TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10605-4:2015 (ISO 3857-4:2012) VỀ MÁY NÉN, MÁY VÀ DỤNG CỤ KHÍ NÉN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA – PHẦN 4: XỬ LÝ KHÔNG KHÍ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10605-4:2015
ISO 3857-4:2012
MÁY NÉN, MÁY VÀ DỤNG CỤ KHÍ NÉN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA – PHẦN 4: XỬ LÝ KHÔNG KHÍ
Compressors, pneumatic tools and machines – Vocabulary – Part 4 – Air treatment
Lời nói đầu
TCVN 10605-4 : 2015 hoàn toàn tương đương với ISO 3857-4:2012
TCVN 10605-4 : 2015 do Viện nghiên cứu cơ khí – Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN bao gồm:
– TCVN 10605-1: 2015 (ISO 3857-1 : 1977) Máy nén, máy và dụng cụ khí nén – Thuật ngữ và định nghĩa – Phần 1 : Quy định chung
– TCVN 10605-2: 2015 (ISO 3857-2 : 1977) Máy nén, máy và dụng cụ khí nén – Thuật ngữ và định nghĩa – Phần 2 : Máy nén
– TCVN TCVN 10605-3: 2015 (ISO 3857-3 : 1989) Máy nén, máy và dụng cụ khí nén – Thuật ngữ và định nghĩa – Phần 3 : Máy và dụng cụ khí nén
– TCVN 10605-4: 2015 (ISO 3857-4 : 2012) Máy nén, máy và dụng cụ khí nén – Thuật ngữ và định nghĩa – Phần 4 : Xử lý không khí.
Lời giới thiệu
Toàn bộ thuật ngữ dùng trong việc xử lý không khí nén và dùng trong ISO 7183, các loạt tiêu chuẩn ISO 8573 và trong các loạt ISO 12500 được chọn lọc trong tiêu chuẩn này làm nguồn tham khảo cho các tiêu chuẩn quốc gia trên. Vì các thuật ngữ được thống nhất cho mọi phần bổ sung của các tiêu chuẩn quốc gia trên hoặc các tiêu chuẩn quốc gia mới được giới thiệu trong Ban kỹ thuật ISO/TC 11SC 48, do vậy tiêu chuẩn này phải được cập nhập.
MÁY NÉN, MÁY VÀ DỤNG CỤ KHÍ NÉN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA – PHẦN 4: XỬ LÝ KHÔNG KHÍ
Compressors, pneumatic tools and machines – Vocabulary – Part 4 – Air treatment
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong lĩnh vực xử lý không khí.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Hấp thụ
Quá trình hấp thụ một chất vào một chất khác sao cho chất được hấp thụ kết hợp với chất hấp thụ.
2.2. Ôxit nhôm hoạt tính
Dạng ôxit nhôm có hạt và độ xốp cao có khả năng hấp thụ tốt độ ẩm trong các khí, hơi nước và một vài chất lỏng.
2.3. Cácbon hoạt tính
Dạng bất kỳ của cácbon có đặc tính hấp thụ cao các khí và hơi nước.
2.4. Áp suất hơi nước thực tế
Áp suất cục bộ gây ra bởi hơi nước trong điều kiện nhiệt độ thực tế của môi trường xung quanh.
2.5. Đoạn nhiệt
Giãn nở hoặc nén khí không có tổn thất hoặc không tăng lượng nhiệt.
2.6. Sự hút bám
Quá trình vật lý trong đó các phân tử của khí, hơi nước hoặc chất lỏng bám trên bề mặt của chất rắn.
2.7. Sol khí
Thể huyền phù trong môi trường khí của các hạt rắn, các hạt chất lỏng hoặc các hạt chất lỏng và rắn có tốc độ di chuyển hoặc tốc độ rơi không đáng kể.
2.8. Làm mát
Quá trình lấy nhiệt khỏi không khí sau khi việc nén được hoàn thành.
2.9. Kết tụ
Nhóm hai hoặc nhiều hơn các hạt kết hợp, nối với nhau hoặc hình thành một đám bằng bất kỳ cách nào.
2.10. Nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ của môi trường xung quanh thiết bị.
2.11. Mài mòn
Xước, Xây xát
Mòn do cọ xát hoặc do ma sát.
2.12. Xuyên thủng
Thời điểm tại đó chất ô nhiễm được phát hiện tại cuối luồng của chất hấp thụ.
2.13. Chuyển động Brown
Chuyển động ngẫu nhiên của các hạt rất bé (nhỏ hơn 0,2 mm) gây ra bởi sự bắn phá các hạt này nhờ các phân tử khí.
CHÚ THÍCH 1: Do kết quả của chuyển động ngẫu nhiên hoặc chuyển động xoắn ốc, các hạt vẽ ra các quỹ đạo lớn hơn nhiều các kích thước thực của nó và do đó chúng dễ dàng đi tới bộ gom.
2.14. Kênh
Tập hợp nhỏ, xác định bởi giới hạn trên và giới hạn dưới của các số liệu cho dãy phổ toàn bộ của thiết bị đếm hạt, trong đó việc đếm hạt được lưu giữ
2.15. Kết tụ
Tác động của tổ hợp các giọt nhỏ.
2.16. Sai số trùng hợp
Sai số xuất hiện tại thời điểm đã cho có nhiều hơn một hạt được chứa trong dung tích đo của bộ đếm hạt.
CHÚ THÍCH 2: Sai số trùng hợp dẫn tới nồng độ số được đo quá thấp và trị số đường kính trung bình của hạt lại quá cao.
[EN 14799 : 2007, 3.17].
2.17. Đơn vị tạo hình Colony CFU
Đơn vị biểu diễn số nuôi cấy (vi khuẩn).
2.18. Ngưng tụ
Chất lỏng được tạo thành trong không khí nén.
2.19. Sự ngưng tụ
Quá trình thay đổi từ hơi thành chất lỏng.
2.20. Chất nhiễm bẩn
Bất cứ chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí ảnh hưởng có hại đến hệ thống.
[ISO 5598:2008, 3.2.124, [(Sửa đổi – Chọn từ định nghĩa đã được sửa đổi)].
2.21. Mức nhiễm bẩn
Tổng số các chất rắn, lỏng hoặc khí trong không khí nén.
2.22. Số nuôi cấy (vi khuẩn)
Số các vi sinh vật, các tế bào đơn hoặc các hợp thể có thể tạo thành cụm trong môi trường dinh dưỡng rắn.
2.23. Xyclon
Thiết bị để tách các hạt đã được trộn ra khỏi dòng khí bằng cách sử dụng gió xoáy.
2.24. Tan chảy
Quá trình tự nhiên mà bằng cách đó vật liệu cứng dễ tan hấp thụ nước và trở thành chất lỏng.
2.25. Lọc kiểu thấm sâu
Việc lọc được thực hiện nhờ dòng chất lỏng đi qua thiết bị lọc có đường uốn khúc để ngăn giữ chất nhiễm bẩn.
2.26. Chất khử ẩm
Chất có khả năng lấy nước khỏi không khí nén.
VÍ DỤ: Keo silic oxit (SiO2) hoặc nhôm hoạt tính (AI2O3).
2.27. Khử hấp thụ
Quá trình vật lý trong đó các phân tử của chất khí, hơi hoặc chất lỏng được lấy khỏi bề mặt của chất rắn.
2.28. Điểm sương
Nhiệt độ tại đó hơi nước bắt đầu ngưng tụ.
[ISO 5598:2008, 3.2.196].
2.29. Điểm sương, khí quyển
Điểm sương tại áp suất khí quyển.
2.30. Điểm sương, áp suất
Điểm sương tại áp suất quy định
2.31. Độ chênh áp
Độ chêch lệch giá trị giữa hai áp suất xuất hiện đồng thời tại các điểm đo khác nhau
[ISO 5598:2008, 3.2.204].
2.32. Khuếch tán
Chuyển động của các phân tử khí hoặc của các hạt nhỏ gây ra bởi gradient nồng độ.
2.33. Chặn trực tiếp
Ngăn chặn các hạt tương đối lớn (1,0 mm và lớn hơn) ở trên hoặc gần với bề mặt của thiết bị lọc.
CHÚ THÍCH 3: Các hạt va nhau có dạng sợi hoặc có dạng cấu trúc như của thiết bị lọc, sẽ không bị lệch khỏi dòng khí động lực.
2.34. Khả năng chặn bẩn
Tổng số các chất nhiễm bẩn mà thiết bị lọc có thể chặn được trước khi đạt đến giới hạn làm việc.
CHÚ THÍCH 4: Thí dụ của giới hạn làm việc là độ giảm áp suất cho phép
2.35. Máy sấy
Thiết bị hạ thấp độ ẩm tuyệt đối của không khí nén bằng cách giảm lượng hơi nước và độ ẩm tương đối ở cửa ra thấp hơn 100 %.
CHÚ THÍCH 5: Các thiết bị “tách” chỉ lấy đi hầu hết là nước (như bộ tách xyclon), do vậy các thiết bị này không phải máy sấy.
2.36. Hiệu suất
Tỷ số giữa nồng độ hạt được lấy đi, tức là nồng độ đầu dòng trừ đi nồng độ cuối dòng và nồng độ hạt đầu dòng.
2.37. Cuốn theo
Sương mù, các giọt sương nhỏ hoặc các hạt bị di chuyển theo dòng chất lỏng.
2.38. Lưu lượng tương đương
Các điều kiện dòng tương đương đi qua bộ lọc để duy trì tốc độ như nhau tại áp suất khác với áp suất chuẩn do nhà chế tạo quy định.
2.39. Bộ lọc
Thiết bị để tách chất nhiễm bẩn rắn, lỏng hay khí ra khỏi dòng môi chất.
2.40. Hiệu suất lọc
Tổng số chất bẩn do bộ lọc giữ lại chia cho tổng số chất bẩn vào bộ lọc.
CHÚ THÍCH: Hiệu suất lọc thường được biểu diễn theo phần trăm.
2.41. Nhiệt lượng hút bám
Nhiệt lượng được giải phóng khi một chất được hút bám bằng chất hút bám.
2.42. Hydrocacbon
Hợp chất hữu cơ gồm cơ bản là hydro và cácbon.
2.43. Va chạm quán tính
Thu giữ các hạt trong thiết bị, theo cách chúng bị giữ lại trong dòng lưu chất qua bộ lọc.
2.44. Lấy mẫu đẳng động học
Quá trình trong đó tốc độ khí trong ống lấy mẫu thử gần bằng tốc độ khí của dòng trong ống.
2.45. Vi sinh vật
Hạt được đặc trưng bởi khả năng của nó để tạo thành cụm có thể phát triển.
2.46. Lưới chắn phân tử
Vật liệu tự nhiên hoặc tổng hợp có các nguyên tử của nó được bố trí trong mạng tinh thể, theo cách có số lớn các lỗ hổng nhỏ nối với nhau nhờ các khe hẹp nhỏ hơn hoặc các lỗ hổng có kích thước chính xác giống nhau.
2.47. Sol khí đơn phân tán
Sol khí có sai lệch tiêu chuẩn hình học nhỏ hơn 1,15.
2.48. Cỡ hạt thấm qua nhiều nhất MPPS
Cỡ hạt tại đó xuất hiện số nhỏ nhất của đường cong hiệu suất cỡ hạt.
[EN 14799:2007, 3.10.7].
2.49. Dầu
Hỗn hợp của hydrocacbon gồm có sáu hoặc nhiều hơn sáu nguyên tử cácbon (C6).
2.50. Áp suất cục bộ
Áp suất tuyệt đối gây ra bởi bất kỳ thành phần nào trong hỗn hợp chất khí.
2.51. Hạt
Khối lượng nhỏ rời rạc của các chất rắn hoặc chất lỏng.
[ISO 5598:2008, 3.2.500].
2.52. Cỡ hạt
Đường kính hình cầu tương đương về mặt hình học được cung cấp bởi thiết bị đo.
2.53. Độ thấm qua
Lượng chất nhiễm bẩn đi qua bộ lọc chia cho lượng chất nhiễm bẩn vào trong bộ lọc.
2.54. Độ thấm vào
Chất lỏng hoặc chất khí khuyếch tán qua màng mỏng thấm.
2.55. Sol khí đa phân tán
Sol khí có sai lệch hình học tiêu chuẩn lớn hơn 1,5.
2.56. Độ xốp
Tỷ số của thể tích các lỗ trống chia cho tổng thể tích.
2.57. Bộ lọc sơ bộ
Thiết bị lấy các chất nhiễm bẩn lớn trước khi môi chất vào sâu trong hệ thống.
2.58. Giảm áp suất
Độ chênh lệch giữa áp suất cao và áp suất thấp do sức cản của dòng.
[ISO 5598:2008, 3.2.549].
2.59. Dòng làm sạch
Dòng môi chất được thiết kế lấy chất nhiễm bẩn ra khỏi thiết bị lọc hoặc thiết bị chia tách.
2.60. Lưu lượng
Lưu lượng được thực hiện qua phép thử, tại đó thiết bị được thiết kế để vận hành.
2.61. Máy sấy lạnh
Bộ sấy phần lưu chất của hơi ngưng tụ bằng cách giảm nhiệt độ khi dùng quá trình làm lạnh.
2.62. Dòng không khí làm lạnh
Dòng không khí làm sạch đi qua buồng sấy khô gián tiếp.
2.63. Độ ẩm tương đối
Áp suất hơi nước tương đối
Tỷ số giữa áp suất cục bộ của hơi nước hiện tại với áp suất cục bộ của hơi nước bão hòa tại cùng nhiệt độ.
CHÚ THÍCH: Độ ẩm tương đối được biểu thị theo phần trăm.
2.64. Áp suất hơi nước bão hòa
Áp suất cục bộ của hơi nước đạt trạng thái cân bằng nơtron với mặt phẳng của pha nước ngưng tụ thuần khiết hoặc của băng tại nhiệt độ đã cho.
2.65. Keo silic oxit
Dạng xốp và dạng hạt nhỏ của silic oxit có khả năng hút tốt độ ẩm khỏi khí, hơi nước và một số chất lỏng.
2.66. Vô trùng
Không chứa sinh vật sống hoặc sinh vật có khả năng sống.
2.67. Khí quét
Khí được sấy khô trước dùng để hút hơi ẩm khỏi màng.
2.68. Chất thử
Chất thử quy định dùng để thử bộ lọc khi tiến hành thử.
2.69. Hơi
Chất khí ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn của nó, vì vậy chất khí này có thể bị hóa lỏng do nén đẳng nhiệt.
[ISO 5598:2008,3.2.763].
2.70. Dòng vách
Phần chất nhiễm bẩn của lưu chất không bị lơ lửng lâu hơn trong dòng khí của ống.
2.71. Ẩm ướt
Trạng thái bão hòa với chất lỏng.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 5528:2008, Fluit power systems and components – Vocabulary (Hệ thống và bộ phận truyền dẫn chất lỏng – Từ vựng).
[2] ISO 7183, Compressed air dryers – Specifications and testing (Bộ sấy không khí nén – Tính năng và phép thử).
[3] ISO 8573 (all parts), Compressed air (Không khí nén).
[4] ISO 12500 (all parts), Filters for compressed air (Bộ lọc không khí nén).
[5] EN 14799:2007, Air filters for general air cleaning – Terminology (Bộ lọc không khí để làm sạch không khí – Thuật ngữ và định nghĩa).
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10605-4:2015 (ISO 3857-4:2012) VỀ MÁY NÉN, MÁY VÀ DỤNG CỤ KHÍ NÉN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA – PHẦN 4: XỬ LÝ KHÔNG KHÍ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10605-4:2015 | Ngày hiệu lực | 04/02/2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | 04/02/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |