TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10736-19:2017 (ISO 16000-19:2012) VỀ KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ – PHẦN 19: CÁCH THỨC LẤY MẪU NẤM MỐC

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10736-19:2017

ISO 16000-18:2012

KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ – PHẦN 19: CÁCH THỨC LẤY MẪU NẤM MỐC

Indoor air – Part 19: Sampling strategy for moulds

 

Lời nói đầu

TCVN 10736-19:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 16000-19:2012.

TCVN 10736-19:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 146 Chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10736 (ISO 16000) Không khí trong nhà gồm các phần sau:

– TCVN 10736-1: 2015 (ISO 16000-1:2004) Phần 1: Các khía cạnh chung của kế hoạch lấy mẫu:

– TCVN 10736-2:2015 (ISO 16000-2:2004) Phần 2: Kế hoạch lấy mẫu formaldehyt;

 TCVN 10736-3:2015 (ISO 16000-3:2011) Phần 3: Xác định formaldehyt và hợp chất cacbonyl khác trong không khí trong nhà và không khí trong buồng thử- Phương pháp lấy mẫu chủ động:

– TCVN 10736-4:2015 (ISO 16000-4:2011) Phần 4: Xác định formaldehyt – Phương pháp lấy mẫu khuếch tán;

– TCVN 10736-5:2015 (ISO 16000-5:2007) Phn 5: Kế hoạch ly mẫu đối với hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC):

– TCVN 10736-6:2016 (ISO 16000-6:2011) Phần 6: Xác định hợp chất hữu cơ bay hơi trong không khí trong nhà và trong buồng th bằng cách lấy mẫu chủ động trên chất hấp phụ Tenax TA®giải hấp nhiệt và sắc ký khí sử dụng MS hoặc MS-FID;

TCVN 10736-7:2016 (ISO 16000-7:2007) Phần 7: Chiến lược lấy mẫu để xác định nồng độ sợi amiăng truyền trong không khí;

– TCVN 10736-8:2016 (ISO 16000-8:2007) Phần 8: Xác định thời gian lưu trung bình tại chỗ của không khí trong các tòa nhà đ xác định đặc tính các điều kiện thông gió;

– TCVN 10736-9:2016 (ISO 16000-9:2006) Phần 9: Xác định phát thải của hợp chất hữu  bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất – Phương pháp buồng thử phát thải;

– TCVN 10736-10:2016 (ISO 16000-10:2006) Phần 10: Xác định phát thi của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất – Phương pháp ngăn th phát thải;

– TCVN 10736-11:2016 (ISO 16000-11:2006) Phần 11: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sn phẩm xây dựng và đồ nội thất – Lấy mẫu, bảo quản mẫu và chuẩn bị mẫu thử;

– TCVN 10736-12:2016 (ISO 16000-12:2008) Phần 12: Chiến lược lấy mẫu đối với polycloro biphenyl (PCB), polycloro dibenzo-p-dioxin (PCDD), polycloro dibenzofuran (PCDF) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH);

– TCVN 10736-13:2016 (ISO 16000-13:2008) Phần 13: Xác định tổng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo-p-dioxin/polycloro dibenzofuran (PCDD/PCDF) – Thu thập mẫu trên cái lọc được hỗ trợ bằng chất hấp phụ;

 TCVN 10736-14:2016 (ISO 16000-14:2009) Phần 14: Xác định tng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo-p-dioxin/polycloro dibenzofuran (PCDD/PCDF) – Chiết, làm sạch và phân tích bằng sắc ký khí phân giải cao và khối phổ.

– TCVN 10736-15:2017 (ISO 16000-15:2008) Phần 15: Cách thức lấy mẫu nitơ dioxit (NO2).

– TCVN 10736-16:2017 (ISO 16000-16:2008) Phần 16: Phát hiện và đếm nấm mốc – Lấy mẫu bằng cách lọc.

– TCVN 10736-17:2017 (ISO 16000-17:2008) Phần 17: Phát hiện và đếm nấm mốc – Phương pháp nuôi cấy.

– TCVN 10736-18:2017 (ISO 16000-18:2011) Phần 18: Phát hiện và đếm nấm mốc – Lấy mẫu bằng phương pháp va đập.

– TCVN 10736-19:2017 (ISO 16000-19:2012) Phần 19: Cách thức lấy mẫu nấm mốc.

– TCVN 10736-20:2017 (ISO 16000-20:2014) Phần 20: Phát hiện và đếm nấm mốc – Xác định số đếm bào tử tng số.

– TCVN 10736-21:2017 (ISO 16000-21:2013) Phần 21: Phát hiện và đếm nấm mốc – Lấy mẫu từ vật liệu.

– TCVN 10736-23:2017 (ISO 16000-23:2009) Phần 23: Th tính năng để đánh giá sự giảm nồng độ formaldehyt do vật liệu xây dựng hấp thu.

– TCVN 10736-24:2017 (ISO 16000-24:2009) Phần 24: Thử tính năng để đánh giá sự giảm nồng độ hợp chất hữu cơ bay hơi (trừ fomaldehyt) do vật liệu xây dựng hấp thu.

– TCVN 10736-25:2017 (ISO 16000-25:2011) Phần 25: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bán bay hơi từ các sản phẩm xây dựng – Phương pháp buồng thử nhỏ.

– TCVN 10736-26:2017 (ISO 16000-26:2012) Phần 26: Cách thức lấy mẫu cacbon dioxit (CO2)

– TCVN 10736-27:2017 (ISO 16000-27:2014) Phần 27: Xác định bụi sợi lắng đọng trên bề mặt bằng kính hin vi điện t quét (SEM) (phương pháp trực tiếp)

 TCVN 10736-28:2017 (ISO 16000-28:2012) Phần 28: Xác định phát thải mùi từ các sản phẩm xây dựng sử dụng buồng thử.

– TCVN 10736-29:2017 (ISO 16000-29:2014) Phần 29: Phương pháp thử các thiết bị đo hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC).

– TCVN 10736-30:2017 (ISO 16000-30:2014) Phần 30: Thử nghiệm cảm quan của không khí trong nhà.

– TCVN 10736-31:2017 (ISO 16000-31:2014) Phần 31: Đo chất chống cháy và chất tạo dẻo trên nền hợp chất phospho hữu cơ-este axit phosphoric.

– TCVN 10736-32:2017 (ISO16000-32:2014) Phần 32: Khảo sát tòa nhà để xác định sự xuất hiện của các chất ô nhiễm.

– TCVN 10736-33:2017 (ISO 16000-33:2017) Phần 33: Xác định phtalat bằng sắc ký khí/khối phổ (GC/MS).

Lời giới thiệu

Bào tử nm mốc và các chất chuyển hóa có thể được hít qua không khí và là nguyên nhân của dị ứng và các phản ứng khó chịu và/hoặc các triệu chứng phức tạp cho con người. Hơn nữa, sự phát triển nấm mốc có thể liên quan đến những phiền toái về mùi. Trong các trường hợp hiếm gặp, một số loại nấm có thể gây nhiễm trùng (được gọi là màng nhy) trong các nhóm nguy cơ nhất định. [14[18][19].

Có đầy đủ các bằng chứng về dịch tễ học cho thấy rằng các tòa nhà m ướt và có nấm mốc làm tăng nguy cơ các triệu chng về hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng các triệu chứng hen suyễn của cư dân [8]. Ngoài ra, một số bằng chứng về sự gia tăng nguy cơ phát triển viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Hơn nữa, cũng có các bằng chứng y tế về các triệu chứng hiếm gặp như viêm phế quản dị ứng, viêm xoang mãn tính và viêm xoang dị ứng. Các nghiên cứu độc tố học in vivo và in vitro cho thấy kích ứng và phản ứng gây độc của vi sinh vật (kể cả bào tử, các thành phần tế bào và chất chuyển hóa) từ các tòa nhà m ướt.[8]

Sự phát triển của vi sinh vật trong các tòa nhà ẩm ướt có thể làm tăng nồng độ các bào tử, mảnh tế bào, chất gây dị ứng, mycotoxin, endotoxin, β-glucane và MVOC (hợp chất hữu cơ bay hơi vi sinh). Từ các nghiên cứu đã tiến hành cho đến nay vẫn chưa rõ ràng là hợp chất này là các tác nhân nguyên nhân có tác động đến sức khỏe. Tuy nhiên, nồng độ gia tăng của mỗi hợp chất này được xem là nguy cơ về sức khỏe [8][18] và cần phải tránh sự phát triển của nấm mốc trong các tòa nhà.

Mục đích chính của tiêu chuẩn này là để cung cấp những trợ giúp trong nhận dạng các nguồn nấm mốc trong môi trường trong nhà.

 

KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ – PHẦN 19 : CÁCH THỨC LẤY MẪU NẤM MỐC

Indoor air  Part 19: Sampling strategy for moulds

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn mô tả cách thức đo để phát hiện nấm mốc trong môi trường không khí trong nhà.

Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp lấy mẫu và phân tích thích hợp cùng với việc mô tả khả năng áp dụng và diễn giải các kết quả đo để tối đa hóa khả năng so sánh các dữ liệu đo được cho mục tiêu đo đã định. Tiêu chuẩn này không bao gồm các chi tiết hồ sơ đặc tính của tòa nhà hoặc các biện pháp thanh tra hiện trường do các chuyên gia đủ trình độ thực hiện trước khi thực hiện phép đo vi sinh bất kỳ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để mô tả chi tiết cụ thể về vật lý kiến trúc và kỹ thuật xây dựng liên quan đến việc kiểm tra hiện trường. Các phương pháp thử và các quy trình không cho phép đánh giá định lượng phơi nhiễm liên quan đến người sử dụng căn phòng.

Việc áp dụng tiêu chuẩn này bao gồm những kiến thức nêu trong TCVN 10736-1 (ISO 16000-1).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10736-16 (ISO 16000-16), Không khí trong nhà – Phần 16: Phát hiện và đếm nấm mốc – Lấy mẫu bằng cách lọc.

TCVN 1036-18 (ISO 16000-18), Không khí trong nhà – Phần 18: Phát hiện và đếm nấm mốc – Lấy mẫu bằng phương pháp va đập

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Tình trạng nấm mốc tồn tại từ trước (pre-existing mouldy condition)

Nấm mốc phát triển “cũ” đã khô, ở đó không có tăng trưởng sinh khối tiếp và nồng độ bào tử nấm mốc của không khí trong nhà giảm dần theo thời gian

3.2

Hiệu suất bo tồn sinh học (biological preservation efficiency)

Khả năng của bộ lấy mẫu duy trì sự tồn tại của các vi sinh vật trong không khí trong quá trình thu thập mẫu và giữ được tính toàn vẹn của các sản phẩm vi sinh vật.

[Nguồn: EN 13098: 2000[6]]

CHÚ THÍCH: Hiệu suất sinh học xem xét sự ức chế lấy mẫu xảy ra trong quá trình lấy mẫu và phân tích ngoài hiệu suất vật lý.

3.3

Nhận biết nấm mốc (identification of moulds)

Việc phân định nấm mốc đến các kiểu hoặc nhóm bào tử dựa vào các đặc tính xác định (ví dụ: các đặc tính hình thái, sinh hóa, sinh học phân tử)

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “sự khác biệt” thường được sử dụng thay cho việc nhận biết. Tuy nhiên thuật ngữ “sự khác biệt” được có thể gây hiểu lầm vì mục đích không phải là phân biệt các nấm mốc mà để nhận biết chúng, nghĩa là phân định chúng, ví dụ đến chi hoặc loài.

3.4

Nấm sợi (filamentous fungus)

Nấm phát triển dưới dạng các sợi tế bào.

CHÚ THÍCH 1: Các sợi dính vào nhau được gọi là hệ nấm sợi.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ “nấm sợi” phân biệt với sợi phát triển từ nấm men.

3.5

Lọc (filtration)

Việc thu lấy các hạt lơ lửng trong môi trường khí hoặc lỏng bằng cách cho đi qua vật liệu xốp.

[EN 13098:2000[6]]

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này lọc được hiểu là tách các vi sinh vật hoặc nấm mốc ra khỏi một th tích xác định của không khí bằng phương tiện lọc.

3.6

Số đếm bào tử tổng số (total spore count)

Số lượng bào tử (có thể nuôi cy được và không nuôi cấy được) thu được và đếm được bằng kính hiển vi

CHÚ THÍCH: Đối với thuật ngữ “bào tử”, xem Chú thích 2 trong 3.19.

3.7

Nấm men (yeast)

Nấm đơn bào thường không sinh ra hệ sợi nấm và tái sinh bằng chồi (nấm chồi) còn nấm mốc sinh sản bằng bào tử

3.8

Va đập (impaction)

Lấy mẫu các hạt lơ lửng trong không khí bằng va đập trên bề mặt rắn (môi trường nuôi cấy hoặc tm phủ bám dính).

CHÚ THÍCH 1: Xem TCVN 10736-18 (ISO 16000-18).

CHÚ THÍCH 2: Việc lấy mẫu được thực hiện bằng cách sử dụng bộ va đập lỗ tròn hoặc khe hở. Khi đi qua các lỗ, không khí được tăng tốc và các hạt va đập lên vật liệu lấy mẫu đặt ngay phía sau các lỗ theo kết quả quán tính của chúng, trong khi không khí đi quanh môi trường nuôi cấy và ra khỏi bộ lấy mẫu. Các mẫu va đập chỉ thích hợp cho phân tích trực tiếp mà không cần tạo huyền phù lại mẫu.

3.9

Đơn vị hình thành khuẩn lạc, cfu (colony forming unit)

<chất lượng không khí> Đơn vị biểu thị số lượng vi sinh vật có thể cấy được.

[EN 13098:2000[6]]

CHÚ THÍCH 1: Một đơn vị hình thành khuẩn lạc có thể bắt nguồn từ một vi sinh vật, từ tập hợp của nhiều vi sinh vật cũng như từ một hoặc nhiều vi sinh vật dính vào một hạt.

CHÚ THÍCH 2: số lượng khuẩn lạc có thể phụ thuộc vào các điều kiện nuôi cấy.

3.10

Kiểu hình thái khuẩn lạc (colony morphology type)

Nhóm các khuẩn lạc có biểu hiện hình thái thuộc một loài cụ thể

3.11

S đếm khuẩn lạc (colony count)

<Cht lượng không khí> số lượng tất cả các khuẩn lạc của các vi sinh vật có thể nhìn thấy trên môi trường nuôi cấy sau khi ủ dưới điều kiện nuôi cấy đã chọn.

3.12

Nấm mốc có th nuôi cấy được (culturable mould)

Nấm mốc có thể được nuôi cấy dưới điều kiện nuôi cấy được chọn

CHÚ THÍCH: Các thông số để nuôi cấy ví dụ, kiểu môi trường nuôi cấy và nhiệt độ ủ.

3.13

Nuôi cấy (cultivation)

Sự phát triển các vi sinh vật trên môi trường nuôi cy.

3.14

Mycotoxin (mycotoxin)

Các chất chuyn hóa thứ cấp của nấm mốc gây độc cho người và động vật.

3.15

Hệ sợi nấm (mycelium)

Tng các sợi nấm.

3.16

Nấm mốc không nuôi cấy được (non-culturable mould)

Nấm mốc không nuôi cấy được trong các điều kiện nuôi cấy được chọn

3.17

Hiệu suất lấy mẫu vật lý (physical sampling efficiency)

Khả năng của bộ ly mẫu thu nhận được các hạt lơ lửng có đường kính khí động học cụ thể có trong không khí

[Nguồn: EN 13098: 2000 [6], đã sửa đổi – “đường kính khí động học” thay cho “kích cỡ”].

3.18

c chế lấy mẫu (sampling stress)

Sự hư hng các vi sinh vật trong quá trình lấy mẫu (ví dụ: do tác động cơ học và ảnh hưởng hóa chất hoặc do thiếu nước)

3.19

Nấm mốc (mould)

<cht lượng không khí> Nấm sợi từ một vài nhóm phân loại Zygomycete, Ascomycete (Asmycota) và Deuteromycete (nấm bất toàn)

CHÚ THÍCH 1: Theo phân loại, nấm mốc không đại diện cho một nhóm đồng nhất.

CHÚ THÍCH 2: Nấm mốc hình thành các dạng bảo từ khác nhau phụ thuộc vào nhóm phân loại của chúng, gọi là bào tử hạt đính (hạt đính), cuống túi bào tử hoặc nang bào tử. Trong thực tế, tất cả các giai đoạn sinh trưởng được gọi là “bào tử”.

3.20

Hư hỏng do nấm mốc (mould damage)

Hư hỏng bề mặt và vật liệu cấu trúc do sự phát triển của nấm mốc

CHÚ THÍCH: Hư hỏng do nấm mốc có thể dẫn đến giảm giá trị sử dụng, rủi ro cho sức khỏe con người và hạn chế sử dụng các vị trí bị ảnh hưởng.

3.21

Khuẩn lạc thứ cấp (secondary colony)

Khuẩn lạc không có nguồn gốc từ việc ly mẫu “ban đầu” các bào tử có trong không khí, mà từ một bào t được giải phóng ra từ một khuẩn lạc phát triển trên các đĩa thạch

3.22

Ô nhiễm thứ cấp (secondary contamination)

Ô nhiễm nấm mốc bề mặt không gây ra bi sự phát triển của nấm mốc nhưng bắt nguồn từ một nguồn (ô nhiễm) chính sau khi phát tán trong không khí

3.23

Giá trị ngưỡng (cut-off value)

Cỡ hạt (đường kính khí động học) có hiệu suất lấy mẫu là 50 %.

3.24

Hiệu suất lấy mẫu tng thể (total sampling efficiency)

Tổng của hiệu suất lấy mẫu vật lý và hiệu suất bảo tồn sinh học

[EN 13098:2000[6]]

4  Thuộc tính, nguồn gốc và sự xuất hiện của nấm mốc trong môi trường trong nhà

Nấm mốc có mặt khắp nơi trên hành tinh của chúng ta. Chúng tham gia vào quá trình phân hủy các chất hữu cơ và do đó, đóng vai trò quan trọng trong chu trình của cacbon tự nhiên. Nồng độ của nấm mốc có trong không khí xung quanh phụ thuộc vào vị trí, khí hậu, thời gian trong ngày và mùa. Nồng độ nấm mốc trong không khí có thể thay đổi nhiu vì những lý do sau đây.

Nồng độ nấm mốc trong không khí môi trường cục bộ chủ yếu được xác định bằng vị trí tương đối so với các nguồn nấm mốc tương ứng, hướng gió và cường độ gió. Các bào tử nấm mốc thường giải phóng bởi các nguồn cụ thể như vật liệu mục nát. Cả quy trình tự nhiên và quy trình sản xuất, như nhà máy chế biến phân hữu cơ, tái chế, cơ sở chăn nuôi động vật, nhà máy chế biến thực phẩm ngũ cốc cũng như các cơ sở trồng trọt, có thể là nguồn phát tán nấm mốc.

Sự hình thành bào tử, nghĩa là việc sinh các bào tử nấm mốc xảy ra không liên tục. Việc này bị điều chỉnh bởi các giai đoạn vòng đời của nấm mc, các điều kiện môi trường, các yếu tố ức chế, độ m cũng như thành phần cơ chất và tính sẵn có.

Các yếu tố chi phối sự phát tán của bào tử hầu hết có đường kính khí động học khoảng từ 2 μm đến 40 μm, là các chuyển động cơ học hoặc do cảm ứng nhiệt không khí, các giai đoạn làm khô và khả năng phát tán các bào tử nấm mốc trong không khí.

Do bản chất của nấm mốc, có thể giả định rằng chúng luôn có mặt trong không khí trong nhà. Sự có mặt của nấm mốc trong không khí trong nhà có thể là do các bào tử bắt nguồn từ không khí xung quanh và mặt khác nấm mốc phát triển rất nhanh, tình trạng nấm mốc đã có sẵn hoặc chất lắng đọng nấm mốc (các bào tử lắng đọng). Do đó, để phân biệt giữa các nguồn, cần thực hiện các phép đo không khí xung quanh đ tham khảo khi thực hiện các phép đo nấm mốc trong không khí trong nhà[14][15]. Ngoài ra, có thể tham khảo bộ sưu tập mẫu kiểm soát từ một phòng đối chứng thích hợp.

Các khả năng phát sinh nấm mốc trong nhà là bề mặt ẩm trên vật liệu xây dựng hoặc m trong cấu trúc xây dựng, nhưng cũng bao gồm thực phẩm bị thối rữa, cây trồng trong chậu, nơi thu nhận chất thải sinh học, nguồn thải, bụi lắng đọng do làm vệ sinh không sạch, cũng như nơi nuôi giữ động vật trong khu dân cư. Hư hỏng do ẩm có thể do lỗi trong xây dựng, thông gió và sưởi m không đầy đ hoặc bố trí đồ đạc không thích hợp cũng như hư hng đường ống nước (ví dụ: rò r đường ống dẫn nước hoặc các vụ lũ lụt). Mức độ nấm mốc phát triển mạnh trong môi trường trong nhà và sự xuất hiện các loài nấm mốc cụ thể (xem Phụ lục A) là dấu hiệu của ẩm quá mức. Khi môi trường khu dân cư hoặc cơ sở làm việc bị nhiễm nấm mốc, thì nguồn nấm mốc phải được xác định và lập kế hoạch các biện pháp khắc phục.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến cường độ phát triển của nấm mốc và sự phát triển của các loài nấm mốc là độ ẩm, nhiệt độ, nguồn dinh dưỡng và độ pH. Nếu các điều kiện môi trường thuận lợi, có rất nhiều loại nấm mốc có thể phát triển. Khi điều kiện môi trường kém thuận lợi, các loài thích nghi nhất với các điều kiện đó sẽ chiếm ưu thế.

Các nguồn nấm mốc có thể giải phóng các bào tử, các mảnh sợi nấm, mà còn cả các thành phần tế bào và các sản phẩm chuyển hóa như các β-glucan (các polysaccharid chứa trong vách tế bào của nấm), ergosterol (hợp chất steroid cha trong màng tế bào của nấm), các độc tố và các MVOC (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như các aldehyd, rượu, este, keton). Khi được nuôi cấy, các khuẩn lạc có thể phát triển không chỉ từ các bào tử, mà còn từ các mảnh sợi nấm.

Số lượng và sự phát tán các bào tử được giải phóng trong không khí thay đổi theo các kiểu hư hại do nấm mốc. Để đánh giá các nguồn nm mốc trong nhà, điều quan trọng là phân biệt các loài nấm mốc riêng rẽ theo kiểu phát tán bào tử của chúng. Kinh nghiệm cho thấy rằng, ngay cả vật liệu bị nhiễm nấm mốc ít cũng có thể dẫn đến mức nấm mốc cao trong không khí trong nhà nếu các loài đó có các bào tử khô có khả năng phát tán tốt trong không khí (ví dụ: Penicillium và Aspergillus). Ngược lại, nồng độ bào tử trong không khí thấp hơn nhiều khi vật liệu bị nhiễm, ví dụ: nấm mốc của các chi Acremonium, Fusarium hoặc các loài Stachybotrys chartarum có bào tử tương đối lớn ăn sâu vào các chất dính, do đó có khả năng phát tán kém trong không khí.

Ngoài ra, cần tính đến rằng các bào tử nấm mốc không nhất thiết là các bào tử riêng rẽ trong không khí hoặc bụi lắng, mà còn xuất hiện ở dạng liên kết bào tử hoặc các hạt. Tùy thuộc vào phương pháp phân tích, chúng được xác định riêng rẽ hoặc như bào tử liên kết. Vật liệu, không khí trong nhà và bụi trong nhà chứa không chỉ các bào tử nấm mốc có thể nuôi cấy được mà còn các bào t không nuôi cấy được, một số trong đó có thể gây dị ứng và gây độc như các bào tử có thể nuối cấy được. Vì lý do này, các kỹ thuật đã được phát triển cho phép xác định bằng kính hiển vi để xác định cả nấm mốc có thể nuôi cấy được và nm mốc không nuôi cấy được.

Việc phát hiện và nhận dạng nấm mốc được thực hiện sau khi nuôi cấy dựa trên các tiêu chí về hình thái, các phản ứng sinh hóa và/hoặc kỹ thuật phân tử hoặc bằng cách soi trực tiếp. Việc nhận dạng dựa trên cu trúc hình thái (kiểm tra vĩ mô, kính hiển vi soi nổi và dùng kính hiển vi) hoặc sau khi nuôi cấy hoặc soi kính hin vi trực tiếp vẫn là phương pháp phổ biến nhất để phát hiện nấm mốc.

Bên cạnh đó, có những phương pháp phân tích khác dựa trên việc xác định các thành phần tế bào và các chất chuyển hóa của nấm mốc như β-glucan, ergosterol, các độc tố và các MVOC[7]. Tuy nhiên việc xác định các hợp chất này chỉ cung cấp thông tin bổ sung.

Các phương pháp lấy mẫu để phát hiện các nấm mốc được xác định bi mục tiêu của việc điều tra. Tùy thuộc vào phương pháp lấy mẫu, nấm mốc phải chịu ức chế lấy mẫu trong quá trình thu thập và chuẩn bị mẫu mà có thể dẫn đến bị khô hoặc bị chết. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nuôi cấy của các bào tử nấm mốc là trạng thái sinh lý cũng như môi trường nuôi cấy của chúng. Một số loài nấm mốc có thể không nuôi cấy được ngay cả trong điều kiện của phòng thí nghiệm.

CHÚ THÍCH: Các chi Stachybotrys và Chaetomium rất khó mọc và ngay c trên thạch DG18 sinh bào tử rất kém. Do đó không khuyến cáo sử dụng các môi trường nuôi cấy này để phân tích các chi [xem TCVN 10736-17 (ISO 16000-17).

Xem các Tài liệu tham khảo [8] đến [10], [12] và [14] đến [18].

5  Các phương pháp lấy mẫu và phát hiện

Tùy thuộc vào mục đích của việc điều tra, các vật liệu [xem TCVN 10736-21 (ISO 16000-21)], để chuẩn bị), không khí [xem TCVN 10736-16 (ISO 16000-16) và TCVN 10736-18 (ISO 16000-18)] và bụi trong nhà có thể được lấy mẫu và phân tích các loại nấm mốc có thể nuôi cấy được [xem TCVN 10736-17 (ISO 16000-17)]. Nấm mốc cũng có thể được định lượng và  một mức độ nào đó, có thể phân biệt được mà không cần nuôi cấy trước. Với mục đích này, các bào tử nấm mốc trong không khí được thu thập trên những cái lọc hoặc trực tiếp trên phiến kính hiển vi đã phủ chất dính kết, sau đó được nhuộm và soi trực tiếp trên kính hiển vi.

Phụ lục B đưa ra cái nhìn tổng quan về các thiết bị phổ biến nhất đối với phép đo tổng số bào tử cũng như các thiết bị lấy mẫu lọc và va đập và các phương pháp phân tích tương ứng.

6  Cách thức đo

6.1  Các khía cạnh chung

Hiện không có quy trình chuẩn để đo và đánh giá hư hại do nấm mốc. Loại phép đo và số lượng phép đo cũng như các phương pháp phân tích sử dụng được xác định bằng kết hợp các tình huống nghiên cứu và các mục tiêu nghiên cứu. Kiểm tra thực tế bằng trực quan tiền trạm bởi các chuyên gia kỹ thuật có trình độ trước khi lấy mẫu là điều kiện tiên quyết để phát hiện và đánh giá các nguồn nấm mốc trong môi trường trong nhà. Ngoài kiến thức tốt về kỹ thuật xây dựng và vật lý kiến trúc, thì các chuyên gia thực hiện kiểm tra phải có kiến thức cơ bản về vệ sinh và vi sinh vật không khí trong nhà.

Các nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu định vị các nguồn nấm mốc trong môi trường trong nhà. Để hỗ trợ các phát hiện từ những quan sát trực quan và khẳng định nấm mốc bị nghi ngờ, các chuyên gia có thể đưa ra các phương pháp lấy mẫu và phân tích khác nhau. Việc này bao gồm các phương pháp xác định nồng độ nấm mốc trong hoặc trên các vật liệu, các quy trình đo nồng độ nấm mốc trong không khí trong nhà cũng như các quy trình xác định nồng độ nấm mốc trong bụi trong nhà. Một ví dụ về báo cáo lấy mẫu kèm theo trong Phụ lục C.

Những trường hợp điều tra nghiên cứu vi sinh của môi trường trong nhà có thể bao gồm như sau (xem Bảng 1):

– Hư hại do nấm mốc có thể nhìn thấy được;

– Vật liệu ẩm ướt không có sự phát triển của nấm mốc có thể nhìn thấy được;

– Các bất thường về kết cu xây dựng hoặc phi kết cấu xây dựng không có sự phát triển nấm mốc có thể nhìn thy được;

– Các vấn đề sức khỏe không có sự phát triển của nấm mốc có thể nhìn thấy được;

– Các vấn đề mùi không có sự phát triển của nấm mốc có thể nhìn thấy được;

– Các phép đo kiểm tra xác nhận trong và sau khi xử lý.

Trong trường hợp đã biết được nguồn hư hại do nấm mốc nhìn thấy được, thì việc xử lý và loại bỏ các nguyên nhân cơ bản cần được ưu tiên giải quyết. Trong nhiều trường hợp, các điều tra vi sinh là không cần thiết.

Nếu hư hại do nấm mốc còn bị nghi ngờ, không có các nguồn có thể nhìn thấy được, thì môi trường trong nhà có thể được kiểm tra về sự có mặt nấm mốc với nồng độ cao. Tùy thuộc vào các trường hợp điều tra cụ thể, có thể lấy mẫu và phân tích như sau:

a) Vật liệu và bề mặt của chúng (xem 6.1.1);

b) Không khí trong nhà so với không khí xung quanh (xem 6.1.2);

c) Bụi trong nhà (xem 6.1.3).

Các kết quả đo được mô tả trong các phần sau đây chỉ cung cấp chỉ thị về giai đoạn hư hại. Việc đánh giá giai đoạn phát triển thực tế của nấm mốc là không khả thi vì trạng thái của nấm mốc phát triển có thể thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian rất ngắn.

Việc kiểm tra các hệ thống HVAC về thiếu vệ sinh không phải là chủ đề của tiêu chuẩn này.

Trong lập kế hoạch và thực hiện các phép đo, các điều kiện hiện trường cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng tác động lớn đến kết quả điều tra phải được xem xét đến và được lập thành văn bản.

6.1.1  Phân tích bề mặt hoặc vật liệu

Để chọn phương pháp lấy mẫu và xác định vị trí lấy mẫu thích hợp, cần làm rõ các câu hỏi sau đây.

– Có nấm mốc hoặc ô nhiễm thứ cấp dự kiến trên bề mặt hoặc vật liệu?

– Có khun lạc trên bề mặt hoặc khuẩn lạc trong các lớp sâu hơn dự kiến?

– Các nấm mốc dự kiến hoặc trong nghiên cứu có thể nuôi cấy được?

– Có sẵn các tiêu chí để đánh giá về kết quả phân tích?

Các tiêu chí để phân biệt giữa sự phát triển của nấm mốc hoạt động và nấm mốc lắng đọng trên bề mặt vật liệu hoặc trong những hốc bắt nguồn từ các trầm tích tự nhiên là nồng độ nấm mốc và bằng chứng về cấu trúc nấm mốc, ví dụ sợi nấm hoặc chất mang bào tử trong vật liệu hoặc trên bề mặt vật liệu. Nồng độ mốc trong hoặc trên bề mặt vật liệu khác nhau với kiểu loại vật liệu, đặc biệt là mật độ của vật liệu, và các loài nấm mốc. Các loài nấm mốc khác nhau phát triển trên hoặc trong vật liệu phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ và nguồn dinh dưỡng. Sự nhiễm nấm mốc bề mặt nghi ngờ có thể được khẳng định bằng cách lấy mẫu bề mặt sử dụng phương pháp băng dính và đĩa tiếp xúc trực tiếp. Phương pháp đĩa tiếp xúc trực tiếp giả định rằng các nấm mốc đều có thể nuôi cấy được. Nếu bề mặt đã được kh trùng hoặc nếu nghi ngờ nhiễm Stachybotrys chartarum, thì không sử dụng được phương pháp đĩa tiếp xúc trực tiếp. Trong trường hợp này, cần lấy mẫu băng dính các bề mặt được kiểm tra kính hiển vi trực tiếp.

Kỹ thuật lấy mẫu bề mặt (các phương pháp tiếp xúc trực tiếp và băng dính) bị hạn chế đối với vật liệu có bề mặt gồ ghề (ví dụ: vật liệu cách nhiệt). Thông thường, mẫu được tạo huyền phù trong dung dịch đệm sau đó xác định nồng độ nấm mốc bằng nuôi cấy hoặc soi kính hiển vi trực tiếp.

Trường hợp không có mức ngưỡng thực nghiệm để phân loại vật liệu là “ô nhiễm” hoặc “không bị ô nhiễm”, thì vật liệu không có nấm mốc phát triển mà có thể nhìn thấy được được làm mẫu đối chứng đ so sánh.

6.1.2  Phân tích không khí trong nhà

Mục tiêu của việc lấy mẫu và phân tích không khí trong nhà là để xác định nồng độ nấm mốc trong mẫu không khí đại diện để đánh giá khả năng của các nguồn nấm mốc trong môi trường trong nhà. Tùy thuộc vào mục tiêu điều tra, việc này đòi hỏi nhận dạng nhiều hoặc ít về các nấm mốc (xem 6.2). Khi phân tích các mẫu không khí, đặc biệt chú ý về sự khác biệt trong phổ loài có mặt trong không khí trong nhà so với không khí xung quanh. Ngoài ra, cần xem xét đến sự có mặt các loài chỉ thị về độ ẩm (xem Bng A.1).  nồng độ bào tử nấm mốc cao trong môi trường không khí xung quanh do các điều kiện thời tiết cụ thể, thì nồng độ các loài nấm mốc có trong không khí xung quanh có thể cao hơn nhiều so với nồng độ của các loài chỉ thị m cần quan tâm. Nếu nồng độ các loài điển hình có trong không khí xung quanh vượt nồng độ các loài chỉ thị ẩm cụ thể của không khí trong nhà trên 10 lần, thì việc lấy mẫu không khí trong nhà không cho phép kết luận là có mặt nguồn nấm mốc tiềm năng vì các chỉ thị độ ẩm có thể bị mọc quá dày nấm từ không khí xung quanh.

Đ tránh bị nhiễu, các phòng dự kiến có nồng độ nấm mốc trong không khí thấp nhất sẽ được lấy mẫu trước tiên.

Các phương pháp lấy mẫu theo TCVN 10736-16 (ISO 16000-16) (lọc) và TCVN 10736-18 (ISO 16000-18) (va đập) được dựa trên các nguyên tắc đo khác nhau và không tạo ra kết quả tương tự cho tất cả các phép đo. Đ chọn quy trình lấy mẫu và xác định số lượng yêu cầu về vị trí lấy mẫu và thời gian lấy mẫu, phải thiết lập các thông số ảnh hưởng và các điều kiện môi trường trong tình hình cụ thể trước khi kiểm tra hiện trường.

Với mục đích này, cần làm rõ các câu hỏi dưới đây:

– Dự kiến nồng độ nấm mốc n định trong phòng hay không?

– Các chuyển động không khí có phản ánh hoạt động bình thường trong phòng hay không?

– Các biến động lớn về nồng độ nấm mốc dự kiến là kết quả của những ảnh hưởng ngắn hạn (ví dụ các ảnh hưởng, sử dụng đối lưu hoặc dòng không khí xuôi chiều)?

Khi dự đoán không có các chuyển động của không khí liên quan đến việc sử dụng chính và thường không có các ảnh hưởng làm dao động mức nấm mốc trong không khí trong các phòng được đánh giá (ví dụ: phòng ), thì phương pháp lấy mẫu ngắn hạn (thời gian lấy mẫu 1 min đến 10 min) cũng như lấy mẫu dài hạn (lấy mẫu thời gian > 30 min) đều thích hợp. Trong thực tế, việc lấy mẫu bằng va đập là quy trình tốt nhất để lấy mẫu ngắn hạn. Phương pháp ly mẫu này đòi hỏi phải ước tính trước nồng độ nấm mốc dự kiến. Các thể tích khác nhau của không khí được lấy mẫu tại mỗi vị trí cần bao trùm dải nồng độ rộng hơn. Điều này được thực hiện bằng cách thu thập các mẫu va đập qua các khoảng thời gian lấy mẫu khác nhau. Việc phát hiện các loại nấm mốc trong nhà giả định rằng các hạt có đường kính lớn hơn 2 μm có thể thu thập được trên môi trường nuôi cấy hoặc băng dính (để xác định tổng số bào tử). Điều này giả định rằng các bộ va đập được thiết kế cho ngưỡng d50 < 2 μm (xem Bảng B.2). Tất cả các phép đo ngắn hạn cần được tiến hành trong khoảng thời gian tối thiểu 1 min. Thể tích mẫu không được nh hơn 50 l. Trong các phòng trống, có thể thực hiện các phép đo trong thời gian ngắn mà không mô phỏng sự chiếm chỗ, vì kinh nghiệm cho thấy rằng đặc biệt là việc lắp đặt các thiết bị lấy mẫu cũng như vận hành của thiết bị thường dẫn đến sự chuyển động không khí tại vị trí lấy mẫu tương đương với những chuyển động trong điều kiện sử dụng bình thường.

Trong các phòng có bụi tích lũy đã lâu thì việc lấy mẫu có thể gây xáo trộn không chủ định của bụi đã lắng đọng mà có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.

Nếu thiết bị lấy mẫu tạo ra dòng không khí chính thoát ra dẫn đến xáo trộn bụi lắng, thì dòng không khí thoát ra cần được quản lý để không ảnh hưởng đến phòng đang được kiểm tra và/hoặc chú ý để không hướng vào các nguồn nấm mốc tiềm năng, ví dụ: sàn nhà hoặc các vật liệu bám bụi hoặc bị mốc.

Các phương pháp lọc là lựa chọn áp dụng duy nht cho các phép đo dài hạn. Lấy mẫu bằng lọc là phương pháp được chọn khi thực hiện lấy mẫu trong trong các phòng có hoạt động bình thường và khi có sự chuyển động không khí lớn và dự kiến có dao động nồng độ nấm mốc. Lấy mẫu bằng lọc cũng là phương pháp tốt để lấy mẫu nuôi cấy khi dự kiến nồng độ nấm mốc trong không khí vượt quá 2 000 cfu/m3. Tại các khoảng thời gian lấy mẫu 1 h và lâu hơn trong các phòng trống, trong khoảng thời gian lấy mẫu cần có mô phỏng về việc chiếm chỗ trong phòng. Mô phỏng chiếm chỗ cần phản ánh sự chiếm chỗ thông thường của căn phòng.

Bất kể phương pháp lấy mẫu, các cửa sổ và cửa ra vào của phòng phải được đóng khoảng 8 h trước khi bắt đầu lấy mẫu và đóng kín trong quá trình lấy mẫu. Các mẫu tốt nhất là được lấy tại giữa phòng với khoảng cách tối thiu 1 m cách tường xung quanh và ở độ cao khoảng 0,75 m đến 1,5 m. Trong mọi trường hợp, mẫu không khí xung quanh phải được thu thập đ đối chứng. Ngoài ra, bộ sưu tập mẫu không khí trong phòng đối chứng thích hợp có thể có ích. Các mẫu không khí trong nhà và môi trường xung quanh phải được thu thập trong cùng ngày với khoảng thời gian ngắn có thể giữa các lần lấy mẫu.

CHÚ THÍCH: Trong các tòa nhà có điều hòa không khí, thời gian đóng cửa sổ trước khi ly mẫu có thể ngắn hơn (2 h) có thể là đủ. Việc đo nấm mốc trong không khí xung quanh có thể không cần thiết trong các tòa nhà có lọc không khí đầu vào và không có cửa sổ có thể m được.

Các điều kiện cụ thể tại địa điểm lấy mẫu và điều kiện khí hậu trong khi lấy mẫu được ghi lại trong báo cáo lấy mẫu (xem Phụ lục C).

6.1.3  Phân tích bụi trong nhà

Các phép phân tích bụi trong nhà thường chỉ được thực hiện để bổ sung các kết quả thu được từ các phép đo không khí trong nhà. Vì hiện chưa có quy trình thích hợp cho việc xác định nấm mốc không nuôi cấy được trong bụi trong nhà, nên việc phân tích bị giới hạn đối với việc phát hiện các nấm mốc có thể nuôi cấy được. Các phép phân tích bụi trong nhà là một công cụ hữu ích để kiểm tra kết quả của các phép đo không khí trong nhà về độ tin cậy. Trước khi bắt đầu lấy mẫu, cần phải làm rõ liệu các vị trí lấy mẫu thích hợp có đủ số lượng bụi lắng hay không.

Dữ liệu tham chiếu được sử dụng cho việc đánh giá các kết quả phân tích phải thu được từ cùng một phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và phân tích. Kết quả rất khác nhau nếu tổng lượng bụi trong nhà hoặc bụi mịn của một phần kích thước nhất định được sử dụng.

6.2  Chọn quy trình thích hợp

6.2.1  Kiểm tra hiện trường

Bước đầu tiên của việc đánh giá nấm mốc trong môi trường trong nhà là kiểm tra thực tế để đánh giá sơ bộ. Lúc này có được thông tin chi tiết về tình trạng của tòa nhà, đồ đạc trong phòng, v.v…

Bảng 1 – Các khuyến nghị để đưa ra quyết định lấy mẫu sau khi kiểm tra thực tế

Nhận biết và mục tiêu

Thứ cần được kiểm tra

Quy trình tiếp theo

Vật liệu

Không khí trong nhà

Bụi trong nhà

1

Hư hại do nấm mốc có thể nhìn thy được

Aa

Bb

Bb

Nhận dạng và nếu có thể, loại trừ nguồn ẩm

2.1

Nghi ngờ hư hại do nấm mc

Vật liệu ẩm ướt

A

B

B

Nhận dạng và nếu có thể, loại trừ nguồn m

2.2

Kết cấu bt thường-phi kết cấu

A

B

Kiểm tra những bất thường, xác định nguồn xử lý nếu có thể

2.3

Các vấn đề về sức khỏe

A

B

Nhận dạng và nguồn xử lý

2.4

Các vấn đề về mùi

A

B

Nhận dạng nguồn gốc của mùi

3

Kiểm tra việc xử lý

A

A

B

 Kiểm tra thích hợp để trả lời các câu hỏi được quan tâm

 Kiểm tra bổ sung để tr lời các câu hi được quan tâm (tùy ý)

 lấy mẫu vật liệu có thể cần để trả lời câu hỏi cụ thể liên quan đến hư hại do nấm mốc (xem 6.2.2.1)

 nếu cần phân tích sự phát tán của ô nhiễm.

Cấu trúc của tòa nhà, đặc biệt là các bề mặt của các thành phần xây dựng quan trọng được kiểm tra bằng trực quan trong khi thanh tra. Ngoài ra, thông tin về các nguyên nhân tiềm năng của nấm mốc phát triển cần được thu thập. Với mục đích này, các thông số vật lý có liên quan như nhiệt độ và độ m trong phòng và trên vật liệu (ví dụ: ngưng tụ) được ghi lại. Nếu những phát hiện này chưa cung cấp hình ảnh rõ ràng, thì cần điều tra tiếp xây dựng phí kết cấu (ví dụ: đo độ ẩm, phép nhiệt ký, phép thử Blower-Door). Mô tả chi tiết về các quy trình được sử dụng trong kiểm tra không bao gồm trong tiêu chuẩn này.

Các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao thường nhận biết sự phát triển nấm mốc có thể nhìn thấy mà không cn bất kỳ phương pháp lấy mẫu và phân tích chi tiết. Nếu cần lấy mẫu, có thể sử dụng thông tin về địa điểm lấy mẫu trong báo cáo lấy mẫu tại Phụ lục CBng 1 liệt kê các tùy chọn đối với phép phân tích thêm tùy thuộc vào kết quả kiểm tra hiện trường. Các quy trình cụ thể được mô tả chi tiết trong 6.2.2 đến 6.2.6.

Khi thực hiện lấy mẫu không khí và bụi nhà sau khi kiểm tra thực tế, cần tính đến rằng mọi kiểm tra về xâm nhập vào trong cấu trúc xây dựng thực hiện trong thời gian kiểm tra thực tế có thể đã giải phóng tiếp nấm mốc vào không khí trong nhà mà không phải là do sự có mặt của nấm mốc phát triển.

6.2.2  Điều tra nhanh bằng các câu hi liên quan đến hư hại do nấm mốc có thể nhìn thấy được

6.2.2.1  Khía cạnh chung

Đối với hư hại do nấm mốc có thể nhìn thấy được, các vật liệu có thể được điều tra để trả lời các câu hỏi sau đây:

– Khẳng định sự nhiễm hoặc sự phát triển của nấm mốc (xem 6.2.2.2);

– Thiết lập các mức độ hư hại và ô nhiễm thứ cấp tiềm năng (xem 6.2.2.3);

– Đánh giá ô nhiễm (xem 6.2.2.4);

– Thiết lập các điều kiện tiên quyết cho việc giám sát xử lý (xem 6.2.2.5);

– Điều tra nhanh các yêu cầu của bác sĩ do các vấn đề sức khỏe (xem 6.2.2.6).

Đối với mục tiêu điều tra đặc biệt (ví dụ: thiết lập sự phát tán ô nhiễm nấm mốc bắt nguồn từ nguồn chính), lấy mẫu bụi trong nhà và không khí trong nhà có thể cung cấp thông tin bổ sung hữu ích.

Ngoài ra, không thể loại trừ rằng có nguồn tiềm ẩn ngoài những nguồn có thể nhìn thấy được (xem 6.2.2.2 đến 6.2.2.6). Cần tính đến các nguồn nấm mốc tiềm ẩn liên quan đến thiết kế (rèm che, hốc tường) trong quy trình xem xét thêm.

Các mục tiêu điều tra khuyến cáo để kiểm tra tiếp được đưa ra dưới đây cùng với quy trình và các phương pháp đo thích hợp khuyến nghị.

6.2.2.2  Khẳng định ô nhiễm hoặc phát triển nấm mốc

Các câu hỏi là liệu mất màu hoặc các vùng rộng bay màu đến đâu đã quan sát được trong quá trình kiểm tra trực quan là do nấm mốc phát triển hoặc do các nguyên nhân khác (các hạt lắng, bị đen, bạc màu muối) có thể được trả lời bằng cách kiểm tra dùng kính hiển vi (mẫu băng dính hoặc soi kính hiển vi trực tiếp).

Với các phương pháp này cũng có thể thực hiện được cho dù có nấm phát triển trên vật liệu, nghĩa là có sợi nấm và các cấu trúc bào tử hoặc dù chỉ có các bào tử đã lắng đọng trên vật liệu. Các mẫu đĩa tiếp xúc trực tiếp/dùng gạc không thích hợp cho mục đích này, vì trong nhiều trường hợp chúng không cho phép phân biệt đủ giữa nấm mốc phát triển và bụi lắng đọng với các bào t lắng đọng. Ngoài ra, phương pháp đĩa tiếp xúc/dùng gạc chỉ phát hiện được các nấm mốc có thể nuôi cấy được. Nếu vị trí điều tra đã được xử lý bng thuốc diệt nấm, thì có thể dẫn đến kết quả âm tính giả.

6.2.2.3  Thiết lập mức độ hư hại và ô nhiễm thứ cấp tiềm n

Để đánh giá các hư hại do nấm mốc cũng như lập kế hoạch khắc phục, thì mức độ hư hại c hai bề mặt và hư hỏng bên trong phải được xác định. Để đánh giá hư hại, khuẩn lạc nấm mốc bề mặt có ý nghĩa khác hơn so với nấm mốc phát triển xâm nhập sâu vào trong vữa hoặc các vật liệu khác.

Để đánh giá mức độ nấm mốc mọc sâu trong vật liệu, kiểm tra các mẫu lõi hoặc mẫu thu được theo từng lớp.

Mức độ tăng trưởng nấm mốc bề mặt được xác định bằng cách thu thập các mẫu  những khoảng cách khác nhau từ trung tâm bị hư hại. Các phương pháp khuyến nghị cho mục đích này là kỹ thuật tạo huyền phù nếu vật liệu là phù hợp, kiểm tra bằng kính hiển vi (mẫu băng dính hoặc soi kính hiển vi). Soi kính hiển vi cung cấp thông tin về hư hại gồm nấm mốc mới, nấm mốc hoạt động hoặc đã khô, tình trạng nấm mốc đã có từ trước.

Nếu các phòng khác đang được kiểm tra về ô nhiễm ngoài các khu vực hư hại do nấm mốc có thể nhìn thấy, thì lấy mẫu không khí [xem TCVN 10736-16 (ISO 16000-16) và TCVN 10736-18 (ISO 16000-18)] và ngoài ra, lấy mẫu bụi trong nhà là những phương pháp thích hợp. Ô nhiễm thứ cấp của các đối tượng (đồ gỗ, dệt may, hàng may mặc) có thể được phát hiện bằng cách lấy mẫu đĩa tiếp xúc trực tiếp/dùng gạc.

Nếu nghi ngờ có nấm mốc phát triển n ngoài những hư hại do nấm mc có thể nhìn thấy, thì chấp nhận các quy trình nêu trong 6.2.3 đến 6.2.6.

6.2.2.4  Đánh giá ô nhiễm

Ngoài các mức độ hư hại, sự phân biệt giữa nấm mốc phát triển mới với tình trạng mốc tồn tại trước đó là một yếu tố quan trọng để đánh giá hư hại. Với nấm mốc phát triển mới, có khả năng là nồng độ cao các bào tử giải phóng vào không khí trong nhà và thành phần của các loài nấm mốc có thể thay đổi tương đối nhanh. Ngược lại, nấm mốc đã phát triển từ trước có thể đã đạt đến một trạng thái mà  đó phần lớn bào tử không còn phát tán thêm.

Đánh giá bằng kính hiển vi các mẫu băng dính thường cung cấp chỉ thị về sự phát triển nấm mốc mới hoặc đã khô và đã có trước đó. Trong sự có mặt của nấm mốc phát triển từ trước, cấu trúc sợi nm thường không còn nguyên vẹn hoặc chỉ còn các mảnh vỡ có thể được phát hiện do hoạt động của mạt.

Các mẫu đĩa tiếp xúc trực tiếp/dùng gạc chỉ thích hợp để đánh giá tình trạng nấm mốc liên quan đến nấm mốc mới phát triển đang hoạt động hoặc nấm mốc tồn tại trước đó không hoạt động hoặc ch ô nhiễm thứ cấp. Nếu nồng độ của các nấm mốc có thể nuôi cấy có mâu thuẫn nhiều với các bào tử được xác định bằng kính hiển vi hoặc kiểm tra bằng trực quan, thì có thể giả định rằng các nấm mốc không còn hoạt động. Tuy nhiên, điều này giả định là chưa thực hiện khử trùng bằng thuốc diệt nấm.

Ngoài việc kiểm tra thực tế sự phát triển của nấm mốc, các phép đo độ ẩm bên trong/trên vật liệu luôn được thực hiện để đánh giá liệu sự phát tán nấm mốc dự kiến có phải do độ ẩm tăng lên hay không.

Những việc kiểm tra nêu trên chỉ cung cấp thông tin về tình trạng hư hại. Việc xác định nấm mốc đã lâu hay chưa là không khả thi vì trạng thái phát triển của nấm mốc có thể thay đổi rất nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn.

6.2.2.5  Điều kiện tiên quyết để giám sát xử lý

Ngay cả khi nếu hư hại do nấm mốc được giới hạn và các mối nguy có thể dự đoán mà không cần kiểm tra tiếp, thì việc phân biệt các loài để có được dữ liệu về các loài nấm mốc có mặt trong hư hại có thể hữu ích cho việc giám sát xử lý tiếp theo.

Sự phát triển nấm mốc trên bề mặt có thể được kiểm tra bằng cách thu thập các mẫu băng dính và các mẫu đĩa tiếp xúc trực tiếp/dùng gạc, còn sử dụng các mẫu tạo huyền phù nếu nấm mốc đã thâm nhập vào bên trong vật liệu. Việc lấy mẫu không khí thường không yêu cầu như một điều kiện tiên quyết đối với việc giám sát xử lý.

6.2.2.6  Điều tra nhanh ý kiến của bác sĩ đến các vấn đề sức khỏe

Nếu theo quan điểm tế có mối quan hệ chặt chẽ giữa các vn đề sức khỏe và hư hại do nấm mốc, thì cần thực hiện khảo sát toàn diện các loài nấm mốc.

Sự phát triển của nấm mốc hoặc vật liệu cần được kiểm tra bằng các mẫu đĩa tiếp xúc trực tiếp/dùng gạc hoặc phương pháp tạo huyền phù bổ sung bằng mẫu băng dính.

Nếu nghi ngờ có nấm mốc tiềm ẩn, cần thực hiện bổ sung các quy trình trong 6.2.5.

6.2.3  Điều tra nhanh hư hại nghi ngờ do nấm mốc – ẩm

6.2.3.1  Khía cạnh chung

Vật liệu ẩm ướt là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của nấm mốc và có thể không phải khi nào cũng có thể nhận biết được bằng mắt thường. Vật liệu ẩm ướt là do lũ lụt, sai sót trong xây dựng, ẩm ướt do các nhà mới xây hoặc thói quen của cư dân có vấn đề.

Trong việc chọn cách thức lấy mẫu và phân tích nấm mốc, cần chú ý đến những khía cạnh sau đây:

– Nguyên nhân gây ra hư hại;

– Thời gian hư hại;

– Loại vật liệu ẩm ướt;

– Loại ẩm ướt: ẩm ướt bề mặt hoặc thâm nhập ẩm ướt bên trong;

– Trong trường hợp hư hại do nước: nước có chất lượng vệ sinh tốt (ví dụ: nước uống) hoặc nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ: nước thải).

Các mục tiêu của việc điều tra nhanh sự có mặt của vật liệu ẩm ướt có thể bao gồm:

a) Khẳng định ô nhiễm nấm mốc nghi ngờ (xem 6.2.3.2);

b) Xác định mức độ hư hại (xem 6.2.3.3);

c) Đánh giá ô nhiễm (xem 6.2.3.4);

d) Điều kiện tiên quyết cho việc giám sát xử lý (xem 6.2.3.4);

e) Điều tra nhanh quan điểm của bác sĩ đến các vấn đề sức khỏe (xem 6.2.3.4).

6.2.3.2  Khẳng định việc ô nhiễm nấm mốc nghi ngờ

Để khẳng định vật liệu ẩm ướt là nguyên nhân cơ bản của hư hại do nấm mốc, vật liệu bị ảnh hưởng được kiểm tra bằng các mẫu đĩa tiếp xúc trực tiếp/dùng gạc, nếu nghi ngờ phát triển nấm mốc bề mặt. Đối với vật liệu cho thấy không có nấm mốc phát triển có thể nhìn thấy, thì việc kiểm tra bằng kính hiển vi thường không hiệu quả do nồng độ thấp của các bào tử nấm mốc. Trong giải thích các kết quả phân tích các mẫu đĩa tiếp xúc trực tiếp/dùng gạc, phải lưu ý rằng các bề mặt vật liệu thường bị nhiễm các bào t nấm mốc bắt nguồn từ bụi lắng đọng. Thành phần của các loài nấm mốc đã xác định cho phép phân biệt giữa ô nhiễm thông thường và nhiễm và/hoặc xâm lấn nấm mốc. Nếu cần, các bề mặt vật liệu khác không bị ảnh hưởng độ ẩm trong phòng cùng được kiểm tra để tham khảo. Nếu nguồn m là nguyên nhân gây ra mốc phát triển bên trong, thì cần kiểm tra số lượng lớn vật liệu bằng phương pháp tạo huyền phù. Nếu hư hại do nấm mốc bắt nguồn từ nước bị ô nhiễm vi sinh vật, thì mẫu cũng phải được phân tích về vi khuẩn (các chỉ thị phân trong trường hợp nước thải). Nếu vật liệu ẩm ướt khó tiếp cận, ví dụ: trần phía sau hoặc trong công trình xây dựng dầm cột, thì nghiên cứu sàng lọc bằng cách sử dụng phương pháp va đập (xem TCVN 10736-18 (ISO 16000-18) hoặc phương pháp lọc (xem TCVN 10736-16 (ISO 16000-16) và nên xác định tổng số bào tử để khẳng định khả năng hư hại do nấm mốc trước khi thực hiện kiểm tra xâm nhập vào cấu trúc xây dựng. Việc xác định nồng độ nấm mốc trong bụi trong nhà cũng có thể hữu ích. Nếu nghi ngờ được khẳng định, cần lấy mẫu và kiểm tra mẫu vật liệu.

6.2.3.3  Xác định các mức độ hư hại

Nếu vật liệu ẩm ướt được khẳng định là nguyên nhân cơ bản của hư hại do nấm mốc, thì bước tiếp theo là xác định mức độ hư hại. Nếu có lý do để cho rằng tất cả các vật liệu ẩm ướt đang bị ảnh hưởng tương tự do nguồn m cụ thể, thì phép đo độ ẩm có thể đủ để xác định mức độ hư hại. Nếu hư hại ẩm là do nước ngầm xâm nhập, ví dụ trong các tòa nhà sườn đồi, hoặc nếu m thâm nhập vào bên trong vật liệu dự kiến do các đặc tính của vật liệu, thì phải khoan lấy mẫu lõi và phân tích theo từng lớp. Số lượng mẫu lõi cần thiết phụ thuộc vào mức độ hư hại. Các mẫu cũng cần được thu thập từ các khu vực tiếp giáp với vị trí bị hư hại do ẩm.

6.2.3.4  Các mục tiêu điều tra khác

Nếu sự có mặt nấm mốc phát triển đã được khẳng định, có thể cần đánh giá ô nhiễm nấm mốc, điều tra để thiết lập các điều kiện tiên quyết để khắc phục hoặc điều tra nhanh các vấn đề sức khỏe (xem 6.2.2.4 đến 6.2.2.6).

6.2.4  Điều tra nhanh các bất thường trong kết cấu/phi kết cấu xây dựng

6.2.4.1  Khía cạnh chung

Nếu các bất thường phi kết cấu xây dựng hoặc có khiếm khuyết trong kết cấu xây dựng làm cho nhiễm nấm mốc các thành phần xây dựng bị che khuất, thì phải kiểm tra xác nhận. Nếu có bằng chứng hỗ trợ từ các cuộc điều tra phi cấu trúc trước đó (ví dụ: đo độ ẩm tòa nhà, đo nhiệt độ bề mặt, đo độ kín khí) mà thành phần xây dựng không đáp ứng yêu cầu cách nhiệt tối thiu (ví dụ xem tài liệu tham khảo [1] và [4]) hoặc các tiêu chí về độ kín khí đối với các thành phần xây dựng bên ngoài (ví dụ xem tài liệu tham khảo [5]) và nếu cần có thể kiểm tra cẩn thận về nấm mốc phát triển trong các thành phần thiếu hụt.

Mục tiêu của những điều tra nhanh về hư hại do nấm mốc nghi ngờ bi những bất thường trong kết cấu/phi kết cấu bao gồm:

– Kiểm tra về khả năng hư hại nghi ngờ do nấm mốc (xem 6.2.4.2);

– Định vị nguồn (xem 6.2.4.3);

– Khẳng định ô nhiễm (xem 6.2.3.2);

– Xác định mức độ hư hại (xem 6.2.3.3):

– Đánh giá ô nhiễm (xem 6.2.3.4);

– Thiết lập các điều kiện tiên quyết để giám sát xử lý (xem 6.2.3.4);

– Điều tra nhanh quan điểm của bác sĩ đến các vấn đề sức khỏe (xem 6.2.3.4).

Đối với việc áp dụng các quy trình bổ sung trong trường hợp khẳng định nguồn nấm mốc, xem 6.2.3.2 đến 6.2.3.4.

6.2.4.2  Kiểm tra xác nhận khả năng hư hại nghi ngờ do nấm mốc

Nghi ngờ hư hại do nấm mốc thường tồn tại ví dụ với các tòa nhà kết cấu dầm cột hoặc mái bằng. Khi kiểm tra xâm nhập vào cấu trúc xây dựng có thể rất tốn kém, khả năng của nguồn nấm mốc trong nhà đầu tiên nên được khẳng định bằng phương pháp lấy va đập hoặc lấy mẫu băng lọc và xác định tổng số bào tử [xem TCVN 10736-16 (ISO 16000-16) và TCVN 10736-18 (ISO 16000-18)]. Ngoài ra, các mẫu bụi nhà có thể được phân tích về nấm mốc để cung cấp thêm bằng chứng. Đ kiểm tra tường nhà về rò rỉ (ví dụ: nhà kiểu pavilon, cấu trúc mái nhà), có thể hữu ích để mô phỏng các thay đổi áp suất trong quá trình sử dụng bình thường trong khi lấy mẫu không khí được tiến hành. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo ra một áp suâm trong phòng sử dụng một cửa thổi gió (xem EN 13829).

6.2.4.3  Định vị nguồn

Nếu hư hại nghi ngờ do nấm mốc được khẳng định, bước tiếp theo là xác định vị trí nguồn nấm mốc. Việc độ ẩm và nhiệt độ cũng như các nghiên cứu nhiệt ẩm có thể cung cp các chỉ thị về vị trí của nguồn nấm mốc. Các vị trí rất dễ bị nấm mốc phát triển (ví dụ: phía sau tủ kê cạnh bức tường ngoài) phải được kiểm tra bằng trực quan về nấm mốc. Với mục đích này, có thể hữu ích khi khoan một lỗ vào cu trúc xây dựng bị khuyết và thực hiện kiểm tra trực quan sử dụng kính ngắm.

6.2.5  Điều tra nhanh quan điểm của bác sĩ đến các vấn đề sức khỏe

6.2.5.1  Khía cạnh chung

Nếu có bằng chứng tế rõ ràng rằng các vấn đề sức khỏe có liên quan với một hoặc một số loài nấm mốc cụ thể, thì các loài nấm mốc đó phải được phát hiện và xác định là toàn diện càng tốt. Trong mối liên quan này, cần lưu ý rằng tiếp xúc với nấm mốc có thể không phải chỉ do nguồn trong nhà mà còn do mức bào tử nấm mốc ngoài trời cao. Trong trường hợp của các vấn đề sức khỏe không đặc hiệu, cần xem xét đến các triệu chứng chn đoán cũng có thể có những nguyên nhân khác. Do đó, việc kiểm tra tại chỗ của tòa nhà và môi trường xung quanh là một yếu tố quan trọng đối với tiền s bệnh tế môi trường. Quy trình phải được phối hợp chặt chẽ với bác sĩ.

Mục tiêu của các cuộc điều tra về hư hại nghi ngờ do nấm mốc liên quan đến các vấn đề sức khỏe bao gồm:

– Kiểm tra về khả năng tiếp xúc với nấm mốc cụ thể (xem 6.2.5.2);

– Định vị nguồn (xem 6.2.5.3);

– Khẳng định ô nhiễm (xem 6.2.3.2);

– Xác định mức độ hư hại (xem 6.2.3.3);

– Đánh giá ô nhiễm (xem 6.2.3.4);

– Thiết lập các điều kiện tiên quyết đối với việc giám sát xử lý (xem 6.2.3.4).

Nếu khẳng định có nguồn nấm mốc, áp dụng các quy trình 6.2.3.2 đến 6.2.3.4.

6.2.5.2  Kiểm tra về khả năng tiếp xúc với nấm mốc cụ thể

Nếu có sự phát triển nấm mốc có thể nhìn thy, thì thực hiện lấy mẫu bằng đĩa tiếp xúc trực tiếp và mẫu dùng gạc cũng như kiểm tra bằng kính hiển vi. Nếu nấm mốc đã thâm nhập vào bên trong vật liệu, cần kiểm tra mẫu vật liệu b sung bằng phương pháp tạo huyền phù. Trong mọi trường hợp cần nhận dạng toàn diện của các loài nấm mốc. Nếu việc kiểm tra hiện trường không cho thấy dấu hiệu bất kỳ của một nguồn nấm mốc, thì cần thu thập mẫu không khí bằng phương pháp va đập (xem TCVN 10736-18 (ISO 16000-18) hoặc bằng lọc (xem TCVN 10736-16 (ISO 16000-16) và xác định tổng bào tử để xác nhận sự có mặt của các bào tử nấm mc tăng lên đáng kể. Để khẳng định sự nghi ngờ, cũng có thể phân tích mẫu bụi trong nhà về nấm mốc. Đối với các cuộc điều tra, việc xác định toàn diện về nấm mốc có mặt là bắt buộc.

6.2.5.3  Định vị nguồn

Nếu các phép phân tích không khí trong nhà và bụi hướng vào nguồn nấm mốc trong nhà, thì cần định vị nguồn. Các phép đo độ ẩm và nhiệt độ cũng như các nghiên cứu nhiệt ẩm cũng có thể cung cấp chỉ thị về vị trí của nguồn nấm mốc. Các vị trí nấm mốc rất dễ phát triển (ví dụ: phía sau tủ kê cạnh bức tường ngoài) phải được kiểm tra bằng trực quan về nấm mốc. Với mục đích này, có thể hữu ích khi khoan một lỗ vào cấu trúc xây dựng bị khuyết và thực hiện kiểm tra trực quan sử dụng kính ngắm. Nếu các kết quả từ các phép đo không khí trong nhà hướng ra nguồn ngoài trời, thì nguồn ngoài trời cần được xác định. Các nguồn ngoài trời có thể là các thùng chứa chất thải, các đống phân, đống lá tích lũy, phân ủ và các máy phân loại chất thải.

6.2.6  Điều tra nhanh các vấn đề về mùi

6.2.6.1  Khía cạnh chung

Thường các vấn đề về mùi trong không khí trong nhà có liên quan đến hư hại của nấm mốc. Vì vấn đề mùi cũng có thể bắt nguồn từ hàng loạt các nguồn hoặc các chất khác trong nhà (ví dụ: dung môi, chất thơm, khí thi từ vật liệu xây dựng, đồ nội thất và hóa chất gia dụng) hoặc thói quen của dân cư có vấn đ (ví dụ: thông gió không đầy đủ), cần tiến hành điều tra để xác minh những nghi ngờ về mối liên quan giữa mùi và nguồn gốc nấm mốc trong nhà. Nếu có, cần định vị và đánh giá nguồn. Mục tiêu điều tra về hư hại nghi ngờ do nấm mốc từ mùi bao gồm:

– Xác minh về mối nghi ngờ về mùi và nguồn nấm mốc trong nhà (xem 6.2.6.2);

– Định vị nguồn (xem 6.2.6.3);

– Khẳng định ô nhiễm (xem 6.2.3.2);

– Xác định mức độ hư hại (xem 6.2.3.3);

– Đánh giá ô nhiễm (xem 6.2.3.4).

Nếu có nguồn nấm mốc được xác định, xem 6.2.3.2 đến 6.2.3.4 về quy trình thực hiện.

6.2.6.2  Xác minh mối liên quan nghi ngờ giữa vấn đề về mùi và nguồn nấm mốc trong nhà

Tiến hành kiểm tra hiện trường để khẳng định khả năng của mối liên quan nghi ngờ giữa vấn đề về mùi và nguồn nấm mốc trong nhà, nghĩa là cho dù có những dấu hiệu của vật liệu ẩm ướt, rò rỉ hoặc độ m gây ra bi hiệu suất nhiệt ẩm kém của tòa nhà. Nếu kiểm tra hiện trường cho thấy rằng sự ô nhiễm dạng khí do hóa chất và các ô nhiễm khác nhiều khả năng hơn, thì điều này được khẳng định bằng cách sử dụng quy trình quy định trong các phần khác nhau của TCVN 10736 (ISO 16000). Nếu những phát hiện từ các cuộc điều tra là âm tính hoặc sự có mặt nguồn nấm mốc có nhiều khả năng từ xâm nhiễm (ví dụ: mùi mốc và mùi đất ướt thường cho thấy nhiễm nấm mốc), thì khả năng của nguồn nấm mốc trong nhà phải được khẳng định bằng phương pháp lấy mẫu va đập [xem TCVN 10736-18 (ISO 16000-18)] hoặc bằng cách lọc [xem TCVN 10736-18 (ISO 16000-16)] và xác định tổng số bào tử. Để khẳng định sự nghi ngờ, cũng th phân tích mẫu bụi trong nhà về nấm mốc.

6.2.6.3  Định vị nguồn

Nếu nghi ngờ đã được khẳng định, bước tiếp theo là xác định vị trí nguồn nấm mốc. Các phép độ ẩm và nhiệt độ, cũng như nghiên cứu nhiệt ẩm có thể cung cấp chỉ thị về vị trí của nguồn nấm mốc. Các vị trí rất dễ bị nấm mốc phát triển (ví dụ: phía sau t kê cạnh bức tường ngoài) phải được kiểm tra bằng trực quan về nấm mốc. Với mục đích này, có thể hữu ích khi khoan một lỗ vào cấu trúc xây dựng bị khuyết và thực hiện kiểm tra trực quan sử dụng kính ngắm.

6.2.7  Giám sát trong quá trình xử lý và các phép đo xác nhận xử lý

6.2.7.1  Khía cạnh chung

Việc giám sát xử lý bắt đầu bằng các giai đoạn lập kế hoạch xử lý, tiếp tục với quá trình xử lý và kết thúc bằng việc đánh giá sau xử lý. Việc giám sát được khuyến cáo đối với các dự án xử lý  quy mô lớn, tuy nhiên không phải để loại bỏ hư hại nấm mốc nhỏ.

Để lập kế hoạch xử lý và xác định phạm vi xử lý, cần lấy các mẫu của các thành phần bị nhiễm nấm mc hoặc các vật liệu nghi ngờ nhiễm nấm mốc. Các phương pháp ph biến nhất được sử dụng cho mục đích này là phương pháp tạo huyền phù và xác định bằng soi kính hiển vi trực tiếp.

Các phép đo xác nhận trong quá trình hoặc sau khi xử lý môi trường trong nhà bị nhiễm nấm mốc (kiểm tra việc kiểm soát chất lượng) được thực hiện vì những lý do sau đây:

– Kiểm tra rằng nấm phát triển đã được loại bỏ hoàn toàn (xem 6.2.7.2);

– Kiểm tra hiệu suất xử lý, nghĩa là nguyên nhân phát triển nấm mốc đã được loại bỏ và các biện pháp xử lý không làm cho mức bào tử nấm mốc trong tòa nhà tăng lên (xem 6.2.7.3).

6.2.7.2  Xác nhận việc loại bỏ nấm mốc

Khi các khu vực rộng lớn bị ảnh hưởng do nấm mốc phát triển, thì mức độ thực tế hư hại thường không rõ ràng cho đến khi tất cả các vật liệu xây dựng và các thành phần bị nhiễm đã được loại bỏ. Nếu kiểm tra bằng mắt không đánh giá được rằng vật liệu bị nhiễm đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa thì vật liệu vẫn còn nghi ngờ phải được kiểm tra, có tính theo nguyên tắc tỷ lệ. Các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng cho mục đích này là kỹ thuật hệ tạo huyền phù, kiểm tra bằng kính hiển vi trực tiếp. Số lượng mẫu được phân tích phụ thuộc vào mức độ hư hại. Nếu đã sử dụng chất khử trùng để diệt nấm mốc phát triển, thì các nấm mốc thường không còn khả năng nuôi cấy, ngay cả khi vẫn còn  mức nồng độ cao. Vì lý do này, cần đến các phương pháp lấy mẫu và phân tích không dựa trên nuôi cấy cho các phép đo xác nhận.

CHÚ THÍCH: Khi vật liệu ẩm ướt được làm khô bằng các biện pháp sấy khô trong xây dựng, thì việc làm khô có thể không đồng nhất, đặc biệt là các hốc sâu. Do đó, việc làm khô các vùng khó tiếp cận có thể không đầy đủ và độ ẩm tồn dư lâu dài có thể gây ra nấm mốc phát triển mới. Với công nghệ hiện có, việc phát hiện các hư hại do nấm mốc đòi hỏi phải thử nghiệm rt công phu.

6.2.7.3  Xác nhận hiệu quả xử lý

Tùy thuộc vào quy trình áp dụng, việc xử lý có thể dẫn đến tăng nồng độ liên quan của bào tử nấm mốc trong không khí trong tòa nhà. Các quy trình làm sạch để giảm mức độ bào tử sau khi xử lý khác nhau rất nhiều về hiệu qu của chúng. Do đó, việc kiểm tra vệ sinh yêu cầu phụ thuộc vào mức độ hư hại và nồng độ bào tử nấm mốc trong không khí có liên quan sau khi xử lý. Trường hợp đã xác nhận mức độ hư hại và phạm vi xử lý, thì trong trường hợp cụ thể có thể kiểm tra bằng mắt thường là đủ.

Nếu biện pháp ngăn chặn được thực hiện để tránh sự lây lan của các bào tử nấm mốc trong quá trình xử lý, các phép đo trực tiếp bụi mịn song có thể được thực hiện hoặc lấy mẫu không khí và phân tích đ chứng minh rằng các hoạt động xử lý đã không làm phát tán các bào tử mốc trong tòa nhà. Với cách tiếp cận này, cần đảm bảo rằng tất cả các hoạt động xử lý liên quan đến phát tán nấm mốc đã được theo dõi bằng cách đo. Trong các hoạt động xử lý, mức bào tử nấm mốc trong không khí có thể rất cao và do đó, không định lượng được bằng phương pháp lấy mẫu va đập. Trong trường hợp này, phương pháp lọc kết hợp vi các dung dịch pha loãng thích hợp sẽ cho khả năng định lượng thậm chí  nồng độ cao [xem TCVN 10736-16 (ISO 16000-16)].

Nếu việc xác nhận vệ sinh được thực hiện sau khi kết thúc xử lý, thì kiểu phương pháp lấy mẫu được sử dụng, nếu việc ly mẫu được yêu cầu, được xác định bi phạm vi xử lý và kiểu xử lý. Điều cần thiết là các mục tiêu xử lý và các phương pháp lấy mẫu phải được thống nht trước. Nhìn chung mức bào tử nấm mốc trong tòa nhà được kiểm tra bằng cách xác định nồng độ bào tử nấm mốc trong không khí hoặc bụi lắng đọng trong nhà. Việc lấy mẫu phải được thực hiện theo điều kiện sử dụng. Những phương pháp lấy mẫu được chọn phụ thuộc vào quy trình xử lý được áp dụng. Nếu đã thực hiện các biện pháp khử trùng trong quá trình xử lý, thì việc xác nhận vệ sinh sạch sẽ sẽ bao gồm số đếm bào tử tổng số trong không khí trong nhà so với số bào tử của không khí xung quanh. Nếu chưa thực hiện các biện pháp khử trùng và việc quyết định nhanh quy trình bổ sung để áp dụng, xác định tổng số bào tử là phù hợp. Đối với độ không đảm bảo đo lớn hơn, nồng độ và các loại nấm mốc có thể được xác định bằng phương pháp lấy mẫu va đập [xem TCVN 10736-18 (ISO 16000-18)] bổ sung và được so sánh với không khí xung quanh. Sự hiểu biết về các loài có liên quan trong hư hại do nấm mc ban đầu làm tăng hiệu lực của phép đo xác nhận sau xử lý. Các phép phân tích mẫu bụi trong nhà thường chỉ được sử dụng để khẳng định các kết quả của các phép đo khác.

Nếu cần xác nhận độ sạch của các bề mặt riêng lẻ, thì phải phân tích mẫu đĩa tiếp xúc trực tiếp hoặc mẫu dùng gạc [xem TCVN 10736-21 (ISO 16000-21)]. Tuy nhiên việc kiểm tra bề mặt vật liệu như vậy không cho phép kết luận chung về độ sạch của tòa nhà. Việc kiểm tra vật liệu mới lắp ráp thường không cho phép bất kỳ kết luận nào đến chất lượng của các biện pháp xử lý.

Nếu các phép đo nhiệt độ và áp suất hoặc các nghiên cứu nhiệt ẩm không thể khẳng định rõ ràng rằng nguyên nhân cơ bản của hư hại do nấm mốc đã được loại bỏ, thì cần quyết định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể đối với xác nhận hiệu quả xử lý về vi sinh. Các phương pháp đo đã áp dụng và thời gian đo được xác định bởi kiểu loại hư hại do nấm mốc và nguyên nhân. Ví dụ, nếu cầu nhiệt là nguyên nhân gây ra hư hại nấm mốc, thì kiểm tra rằng nhiệt độ bề mặt của vị trí phát triển nấm mốc ban đầu là luôn ở trên mức tới hạn, ngay cả nhiệt độ  ngoài trời thấp. Việc lấy mẫu bề mặt vi sinh không nên thực hiện trước mùa đông đầu tiên sau khi xử lý để xác định cho dù nấm mốc đang hoạt động.

Các phương pháp phù hợp là lấy mẫu băng dính, hoặc nếu có yêu cầu, thì dùng phương pháp đĩa tiếp xúc trực tiếp/dùng gạc.

Nếu tòa nhà có độ kín kém và m xâm nhập là nguyên nhân cơ bản gây hư hại do nấm mốc, thì đánh giá sau xử lý bao gồm kiểm tra vật liệu bị ảnh hưởng về độ khô và kiểm tra tòa nhà về độ kín bền.

7  Yêu cầu chất lượng và xem xét độ không đảm bảo

Kết quả kiểm tra vi sinh có thể có độ không đảm bảo đo cao. Các bào tử nấm mốc phân bố không đều trong không khí, mà sự phân b của chúng phụ thuộc vào một loạt các thông số (ví dụ: lưu thông không khí, các hoạt động trong phòng, độ ẩm tương đối). Vì lý do này, các phép đo nấm mốc riêng rẽ có liên quan đến hệ số không đảm bảo lớn.

Tùy thuộc vào việc lấy mẫu và phương pháp phân tích được áp dụng, không phải tất cả các loài nấm mốc có mặt đều có thể phát hiện được. Một số loài nấm mốc phát triển rt kém trên môi trường nuôi cấy, đặc biệt là nếu chúng tồn tại trong các điều kiện bị ức chế (ví dụ: việc làm khô bị kéo dài). Tùy thuộc vào thành phần của mật độ nấm mốc, việc nuôi cấy mà có thể cho số đếm bào tử thấp hơn đáng k so với thực tế có mặt. Điều này có thể được bù lại bằng việc xác định tổng số bào tử, mà không dựa vào sự phát triển của chúng trên môi trường nuôi cấy.

Các giá trị trắng đối với quy trình lấy mẫu là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng. Để xác định giá trị trắng đối với phương pháp lấy mẫu lọc, giá đỡ cái lọc vô trùng với dụng cụ lọc được gắn vào đầu lấy mẫu với máy bơm tắt và tháo lại [xem TCVN 10736-16 (ISO 16000-16)]. Các mẫu trắng được xử lý theo cách thức tương tự như các mẫu bình thường. Khi sử dụng phương pháp ly mẫu va đập, đặt đĩa nuôi cấy vô trùng vào trong bộ va đập  giữa dãy phép đo hiện trường và sau đó tiếp tục xử lý theo cùng một cách như mẫu bình thường [TCVN 10736-18 (ISO 16000-18)].

Thông số tham chiếu đối với nồng độ nấm mốc trong không khí trong nhà là nồng độ trong không khí xung quanh. Nồng độ nấm mốc trong không khí xung quanh thay đổi rất nhiều với các điều kiện khí hậu và mùa.

Việc đánh giá sự phát triển của nấm mốc trong môi trường không khí trong nhà sử dụng phép phân tích vi sinh giả định được việc nhận dạng nấm mốc. Các phòng thử nghiệm chuyên phân tích vi sinh liên quan và nhân viên của họ phải có trình độ chuyên môn cần thiết và nhiều năm kinh nghiệm trong phân tích nấm mốc. Các phòng thí nghiệm về nấm được trang bị phòng thích hợp, thiết bị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các phương pháp phân tích được sử dụng. Thiết bị cụ thể cần thiết cho phòng thí nghiệm về nấm bao gồm, các tủ nuôi cấy, bàn làm việc vô trùng, kính hiển vi và kính hiển vi soi nổi. Phòng thí nghiệm về nấm phải có tủ an toàn sinh học cấp hai.

Các biện pháp đảm bảo chất lượng nội bộ và bên ngoài phải có sẵn. Phòng thí nghiệm xác định mốc phải cho thấy rằng thường xuyên tham gia và tham gia thành công trong các thử nghiệm liên phòng về xác định nấm mốc.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các chỉ thị hư hại do ẩm

Các mức nấm mốc cao trong môi trường trong nhà và sự có mặt các loài nấm mốc nhất định là chỉ thị về độ ẩm quá mức. Những loài nấm mốc này được gọi là chỉ thị về độ ẩm. Các ví dụ về các chi và các loài nấm này  vùng khí hậu ôn hòa được đưa ra trong Bảng A.1.

Bảng A.1 – Ví dụ về các ch thị hư hại  vùng khí hậu ẩm vừa phải

 

Acremonium spp.

Aspergillus penicillioides

Aspergillus restrictus

Aspergillus versicolor Chaetomium spp.

Chaetomium spp.

Cladosporium sphaerospermum

Engyodontium (Tritirachium) album

Penicillium chrysogenum

Phialophora spp.

Scopulahopsis brevicaulis

Scopulariopsis fusca

Stachybotrys chartarum

Trichoderma spp.

 

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Các thiết bị đếm tổng số bào tử và phát hiện nấm mốc có thể nuôi cấy được

Hiện có các thiết bị khác nhau để đếm tổng số bào tử bằng lấy mẫu va đập khe h và soi bằng kính hiển vi tiếp theo (xem Bảng B.1) cũng như để phát hiện và định lượng các nấm mốc có thể nuôi cấy được bng phương pháp lấy mẫu bằng lọc hoặc bằng va đập (xem Bảng B.2).

Bảng B.1 – Bộ va đập khe h để xác định tổng số bào tử trong không khí trong nhà

Hệ thống lấy mẫu và tốc độ dòng

l/min

Thời gian lấy mẫu khuyến cáo

min

Thể tích mẫu

m3

Ngưỡng

d50

μm

Chuẩn bị mẫu/ phương pháp phân tích

Dải kết quả được tính bằng bào tử

(mảnh sợi nm)/m3

Bộ lấy mẫu có các đĩa có thể thay thế được, khoảng 30 đĩa

Khoảng từ 5 đến 7

0,15 đến 0,2

1,8a,b

Nhuộm và soi kính hiển vi; định lượng các loại bào tử (các chi và/hoặc nhóm chi)

50 đến 100 000d

Bộ lấy mẫu có các tấm có thể thay thế được, khoảng 15 đĩa

5 đến 10

0,075 đến 0,15

(không biết)a,b

Nhuộm và soi kính hiển vi; định lượng các loại bào tử (các chi và/hoặc nhóm chi)

50 đến 100 000d

Băng dùng một lần, khoảng 15 đĩa

5 đến 10

0,075 đến 0,15

1,8 đến 2,3b,c

Nhuộm và soi kính hiển vi; định lượng các loại bào tử (các chi và/hoặc nhóm chi)

50 đến 100 000d

a Hiệu suất thu nhận phụ thuộc vào môi trường được chọn (sự bám dính, độ dính).

b Hiệu suất thu nhận phụ thuộc vào cấu hình của dạng bào tử bên ngoài (tiếp xúc của bào tử với dụng cụ ly mẫu).

c Hiệu suất thu nhận phụ thuộc vào cấu hình của băng dùng một lần.

d Phạm vi đánh giá áp dụng cho các đánh giá chi tiết. Do đó, giới hạn dưới phụ thuộc vào số lượng các đánh giá chi tiết; giới hạn trên có thể đạt được trong các phép đo thực tế khác nhau rất nhiều do bào tử, vảy da, các hạt khác, v.v… bị mắc kẹt trên bề mặt va đập làm hạn chế sự kết dính của các bào tử tiếp theo. Đánh giá tổng quan về một mẫu hoàn thiện [có ý nghĩa ch đối với các bào tử có cấu trúc hình thái khác nhau (ví dụ: Stachybotrys, Chaetomium)] cho phép phát hiện một bào tử duy nht trên toàn bộ bề mặt va đập, nghĩa là toàn bộ thể tích mẫu. Tuy nhiên các kết quả của việc đánh giá đó không cho phép đánh giá định lượng.

Bảng B.2 – Phương pháp lấy mẫu và phân tích để xác định các loài nấm mốc trong không khí trong nhà

Nguyên tắc thu nhận mẫu/hệ thống lấy mẫu

Thời gian lấy mẫu khuyến cáo

Thể tích mẫu

m3

Hiệu suất lấy mẫu hoặc ngưỡng

d50

Chuẩn bị mẫu/phương pháp phân tích

Dải kết quả

cfu/m3

Lọc:

GSP 3,5 với bộ lọc gelatin dựa trên phương pháp BGIA method 9420

1 h

0,2

Hiệu suất lấy mẫu các hạt > 1 μm:

> 95 %

Huyền phù cái lọc gelatin trong 2,5 ml và đổ đĩa các lượng 0,1 mlb huyền phù và hai dung dịch pha loãng (1 x 10,1 x 100)

1 250 đến 1 250 000b

3 h

0,6

420 đến 420 000b

Lọc:

GSP 10 với bộ lọc gelatin dựa trên phương pháp BGIA method 9420

1 h

0,6

420 đến 420 000b

3 h

1,8

140 đến 140 000b

Lọc:

Lấy mẫu cái lọc nhỏ phù hợp với TCVN 10736-16 (ISO 16000- 16)

1 h

3

Huyền phù cái lọc gelatin trong 5 ml và đồ đĩa các lượng 0,1 mlb huyền phù và hai dung dịch pha loãng

170 đến 170 000b

3 h

9

55 đến 55 000b

Bộ va đập lỗ tròn:

(Lưu lượng dòng: khoảng 100 l/min)

1 min

0,1

Ngưỡng (0,9 đến 1,6) μm

Nuôi cấy trên dụng cụ được nạp trong quá trình lấy mẫu

100 đến 1 000

2 min

0,2

50 đến 500

Bộ va đập lỗ tròn:

(Lưu lượng dòng: khoảng 30 l/min)

Khoảng 1,5 min

0,05

Ngưỡng (0,9 đến 2) μm

Nuôi cấy trên dụng cụ được nạp trong quá trình lấy mẫu

200 đến 2 000

Khoảng 3 min

0,1

100 đến 1 000

Khoảng 7 min

0,2

50 đến 500

Bộ va đập khe h

(Lưu lượng dòng khoảng 100 l/min

1 min

0,1

Ngưỡng:

0,8 μm

Nuôi cấy trên dụng cụ được nạp trong quá trình lấy mẫu

100 đến 1000

2 min

0,2

50 đến 500

Bộ va đập khe hở (Lưu lượng dòng khoảng 30 l/min

Khoảng 1,5 min

0,05

Ngưỡng: (0,8 đến 1) μm

Nuôi cấy trên dụng cụ được nạp trong quá trình ly mẫu 200 đến 2 000

Khoảng 3 min

0,1

100 đến 1 000

Khoảng 7 min

0,2

50 đến 500
3 Dải đo đã tính đến việc nhận dạng các loài chỉ có th trên các đĩa nuôi cấy có từ 10 khun lạc đến 100 khun lạc/đĩa sau khi  10 ngày. Đối với phép bán định lượng (4 khuẩn lạc/đĩa đến 9 khun lạc/đĩa), g trị thấp hơn của dải định lượng giảm theo hệ số 2,5. Kết quả năm ngoái dải đã nêu cho phép công bố đnh tính hoặc định hướng.

b Khi sử dụng phương pháp lọc và nồng độ dự kiến sẽ thấp, thì có th cấy vạch 0,5 ml trên một đĩa rộng hoặc vài đĩa nhỏ. Bằng cách này, giới hạn dưới của dải định lượng có thể bị giảm đi 5 lần.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Báo cáo kiểm tra hiện trường về mô tả quy trình lấy mẫu và lập tài liệu hư hại do nấm mốc tiềm ẩn

Khuyến khích bổ sung thông tin sau đây cho các dữ liệu quy định đối với phép đo không khí trong nhà [xem TCVN 10736-1 (ISO 16000-1)] để báo cáo các kết quả kiểm tra hiện trường về hư hại do nấm mốc.

Định dạng cuối cùng và các nội dung của báo cáo kiểm tra hiện trường cần được xác định dựa trên từng trường hợp cụ thể trong phạm vi của phép.

C.1  Dạng mẫu      
□ Không khí trong nhà □ Không khí xung quanh Bụi nền nhà
□ Bụi giường nằm □ Bụi lâu dài Mẫu đĩa tiếp xúc
□ Mu băng dính □ Mu gạc bông Mu nước từ HVAC
□ Mu vật liu, c thể __________________ Khác
C.2  Vị trí lấy mẫu đơn lẻ ____________________________________

C.3  Phương pháp lấy mẫu không khí

Bộ lấy mẫu   Tốc độ dòng Thể tích Môi trường nuôi cấy Loại cái lọc

 

Va đập ___ I_I_l_l   / I_I_l_l _______  
Lọc ___ I_I_l_l   / I_I_l_l _______  
Số đếm bào tử tổng số ___ I_I_l_l   / I_I_l_l _______  

C.4  Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong nhà

Phòng số 1: Nhiệt độ______________ °C độ ẩm tương đối ________________%
Phòng số 2: Nhiệt độ______________ °C độ ẩm tương đối ________________%
Phòng s 3: Nhiệt độ______________ °C độ ẩm tương đối ________________%
Phnng số 4: Nhit độ______________ °C độ ẩm tương đối ________________%

C.5  Các điều kiện lấy mẫu/hoạt động trong phòng

Thấp □       Cao □       Mức độ hoạt động: _______________________

C.6  Không khí xung quanh

Vị trí _____________________________________________________________________________

Đặc điểm__________________________________________________________________________

Nhiệt độ _______________________________ °C độ ẩm tương đối _____________________%

ng gió:  _____________________________Lực gió: __________________________________

C.7  Điều kiện thời tiết trong ngày lấy mẫu

Nng/có mây ___________________Lượng mưa:  ___________Sương giá ________________

Điều kiện không khí xung quanh trong suốt ba ngày trước khi lấy mẫu: _____________________

C.8  Bụi trong nhà

Đầu lấy mẫu: _________________________Tốc độ của bộ lấy mẫu  ________________________

Kiu bề mặt được lấy mẫu:  ____________Kích thước bề mặt được lấy mẫu: ________________

Thời gian lấy mẫu: __________________________________________________________________

Lần làm vệ sinh cuối cùng trước khi lấy mẫu: ___________________________________________

Vị trí của các mặt lấy mẫu: ___________________________________________________________

1:________________________________________ 2_____________________________________

3: ________________________________________4: _____________________________________

C.9  Môi trường xung quanh và tòa nhà

Vị trí: _____________________________________________________________________________

□ Ít không gian xanh:                                        □ Nhiều không gian xanh

Khác: ____________________________________________________________________________

Môi trường xung quanh:_____________________________________________________________

Thùng đựng rác (nơi nào, cụ thể): _____________________________________________________

Các hoạt động đặc thù (ví dụ ủ phân):__________________________________________________

Khác: ____________________________________________________________________________

C.10  Căn hộ

Tầng:  _________________Số phòng: ___________Số người trong phòng:___________________

Thú nuôi:           □ Có:                không:

Loại gì/ở đâu: ________________________________________________________________

Thú trước đây đã được nuôi trong phòng?

□ Có:              □ không:

Loại gì/ đâu: ________________________________________________________________

Máy hút ẩm không khí:           □ có                           □ không:

Kiểu máy hút ẩm/ đâu_________________________________________________________

Các thiết bị điện phát nhiệt và/hoặc làm ẩm như máy rửa chén đĩa: □ có:            □ không:

Ở đâu: ___________________________________________________________________________

Ống dẫn khí thải:              □ có:                                  □ không:

Ở đâu: ___________________________________________________________________________

Có quạt:                                                  không có quạt:

Mùi do thổi ngược tr lại:                     □ có:                                  □ không:

Chất thải sinh học:                               □ có:                                  □ không:

Ở đâu: ___________________________________________________________________________

Thời gian lưu giữ:______________________________________________________________

Có giặt là khô trong căn phòng:        □ có:                                  □ không:

 đâu: ______________________________________________________________________

Hư hại do m:                                   □ có:                                  □ không:

□ Ngưng tụ nước trên cửa sổ:                            □ Giấy dán tường bị mất màu:

□ Chất làm kín silicon/acrylic bị mất màu:           □ Sơn bị bong/tróc

□ Khác:      _____________________________________________________________________

Mô tả: (kích thước vùng bị ảnh hưởng: < 20 cm2; < 0,5 m2; > 0,5 m2)

__________________________________________________________________________________

Mùi dễ nhận thấy:                  □ có:                                                     □ không:

Trong phòng nào:___________________________________________________________

Loại mùi:__________________________________________________________________

Có vấn đề về sức khỏe trong phòng: □ có:                       □ không:

Mô tả: ___________________________________________________________________

Phòng được đánh giá:_______________________________________________________

Có người ngủ trong phòng không?         □ Có: Bao nhiêu người?    □ không:

Vị trí trong tòa nhà:

Phía dưới phòng là:                                   Phía trên phòng là:

□ Phòng được sưởi ấm:                            □ Phòng được sưi ấm:

□ Phòng không được sưởi ấm thông gió) (□tầng hầm): □ Phòng không được sưởi ấm (□mái bằng có thông gió)

□ Nền/đất                                        Vườn cây mùa đông

Tường cách nhiệt bên trong:          □ có:                                  □ không:

Bng vật liu:__________________________________________________________________

Đồ nội thất: Hệ thống tủ/tủ đặt dọc theo tường bên ngoài:            □ có:                  □ không:

Gần:______________________________________________________________________________

Lưu ý:____________________________________________________________________________

Ước tính bề mặt lắng bụi:

□ Ít:                            □ vừa phải:                          □ nhiều:

Sàn nhà:

□ Thảm trên tường:                  Kích thước thảm: …m x m…

□ Cột gần nhà cao:                  Cột gần nhà thấp                   Sợi nhân tạo

 Sợi tổng hợp:                       Loại khác:_______________________

Thảm trải trên:

 Bê tông                              Tấm lát sàn:                           Loại khác:_______________

Tường:

□ Giấy dán tường                  Tấm phủ tường                     Sơn

□ Vật liệu dết ph tường      □ Vữa                                       □ Tường gạch

□ Tường thạch cao              □ Ván ghép                              □ Khác_________

Trần:

□ Giấy dán trần:                   □ Sơn:                                      Polystyren

□ Vữa:                                   Thạch cao:                            Tấm ghép

□ Trần lửng:                          Loi khác:________________________

Làm sạch sàn:

Tần suất: _________________________________________________________________________

Kiểu: _____________________________________________________________________________

Làm sạch cuối cùng: ________________________________________________________________

Chú ý: ____________________________________________________________________________   

Mang từ ngoài vào:

Do người  (hoặc khách) mang vào phòng từ giầy, dép?

Có:  Không:  Ít khi
Nhà máy:      
Có:  Không:  
Canh tác đất đai (số lượng)  Văn hóa lúa nước (số lượng)

Sự phát triển của nấm mốc có thể nhìn thấy được: □ có:                  □ không:

Mô t: (kích thước khu vực bị nhiễm bẩn: < 20 cm2; < 0,5 m2; > 0,5 m2)

Khác:

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 10211-2, Thermal bridges in building construction – Calculation of heat flows and surface temperatures – Part 2: Linear thermal bridges

[2] BGIA method 9420, Method for the measurement of the mould fungi concentration in workplace atmospheres

[3] BGI858, Gesundheitsgefehrdungen durch biologische Arbeitsstoffe bei der Gebaudesanierung – Handlungsanleitung zur Gefehrdungsbeurteilung nach Biostoffverordnung (BioStoffV)”, erarbeitet vom Arbeitskreis „Gebaudesanierung” des Sachgebietes „Mikrobiologie im Tiefbau” des Fachausschusses Tiefbau, Juni 2005.

http://www.bqbau.de/d/Dages/koop/forschung/HdlAnlGebSan.pdf

[4] DIN 4108-2, Warmeschutz und Energie-Einsparung in Gebauden – Tell 2: Mindestanforderungen an den Warmeschutz

[5] DIN V 4108-7, Warmeschutz und Energie-Einsparung in Gebeuden – Teil 7: Luftdichtheit von Gebeuden, Anforderungen, Planungs- und Ausfuhrungsempfehlungen sowie-beispiele

[6] EN 13098:2000, Workplace atmosphere – Guidelines for measurement of airborne microorganisms and endotoxin

[7] EN 13829, Thermal performance of buildings – Determination of air permeability of buildings – Fan pressurization method (ISO 9972:1996, modified)

[8] WHO guidelines for indoor air quality: Dampness and mould, ISBN 978-92-800-4168-3, 2009

[9] Landesgesundheitsamt Baden-Wurttemberg, Umweltmykologie GbR Berlin, Landesgesundheitsamt Mecklenburg-Vorpommern, Universitatsklinikum Aachen, Institut fur Hygiene und Umweltmedizin, Erhebung von Hintergrundwerten fur die Bewertung von Schimmelpilzen im Innenraum, im Auftrag des Umweltbundesamtes, Stuttgart 2004

[10] Trautmann, C, GABRIO, T., Dill, I., Weidner, U., Baudisch, C, Hintergrundkonzentrationen von Schimmelpilzen in der Luft – Erhebung von Schimmelpilzkonzentrationen in Wohnungen ohne bekannte Schimmelpilzschaden in 3 Regionen Deutschlands. Bundesgesundh. Bl. 2005, 48, pp. 12-20

[11] Trautmann, C, Gabrio, T., Dill, I., Weidner, U., Hintergrundkonzentrationen von Schimmelpilzen in Hausstaub – Erhebung von Schimmelpilzkonzentrationen in Wohnungen ohne bekannte Schimmelpilzschaden in 3 Regionen Deutschlands. Bundesgesundh. Bl. 2005, 48, pp. 29-35

[12] Samson, R., Introduction to food- and airborne fungi, 7th edition. Wageningen: Ponsen & Looyen, ISBN 90-70351-52-8, 2004

[13] Reiss, J. Schimmelpilze. Berlin: Springer, ISBN 3-540-63019-8, 1997

[14] Landesgesundheitsamt Baden-Wurttemberg, Schimmelpilze in Innenraumen – Nachweis, Bewertung, Qualitatsmanagement, Abgestimmte Ergebnisprotokolle der Arbeitsgruppe „Analytische Qualitatssicherung im Bereich der Innenraumluftmessung biologischer Schadstoffe” am Landesgesundheitsamt Baden Wurttemberg 14.12.2001, iiberarbeitet Dezember 2004, http://www.landesgesundheitsamt.de/servlet/PB/show/1190712/schimmelpilze-qm 12.04.pdf

[15] Umweltbundesamt (Innenraumlufthygiene-Kommission des Umweltbundesamtes), Leitfaden zur Vorbeugung, Untersuchung, Bewertung und Sanierung von Schimmelpilzwachstum in Innenraumen, Berlin 2002, http://www.umweltbundesamt.org/fpdf-l/2199.pdf

[16] Umweltbundesamt (Innenraumlufthygiene-Kommission des Umweltbundesamtes) Leitfaden zur Ursachensuche und Sanierung bei Schimmelpilzwachstum in Innenraumen („Schimmelpilz- Sanierungsleitfaden”), Berlin 2005, http://www.umweltbundesamt.org/fpdf-l/2951.pdf

[17] Fischer, G., MOller, M., Gabrio, T., Palmgren, U., Keller, R., Richter, H. Dorr, W., Paul, R., Vergleich der Messverfahren zur Bestimmung von MVOC in Innenraumen. Bundesgesundh. Bl, 2005, 48, pp. 43-53

[18] Robert Koch-Institut (Mitteilung der Kommission „Methoden und Qualitatssicherung in der Umweltmedizin”): Schimmelpilzbelastung in Innenraumen – Befunderhebung, gesundheitliche Bewertung und MaBnahmen. Bundesgesundh. Bl. 2007, 50, pp. 1308-1323

[19] Gabrio, T., Link, B., Weidner, U., ZOllner, I., Innenraumrelevante Schimmelpilze im Zusammenhang mit Allergien. Derm. 2007,13, pp. 27-35

[20] Landesgesundheitsamt Baden-Wurttemberg, Umweltmykologie GbR Berlin, Standardisierung von Nachweismethoden fur Schimmelpilze im Innenraum zur Vorbereitung von bundesweiten Ringversuchen, Stuttgart, 2003

[21] Bremer Umweltinstitut. Schimmel an der Wand – Mucke oder Elefant? Bremer Reihe Umwelt & Arbeit, 2. Auflage Januar2006. ISBN 3-9803930-5-4

[22] Trautmann, C, Aussagekraft von Schimmelpilzuntersuchungen, In: Schimmelpilze sicher erkennen, bewerten und sanieren. 9. Pilztagung des Berufsverbandes Deutscher Baubiologen VDB, 9. bis 10 Juni 2005 Hamburg, ISBN 3-9808428-9-4

[23] Seidl, H.P., Gabrio, T., Qualitatssicherung bei der Messung von Schimmelpilzen. In: KRdL- Experten-Forum Mikrobielle Luftverunreinigungen, 13./14. Oktober 2005 Freising, KRdL- Schriftenreihe, 35, pp. 157-176, ISBN 3-931384-53-5, 2005,

[24] Gabrio, T., Dill, I., Trautmann, C, Weidner, U., Schimmelpilze in Luft – Probenahme und Bestimmung, Validierung von Probenahmeverfahren zur Bestimmung von Schimmelpilzen in Luft. Bundesgesundh. Bl. 2005,48, pp. 3-11

[25] Gabrio, T., Szewzyk, R., Weidner, U., Grenzen der Anwendung von Sedimentationsplatten zum Nachweis von Schimmelpilzbelastungen in Innenraumen. Gefahrstoffe – Reinh. Luft 2006, 66 pp. 378-382

[26] Gabrio, T., Dill, I., Trautmann, C, Weidner, U., Schimmelpilze im Hausstaub – Probenahme und Bestimmung. Bundesgesundh. BI. 2005, 48, pp. 21-28

[27] Gabrio, T., Seidl, H.P., Szewzyk, R. Trautmann, C, Weidner, U., Aussagekraft von Luft- und Hausstaubuntersuchungen im Zusammenhang mit Schimmelpilzproblemen im Innenraum. Gefahrstoffe – Reinh. Luft 2005, 65, pp. 106-113

[28] Landesgesundheitsamt Baden-Wurttemberg Handlungsempfehlung fur die Sanierung von mit Schimmelpilzen befallenen Innenraumen, Stuttgart Februar 2004, http://www.gesundheit.samt- bw.de/servlet/PB/show/1154726/0204 Handlungsempfehlunq Schimmelpilze.pdf

[29] Gabrio, t., Seidl, H.P., Szewzyk, R., Trautmann, C, Weidner, U., Ringversuch „Innenraumrelevante Schimmelpilze” mit realen Proben. Gefahrstoffe – Reinh. Luft 2005, 65, pp. 353-357

[30] Seidl, H.P., Gabrio, T., Weidner, U., Dill, I., Fischer, G., GrOn, L, Hoekstra, E., Rabe, R., Samson, R.A., Trautmann, C, Ringversuch .Innenraumrelevante Schimmelpilze”. Bundesgesundh. Bl. 2005, 48, pp. 36-42

[31] Gabrio, t., Dill, I., Fischer, G., grOn, l, Rabe, R., Samson, R., Seidl, H.P., Szewzyk, R., Trautmann, C, Warscheid, T., Weidner, U., Ringversuch – Differenzierung von innenraumrelevanten Schimmelpilzen. Allergologie 2003, 26, pp. 95-102

[32] Gabrio.T., Dill, I., Fischer, G., GrOn, L, Rabe, R., Samson, R., Seidl, HP., Szewzyk, R„ Trautmann, C, Warscheid, T., Weidner, U., Strategien und Ziele der Etablierung eines Ringversuchs “Differenziemng von innenraumrelevanten Schimmelpilzen. Mycoses 2003, 46. pp. 95-102.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10736-19:2017 (ISO 16000-19:2012) VỀ KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ – PHẦN 19: CÁCH THỨC LẤY MẪU NẤM MỐC
Số, ký hiệu văn bản TCVN10736-19:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản