………………………………………..
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 6439 (ISO 4106), Mô tô – Quy tắc thử động cơ – Công suất hữu ích.
[2] TCVN 6440 (ISO 6460), Mô tô – Phương pháp đo khí thải và tiêu thụ nhiên liệu.
[3] TCVN 7362 (ISO 6726), Mô tô và xe máy hai bánh – Khối lượng – Từ vựng.
[4] TCVN 6212:1996 (ISO 6970:1994), Mô tô và xe máy – Thử độ ô nhiễm – Băng thử công suất.
[5] TCVN 6440 (ISO 7860), Mô tô – Phương pháp đo tiêu thụ nhiên liệu.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10470:2014 (ISO 11486:2006) VỀ MÔ TÔ – PHƯƠNG PHÁP CHỈNH ĐẶT LỰC CẢN CHẠY TRÊN BĂNG THỬ ĐỘNG LỰC | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10470:2014 | Ngày hiệu lực | 31/12/2014 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Giao thông - vận tải |
Ngày ban hành | 31/12/2014 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |