TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10638:2014 (EN 14123:2003) VỀ THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AFLATOXIN B1 VÀ TỔNG AFLATOXIN B1, B2, G1, G2 TRONG LẠC, QUẢ HỒ TRĂN, QUẢ VẢ VÀ BỘT ỚT – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG HIỆU NĂNG CAO CÓ TẠO DẪN XUẤT SAU CỘT VÀ LÀM SẠCH BẰNG CỘT ÁI LỰC MIỄN NHIỄM

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10638:2014

EN 14123:2003

THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AFLATOXIN B1 VÀ TỔNG AFLATOXIN B1, B2, G1, G2 TRONG LẠC, QUẢ HỒ TRĂN, QUẢ VẢ VÀ BỘT ỚT – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO CÓ TẠO DẪN XUẤT SAU CỘT VÀ LÀM SẠCH BẰNG CỘT ÁI LỰC MIỄN NHIỄM

Foodstuffs – Determination of aflatoxin B1, and the sum of aflatoxin B1B2, G1 and G2 in peanuts, pistachios, figs, and paprika powder- High performance liquid chromatographic method with post-column derivatization and immunoaffiity column clean-up

Lời nói đầu

TCVN 10638:2014 hoàn toàn tương đương với EN 14123:2003;

TCVN 10638:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AFLATOXIN B1 VÀ TỔNG AFLATOXIN B1, B2, G1, G2 TRONG LẠC, QUẢ HỒ TRĂN, QUẢ VẢ VÀ BỘT ỚT – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO CÓ TẠO DẪN XUẤT SAU CỘT VÀ LÀM SẠCH BẰNG CỘT ÁI LỰC MIỄN NHIỄM

Foodstuffs – Determination of aflatoxin B1, and the sum of aflatoxin B1B2, G1 and G2 in peanuts, pistachios, figs, and paprika powder- High performance liquid chromatographic method with post-column derivatization and immunoaffiity column clean-up

CNH BÁO  Khi áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết b và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không th đưa ra được tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người s dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để xác định các aflatoxin B1, B2, G1 và G2 trong quả vả, quả hồ trăn, quả lạc và bột t. Giới hạn định lượng của phương pháp là 0,8 ng/g đối với từng loại aflatoxin hoặc tốt hơn (các giá trị nhận được từ nghiên cứu liên phòng và nội phòng thí nghiệm), tùy thuộc vào thiết bị sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liu viện dẫn sau rt cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công b thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm  Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp th.

3. Nguyên tắc

Phần mẫu thử được chiết bng dung môi (metanol/nước) hoặc dung môi có thêm hexan (hoặc xyclohexan). Dịch chiết mẫu được lọc, pha loãng với dung dịch nước muối đệm phosphat (PBS) rồi đưa lên cột ái lực miễn nhiễm (IAC) chứa các kháng thể đặc hiệu đối với từng loại aflatoxin B1, B2, G1 và G2. Các aflatoxin được rửa giải ra khỏi cột ái lực miễn nhiễm bằng metanol. Định lượng các aflatoxin bng sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (RP-HPLC) có tạo dẫn xuất sau cột (PCD) bằng brom hóa sau đó bng detector huỳnh quang. Cũng có thể tạo dẫn xuất sau cột bng brom được tng hợp bằng phương pháp điện hóa hoặc bng pyridini hydrobromua perbromua (PBPB)

4. Thuốc thử

4.1Yêu cầu chung

Ch sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước loại 3 trong TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) trừ khi có quy đnh khác.

4.2Dung dịch nước muối đệm phosphat (PBS)

Hòa tan 0,20 g kali clorua, 0,20 g kali dihydro phosphat, 1,16 g dinatri hydro ortophosphat (hoặc 2,92 g hydrophosphat ngậm 12 phân tử H2O) và 8,00 g natri clorua trong 0,9 lít nước. Sau khi hòa tan, chnh pH đến 7,4 bằng HCl (0,1 mol/l) hoặc NaOH (0,1 mol/l) một cách thích hợp. Thêm nước đến 1 lít.

Có thể sử dụng các viên muối đệm phosphat có bán sẵn trên th trường có các đặc tính tương tự.

4.3Natri clorua

4.4Pyridini hydrobromua perbromua (PBPB), [CAS:39416-48-3].

4.5Kali bromua

4.6Axetonitril, loại dùng cho HPLC.

4.7Metanol, loại dùng cho HPLC.

4.8Metanol, loại kỹ thuật.

4.9Toluen.

4.10Hỗn hợp dung môi metanol và nước

Trộn 8 thể tích metanol (4.8) với 2 thể tích nước.

4.11n-Hexan, xyclohexan, loại kỹ thuật.

4.12Axit nitric, c(HNO3) = 4 mol/l

4.13Cột ái lực miễn nhim

Cột ái lực chứa các kháng th có thể hấp thu các aflatoxin B1, B2G1 và G2. Cột có khả năng tách tối đa không nh hơn 100 ng và có độ thu hồi không nhỏ hơn 80 % đối với các aflatoxin B1, B2Gvà không nhỏ hơn 60 % đi với aflatoxin G2 khi sử dụng dung dịch chun nước (10 % metanol) chứa 5 ng mỗi loại độc tố. Nồng độ dung môi tối đa của các dung dịch đưa lên cột không được quá 12 % metanol.

4.14Dung môi pha động HPLC (A), sử dụng với PBPB

Trộn 6 thể tích nước với 2 thể tích axetonitril (4.6) và 3 thể tích metanol (4.7). Kh khí của dung dịch trước khi sử dụng. Pha động không được cha hạt và phải được lọc trước khi sử dụng.

4.15Dung môi pha động HPLC (B), sử dụng với brom được tổng hợp bng phương pháp điện hóa

Trộn 6 thể tích nước với 2 thể tích axetonitril (4.6) và 3 thể tích metanol (4.7). Thêm 120 mg kali bromua (4 5) và 350 μl axit nitric (4.12) trên lít pha động. Khử khí của dung dịch trước khi sử dụng.

4.16Thuốc thử sau cột

Hòa tan 50 mg PBPB (4.4) trong 1 lít nước. Dung dịch này có thể sử dụng trong 4 ngày nếu được bo qu nhiệt độ phòng để  nơi tối.

4.17Hỗn hợp toluen và axetonitril

Trộn 98 thể tích toluen (4.9) với 2 thể tích axetonitril (4.6).

4.18Aflatoxin, dạng tinh thể hoặc dạng màng mng trong ampun hoặc ở dạng dung dịch aflatoxin bán sẵn trên thị trường.

CNH BÁO 1 – Các quy trình khử nhiễm đối với chất thi aflatoxin phòng thử nghiệm do  quan nghiên cứu quốc tế về ung t (IRAC) [1], [2] xây dựng.

CẢNH BÁO 2 – Các aflatoxin dễ b phân hủy bởi ánh sáng. Nơi phân tích aflatoxin trong phòng th nghiệm phi tránh ánh sáng ban ngày. Có thể s dụng màng mng hấp thụ tia cực tím (UV) để che các cửa sổ kết hợp với ánh sáng dịu (không phải ánh sáng trực tiếp mặt trời) hoặc dùng rèm cửa hoặc mành che kết hp với ánh sáng nhân tạo (có th sử dụng đèn ống huỳnh quang).

Bảo vệ các dung dịch chứa aflatoxin càng tránh ánh sáng càng tốt (giữ  nơi tối, sử dụng màng nhôm hoặc thủy tinh màu hổ phách) và bảo quản  nhiệt độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (ví dụ – 18 °C).

4.19. Dung dịch gốc aflatoxin

Hòa tan từng aflatoxin B1, B2G1 và G2 trong hỗn hợp toluen và axetonitril (4.17) để thu được các dung dịch có nồng độ 10 μg/ml đối với từng loại aflatoxin. Bọc các bình kín trong màng nhôm và bảo quản ở nhiệt đ nh hơn 4 °C.

Để xác định nồng độ chính xác các aflatoxin trong từng dung dịch gốc, ghi lại đường hấp thụ ca các dung dịch  bưc sóng từ 330 nm đến 370 nm trong cuvet thủy tinh thạch anh 1 cm của máy đo phổ, dùng hỗn hợp toluen và axetonitril (4.17) trong cuvet so sánh. Tính nồng độ khối lượng ca từng aflatoxin, ρi, bằng microgam trên mililit, sử dụng công thức (1):

ρi =                                                       (1)

Trong đó:

Amax là độ hấp thụ xác định được  điểm hấp thụ cực đại trên đường hấp thụ;

Mi là khối lượng phân tử ca từng aflatoxin, tính bằng gam trên mol (g/mol);

εi là khả năng hấp thụ phân tử ca từng aflatoxin trong hỗn hợp của toluen và axetonitril (4.17), tính bằng mét vuông trên mol (m2/mol);

d là chiều dài đường quang ca cuvet, tính bằng xentimet (cm).

Mi và εi của aflatoxin B1, B2, G1 và G2 được nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 – Khối lượng phân tử và độ hấp thụ phân t ca các aflatoxin B1, B2, G1 và G2

[trong hỗn hợp ca toluen và axetonitril (4.17)]

Aflatoxin

Mi (g/mol)

εI (m2/mol)

B1

312

1930

B2

314

2040

G1

328

1660

G2

330

1790

4.20Dung dịch gc aflatoxin hỗn hợp

Chun bị dung dịch gốc các aflatoxin hỗn hợp chứa nồng độ aflatoxin B1 và G1 1 000 ng/ml, aflatoxin B2 và G2 200 ng/ml trong hỗn hợp của toluen và axetonitril (4.17) bằng cách pha loãng các dung dịch gốc aflatoxin (B1, B2, G1 và G2) (4.19).

Dùng pipet lấy chính xác 2,0 ml dung dịch này cho vào bình định mức 20 ml (5.10) đã hiệu chuẩn, thêm hỗn hợp toluen và axetonitril (4.17) đến vạch, trộn kỹ để thu được dung dịch gốc aflatoxin hỗn hợp đã pha loãng cha nồng độ aflatoxin B1 và G1 100 ng/ml, aflatoxin B2 và G2 20 ng/ml.

Bọc kín bình trong màng nhôm và bảo quản ở nhiệt độ nhỏ hơn 4 °C. Trưc khi sử dụng, không m bình cho đến khi lượng chứa trong bình đạt đến nhiệt độ phòng đ tránh hấp thụ nước do ngưng tụ.

4.21Dung dịch chuẩn aflatoxin hỗn hợp

Dùng pipet lấy các thể tích nêu trong Bảng 2 dung dịch gốc aflatoxin hỗn hợp đã pha loãng chứa 100 ng/ml aflatoxin B1 và G1, 20 ng/ml aflatoxin B2 và G2 (xem 4.20) cho vào một dãy các bình định mức 10 ml (5.10). Làm bay hơi dung dịch toluen/axetonitril đến khô bằng dòng khí nitơ  nhiệt độ phòng. Thêm 4 ml metanol vào từng bình để các aflatoxin hòa tan, thêm nước đến 10 ml và lắc kỹ.

Khi trộn metanol và nước dễ bị ngót thể tích, vì vậy điều chnh lại thể tích đến thể tích quy định.

Bảng 2 – Chuẩn bị các dung dịch chuẩn aflatoxin hỗn hợp

Dung dịch chuẩn

Lấy từ dung dịch gốc đã pha loãng (4.20)

(μl)

Nồng độ khối lượng cdung dịch chuẩn

(ng/ml)

B1

B2

G1

G2

1

40

0,400

0,080

0,400

0,080

2

120

1,200

0,240

1,200

0,240

3

200

2,000

0,400

2,000

0,400

4

280

2,800

0,560

2,800

0,560

5

360

3,600

0,720

3,600

0,720

4.22Dung dịch thêm chuẩn

Chuẩn bị dung dịch thêm chuẩn bằng cách dùng pipet lấy 2 ml dung dịch gốc aflatoxin hỗn hợp (chứa nồng độ aflatoxin B1 và G1 1000 ng/ml, aflatoxin B2 và G2 200 ng/ml, xem 4.20) cho vào bình định mức 10 ml đã hiệu chun. Làm bay hơi dung dịch toluen/axetonitril đến khô bằng dòng khí nitơ  nhiệt độ phòng. Thêm metanol đến vạch và trộn kỹ. Nồng độ của dung dịch thêm chuẩn là: aflatoxin B1 và G1 200 ng/ml, aflatoxin B2 và G2 40 ng/ml.

Bọc kín bình trong màng nhôm và bo quản  nhiệt độ nh hơn 4 °C. Trước khi sử dụng, không m bình cho đến khi lượng chứa trong bình đạt đến nhiệt độ phòng để tránh hấp thụ nước do ngưng tụ.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1Yêu cu chung

Tất c các dụng cụ thủy tinh tiếp xúc với các dung dịch aflatoxin phải được rửa sạch bằng dung dịch axit trước khi sử dụng. Có nhiều máy rửa phòng thí nghiệm có cài đặt chương trình này. Nếu không, ngâm dụng cụ thy tinh trong axit sulfuric (2 mol/l) trong một thời gian (ví dụ: 15 h qua đêm), sau đó rửa sch (ví dụ: ba lần) với nước để loại b hết axit. Kiểm tra bng giy pH để chắc chắn đã hết axit.

Việc xử lý này là cần thiết, vì khi s dụng các dụng cụ thủy tinh không được ra bng axit có thể gây thất thoát aflatoxin, cụ th với các bình cầu đáy tròn, bình định mức, ống đong, lọ hoặc ống nghiệm được sử dụng cho các dung dịch hiệu chuẩn và các dịch chiết cuối cùng (đặc biệt là lọ lấy mẫu tự động) và pipet Pasteur, được dùng để chuyển các dung dch hiệu chun hoc dịch chiết.

5.2Các thiết bị phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

5.3Máy nghiền phòng thử nghiệm

Hoặc máy nghiền tốc độ cao chống cháy nổ, để tạo và chiết hồ nhão từ lạc, quả h tn và quả vả, có bình trộn thích hợp.

5.4Máy lắc ngang hoặc máy lắc đứng có thể điều chỉnh được, để phân tích bột t

5.5Giy lọc gp nếp, ví d đường kính 24 cm.

5.6Bình nón, có nắp thy tinh hoặc np vặn.

5.7Giấy lọc thủy tinh mịn, giữ được cỡ hạt 1,6 μm hoặc nhỏ hơn.

5.8Bu chứa, dung tích 75 ml có đầu nối với cột ái lực miễn nhiễm (IAC).

5.9Bơm tay, dạng xyranh 20 ml có khóa hoặc nắp cao su dùng cho cột ái lực min nhiễm (IAC).

5.10Bình định mức thy tinh, ví dụ các bình dung tích 5 ml, 10 ml và 20 ml, có độ chính xác ít nhất là 0,5 %.

5.11Hệ thống HPLC, gồm có:

5.11.1Bơm HPLC, thích hợp vi tốc độ dòng là 1,0 ml/min.

5.11.2Hệ thống bơm, có thể bơm một vòng đầy. Nên dùng vòng bơm 200 μl.

Trong trường hợp dùng vòng bơm có kích c khác với khuyến cáo thì phải đảm bảo rằng giới hn phát hiện ca hệ thống (LOD)  0,2 ng/g (tỷ lệ tín hiệu/nhiễu = 3) và giới hạn đnh lượng (LOQ) ≤ 0,5 ng/g (tỷ lệ tín hiệu/nhiễu = 6) đối với từng aflatoxin (s dụng các dung dịch chun).

5.11.3Cột HPLC pha đo, ví dụ C18 hoặc ODS-2 (dài 25 cm, đường kính trong 4,6 mm, cỡ hạt 5 μm), đm bảo phân giải đường nền của các pic aflatoxin B1, B2, G1 và G2 ra khỏi các pic khác. Sự chồng lấn tối đa ca các pic phải nhỏ hơn 10 % (có thể cần điều chnh pha đng để có độ phân giải đường nền tốt). Nên sử dng tiền cột thích hợp.

5.11.4Hệ thng tạo dẫn xut sau cột, với PBPB (chỉ sử dụng với pha động A (4.14)).

Gồm có bơm không xung dùng cho HPLC, chi tiết chữ T thể tích chết bng zero, ống nối phn ứng bằng PTFE kích thước tối thiểu 45 cm x 0,5 mm đường nh trong.

5.11.5Hệ thống tạo dẫn xuất với brom tổng hợp bằng phương pháp điện hóa, ví dụ: cuvet KOBRA1) (chỉ sử dụng với pha động B (4.15)).

5.11.6Detector huỳnh quang, với bước sóng kích thích λ = 360 nm và bước sóng phát xạ λ > 420 nm hoặc tương đương (ví dụ: detector với bộ đơn sắc có thể điều chỉnh được).

Nên cài đặt detector có thể điều chỉnh được ở bước sóng 365 nm (bước sóng kích thích), 435 nm (bước sóng phát xạ) và chiều rộng băng là 18 nm.

5.12Dụng cụ lọc dùng một ln, cỡ lỗ 0,45 μm.

Trước khi sử dụng, kiểm tra để chắc chắn rng aflatoxin không bị thất thoát trong quá trình lọc (phép thử độ thu hi).

CHÚ THÍCH Các vật liệu lọc có khả năng giữ lại aflatoxin.

5.13Pipet, dung tích 2 ml và 10 ml, với độ chính xác tối thiểu 0,5 %.

5.14Cân phân tích, có thể cân đến 0,1 mg.

5.15Cân kỹ thuật, có thể cân đến 0,01 g.

5.16Xyranh microlit hoặc pipet microlit đã hiệu chuẩn, dung tích từ 25 μl đến 500 μl.

5.17Bộ phân phi chân không, tùy chọn.

6. Cách tiến hành

6.1Chuẩn b mẫu th

Đồng hóa một lượng thích hợp (ví dụ 10 kg, [3]) quả hồ trăn, lạc và quả vả để thu được h nhão, ví dụ: dùng máy nghiền tốc độ cao (5.3). Thông tin về c mẫu và cách ly mẫu có thể xem trong [3].

6.2. Ổn định cột ái lực miễn nhiễm

Để cột ái lực miễn nhiễm (4.13) đạt đến nhiệt độ phòng trước khi ổn định. Nối cột ái lực miễn nhiễm với bộ phân phối chân không (5.17) và gắn bầu chứa (5.8) vào cột ái lực miễn nhiễm.

Để ổn định, chuyển 10 ml PBS (4.2) sang đnh cột và để chy qua với tốc độ 2 ml/min đến 3 ml/min qua cột (ví dụ: bằng trọng lực). Đảm bảo rằng một phần nhỏ (0,5 ml) PBS được giữ lại trên cột cho đến khi dung dịch mẫu được sử dụng.

Thực hiện các quy trình ổn định theo hướng dẫn của nhà sản xut.

6.3Chiết

6.3.1Yêu cu chung

Sử dụng máy nghiền tốc độ cao cho quá trình chiết hồ nhão qu vả, bơ lạc và hồ nhão qu hồ trăn, vì các sản phẩm giàu béo (bơ lạc và hồ nhão quả hồ trăn) cần tạo dạng nhũ tương đ phá vỡ lớp chất béo và để chiết được hết. Ngoài ra, hồ nhão qu vả cần được phá vỡ trong dung môi, vì nếu sử dụng máy lắc thì sẽ không thực hiện được do h nhão rất sánh. Bột ớt có thể chiết được bằng cách lắc (với điều kiện là bột nghiền có cỡ hạt đến 500 μm) để xử lý một số mu cùng một lúc và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

6.3.2Quả vả

Cân khoảng 50 g phần mẫu thử đồng nhất (6.1), chính xác đến 0,1 g, cho vào bình nón 500 ml (5.6) hoặc bình trộn. Thêm 5 g natri clorua (4.3) và 300 ml dung môi chiết (4.10). Trộn trong 3 min bằng máy nghiền tốc độ cao (5.3).

Lọc dịch chiết qua giấy lọc (5.5). Dùng pipet ly 10,0 ml dịch lọc trong cho vào cốc thủy tinh có mỏ 100 ml (hoặc tương tự) và pha loãng bằng 60 ml PBS (4.2). Cho dịch chiết mẫu đã pha loãng vào bầu cha được nối với cột ái lực miễn nhiễm đã ổn định (4.13) và tiến hành như trong 6.4.

Có th sử dụng khối hồ nhão hoặc các phần mẫu thử lớn hơn, với điều kiện là duy trì đúng tỉ lệ (mẫu- dung môi cũng như thành phần dung môi đối với khối hồ nhão).

6.3.3Lạc

Cân khoảng 50 g phần mẫu thử đng nhất (6.1), chính xác đến 0,1 g, cho vào bình nón 500 ml (5.6) hoặc bình trộn. Thêm 5 g natri clorua (4.3) và 200 ml dung môi chiết (4.10) và 100 ml n-hexan hoặc xyclohexan (4.11). Trộn trong 3 min bằng máy nghiền tốc độ cao (5.3).

Lọc dịch chiết qua giấy lọc (5.5). Trong trường hợp tách lớp dung môi thì tiến hành lọc pha dưới. Dùng pipet ly 10,0 ml dịch lọc trong cho vào cốc thủy tinh có mỏ 100 ml (hoặc tương tự) và pha loãng bằng 60 ml PBS (4.2). Cho dịch chiết mẫu đã pha loãng vào bầu chứa được nối với cột ái lc miễn nhiễm đã ổn định (4.13) và tiến hành như trong 6.4.

Việc tách lớp dung môi không xảy ra nếu lọc ngay sau khi nghiền trộn và n-hexan/xyclohexan sẽ được giữ lại trong bộ lọc. Có thể sử dụng bộ tách pha, nếu cần.

Có thể sử dụng phần mu thử lớn hơn với điu kiện duy trì được tỷ lệ dịch chiết mẫu – dung môi.

6.3.4. Qu hồ trăn

Cân khoảng 50 g phần mẫu thử đồng nhất (6.1), chính xác đến 0,1 g, cho vào bình nón 500 ml (5.6) hoc bình trộn. Thêm 5 g natri clorua (4.3), 200 ml dung môi chiết (4.10) và 100 ml n-hexan hoặc xyclohexan (4.11). Trộn trong 3 min bằng máy nghiền tốc độ cao (5.3).

Lọc dịch chiết qua giy lọc (5.5). Trong trường hợp tách lớp dung môi thì lọc pha dưới. Dùng pipet lấy 10,0 ml dịch lọc trong cho vào cốc thy tinh có mỏ 100 ml (hoặc tương tự) và pha loãng bằng 60 ml PBS (4.2). Cho dịch chiết mẫu đã pha loãng vào bầu chứa được nối với cột ái lực miễn nhiễm đã ổn định (4.13) và tiến hành như trong 6.4.

Nếu xuất hiện lượng kết tủa đáng kể khi pha loãng với PBS, dùng pipet lấy 20 ml dịch lọc mẫu cho vào cốc thủy tinh có mỏ 250 ml (hoặc tương tự) và pha loãng với 140 ml PBS (4.2), sau đó lọc qua giấy lọc (5.7). Trong trường hợp này cho 70 ml dịch chiết mẫu đã lọc vào bầu chứa nối với cột ái lực miễn nhiễm đã ổn định (4.13) và tiến hành như trong 6.4.

Sự phân tách lớp dung môi không xảy ra nếu lọc ngay sau khi nghiền và n-hexan/xyclohexan được giữ lại trong bộ lọc. Sử dụng bộ tách pha lọc, nếu cần.

Có thể dùng phần mẫu thử lớn hơn nếu duy trì được tỷ lệ dịch chiết mẫu-dung môi.

6.3.5Bột ớt

Cân khoảng 50 g phần mẫu thử đồng nhất (6.1), chính xác đến 0,1 g, cho vào bình nón 500 ml (5.6) hoặc bình trộn. Thêm 5 g natri clorua (4.3) và 300 ml dung môi chiết (4.10). Lắc kỹ bằng tay 15 s đến 30 s, sau đó lắc 30 min bng máy lắc (5.4). Đối với các loại máy lắc khác nhau (ví dụ: máy lắc ngang hoặc máy lắc đứng), cần điều chnh tốc độ để đạt được việc khuấy trộn tối đa hỗn hợp dịch chiết.

Lọc dịch chiết qua giấy lọc (5.5). Dùng pipet lấy 10,0 ml dịch lọc trong cho vào cốc thủy tinh  mỏ 100 ml và pha loãng bằng 60 ml PBS (4.2). Cho dịch chiết mẫu đã pha loãng vào bầu chứa được ni với cột ái lực miễn nhiễm đã ổn đnh (4.13) và tiến hành như trong 6.4.

Có thể sử dụng các phần mẫu thử lớn hơn nếu duy trì được tỷ lệ dịch chiết-dung môi.

6.4Làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm

Cho dịch lọc đi qua cột với tc độ dòng khoảng 3 ml/min (khoảng một giọt trên mỗi giây). Không vượt quá tốc độ 5 ml/min. Rửa cột với khoảng 15 ml nước, mỗi phần khoảng 5 ml  tốc độ tối đa 5 ml/min và làm khô bằng chân không khoảng 5 s đến 10 s hoặc dùng xyranh cho không khí qua cột ái lực miễn nhiễm trong khoảng 10 s.

Rửa giải các aflatoxin bng quy tnh hai bước. Cho 0,50 ml metanol (4.7) lên cột và cho đi qua cột. Thu dịch rửa giải vào bình định mức đã hiệu chuẩn 5 ml (5.10). Đợi 1 min và đưa phần thứ hai 0,75 ml metanol lên cột. Thu phần lớn phần dung môi rửa giải đã dùng bng cách nén không khí đi qua cột.

Thêm nước vào bình đến vch, lắc kỹ và chnh lại để thu được thể tích quy định. Nếu dung dịch trong thì có th sử dụng trực tiếp để phân tích HPLC. Nếu dung dịch không trong, lọc qua bỏ lọc dùng một lần (5.12) trước khi bơm vào HPLC.

CHÚ THÍCH: Các phương pháp nạp mẫu lên cột ái lực miễn nhiễm, rửa cột và ra giải có thể hơi khác nhau giữa các hãng sản xuất cột. Cn tuân theo các hướng dẫn cụ thể của nhà cung cấp cột.

6.5Sắc  lng hiệu năng cao (HPLC)

Đ đảm bảo độ chụm tối đa, việc bơm dung dịch chuẩn aflatoxin (thể tích bơm 200 μl) và các dịch chiết mẫu đã tinh sạch được thực hiện bằng phương thức lấy đầy vòng mẫu theo hướng dẫn của nhà sn xut cổng bơm hoặc van bơm. Các aflatoxin được phân tách bằng HPLC pha đảo (RP-HPLC)  nhiệt độ phòng với cột pha đo (5.11.3) và pha động thích hợp (4.14) hoặc (4.15). Tốc độ dòng khuyến cáo nên là 1 ml/min với cột có đường kính trong là 4,6 mm. Do đó, tốc độ dòng có thể được điều chỉnh theo kích thước cột. Các aflatoxin rửa giải theo thứ tự G2, G1, B2 và B1 với thi gian lưu khoảng 6 min, 8 min, 9 min và 11 min tương ứng và độ phân giải đường nền tốt. Pha động có thể được điều chnh bằng cách thêm nước, metanol hoặc axetonitril để có được độ phân giải pic và hiệu suất qu sắc ký tối đa (sắc ký đồ đin hình được nêu trong Phụ lục A).

6.6Tạo dẫn xuất sau cột

Khi sử dụng PBPB, gắn chi tiết chữ T và ống phản ứng (xem 5.11.4), sau đó vận hành với các thông số sau:

 tốc độ dòng 1,00 ml/min đối với pha động (xem 6.5);

 tốc độ dòng 0,30 ml/min đối với thuốc thử (tốc độ dòng có thể điều chỉnh đến tốc độ dòng của pha động).

Khi sử dụng brom tổng hợp bằng phương pháp điện hóa (cuvet KOBRA®) thực hiện theo các hướng dẫn lắp đặt cuvet của các nhà sản xuất và vận hành với các thông số sau:

 tốc độ dòng 1,00 ml/min đối với pha động (xem 6.5);

 dòng điện 100 μA.

6.7Đường chun

Chuẩn bị đường chuẩn, sử dụng các dung dịch chun aflatoxin hỗn hợp như trong (4.21). Các dung dịch này bao trùm dải từ 0,5 ng/g đến 4,5 ng/g đối vi aflatoxin B1 và G1 và dài t 0,1 ng/g đến 0,9 ng/g đối vi B2 và G2. Dựng đường chuẩn trước khi phân tích theo Bảng 2 và kiểm tra độ tuyến tính của đường chun.

Nếu các hàm lượng aflatoxin trong mẫu nm ngoài dải đường chuẩn, dung dịch bơm để phân tích HPLC có thể cần được pha loãng để có hàm lượng aflatoxin thích hợp với đường chuẩn

6.8Quy trình thêm chuẩn

Để xác định độ thu hồi có thể sử dụng quy trình thêm chuẩn, dùng dung dịch metanol (4.2.2) thêm chuẩn. Mức thêm chun phải nằm trong di hiệu chuẩn (tốt nhất là giá trị trung bình). Lấy cn thận không nhiều hơn 2 ml dung dịch thêm chun sau đó để cho bay hơi  nơi tối và trong khoảng từ 30 min đến 2 h.

6.9Tính kết quả

Đối với các quy trình chuẩn bị mẫu sử dụng n-hexan hoc xyclohexan, thì thể tích ca các dung môi này không đưa vào để tính toán kết quả. Việc bổ sung n-hexan hoặc xyclohexan vào hỗn hợp dung môi chiết ch cần để có th phá vỡ lớp cht béo (aflatoxin b bao trong màng). Aflatoxin không hòa tan trong n-hexan hoặc xyclohexan. Dựng đường chuẩn sử dụng đường hồi quy tuyến tính và tính nng độ aflatoxin trong dung dịch bơm từ mỗi mẫu, tính bằng nanogam trên mililit.

Tính phần khối lượng ca các aflatoxin, w, bằng nanogam trên gam mẫu theo công thức (2):

                                                     (2)

Trong đó:

ρsmp là nồng độ khối lượng của aflatoxin trong dung dịch bơm tính được từ đường hồi quy tuyến tính, tính bng nanogam trên mililit (ng/ml);

Ve là thể tích của dung môi chiết, tính bng mililit (ml) (Ve = 200 ml đối với bơ lạc và hồ nhão quả hồ trăn và Ve = 300 ml đối với hồ nhão quả vả và bột ớt);

Vfinal là thể tích cuối cùng thu được sau khi rửa giải từ IAC, tính bằng mililit (ml) (trong trường hợp này là 5 ml);

ms là khối lượng mẫu đưa vào tính toán, tính bằng gam (g), (trong trường hợp này là 50 g);

Viac là thể tích mẫu chiết được lấy để làm sạch cột ái lực miễn nhiễm, tính bng mililit (ml) (trong trường hợp này là 10 ml).

6.10Khẳng định các aflatoxin B1 và G1

Đ khẳng định sự có mặt các aflatoxin B1 và G1, tháo cột HPLC ra khỏi thiết bị brom hóa và nối trực tiếp với detector huỳnh quang. Các tín hiệu aflatoxin B1 và G1 thấp hơn đáng kể (10 ln hoặc nhiều hơn) khi hệ thống tạo dẫn suất b ngắt. Không tắt dòng điện với các thiết bị brom hóa khi đang hoạt động vì brom có thể vẫn còn giữ lại trong mảng cuvet của thiết b.

7. Độ chụm

7.1. Yêu cu chung

Chi tiết của phép thử nghiệm liên phòng về độ chụm ca phương pháp nêu trong Phụ lục B. Các giá trị nhận đưc từ các th nghiệm liên phòng có thể không áp dụng đối với di nồng độ và nền mẫu khác với dải nồng độ và nền mẫu nêu trong Phụ lục B.

7.2Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm riêng rẽ thu được được tìm thấy trên vật liệu thử ging hệt nhau, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 5 % các trường hợp lớn hơn độ lặp lại r.

Các giá trị đi với bơ lạc:

Aflatoxin B1:  = 0,9 ng/g r = 0,25 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tổng số:  = 1,9 ng/g r = 0,73 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 3,6 ng/g r = 0,31 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 7,9 ng/g r = 1,88 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 0,8 ng/g r = 0,14 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 1,3 ng/g r = 0,22 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 1,5 ng/g r = 0,28 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 2,2 ng/g r = 0,45 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 3,4 ng/g r = 0,36 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 5,0 ng/g r = 0,64 ng/g (nhiễm tự nhiên)

Các giá tr đối với hồ nhão quả h trăn:

Aflatoxin B1:  = 0,9 ng/g r = 0,36 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 2,0 ng/g r = 0,67 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 3,3 ng/g r = 0,36 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 7,8 ng/g r = 5,10 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 0,7 ng/g r = 0,22 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 0,8 ng/g r = 0,28 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 1,5 ng/g r = 0,76 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 1,7 ng/g r = 0,87 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 2,9 ng/g r = 1,65 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 3,3 ng/g r = 1,85 ng/g (nhiễm tự nhn)

Các giá trị đối với hồ nhão qu v:

Aflatoxin B1:  = 1,1 ng/g r = 0,50 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 2,2 ng/g r = 1,12 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  3,6 ng/g r = 1,09 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 7,8 ng/g r = 2,83 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 1,3 ng/g r = 0,34 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 2,8 ng/g r = 0,70 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 2,1 ng/g r = 0,34 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 3,8 ng/g r = 1,23 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 2,6 ng/g r = 1,15 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 5,2 ng/g r = 2,52 ng/g (nhiễm tự nhn)

Các giá trị đi với bột ớt:

Aflatoxin B1:  = 0,9 ng/g r = 0,14 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 1,7 ng/g r = 0,31 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 3,4 ng/g r = 0,50 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 7,1 ng/g r = 2,02 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 0,8 ng/g r = 0,34 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 0,9 ng/g r = 0,45 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 1,4 ng/g r = 0,39 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 2,0 ng/g r = 0,64 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 3,0 ng/g r = 0,36 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 4,5 ng/g r = 0,62 ng/g (nhiễm tự nhn)

7.3. Độ tái lập

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ thu được khi s dụng trên vật liệu giống thử hệt nhau bi hai phòng thử nghiệm không được quá 5 % các trường hợp ln hơn độ tái lập R.

Các giá trị đối với bơ lạc:

Aflatoxin B1:  = 0,9 ng/g R = 0,45 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 1,9 ng/g R = 0,98 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 3,6 ng/g R = 1,85 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 7,9 ng/g R = 4,93 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 0,8 ng/g R = 0,73 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 1,3 ng/g R = 1,29 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 1,5 ng/g R = 0,62 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 2,2 ng/g R = 0,90 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 3,4 ng/g R = 1,82 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 5,0 ng/g R = 2,69 ng/g (nhiễm tự nhn)

Các giá trị đối với hồ nhão qu hồ trăn:

Aflatoxin B1:  0,9 ng/g R = 0,42 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 2,0 ng/g R = 1,01 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 3,3 ng/g R = 2,86 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 7,8 ng/g R = 5,1 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 0,7 ng/g R = 0,34 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 0,8 ng/g R = 0,48 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 1,5 ng/g R = 1,01 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 1,7 ng/g R = 1,18 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 2,9 ng/g R = 1,71 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 3,3 ng/g R = 2,02 ng/g (nhiễm tự nhn)

Các giá trị đi với h nhão quả vả:

Aflatoxin B1:  = 1,1 ng/g R = 0,59 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 2,2 ng/g R = 2,04 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 3,6 ng/g R = 1,29 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 7,8 ng/g R = 3,58 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 1,3 ng/g R = 0,84 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 2,8 ng/g R = 2,24 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  2,1 ng/g R = 0,87 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 3,8 ng/g R = 2,88 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 2,6 ng/g R = 2,04 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 5,2 ng/g R = 4,37 ng/g (nhiễm tự nhn)

Các giá trị đi với bột ớt:

Aflatoxin B1:  = 0,9 ng/g R = 0,25 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 1,7 ng/g R = 0,95 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 3,4 ng/g R = 0,98 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin tng số:  = 7,1 ng/g R = 2,83 ng/g (được thêm vào)
Aflatoxin B1:  = 0,8 ng/g R = 0,45 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 0,9 ng/g R = 0,87 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 1,4 ng/g R = 0,67 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 2,0 ng/g R = 1,54 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin B1:  = 3,0 ng/g R = 0,78 ng/g (nhiễm tự nhiên)
Aflatoxin tng số:  = 4,5 ng/g R = 1,85 ng/g (nhiễm tự nhn)

8. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ:

 mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử (loại mẫu, nguồn gốc mẫu, tên gọi);

 phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

 viện dẫn tiêu chuẩn này;

 ngày và quy trình ly mẫu (nếu biết);

 ngày nhận mẫu;

 ngày th nghiệm;

 kết quả thử nghim thu được và các đơn vị biểu thị kết quả;

 các điểm đặc trưng quan sát được trong quá trình thử nghiệm;

 mọi điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chun này hoặc được xem là tùy chọn, có thể ảnh ng đến kết quả.

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

Sắc ký đồ điển hình

Các điều kiện vận hành để có được các Hình A.1 đến A.4:

Thể tích bơm: 200 μl
Cột C-18 (dài 25 cm, đường kính trong 4,6 mm và cỡ hạt 5 μm)
Tốc độ dòng 1 ml/min
Pha động nước-metanol-axetonitril (6:3:2 [thể tích]) chứa 120 mg KBr và 350 μl HNO(c(HN3) = 4 mol/l)
Dn xuất brom được tổng hợp bằng phương pháp điện hóa (cuvet KOBRA®)
Detector huỳnh quang (bước sóng kích thích: 365 nm, bước sóng phát xạ: 435 nm)

CHÚ DẪN

1 Huỳnh quang tính bằng milivon (mV)
2 Thời gian tính bằng phút (min)

Hình A.1 – Sắc ký đồ điển hình ca aflatoxin trong hồ nhão quả và nhim tự nhiên sau khi làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm (mức nhiễm aflatoxin B1 1 ng/g)

CHÚ DẪN

1 Huỳnh quang tính bằng milivon (mV)
2 Thời gian tính bằng phút (min)

Hình A.2 – Sắc ký đồ đin hình của aflatoxin trong bột ớt nhiễm tự nhiên sau khi làm sạch bng cột ái lực miễn nhiễm (mức nhiễm aflatoxin B1 1 ng/g)

CHÚ DẪN

1 Huỳnh quang tính bằng milivon (mV)
2 Thời gian tính bằng phút (min)

Hình A.3 – Sắc ký đồ điển hình của aflatoxin trong bơ lạc nhiễm tự nhiên sau khi làm sạch bằng ái lực miễn nhiễm (mức nhiễm aflatoxin B1 1 ng/g)

CHÚ DN

1 Huỳnh quang tính bằng milivon (mV)
2 Thời gian tính bằng phút (min)

Hình A.4 – Sắc ký đ điển hình của aflatoxin trong khối nhão qu h trăn nhiễm tự nhiên sau khi làm sạch bằng ái lực miễn nhiễm (mức nhiễm aflatoxin B1 1 ng/g)

 

PHỤ LỤC B

(tham kho)

Dữ liệu về độ chụm

Dữ liệu sau đây thu được trong các phép thử nghiệm liên phòng do Cộng đồng châu Âu tổ chức thực hiện theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), TCVN 6910-4 (ISO 5725-4) và TCVN 6910-6 (ISO 5725-6). Phép thử liên phòng đã nghiên cứu trên các mẫu bơ lạc, khối nhão qu hồ tn, khối nhão quả vả và bột ớt nhiễm tự nhiên và thêm chun aflatoxin [4].

Bảng B.1 – Dữ liệu v độ chụm đối với bơ lạc

Thông số

Aflatoxin B1

Aflatoxin tổng số

S lượng mẫu

1a

2a

3b

4b

5b

1a

2a

3b

4b

5b

Năm thử nghiệm liên phòng

1998

1998

Số lượng phòng thử nghiệm

16

16

Số lượng của mu (kép)

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Số lượng phòng thử nghiệm được giữ li sau khi trừ ngoại lệ

15

13

15

14

14

15

15

15

13

14

Số ngoại lệ

1

3

1

2

2

1

1

1

3

2

Số kết quả được chấp nhận

15

13

15

14

14

15

15

15

13

14

Giá trị trung bình , ng/g

0,87

3,65

0,80

1,52

3,40

1,9

7,9

1,3

2,2

5,0

Độ lệch chun lặp lại sr, ng/g

0,09

0,11

0,05

0,10

0,13

0,26

0,67

0,08

0,16

0,23

Độ lệch chun tương đối lặp lại RSDr, %

10

3

6

6

4

13

9

6

7

5

Giới hạn lặp lại r [r = 2,8 sr], ng/g

0,25

0,31

0,14

0,28

0,36

0,73

1,88

0,22

0,45

0,64

Độ lệch chuẩn tái lập sR, ng/g

0,16

0,66

0,26

0,22

0,65

0,35

1,76

0,46

0,32

0,96

Độ lệch chuẩn tương đối tái lập RSDR, %

19

18

32

14

19

18

22

34

14

19

Giới hạn tái lập R [R = 2,sR], ng/g

0,45

1,85

0,73

0,62

1,82

0,98

4,93

1,29

0,90

2,69

Độ thu hồi, %

87

91

81

82

mẫu thêm chuẩn

b mẫu nhiễm tự nhiên

Bng B.2 – Dữ liệu về độ chụm đối với khối nhão quả hồ trăn

Thông số

Aflatoxin B1

Aflatoxin tng số

S lượng mẫu

1a

2a

3b

4b

5b

1a

2a

3b

4b

5b

Năm thử nghiệm liên phòng

1998

1998

Số lượng phòng thử nghiệm

16

16

Số lượng của mu (kép)

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Số lượng phòng thử nghiệm được giữ li sau khi trừ ngoại lệ

15

12

13

15

14

14

14

13

15

14

Số ngoại lệ

1

4

3

1

2

2

2

3

1

2

Số kết quả được chấp nhận

15

12

13

15

14

14

14

13

15

14

Giá trị trung bình , ng/g

0,94

3,29

0,74

1,54

2,93

2,0

7,8

0,8

1,7

3,3

Độ lệch chun lặp lại sr, ng/g

0,13

0,13

0,08

0,27

0,59

0,24

1,82

0,10

0,31

0,66

Độ lệch chun tương đối lặp lại RSDr, %

14

4

11

18

20

12

23

12

18

20

Giới hạn lặp lại r [r = 2,8 sr], ng/g

0,36

0,36

0,22

0,76

1,65

0,67

5,10

0,28

0,87

1,85

Độ lệch chuẩn tái lập sR, ng/g

0,15

1,02

0,12

0,36

0,61

0,36

1,82

0,17

0,42

0,72

Độ lệch chuẩn tương đối tái lập RSDR, %

16

31

17

23

21

18

23

21

24

22

Giới hạn tái lập R [R = 2,sR], ng/g

0,42

2,86

0,34

1,01

1,71

1,01

5,1

0,48

1,18

2,02

Độ thu hồi, %

94

82

83

81

mẫu thêm chuẩn

b mẫu nhiễm tự nhiên

Bảng B.3 – Dữ liệu về độ chụm đi với khi nhão quả vả

Thông số

Aflatoxin B1

Aflatoxin tng số

S lượng mẫu

1a

2a

3b

4b

5b

1a

2a

3b

4b

5b

Năm thử nghiệm liên phòng

1998

1998

Số lượng phòng thử nghiệm

16

16

Số lượng của mu (kép)

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Số lượng phòng thử nghiệm được giữ li sau khi trừ ngoại lệ

15

15

16

14

16

15

15

16

16

16

Số ngoại lệ

1

1

0

2

0

1

1

0

0

0

Số kết quả được chấp nhận

15

15

16

14

16

15

15

16

16

16

Giá trị trung bình , ng/g

1,10

3,60

1,32

2,07

2,55

2,2

7,8

2,8

3,8

5,2

Độ lệch chun lặp lại sr, ng/g

0,18

0,39

0,12

0,12

0,41

0,40

1,01

0,25

0,44

0,90

Độ lệch chun tương đối lặp lại RSDr, %

17

11

10

6

16

18

13

9

12

17

Giới hạn lặp lại r [r = 2,8 sr], ng/g

0,5

1,09

0,34

0,34

1,15

1,12

2,83

0,7

1,23

2,52

Độ lệch chuẩn tái lập sR, ng/g

0,21

0,46

0,30

0,31

0,73

0,73

1,28

0,80

1,03

1,56

Độ lệch chuẩn tương đối tái lập RSDR, %

19

13

23

15

29

32

17

28

29

30

Giới hạn tái lập R [R = 2,sR], ng/g

0,59

1,29

0,84

0,87

2,04

2,04

3,58

2,24

2,88

4,37

Độ thu hồi, %

109

90

92

81

 

mẫu thêm chuẩn

b mẫu nhiễm tự nhiên

Bảng B.4 – Dữ liệu về độ chụm đối với bột ớt

Thông số

Aflatoxin B1

Aflatoxin tổng số

S lượng mẫu

1a

2a

3b

4b

5b

1a

2a

3b

4b

5b

Năm thử nghiệm liên phòng

1998

1998

Số lượng phòng thử nghiệm

16

16

Số lượng của mu (kép)

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Số lượng phòng thử nghiệm được giữ li sau khi trừ ngoại lệ

14

15

15

15

14

13

15

16

16

14

Số ngoại lệ

2

1

1

1

2

3

1

0

0

2

Số kết quả được chấp nhận

14

15

15

15

14

13

15

16

16

14

Giá trị trung bình , ng/g

0,86

3,41

0,84

1,39

3,02

1,7

7,1

0,9

2,0

4,5

Độ lệch chun lặp lại sr, ng/g

0,05

0,18

0,12

0,14

0,13

0,11

0,72

0,16

0,23

0,22

Độ lệch chun tương đối lặp lại RSDr, %

6

5

14

10

4

6

10

17

12

5

Giới hạn lặp lại r [r = 2,8 sr], ng/g

0,14

0,5

0,34

0,39

0,36

0,31

2,02

0,45

0,64

0,62

Độ lệch chuẩn tái lập sR, ng/g

0,09

0,35

0,16

0,24

0,28

0,34

1,01

0,31

0,55

0,66

Độ lệch chuẩn tương đối tái lập RSDR, %

10

10

19

17

9

20

14

34

28

15

Giới hạn tái lập R [R = 2,sR], ng/g

0,25

0,98

0,45

0,67

0,78

0,95

2,83

0,87

1,54

1,85

Độ thu hồi, %

86

85

 

71

74

mẫu thêm chuẩn

b mẫu nhiễm tự nhiên

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.

[2] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[3] TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4:1994) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[4] TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6:1994) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế.

[5] Laboratory decontamination and destruction of aflatoxins B1, B2, G1 and G2 in laboratory wastes. Castegnaro, M., Hunt D.C., Sansone E.B., Schuller P.L., Siriwardana M.G., Telling G.M., van Egmond H.P. and Walker E.A. IARC Scientific publication no. 37, International Agency for Research on Cancer (IARC), Lyon (France), 1980, 59 p.

[6] Laboratory decontamination and destruction of carcinogens in laboratory wastes: some mycotoxins. Castegnaro M., Barek J., Fremy J.M., Lafontaine M., Miraglia M., Sansone E.B. and Telling G.M. IARC publication no. 113, International Agency for Research on Cancer (IARC), Lyon (France), 1991, 63 p.

[7] Commission Directive 98/53/EC of 16 July 1998 laying down the sampling methods and the methods of analysis for the official control of the levels for certain contaminants in foodstuffs, Official Journal L 201, 17/07/1998, 93-101

[8] Stroka J, Anklam E, Joerissen U, Gilbert J (2000) lmmunoaffinity cleanup with liquid chromatography using post-column bromination for determination of aflatoxins in peanut butter, pistachio paste, fig paste, and paprika powder: collaborative study, Journal of the AOAC International 83: 320-340

 


1) Cuvet KOBRA là ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn trên thị trường. Thông tin này đưa ra tạo thun tiện cho ngưi sử dụng tiêu chun và không ấn định phải sử dụng các sản phẩm nàyCác sản phm tương tự có th được sử dụng nếu cho kết quả tương đương.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10638:2014 (EN 14123:2003) VỀ THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AFLATOXIN B1 VÀ TỔNG AFLATOXIN B1, B2, G1, G2 TRONG LẠC, QUẢ HỒ TRĂN, QUẢ VẢ VÀ BỘT ỚT – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG HIỆU NĂNG CAO CÓ TẠO DẪN XUẤT SAU CỘT VÀ LÀM SẠCH BẰNG CỘT ÁI LỰC MIỄN NHIỄM
Số, ký hiệu văn bản TCVN 10638:2014 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản