TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10736-28:2017 (ISO 16000-28:2008) VỀ KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ – PHẦN 28: XÁC ĐỊNH PHÁT THẢI MÙI TỪ CÁC SẢN PHẨM XÂY DỰNG SỬ DỤNG BUỒNG THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10736-28:2017

ISO 16000-28:2008

KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ – PHẦN 28: XÁC ĐỊNH PHÁT THẢI MÙI TỪ CÁC SẢN PHẨM XÂY DỰNG SỬ DỤNG BUỒNG THỬ

Indoor air – Part 28: Determination of odour emissions from building products using test chambers

Lời nói đầu

TCVN 10736-28:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 16000-28:2008.

TCVN 10736-28:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 146 Chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10736 (ISO 16000) Không khí trong nhà gồm các phần sau:

– TCVN 10736-1: 2015 (ISO 16000-1:2004) Phần 1: Các khía cạnh chung của kế hoạch lấy mẫu;

– TCVN 10736-2:2015 (ISO 16000-2:2004) Phần 2: Kế hoạch lấy mẫu formaldehyt;

– TCVN 10736-3:2015 (ISO 16000-3:2011) Phần 3: Xác định formaldehyt và hợp chất cacbonyl khác trong không khí trong nhà và không khí trong buồng thử – Phương pháp lấy mẫu chủ động;

– TCVN 10736-4:2015 (ISO 16000-4:2011) Phần 4: Xác định formaldehyt – Phương pháp lấy mẫu khuếch tán;

– TCVN 10736-5:2015 (ISO 16000-5:2007) Phần 5: Kế hoạch lấy mẫu đối với hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC);

– TCVN 10736-6:2016 (ISO 16000-6:2011) Phần 6: Xác định hợp chất hữu cơ bay hơi trong không khí trong nhà và trong buồng thử bằng cách lấy mẫu chủ động trên chất hấp phụ Tenax TA®, giải hấp nhiệt và sắc ký khí sử dụng MS hoặc MS-FID;

– TCVN 10736-7:2016 (ISO 16000-7:2007) Phần 7: Chiến lược lấy mẫu để xác định nồng độ sợi amiăng truyền trong không khí;

– TCVN 10736-8:2016 (ISO 16000-8:2007) Phần 8: Xác định thời gian lưu trung bình tại chỗ của không khí trong các tòa nhà để xác định đặc tính các điều kiện thông gió;

– TCVN 10736-9:2016 (ISO 16000-9:2006) Phần 9: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất – Phương pháp buồng th phát thải;

– TCVN 10736-10:2016 (ISO 16000-10:2006) Phần 10: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất – Phương pháp ngăn thử phát thi;

– TCVN 10736-11:2016 (ISO 16000-11:2006) Phần 11: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất – Lấy mẫu, bảo quản mẫu và chuẩn bị mẫu thử;

– TCVN 10736-12:2016 (ISO 16000-12:2008) Phần 12: Chiến lược ly mẫu đối với polycloro biphenyl (PCB), polycloro dibenzo-p-dioxin (PCDD), polycloro dibenzofuran (PCDF) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH);

– TCVN 10736-13:2016 (ISO 16000-13:2008) Phần 13: Xác định tổng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo-p-dioxin/polycloro dibenzofuran (PCDD/PCDF) – Thu thập mẫu trên cái lọc được hỗ trợ bằng chất hấp phụ;

– TCVN 10736-14:2016 (ISO 16000-14:2009) Phần 14: Xác định tổng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo-p-dioxin/polycloro dibenzofuran (PCDD/PCDF) – Chiết, làm sạch và phân tích bằng sắc ký khí phân giải cao và khối phổ.

– TCVN 10736-15:2017 (ISO 16000-15:2008) Phần 15: Cách thức lấy mẫu nitơ dioxit (NO2).

– TCVN 10736-16:2017 (ISO 16000-16:2008) Phn 16: Phát hiện và đếm nấm mốc – Ly mẫu bằng cách lọc.

– TCVN 10736-17:2017 (ISO 16000-17:2008) Phần 17: Phát hiện và đếm nấm mốc – Phương pháp nuôi cấy.

– TCVN 10736-18:2017 (ISO 16000-18:2011) Phần 18: Phát hiện và đếm nấm mốc – Lấy mẫu bằng phương pháp va đập.

 TCVN 10736-19:2017 (ISO 16000-19:2012) Phần 19: Cách thức lấy mẫu nấm mốc.

– TCVN 10736-20:2017 (ISO 16000-20:2014) Phần 20: Phát hiện và đếm nấm mốc – Xác định số đếm bào tử tổng số.

– TCVN 10736-21:2017 (ISO 16000-21:2013) Phần 21: Phát hiện và đếm nấm mốc – Lấy mẫu từ vật liệu.

– TCVN 10736-23:2017 (ISO 16000-23:2009) Phần 23: Th tính năng để đánh giá sự giảm nồng độ formaldehyt do vật liệu xây dựng hấp th.

– TCVN 10736-24:2017 (ISO 16000-24:2009) Phần 24: Thử tính năng để đánh giá sự giảm nồng độ hợp chất hữu cơ bay hơi (trừ fomaldehyt) do vật liệu xây dựng hấp thu.

– TCVN 10736-25:2017 (ISO 16000-25:2011) Phần 25: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bán bay hơi từ các sản phẩm xây dựng – Phương pháp buồng thử nhỏ.

– TCVN 10736-26:2017 (ISO 16000-26:2012) Phần 26: Cách thức lấy mẫu cacbon dioxit (CO2)

– TCVN 10736-27:2017 (ISO 16000-27:2014) Phần 27: Xác định bụi sợi lắng đọng trên bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) (phương pháp trc tiếp)

– TCVN 10736-28:2017 (ISO 16000-28:2012) Phần 28: Xác định phát thải mùi từ các sản phẩm xây dựng sử dụng buồng thử.

– TCVN 10736-29:2017 (ISO 16000-29:2014) Phần 29: Phương pháp thử dùng cho các thiết bị đo hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC).

– TCVN 10736-30:2017 (ISO 16000-30:2014) Phần 30: Th nghiệm cảm quan của không khí trong nhà.

– TCVN 10736-31:2017 (ISO 16000-31:2014) Phần 31: Đo chất chống cháy và chất tạo dẻo trên nền hợp chất phospho hữu cơ-este axit phosphoric.

– TCVN 10736-32:2017 (IS16000-32:2014) Phần 32: Khảo sát tòa nhà để xác định sự xuất hiện của các chất ô nhiễm.

– TCVN 10736-33:2017 (ISO 16000-33:2017) Phần 33: Xác định phtalat bằng sắc ký khí/khối ph (GC/MS).

Lời giới thiệu

Đánh giá mùi là một phương pháp bổ sung cho các thử nghiệm hóa học xác định phát thải từ các sản phẩm xây dựng.

Việc xác định tính chấp nhận mùi, cường độ và mức độ cảm thụ, và cường độ phát thải từ các sản phm xây dựng sử dụng buồng thử có mục đích như:

– Cung cấp dữ liệu hữu ích cho các nhà sản xuất, nhà xây dựng và người dùng cuối cùng để đánh giá tác động của các sản phẩm xây dựng đến chất lượng không khí trong nhà;

– Thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm đã được cải thiện.

Phương pháp này cũng có thể được sử dụng cho đồ nội thất.

Các tiêu chuẩn ISO 16017 [31][32] và ISO I2219 [26] – [30] chú trọng vào các phép đo các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).

 

KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ – PHẦN 28: XÁC ĐỊNH PHÁT THẢI MÙI TỪ CÁC SẢN PHẨM XÂY DỰNG SỬ DỤNG BUỒNG THỬ

Indoor air – Part 28: Determination of odour emissions from building products using test chambers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sử dụng các buồng thử được xác định trong TCVN 10736-9 (ISO 16000- 9) và quy trình đánh giá để xác định các mùi khó chịu phát ra từ các sản phẩm xây dựng mới được sản xuất trong điều kiện khí hậu được xác định. Phương pháp này về nguyên tắc, cũng có thể được áp dụng cho các sản phẩm lão hóa. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho các buồng thử khác nhau được dùng để xác định các phát thải từ các sản phẩm xây dựng.

CHÚ THÍCH  Tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng cho các sản phẩm hoặc các vật liệu khác.

Lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản vật liệu thử nghiệm cũng như chuẩn bị mẫu th được mô tả trong TCVN 10736-11 (ISO 16000-11).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10736-9:2016 (ISO 16000-9:2006) Phần 9: Xác định phát thi của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội tht- Phương pháp buồng thử phát thải;

TCVN 10736-11:2016 (ISO 16000-11:2006) Phần 11: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất – Lấy mẫu, bảo quản mẫu và chuẩn bị mẫu thử;

ISO 554:1976 Standard atmospheres for conditioning and/or testing – Specifications (Không khí tiêu chuẩn để ổn định hóa và/hoặc th nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật).

EN 13725, Air quality – Determination of odour concentration by dynamic olfactometry (Chất lượng không khí – Xác định nồng độ mùi bằng phép đo khứu giác động học)

3  Thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu, đơn vị và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và định nghĩa sau đây được áp dụng.

3.1.1

Mùi (odour)

Mùi dễ chịu hay khó chịu do các hợp chất hóa học tỏa ra không khí trong nhà từ một sản phẩm xây dựng hoặc vật liệu.

3.1.2

Khả năng chấp nhận được (acceptability)

Đánh giá phát thải mùi vào không khí trong nhà có thể được xác định theo một thang đo phân bố từ “rõ ràng chấp nhận được” cho “rõ ràng không thể chấp nhận được” được thiết lập theo giá trị trên thang đánh giá đã xác định.

3.1.3

Cường độ nhận biết được (perceived intensity)

Thông số để đánh giá cường độ mùi dựa trên một thang đo có thể so sánh được.

CHÚ THÍCH  Xem ISO 5492: 2008, 2.8, 2.9 và 4.30.

3.1.4

Mức độ cảm thụ (hedonic tone)

Hiệu ứng mùi, có thể được xác định theo một thang đo phân bố từ “cực kỳ dễ chịu” đến “rất khó chịu”.

3.1.5

Lựa chọn đội đánh giá (panel selection)

Quy trình để xác định ra những người có đủ điều kiện để làm thành viên của đội đánh giá.

3.1.6

Sự mệt mỏi cảm giác (sensory fatigue)

Hình thức thích ứng cảm giác, trong đó sự giảm độ nhạy cảm xảy ra.

3.1.7

Thích ứng cảm giác (sensory adaptation)

Sự thay đổi tạm thời của độ nhạy cảm của một giác quan do sự kích thích liên tục và/hoặc lặp đi lặp lại, mà độ nhạy cảm đó có thể đảo ngược.

[ISO 5492: 2008, định nghĩa 2.6]

3.1.8

Bệnh giảm khứu giác (anosmia)

Thiếu nhạy cảm với một số kích thích khứu giác do các khiếm khuyết sinh lý học, mà độ nhạy cảm đó không thể đảo ngược.

CHÚ THÍCH  Theo tiêu chuẩn ISO 5492: 2008, 2.32.

3.1.9

Đội đánh giá cảm quan mùi (sensory odour panel)

Nhóm đánh giá viên được đào tạo hoặc chưa qua đào tạo thực hiện việc đánh giá cảm quan sự phát ra mùi từ các sản phẩm hoặc vật liệu xây dựng.

CHÚ THÍCH  Xem ISO 5492: 2008, định nghĩa 1.9.

3.1.10

Trưởng đội đánh giá (panel leader)

Người có nhiệm vụ chính là quản lý các hoạt động của đội đánh giá và tuyn dụng, đào tạo và giám sát các đánh giá viên.

3.1.11

Thành viên đội đánh giá (panel member)

Người được chấp nhận để đánh giá mùi.

3.1.12

Đội đánh giá chưa qua đào tạo (untrained panel)

Đội đánh giá bao gồm các thành viên đánh giá sự phát ra mùi mà không cn bất kỳ đào tạo nào về tham chiếu mùi.

3.1.13

Đội đánh giá được đào tạo (trained panel)

Đội đánh giá bao gồm các thành viên là những người đã được đào tạo để đánh giá cường độ của sự phát thải mùi.

3.1.14

T lệ trao đi không khí (air exchange rate)

Tỷ số thể tích của không khí sạch đưa vào buồng thử theo giờ và dung tích buồng th trống rỗng được đo bằng đơn vị giống hệt nhau.

3.1.15

Lưu lượng không khí đu ra (outlet air flow rate)

Th tích không khí trên một đơn vị thời gian tại đầu ra của buồng.

CHÚ THÍCH  Lưu lượng dòng không khí đầu ra được thể hiện theo thể tích trên giây.

3.1.16

Vận tốc không khí (air velocity)

Vận tốc không khí trên bề mặt của mẫu thử.

3.1.17

Lưu lượng không khí riêng theo diện tích (area specific air flow rate)

Tỉ số giữa lưu lượng không khí cấp và diện tích của mẫu thử.

3.1.18

Sản phẩm xây dựng (building product)

Vật liệu hoặc cấu kiện xây dựng được sản xuất để kết hợp vĩnh cửu với nhau trong các công việc xây dựng.

CHÚ THÍCH  Một sản phẩm xây dựng có thể là rắn, lỏng hoặc kết hợp [xem TCVN 10736-11 (ISO 16000-11)]. Ví dụ 1 Ví dụ về các sản phẩm xây dựng thể rắn bao gồm ván sàn, tường bao che, vật liệu trần.

VÍ DỤ 2  Ví dụ về các sản phẩm xây dựng thể lỏng bao gồm sơn, vecni, dầu, sáp, các hợp chất làm phẳng, vữa trát tường, vữa, bê tông, chất kết dính, cht bịt kín và chất phủ bề mặt.

VÍ DỤ 3  Ví dụ về các sản phẩm xây dựng kết hợp bao gồm các ứng dụng dính ghép, chẳng hạn như tấm ph sàn và tường, được cố định trên công trường xây dựng trên các bề mặt sử dụng chất kết dính.

3.1.19

Bộ khuếch tán (diffuser)

Thiết bị được tạo hình phễu dùng đ đánh giá mùi từ buồng thử hoặc từ một bình chứa mẫu mùi.

3.1.20

Mặt nạ (mask)

Thiết bị phụ trợ đánh giá mùi dùng cho trường hp khí các thể tích khí thải không thể đạt được theo yêu cầu của bộ khuếch tán.

3.1.21

Buồng th (test chamber)

Buồng kín có các thông số hoạt động được kiểm soát để xác định các hợp cht hữu cơ bay hơi và các mùi phát ra từ các mẫu thử nghiệm được chuẩn bị từ sản phẩm xây dựng.

3.1.22

Phòng thử nghiệm (test room)

Phòng, nơi diễn ra thử nghiệm mùi.

3.1.23

Không khí sạch (clean air)

Không khí không mùi.

Xem 3.1.29.

3.1.24

Hệ số ti sản phẩm (product loading factor)

Tỷ số diện tích bề mặt tiếp xúc của mẫu thử và thể tích buồng thử trống không.

3.1.25

Dụng cụ chứa mẫu (sample container)

Đồ vật dùng để chứa đựng hoặc dùng đ vận chuyển các mẫu mùi từ buồng thử đến phòng thử nghiệm và để đưa mẫu cho các các thành viên đội đánh giá.

VÍ DỤ  Một dụng cụ cha có thể là một thùng bằng carton, một chiếc can, một cái ống, túi hoặc bao bì.

3.1.26

Mu (sample)

Một phần hoặc một mẩu của một sản phẩm xây dựng như có ở trên thị trường.

3.1.27

Mu thử (test specimen)

Một phần của mẫu được chuẩn bị riêng cho phép thử phát thi trong buồng thử để mô phỏng các trạng thái phát thải mùi của vật liệu hoặc sản phẩm đang được thử nghiệm.

3.1.28

Mẫu mùi (odour sample)

Mu không khí được thu thập từ lối ra của buồng thử vào trong các thùng chứa và đang được thử nghiệm về mùi của nó.

CHÚ THÍCH  Một ví dụ của một container là một chiếc túi mềm linh hoạt.

3.1.29

Tính không mùi (Odourlessness)

Mùi được đánh giá bi đội đánh giá ở dưới giá trị được yêu cầu.

3.2  Ký hiệu và đơn vị

Trong tiêu chuẩn này, các ký hiệu sau đây được áp dụng

Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
L Hệ số chứa sản phẩm m2/m3
n Tỉ lệ trao đi không khí các trao đổi trên 1 giờ
qVA Lưu lượng dòng khí riêng theo diện tích (n/L) m3/m2 và giờ
A Diện tích bề mặt m2
Π Cường độ nhận biết được Đơn vị cường độ mùi pi
qv,c Lưu lượng dòng không khí cấp theo thể tích m3/giờ

3.3  Thuật ngữ viết tắt

Đối với các mục đích của tài liệu này, các thuật ngữ viết tắt dưới đây được áp dụng.

FEP (tetrafluoroethylene hexafluoropropylene copolymer)
PVF (polyvinyl florua)
PET (polyethylene terephthalat)
PU (perceptual unit) đơn vị nhận biết
RH (relative humidity) độ m tương đối
QA (quality assurance) đảm bảo chất lượng
QAPP (quality assurance project plan) kế hoạch dự án đảm bảo chất lượng
QC (quality control) kiểm soát chất lượng
VOC (volatile organic compound) hợp chất hữu cơ bay hơi

4  Nguyên tắc

Phát thải mùi từ các sản phẩm xây dựng được đo sử dụng đội đánh giá cảm quan mùi. Xác định mùi có th được tiến hành đồng thời với các phép đo phát thải hóa học theo tiêu chuẩn TCVN 10736 – 9 (ISO 16000-9). Các đặc tính mùi được đề cập trong tiêu chuẩn này là khả năng chấp nhận được và cường độ nhận biết được. Tùy thuộc vào công việc đo lường, khả năng chấp nhận, cường độ nhận biết được hoặc cả hai đặc đim được xác định.

Tùy thuộc vào nhiệm vụ đo, xác định mức độ cảm thụ có thể được sử dụng như một phương pháp bổ sung của các đánh giá này.

5  Thiết bị thử nghiệm

5.1  Khái quát

Một cơ sở được thiết kế và vận hành để xác định mùi phát ra từ các sản phẩm xây dựng bao gồm một buồng th chứa các mẫu thử. Buồng thử này được đặt trong một phòng thử nghiệm thông thoáng không có mùi. Môi trường làm việc cho các thành viên đội đánh giá chứa buồng thử nghiệm phải dễ chịu và không mùi. Bất kỳ phát thải mùi nào từ các thiết bị, đồ nội thất và vật liệu (sơn, giấy dán tường và sàn nhà và đồ nội thất, v.v.) được lắp đặt trong phòng thử nghiệm này phải được loại bỏ. Các phòng thử nghiệm mà trong đó đánh giá cảm quan được thực hiện cần phải tuân theo các yêu cầu chung được mô tả trong 6.8.1.

Các buồng thử cần phải có một hệ thống tạo không khí và độ ẩm, một hệ thống hòa trộn không khí và các hệ thống giám sát và kiểm soát để đảm bảo rằng các thử nghiệm được thực hiện phù hợp với các điều kiện được quy định trong TCVN 10736-9 (ISO 16000-9).

Lối ra của buồng thử cần phải được điều chỉnh phù hp để đánh giá trực tiếp mùi với một bộ khuếch tán hoặc mặt nạ hoặc để lấy mẫu không khí của buồng vào trong vật chứa.

Nếu đánh giá mùi được thực hiện trực tiếp từ lối ra của buồng thử, thì vật liệu buồng phải là không trong suốt (không xuyên thấu) hoặc buồng cần được che phủ để tránh các thành viên của đội đánh giá bị ảnh hưởng do nhận biết thị giác về vật liệu trong thử nghiệm.

Thông số kỹ thuật và các yêu cầu chung, áp dụng cho tất cả các loại buồng thử, được nêu ra trong tiêu chuẩn này.

5.2  Thiết bị dụng cụ

Các thiết bị cần thiết để thực hiện một phép thử nghiệm phát thải mùi là như sau.

5.2.1  Cung cấp không khí sạch, ví dụ như không khí nén tinh khiết hoặc không khí tổng hợp trong bình chứa khí hoặc không khí không mùi từ phòng thử nghiệm.

5.2.2  Hệ thống buồng th

5.2.3  Hệ thống làm ẩm

5.2.4  Các hệ thống giám sát độ ẩm không khí, nhiệt độ và vận tốc không khí

5.2.5  Lưu lượng kế

5.2  Tác nhân làm sạch, để làm sạch các vách buồng thử và bộ khuếch tán hoặc mặt nạ.

5.2.7  Thiết bị để đo hỗn hợp của không khí

5.2.8  Thiết bị để lấy mẫu mùi và đánh giá.

5.3  Buồng th và vật liệu của thiết bị

Các vật liệu được sử dụng trong thiết bị buồng thử cần phải không mùi, trơ và không hấp thụ (xem 6.8.1).

Buồng th và các bộ phận của hệ thống lấy mẫu tiếp xúc với các mùi phát ra thường được làm bằng thép không g với bề mặt được xử lý (đánh bóng) hoặc bằng thủy tinh. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp các yêu cầu trong 8.1 và 6.8.1 cần phải được đáp ứng.

Các vật liệu khác có thể được sử dụng cho các thiết bị phối trộn, ví dụ như quạt, vật liệu làm kín và thùng đựng mẫu mùi. Những vật liệu này cần phải phát ra mùi thấp và hấp thụ mùi thấp và phải không đóng góp cho nền mùi buồng thử.

5.4  Phương tiện cung cấp và pha trộn không khí

Các buồng thử cần phải có các phương tiện (ví dụ bộ kiểm soát lưu lượng bằng điện tử) có khả năng liên tục kiểm soát vận tốc trao đổi không khí tại một giá trị cố định với độ chính xác ± 5 %.

Các buồng thử cần phải được thiết kế để đảm bảo sự hòa trộn thích hợp của không khí buồng thử.

CHÚ THÍCH  Các quạt, các bộ khuếch tán đầu vào và đầu ra, sàn đục lỗ và tấm vách ngăn được sử dụng để có được sự phối trộn đầy đủ.

5.5  Tính kín khí

Buồng thử cần phải kín để tránh trao đi không khí không kiểm soát được với không khí bên ngoài.

Buồng thử cần phải được vận hành  áp suất hơi cao trên áp suất khí quyển để tránh mọi ảnh hưởng từ không khí trong phòng thí nghiệm.

Buồng thử được coi là đủ kín nếu ít nhất một trong các yêu cầu sau đây được thỏa mãn:

– Rò r khí ít hơn 0,5 % th tích buồng mỗi phút tại mức quá áp 1000 Pa;

– Rò rỉ khí ít hơn 5 % của lưu lượng dòng khí cung cấp.

5.6  Thiết bị lấy mẫu và đánh giá mùi

5.6.1  Giao diện đánh giá mùi

Giao diện đánh giá mùi phải đảm bảo rằng

– Luồng không khí là đủ để đảm bo rằng các thành viên đội đánh giá ch hít không khí mẫu trong quá trình đánh giá, và

– Tránh được sự hấp phụ đáng kể lên bề mặt và giao diện không có phát thải khí của riêng nó để làm ảnh hưởng vào không khí mẫu.

5.6.2  Phương pháp bộ khuếch tán tiêu chuẩn

Giao diện đánh giá mùi bao gồm một bộ khuếch tán, được kết nối với đầu ra của buồng thử. Bộ khuếch tán này và các bề mặt bên trong của ống kết nối cần phải là thép không g và được xử lý (đánh bóng) hoặc bằng thủy tinh. Không khí thải ra từ bộ khuếch tán cần phải từ 0,6 l/s đến 1 l/s. Luồng không khí tại đầu ra của bộ khuếch tán phải không đổi trong suốt thời gian của mỗi thí nghiệm. Thiết kế của bộ khuếch tán đo lường phải đảm bảo rằng không có không khí xung quanh bị hút vào và bị trộn lẫn với không khí mẫu. Một góc m (cả hai bên) lên đến 12° đảm bảo một dòng chảy đồng nhất của không khí mẫu.

CHÚ THÍCH  Trong trường hợp hoạt động ngồi hít không khí từ một bộ khuếch tán cụ thể, thì lưu lượng dòng không khí tối thiểu là 20 l/min (0,33 l/s) là có thể đáp ứng được (xem EN 13725).

Khi sử dụng lưu lượng dòng không khí tối thiểu là 20 l/min, nồng độ mùi cho loại bộ khuếch tán này cần phải được xác nhận dựa theo phương pháp bộ khuếch tán tiêu chuẩn.

5.6.3  Các phương pháp khác

Lựa chọn thay thế cho bộ khuếch tán tiêu chuẩn như mặt nạ mùi (ví dụ, xem Phụ lục C) có thể được sử dụng nếu phương pháp này được chứng minh để đáp ứng các yêu cầu của 5.6.1. Một mặt nạ mùi có thể được sử dụng trong trường hợp lưu lượng dòng không khí đặc thù theo diện tích (xem 6.5) trong buồng th nhỏ không đáp ứng được các yêu cầu của lưu lượng dòng không khí từ bộ khuyếch tán (xem 5.6.2), ví dụ với sản phẩm xây dựng cồng kềnh. Dung tích tối thiểu của một mặt nạ cn phải bằng 1,5 l để ba hơi th sâu bằng 0,5 l từ không khí buồng thử có th chảy liên tục qua mặt nạ. Mặt nạ được làm bằng vật liệu không mùi, ví dụ như thép không g hoặc thủy tinh. Các kết quả của phương pháp này cần được xác nhận dựa theo phương pháp bộ khuếch tán tiêu chuẩn.

5.6.4  Các dụng cụ chứa mẫu

5.6.4.1  Cần phải thực hiện lấy mẫu vào trong một dụng cụ chứa khi không đáp ứng được các yêu cầu sau (xem Phụ lục D):

– Lưu lượng không khí tại đầu ra của buồng thử phát thải là không đủ cao đ đảm bảo rằng không xy ra hòa trộn không khí với không khí xung quanh trong quá trình đánh giá cảm quan;

– Môi trường của buồng thử phát thải không tuân thủ các yêu cầu của 6.8.1 liên quan đến các yêu cầu của nền mùi của các phòng th nghiệm cảm quan.

Dụng cụ chứa mẫu không được gây ra bất kỳ sự thay đổi của mùi được lấy mẫu. Dụng cụ chứa mẫu do đó cần phải kín khí, không mùi, không thấm và không hút bám.

5.6.4.2  Cho đến nay, các vật liệu sau đây được coi là thích hợp cho các dụng cụ chứa mẫu:

– Tetrafluoroethylen hexafluoropropylen copolymer (FEP);

– Polyvinyl florua [PVF, Tedlar®1)];

– Polyethylene terephthalate [PET, Nalophan NA®2].

Đánh giá mùi từ dụng cụ chứa mẫu cần được thực hiện với một bộ khuếch tán hoặc mặt nạ đáp ứng yêu cầu trong 5.6.1 và 6.8.1.

Các mẫu cần được phân tích càng sớm càng tốt sau khi ly mẫu. Sau một thời gian lưu giữ hơn 6 h, cần được chứng minh không có thay đổi hóa học trong các thùng chứa.

Tính năng của dụng cụ chứa mẫu có thể được xác nhận như mô tả trong Phụ lục D.

Sau khi lấy mẫu, các dụng cụ chứa mẫu cần được lưu giữ trong cùng nhiệt độ như được yêu cầu của buồng thử.

Tất cả quá trình có thể gây ra sự suy giảm lũy tiến theo thời gian của chất mùi đã lấy mẫu, ví dụ như hp phụ, khuếch tán và phản ứng hóa học. Các thử nghiệm cho thấy các tổn thất sau 24 h đến 30 h lưu giữ có thể đáng kể đối với một số cht. Các mẫu cần phải không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng ban ngày mạnh để giảm thiểu các phản ứng (quang) hóa học (xem EN 13725).

6  Điều kiện thử nghiệm

6.1  Khái quát

Các điều kiện thử nghiệm được mô tả trong TCVN 10736- 9 (ISO 16000- 9) và cần được đáp ứng.

Tất c các biện pháp kiểm soát để xác minh các điều kiện thử nghiệm cần phải có thể được truy nguyên theo một tiêu chuẩn tham chiếu theo quy trình đảm bo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC) (xem Phụ lục A).

6.2  Nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong buồng thử

Các phép th được thực hiện  điều kiện tiêu chuẩn ở nhiệt độ 23 °C ± 2 °C và độ ẩm tương đối (RH) là 50 % ± 5 % RH (như nêu trong ISO 554).

Đối với sản phẩm ứng dụng trong điều kiện khí hậu khác, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí thay thế có thể được sử dụng, tốt nhất là theo như quy định trong ISO 554.

Nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong buồng thử cần được theo dõi và ghi lại liên tục chính xác đến nhiệt độ ± 1,0 ° và ± 3 % RH.

Nhiệt độ có thể được kim soát bằng một trong cách đặt buồng thử trong một vị trí được điều khiển theo nhiệt độ yêu cầu (xem EN 13725) hoặc bằng cách duy trì nhiệt độ bên trong buồng th. Trong trường hợp sau, các vách tường buồng th được cách ly hiệu quả để tránh ngưng tụ hơi nước trên các vách tường bên trong của buồng th.

Độ ẩm tương đối có th được kiểm soát bằng sử dụng các hệ thống khác nhau, hoặc là kiểm soát độ ẩm bên ngoài của không khí sạch cấp hoặc kiểm soát độ ẩm bên trong của không khí trong buồng thử. Trong trường hợp sau, cần phi chú ý để tránh ngưng tụ hoặc tạo tia nước trong buồng thử.

6.3  Chất lượng không khí cấp và nồng độ nền trong buồng thử

Không khí cấp phải không mùi ở các mức tốt hơn so với yêu cầu của nền mùi buồng thử (xem 6.8.1).

Các nền mùi buồng thử phải đủ thấp để không ảnh hưởng vào các phép xác định mùi (xem 6.8.1).

Nước được sử dụng cho làm ẩm phải không có mùi.

6.4  Vận tốc không khí trong buồng thử

Vận tốc không khí  gần bề mặt của mẫu thử phải là trong khoảng 0,1 m/s đến 0,3 m/s.

Vận tốc khí trong buồng thử cần phải được đo ít nhất tại một vị trí, phía trên trung tâm của mẫu thử, và  khoảng cách 10 mm tính từ mặt bị tiếp xúc của mẫu thử. Điểm đo khác cũng cần phải được lựa chọn, tại các vị trí đại diện, tùy thuộc vào kích thước của mẫu thử.

CHÚ THÍCH 1  Thiết bị phù hợp cho các phép đo vận tốc không khí là dây nóng hoặc máy đo gió màng mỏng được hiệu chuẩn trong khoảng 0,1 m/s đến 0,5 m/s.

CHÚ THÍCH 2  Vận tốc không khí có thể quan trọng đối với phát thải bay hơi được kiểm soát, ví dụ từ một số sản phẩm lỏng. Điều này phụ thuộc vào các chất nền.

6.5  Lưu lượng dòng khí riêng theo diện tích và tỷ lệ trao đi không khí trong buồng thử

Nồng độ mùi từ các sản phẩm xây dựng trong một không gian phụ thuộc vào lưu lượng không khí riêng theo diện tích được lựa chọn như là một tham số trong việc thiết kế các điều kiện thử nghiệm phát thải khí. Lưu lượng không khí riêng theo diện tích cần phải được điều chỉnh trong các phép thử nghiệm tùy thuộc vào việc sử dụng các vật liệu dự kiến bên trong tòa nhà. Với mục đích này, một mô hình phòng được xác định với một diện tích sàn bằng 7 m2, chiều cao phòng 2,5 m và một tỷ lệ trao đi không khí là 0,5 h1 (Phụ lục H). Các yếu tố tải được tính toán trong đó mô tả các diện tích bề mặt của vật liệu xây dựng đang được th nghiệm liên quan đến thể tích không khí của phòng tiêu chuẩn.

Lưu lượng dòng không khí riêng theo diện tích giữa lưu lượng không khí, diện tích bề mặt, tỉ lệ trao đổi không khí và hệ số tải được tính theo Công thức (1):

qV,A  

(1)

Trong đó

qV,A  là lưu lượng không khí riêng theo diện tích, tính theo mét khối/giờ/mét vuông;

qV,c  là lưu lượng thể tích dòng không khí cấp, tính theo mét khối/giờ;

A  là diện tích bề mặt, theo mét vuông;

n  là tỷ lệ trao đổi không khí, trên một giờ;

L  là hệ số tải, theo mét vuông trên mét khối.

Ví dụ về các hệ số tải và lưu lưng không khí riêng theo diện tích được đưa ra trong Phụ lục H.

Tỷ lệ trao đổi không khí trong buồng th cần được thường xuyên kiểm tra với một tần suất tối thiểu 12 tháng, hoặc bằng cách sử dụng một đồng hồ đo khí hiệu chuẩn hoặc quy trình khí đánh dấu. Tỉ lệ trao đổi không khí cần phải không thay đổi quá ± 3% giá trị thiết lập.

Lưu lượng dòng không khí phải được theo dõi và ghi lại liên tục với độ chính xác ± 3%.

QUAN TRỌNG  Nếu phép th nghiệm được thực hiện trên lối ra với lưu lượng kế, mà không được lắp đặt cố định, áp suất ngược được tạo ra do dụng cụ đo có thể làm giảm lưu lượng không khí qua buồng th.

CHÚ THÍCH  Với tỉ lệ trao đổi không khí được yêu cầu là 0,5 h1, việc sử dụng phương pháp bộ khuếch tán tiêu chuẩn đòi hỏi sử dụng buồng thử đủ lớn như 1m3 hoặc lớn hơn hoặc sử dụng của một dụng cụ chứa mẫu.

Về kích thước tối thiểu của một mặt nạ, dòng không khí đầu ra đi vào trong mặt nạ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong 5.6.3.

6.6  Tính kín khí của buồng th

Tính kín khí của buồng thử cần phải được kiểm tra thường xuyên, bằng cách đo giảm áp, bằng cách so sánh các phép đo đồng thời lưu lượng không khí ở lối vào và lối ra hoặc bằng cách đo sử dụng pha loãng khí đánh dấu.

6.7  Hiệu suất sự pha trộn không khí bên trong buồng thử

Các phép thử nghiệm để xác định hiệu suất của sự phối trộn không khí cần được tiến hành với mẫu thử nghiệm hoặc các cht nền trơ của các mẫu thử nằm trong buồng thử.

CHÚ THÍCH  Một cách tiếp cận để xác định không khí buồng thử được trộn đầy đ phù hợp hay không bằng pha trộn một loại khí đánh dấu với khí đầu vào  nồng độ và lưu lượng dòng không đổi, và đo nồng độ đầu ra của buồng thử theo thời gian. Lập đồ thị nồng độ buồng th so với thời gian sau đó được so sánh với đ thị lý thuyết cho một buồng th được phối trộn hoàn toàn. Quy trình có thể được điều chỉnh theo đồ thị lý thuyết bằng bình phương tối thiểu phù hợp với các dữ liệu được đo bằng sử dụng thể tích của buồng thử như là một biến số. Th tích buồng thử thực tế sau đó có thể được so sánh với thể tích buồng thử “biểu kiến”, dựa trên đồ thị phù hợp (xem Tài liệu tham khảo). Dự kiến không khí bên trong buồng thử được phối trộn hoàn toàn và tuân th theo hoặc nằm trong 10 % của mô hình được phối trộn hoàn toàn theo lý thuyết.

6.8  Mùi nền của buồng thử và phòng thử nghiệm

6.8.1  Khái quát

Mùi nền của buồng thử cần phải thấp để tránh những ảnh hưởng đến việc đánh giá mùi. Mùi nền buồng thử cần được đội đánh giá mùi đánh giá. Mùi của không khí trong phòng thử nghiệm được đánh giá trước khi thử nghiệm. Kết quả đánh giá này phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 1 và 2[13][14].

Bảng 1 – Những yêu cầu đối với khả năng chấp nhận được của mùi nền

Mùi

Mức chấp nhận, pi

Mùi nền buồng th bao gồm cả thiết bị hít và dụng cụ chứa mẫu

≥ 0,8

Mùi nền phòng thử nghiệm

≥ 0,6

Mùi nền phòng thử nghiệm cần phải đ thp để không gây thích ứng cảm giác.

Mùi nền phòng thử nghiệm cần phải đủ thp để đánh giá đúng hỗn hợp axeton – không khí tham chiếu (chuẩn).

Bảng 2 – Các yêu cầu đối với cường độ mùi nền cảm nhận được

Mùi

Cường độ nhận biết được, pi

Mùi nền buồng thử bao gồm cả thiết bị hít và dụng cụ chứa mẫu

≤ 3

Mùi nền phòng th nghiệm

≤ 4

Mùi nền phòng thử nghiệm cần phải đủ thấp để không gây thích ứng cảm giác.

Mùi nền phòng th nghiệm cần phải đủ thấp để đánh giá đúng hỗn hợp axeton – không khí tham chiếu (chuẩn).

6.8.2  Lưu lượng dòng không khí thoát ra từ bộ phân tán hoặc thiết bị khác

Lưu lượng dòng không khí từ bộ khuếch tán đến thành viên đội đánh giá cần phải là 0,6 l/s đến 1 l/s (xem 5.6.2).

CHÚ THÍCH  Trong trường hợp của một cấu hình lối ra cụ thể giả định rằng không có hòa trộn không khí xảy ra với không khí xung quanh, lưu lượng dòng thấp hơn 20 l/min (0,3 l/s) có thể được sử dụng (xem EN 13725). Xem thêm CHÚ THÍCH trong 5.6.2.

6.8.3  Kiểm soát môi trường của phòng thử nghiệm

Nhiệt độ dao động trong quá trình đo phải nhỏ hơn ± 3 °C. Nhiệt độ tối đa trong phòng cần phải là 25 °C. Độ ẩm tương đối của phòng thử nghiệm cần phải là (50 ± 5) % (theo quy định trong ISO 554). Cần phải tránh tiếp xúc của các thành viên đội đánh giá cảm quan với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Phòng thử nghiệm cần phải không có bt kỳ các nguồn liên quan đến tiếng ồn và ánh sáng, mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phép đo trong toàn bộ tiến trình đo.

Đối với sản phẩm sử dụng trong điều kiện khí hậu khác, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí thay thế có th được sử dụng, tốt nhất là theo quy định trong ISO 554.

6.8.4  Thông gió của phòng thử nghiệm

Phòng thử nghiệm phải được thông gió tốt để duy trì một môi trường không mùi và để cung cấp không khí sạch cho các thành viên đội đánh giá. Vận tốc thông gió tối thiểu với không khí không khí sạch cần theo hướng dẫn của thông gió (ví dụ: 20 l/s cho mỗi người, hoặc tỷ lệ trao đổi không khí bằng 5 h1 theo EN 13779[1]) nếu con người không phải là nguồn chính trong phòng.

7  Mẫu thử nghiệm

Các nghiên cứu về sự phát thải mùi từ các sản phẩm xây dựng trong các buồng thử yêu cầu xử lý thích hợp sản phẩm trước khi thử nghiệm.

TCVN 10736-11 (ISO 16000-11) đưa ra những ví dụ cụ thể về lấy mẫu sản phẩm được thử nghiệm, lưu giữ các mẫu trước khi thử nghiệm và chuẩn bị mẫu thử.

8  Thử nghiệm mùi từ buồng phát thải khí

8.1  Chuẩn bị buồng thử

Làm sạch buồng thử và thiết bị buồng th để thực hiện các yêu cầu của 6.8.1. Tiến hành làm sạch bằng cách ra các bề mặt bên trong của buồng thử và các thiết bị với một chất tẩy rửa có tính kiềm tiếp theo sau bằng súc rửa hai lần tách biệt với nước vừa mới chưng cất. Sau đó làm khô và sục ty buồng thử và thiết bị th nghiệm theo điều kiện thử nghiệm. Buồng thử cũng có thể được làm sạch bằng cách giải hấp nhiệt. Làm sạch dụng cụ chứa mẫu bằng cách sục không khí ấm 80 °C (xem Phụ lục D).

Phép thử trắng phải được thực hiện trước bất kỳ phép thử nào để xác nhận hiệu quả bước làm sạch. Thực hiện phép thử mẫu trắng một cách chính xác như quy trình tiêu chuẩn ngoại trừ việc không có mẫu được đưa vào buồng. Tính không mùi cần phù hợp theo các yêu cầu trong 6.8.1 trước khi tiếp tục đánh giá mùi của mẫu thử.

8.2  Vị trí mẫu thử trong buồng thử

Mu thử nghiệm cần phải được bố trí  trung tâm của buồng thử đ đảm bảo rằng các luồng không khí được phân bố đều trên bề mặt phát mùi của mẫu thử. Mu th cần phải được ổn định ba ngày trong buồng thử trước khi đánh giá cảm quan.

8.3  Thời gian đo mùi

Các phép đo cần được thực hiện tại các thời điểm ly mẫu được xác định trước và ch yếu là cùng một lúc khi phép thử phân tích khí phát thải diễn ra.

Khoảng thời gian (thời lượng) phát thải và th nghiệm mùi được xác định bi mục đích của thử nghiệm. Các mẫu thử phải được giữ trong buồng thử trong suốt thời gian th nghiệm.

Không phải luôn luôn có th thực hiện các phép đo mùi tại cùng một thời gian như lấy mẫu phân tích. Trong trường hợp này, việc đo mùi được thực hiện trong vòng 30 h (theo EN 13725).

Nếu không thể giữ mẫu thử nghiệm trong buồng thử cho toàn bộ giai đoạn thử nghiệm, thì mẫu cần phải làm lão hóa trong điều kiện tương tự như yêu cầu của các phòng đo. Trong thời gian lão hóa bên ngoài này không được để xy ra nhiễm bn mẫu từ các nguồn khác. Mẫu thử phải được đưa trở lại vào buồng thử ít nhất 72 h trước thời điểm lấy mẫu không khí được yêu cầu. Mỗi lần loại bỏ mẫu thử cần phải được ghi chép trong biên bản thử nghiệm.

9  Đội đánh giá mùi

9.1  Trưng đội đánh giá mùi

Trưng đội đánh giá mùi chịu trách nhiệm về các đội đánh giá mùi.

Trước khi bắt đầu một phiên làm việc, Trưởng đội đánh giá mùi có trách nhiệm kiểm tra xem bộ quy tắc ứng xử (9.3) có được tất cả thành viên của đội áp dụng tốt hay không. Thành viên cần được loại ra trong trường hợp thực hành kém làm ảnh hưởng đến chất lượng của phép đo.

Trưởng đội đánh giá mùi cần đảm bảo rằng các quy tắc ứng xử là hoàn toàn được thành viên đội đánh giá mùi hiểu đầy đủ.

Trưởng đội đánh giá mùi có trách nhiệm về toàn bộ quá trình liên quan đến việc chuẩn bị mẫu được đưa ra đánh giá và phiên họp đánh giá. Trước khi bắt đầu phiên làm việc, trưởng đội đánh giá cần phải kiểm tra điều kiện của các phòng th nghiệm có đáp ứng các yêu cầu của 6.8.1. Trưng đội đánh giá mùi cũng cần kiểm tra xem các mẫu có phù hợp với mục đích của thử nghiệm hay không.

Trưng đội đánh giá mùi cần phải giải thích cho các thành viên về mục tiêu của thử nghiệm và trình bày tiến độ thời gian dự kiến. Trưng đội đánh giá mùi cần phải quản lý việc đánh giá và đăng ký dữ liệu theo cách thức mà không làm ảnh hưởng giữa các thành viên của đội đánh giá mùi có thể được giả định.

Trưởng đội đánh giá mùi không bao giờ được tham gia vào đánh giá xếp hạng của mùi mẫu.

Trưng đội đánh giá mùi cần phải tính toán và báo cáo các kết quả đánh giá mùi theo trung bình cộng.

9.2  Lựa chọn đội đánh giá mùi

Các thành viên đội đánh giá cần phải không có bệnh giảm khứu giác (anosmic). Không có nhóm đặc thù nào được có thêm đại diện quá mức. Đối tượng có thể được loại bỏ khỏi đội đánh giá mùi nếu có:

– Chênh lệch giữa số các cá nhân trong các đánh giá của các mẫu giống nhau;

– Hạn chế trong khứu giác (nghĩa là không đủ nhạy cảm).

CHÚ THÍCH 1  Hạn chế trong khứu giác có thể được thử nghiệm với một chiếc que ngửi (xem Phụ lục E và F).

CHÚ THÍCH 2  Trong lựa chọn Đội đánh giá mùi, thường cho rằng nữ giới thường có cm giác khứu giác nhạy hơn so với nam giới và những người độ tui càng tăng thì có kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, sau 60 tuổi, khứu giác giảm.

9.3  Quy tắc về hành vi của các thành viên đội đánh giá mùi

Để hội đ điều kiện như là một thành viên trong Đội đánh giá, đội trưng cần phải tuân theo và thông qua bộ quy tắc hành vi ứng xử sau đây:

– Thành viên đội đánh giá cần phải được khuyến khích đ thực hiện công việc của mình tận tâm;

– Thành viên đội đánh giá cần sẵn sàng cho một buổi đo hoàn chỉnh;

– Trước 30 min và trong quá trình đo, các thành viên đội đánh giá không được phép hút thuốc, ăn uống (trừ nước) hoặc sử dụng kẹo cao su hoặc kẹo;

– Thành viên đội đánh giá cần phải rất cẩn thận để không gây ra bất kỳ sự ảnh hưởng nào cho nhận biết riêng của mình hoặc cho nhận biết của người khác trong phòng đo mùi do thiếu vệ sinh cá nhân hoặc sử dụng các loại nước hoa, chất khử mùi, kem dưỡng da, mỹ phẩm;

– Thành viên đội đánh giá bị cảm lạnh hoặc bất kỳ bệnh khác ảnh hưởng đến nhận biết của họ về mùi (ví dụ dị ứng hoặc viêm xoang) cần được loại khỏi sự tham gia trong các phép đo;

– Thành viên đội đánh giá cần phải có mặt trong phòng th nghiệm mùi hoặc trong một căn phòng có điều kiện tương tự 5 min trước khi phép đo bắt đầu để thích nghi với môi trường thực tế của phòng đo;

– Thành viên đội đánh giá không được trao đổi liên lạc với nhau về kết quả đánh giá của họ trước khi các phép đo được hoàn thành.

9.4  Quy mô đội đánh giá và độ chính xác của việc đánh giá

9.4.1  Khái quát

Quy mô đội đánh giá mùi phải đủ lớn đ đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác của việc đánh giá mùi. Độ chính xác của việc đánh giá được quyết định bi độ lệch chuẩn của các đánh giá nhất định và quy mô đội đánh giá mùi (xem Phụ lục B).

9.4.2  Khả năng chấp nhận được

Quy mô đội đánh giá mùi tối thiu là 15 thành viên không qua đào tạo. Việc đánh giá thể hiện bằng 90 % khoảng tin cậy phải nằm trong khoảng ± 0,2 pi cho các đánh giá trong khoảng từ -1 đến 1. Nếu vòng đầu tiên của việc đánh giá không đáp ứng chính xác yêu cầu, kết quả thử nghiệm cần phải được xác nhận với thêm 15 thành viên trong vòng 30 h của đánh giá đầu tiên.

9.4.3  Cường độ mùi nhận biết được

Quy mô đội đánh giá mùi tối thiểu là tám thành viên được đào tạo. Độ chính xác của việc đánh giá thể hiện bằng khoảng tin cậy 90 % phải nằm trong khoảng ± 2 pi.

Nếu vòng đầu tiên của việc đánh giá không đáp ứng được độ chính xác cần thiết, vòng thứ hai của thử nghiệm với các thành viên bổ sung được thực hiện trong vòng 30 h của đánh giá đầu tiên (theo EN 13725) để đạt được độ chính xác được xác định của việc đánh giá.

Nếu mức độ cảm thụ được yêu cầu, thì quy mô Đội đánh giá mùi tối thiểu là tám thành viên chưa qua đào tạo. Độ chính xác của việc đánh giá thể hiện bằng khoảng tin cậy 90 % phải nm trong khoảng ± 1pi.

10  Đánh giá mùi

10.1  Khái quát

Việc đánh giá mùi được mô tả trong tiêu chuẩn này bao gồm hai phương pháp tùy chọn:

a) Đánh giá về khả năng chấp nhận được bởi một đội đánh giá mùi mùi chưa được đào tạo;

b) Đánh giá cường độ cảm nhận được của một đội đánh giá mùi mùi được đào tạo.

Tiêu chuẩn này cũng cho, nếu cần, một phương pháp bổ sung của các đánh giá mức độ cảm thụ sử dụng một đội đánh giá mùi chưa qua đào tạo.

10.2  Đánh giá khả năng chấp nhận được bằng sử dụng một đội đánh giá mùi chưa qua đào tạo

10.2.1  Khái quát

Việc chấp nhận mùi do phát thải khí từ các sản phẩm xây dựng được đánh giá bởi một ban đánh giá mùi chưa qua đào tạo, quy mô của ban này được xác định trong 9.4; khả năng chấp nhận được tính theo 10.2.3.

10.2.2  Quy trình đánh giá

10.2.2.1  Đội đánh giá mùi không qua đào tạo đánh giá tính chấp nhận được của không khí thoát ra từ buồng thử thông qua một bộ khuếch tán hoặc mặt nạ hoặc từ một dụng cụ chứa mẫu.

Các thành viên đội đánh giá mùi cần được hướng dẫn cẩn thận trong việc sử dụng biểu mẫu đánh giá trong Phụ lục I bằng cách điền vào mẫu một cách chính xác. Việc đánh giá được thực hiện trong hai giai đoạn như sau,  đó trước hết chất lưng không khí phòng thử nghiệm được đánh giá và sau đó tiếp tục đánh giá mùi sản phẩm xây dựng từ buồng thử.

a) Trước hết, các thành viên Đội đánh giá sẽ đánh giá chất lượng không khí của các phòng thử nghiệm bằng cách sử dụng hình thức trong Phụ lục I[15]Các thành viên của Đội đánh giá mùi đánh dấu đánh giá của mình vào một thang hiển thị 20 điểm hai giai đoạn liên tục chia phạm vi từ “rõ ràng chấp nhận được” cho đến “rõ ràng không thể chấp nhận” bằng cách ghi lại đánh giá của họ vào mẫu đánh giá trong Phụ lục I.

b) Nếu chất lượng không khí của phòng thử nghiệm chấp nhận được (xem 5.1 và 6.8.1), quá trình đánh giá được tiếp tục bằng cách đánh giá tính chấp nhận được của phát thải khí của sản phẩm xây dựng từ buồng thử. Trong trường hợp khác, các hành động để cải thiện chất lượng không khí phòng thử nghiệm cần được thực hiện.

Trước khi đánh giá mùi sản phẩm xây dựng, các thành viên đội đánh giá sẽ đợi ở phòng thử nghiệm tối thiểu 2 min trước khi đánh giá đầu tiên của không khí buồng thử. Sau đó, các thành viên của đội đ mũi vào bên trong bộ khuếch tán và thực hiện phép đánh giá.

10.2.2.2  Vì là cơ sở cho việc đánh giá tính chấp nhận được của các phát thải, các thành viên đội đánh giá cần trả lời các câu hi sau đây.

– “Giả sử bạn, hàng ngày, trong vài giờ, được tiếp xúc với không khí từ buồng thử, thì chất lượng không khí như thế nào là có thể được chấp nhận ?”

Các thành viên của đội đánh giá đánh dấu đánh giá của mình lên thang điểm thị giác hai giai đoạn liên tục phạm vi chia ra từ “rõ ràng chấp nhận được” cho đến “rõ ràng không thể chấp nhận” bằng cách ghi lại đánh giá của họ vào biểu mẫu đánh giá như trong Phụ lục I.

Các thành viên đội đánh giá không được thảo luận về đánh giá của họ với nhau trong quá trình đánh giá cảm quan.

CHÚ THÍCH 1  S các thành viên của Đội đánh giá đồng thời có mặt trong phòng th nghiệm tùy thuộc vào vận tốc thông gió (xem 6.8.4).

CHÚ THÍCH 2  Phép đánh giá tính chp nhận được không được xác định đồng thời với phép đánh giá cường độ.

10.2.3  Tính toán kh năng chấp nhận được của mùi

Để tính toán, cả hai phần của các thang điểm được chia thành các đoạn bằng nhau. Mỗi phân đoạn được đánh số đ sao cho “rõ ràng có thể chấp nhận” được cho giá trị bằng số là +1. Tương ứng, “rõ ràng không thể chấp nhận” được cho giá trị là -1. Độ chia của thang đo là 0,05.

Mc độ chấp nhận của phát ra mùi của sản phẩm xây dựng được thể hiện bằng trung bình cộng của các đánh giá.

10.3  Đánh giá cường độ mùi biết được

10.3.1  Phương pháp

10.3.1.1  Khái quát

Cường độ nhận biết được, Π, được xác định bằng cách so sánh cường độ của mẫu với cường độ được quy định khác nhau của chất tham chiếu (ví dụ axeton, cấp chất lượng 99,8 %). Khả năng ngi mùi thay đổi giữa người này và người khác. Việc sử dụng các nguồn so sánh làm giảm sai khác giữa các cá nhân về kết quả th nghiệm vì tất cả các thành viên trong Đội đánh giá đánh giá cường độ mùi dựa trên cùng thang tham chiếu.

10.3.1.2  Đơn vị cường độ mùi nhận biết được và thang so sánh

Đơn vị của Π là pi. Thang so sánh bao gồm các hỗn hợp cht tham chiếu và không khí. Thang so sánh cường độ được xác định bằng các điểm sau đây:

– 0 pi = nồng độ ngưỡng mùi của hỗn hợp axeton – không khí (ví dụ 20 mg axeton/m3 không khí) mà tại đó 50 % thành viên đội đánh giá có thể cảm nhận được mùi axeton (axeton cấp chất lượng 99,8 %).

– Các nồng độ cho 1 pi đến n pi theo một phân cấp tuyến tính của các nồng độ axeton.

Các nồng độ của hỗn hợp axeton – không khí cần phải được ổn định theo thời gian. Thay đổi tối đa là 0,5 pi. Sáu hỗn hợp khác nhau của nồng độ axeton trong khoảng từ 20 mg/m3 (= 0 pi) và 320 mg/m3 (= 15 pi) giúp cho các thành viên của đội có được sự định hưng của mình trong việc xác định cường độ nhận biết được của một mẫu chưa biết. Nếu mùi của mẫu cao hơn 15 pi, phạm vi cần được mở rộng.

Các nồng độ cao hơn có thể được sử dụng, nếu cần thiết.

Có thể sử dụng các chất tham chiếu khác [ví dụ: n-butanol (cấp chất lượng kính quang phổ)]. Trong trường hợp này, cần tiến hành xác nhận bằng cách sử dụng thang axeton.

10.3.2  Đào tạo đội đánh giá và các phép thử nghiệm tính năng

10.3.2.1  Đào tạo đội đánh giá

Đội đánh giá cần được đào tạo về thang so sánh cường độ mùi cảm nhận được như là một hàm s của các nồng độ tham chiếu. Các thành viên đội đánh giá mùi cần phải được làm quen với các loại mùi mục tiêu của nguyên liệu chưa biết. Điều này là cần thiết cho đội đánh giá để có thể thực hiện các phép đo tái lập chính xác với độ lệch chuẩn nhỏ.

Việc đào tạo diễn ra trong vòng năm ngày. Tổng quan về các chương trình đào tạo được đưa ra trong Phụ lục G.

10.3.2.2  Phép thử tính năng

Sau khi đào tạo và trong quá trình đo thực tế, các thành viên đội đánh giá mùi phải đo ít nhất hai mẫu axeton chưa biết khác nhau. Các thành viên đội đánh giá mùi phải được thông báo về kết quả của thử nghiệm này, để họ có thể xem quyết định của họ quá cao hoặc quá thấp hay không. Các thành viên đội đánh giá mùi cần phải luôn thực hiện đầy đủ các tiêu chí lựa chọn cần thiết cho việc nhận biết được cường độ của các phép đo axeton. Do đó, tính năng và sai khác giữa các cá nhân của từng thành viên đội đánh giá mùi đơn lẻ có thể được xác nhận. Việc m rộng thang điểm được thực hiện trong cùng một cách cho các mẫu axeton không được biết như là cho mẫu mùi vật liệu lạ (không được biết).

Một thành viên sẽ bị loại khi đội đánh giá mùi nếu có:

– Khác nhau quá lớn với những người còn lại của đội đánh giá mùi trong tính năng đánh giá,

– Hạn chế trong khứu giác về mùi.

Lịch sử và sự theo dõi của từng thành viên đội đánh giá mùi cần phải được ghi chép.

10.3.3  Quy trình đánh giá

Vào lúc bắt đầu mỗi buổi đo, các thành viên đội đánh giá mùi sẽ ngửi mùi một lần tại từng nồng độ tham chiếu được cung cấp với thang điểm so sánh.

Thứ nht, các thành viên đội đánh giá mùi cần phải ngửi mẫu chưa biết một lần. Sau hít ngửi này, họ cần phải quyết định trong phạm vi nào của thang đim so sánh mà họ sẽ ghép phù hợp với cường độ của mẫu chưa biết. Trong cách này, họ cần phải ngửi mùi ở các nồng độ tham chiếu tương ứng với thứ tự tăng dần. Để giảm thiu tác động thích ứng, các thành viên đội đánh giá mùi cần phải ngửi  không khí sạch (xem 6.3) trước khi ngửi vào mẫu một lần nữa và trước khi ngửi  nồng độ tham chiếu thấp hơn hoặc bất cứ khi nào các thành viên của ban đội đánh giá mùi cần phải rửa mũi của họ. Nhiệm vụ lập thang điểm không được vượt quá 90 s cho mỗi thành viên đội đánh giá mùi. Sau khi một thành viên trong đội đánh giá mùi đã hoàn thành nhiệm vụ lập thang điểm, một giá trị đo đơn lẻ được viết vào biểu mẫu (nếu có thể, là bằng biểu mẫu điện tử). Nếu không thể đạt được một giá trị đo trong 90 s, thành viên đội đánh giá mùi có th tiến hành các phép đo một lần nữa sau khi “thư giãn mũi” trong khoảng thời gian 5 min.

Lấy giá trị trung bình của các đánh giá của nhóm, độ lệch chuẩn được tính vào lúc kết thúc. Vào đầu mỗi buổi đo, các thành viên đội đánh giá cần phải ngửi mùi một lần tại từng nồng độ tham chiếu được cung cấp với thang điểm so sánh. Sau đó, các thành viên đội đánh giá sẽ đo ít nhất hai mẫu axeton chưa biết khác nhau. Các thành viên đội đánh giá mùi phải được thông báo về kết quả của thử nghiệm này, để họ có thể xem liệu quyết định của mình quá cao hoặc quá thấp hay không.

Lấy trung bình cộng của tám đánh giá đại diện cho cường độ của sự phát thải mùi của sản phẩm xây dựng.

10.4  Phương pháp bổ sung – Độ cảm thụ sử dụng một đội đánh giá mùi chưa qua đào tạo

Các hiệu ứng cảm xúc của một mùi có thể được mô tả với mức độ cm th. Mức độ cảm thụ mô tả mùi cảm nhận được là dễ chịu hay khó chịu. Việc xác định mức độ cảm thụ của một mẫu mùi có thể được lấy làm ch báo cho thấy tác động khó chịu của nó.

Như là cơ sở để bình chọn cho mức độ cảm thụ của các phát thải khí, các thành viên đội đánh giá cần trả lời các câu hỏi sau đây.

– “Giả sử bạn hàng ngày, trong vài giờ, được tiếp xúc với không khí từ buồng thử, thì chất lượng không khí như thế nào là dễ chịu?”

Việc đánh giá được thực hiện với toàn bộ các số từ thang chín điểm từ -4 nghĩa là khó chịu đến 4 có nghĩa là dễ chịu (xem Phụ lục J).

Đánh giá mức độ cảm thụ không được xác định đồng thời với việc đánh giá cường độ.

11  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm ít nhất phải bao gồm các thông tin sau đây:

a) Phòng thí nghiệm:

1) Tên và địa ch của các phòng thí nghiệm;

2) Tên của người có trách nhiệm;

3) Mô tả thiết bị và các phương pháp được sử dụng (buồng thử, hệ thống làm sạch không khí, thu thập mẫu, kiểm soát môi trường, dụng cụ phân tích, tạo chuẩn và hiệu chuẩn tiêu chuẩn);

b) Mô tả mẫu:

1) Loại sản phẩm xây dựng (và thương hiệu nếu thích hợp);

2) Quá trình chọn mẫu (ví dụ ngẫu nhiên);

3) Lịch sử sản phẩm (ngày sản xuất, ngày chuyển đến phòng thí nghiệm);

c) Chuẩn bị mẫu thử:

1) Ngày và thời gian m bao bì đóng gói và chuẩn bị mẫu thử (giờ, ngày, tháng, năm);

2) Phương pháp chuẩn bị, bao gồm cả độ dày và chất nền, kể cả đối với các sản phẩm chất lỏng, chất nền, khối lượng trên đơn vị diện tích và/hoặc trên độ dày và các thông tin khác có liên quan;

d) Điều kiện và quy trình th nghiệm:

1) Điều kiện buồng thử (nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tỉ lệ trao đổi không khí, lưu lượng dòng không khí cấp);

2) Diện tích mẫu thử nghiệm và t số chứa sản phẩm;

3) Đội đánh giá cảm quan;

e) Kết quả:

1) Phương pháp 1- Tính chấp nhận được của mùi:

i) Trung bình cộng của các đánh giá tính chấp nhận được;

ii) Độ không đảm bảo /độ chính xác (độ lệch chuẩn, số lượng thành viên của đội, v.v…);

iii) Tính chấp nhận được của mùi của buồng thử hoặc mùi nền túi lấy mẫu;

2) Phương pháp 2 – Cường độ mùi nhận biết được/Cường độ mùi cảm nhận được

i) Trung bình cộng của các đánh giá cường độ nhận biết được;

ii) Độ không đảm bảo /độ chính xác (độ lệch chuẩn, số lượng thành viên của đội, v.v…);

iii) Cường độ mùi của buồng thử hoặc mùi nền của túi lấy mẫu;

3) Phương pháp bổ sung – Mức độ cảm thụ, nếu được yêu cầu:

i) Trung bình cộng của các đánh giá mức độ cảm thụ;

ii) Độ không đảm bảo/độ chính xác (độ lệch chuẩn, số lượng thành viên của đội, v.v…);

III) Mức độ cảm thụ của buồng th hoặc mùi nền của túi lấy mẫu;

f) Kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng: chất lượng của các biến động môi trường (nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tỷ lệ trao đổi không khí, vận tốc không khí).

 

Phụ lục A

(Quy định)

Hệ thống đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng

A.1  Khái quát chung

Buồng nhỏ tiến hành thử nghiệm phát thải hữu cơ từ các nguyên liệu/sản phẩm trong nhà cần phải được thực hiện trong khuôn kh của một kế hoạch dự án đảm bảo chất lượng (QAPP). QAPP cần phải có một mô tả dự án, mục tiêu chất lượng dữ liệu/tiêu chuẩn nghiệm thu, đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng (QA/QC) phương pháp tiếp cận/hoạt động và đánh giá QA/QC.

A.2  Mô tả dự án

Mô tả ngắn gọn bao gồm các vật liệu đang được thử nghiệm, thử nghiệm đang được tiến hành như thế nào và ai là người chịu trách nhiệm đối với các hoạt động khác nhau của dự án. Thiết kế thử nghiệm dự án cần có các thông tin cần thiết cho phần này của QAPP.

A.3  Mục tiêu chất lượng dữ liệu và tiêu chí chấp nhận

Mục tiêu chất lượng dữ liệu và tiêu chí chấp nhận (của QAPP) quyết định độ chính xác, độ đúng và tính đầy đủ được mong muốn cho từng thông số được đo.

A.4  Phương pháp/hoạt động của QA/QC

Các loại hoạt động của QA/QC mà có thể được quy định trong QAPP bao gồm việc thành lập một hệ thống hồ sơ/máy tính xách tay để đảm bảo cho hoạt động của thiết bị và ghi lại dữ liệu, ví dụ như:

– Nhật ký mẫu để ghi lại giao nhận mẫu, bảo quản và sắp xếp vật liệu;

– Nhật ký bảo dưỡng thiết bị để lập hồ sơ bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các thiết bị;

– Nhật ký thử nghiệm vật liệu, trong đó ghi lại tất cả các thông tin thích hợp cho từng thử nghiệm, bao gồm chi tiết mẫu, số nhận biết (ID) của mẫu và số máy sắc ký khí (GC);

– Nhật ký lưu giữ đĩa mềm hoặc đĩa CD để lập thành tài liệu về vị trí và nội dung của các dữ liệu được lưu giữ bằng điện tử;

– Hướng dẫn sử dụng hoạt động của tất cả các thiết bị được dự án sử dụng.

Các hoạt động QC được tiến hành bi nhân viên dự án theo thông lệ, cách thức thống nhất để cung cấp những phản hồi cần thiết trong vận hành của tất cả hệ thống. Những hoạt động này có thể bao gồm các đánh giá bảo dưỡng QA/QC thông lệ.

A.5  Đánh giá QA/QC

Cuối cùng, chương trình QA/QC phải bao gồm các đánh giá định kỳ bi nhân viên QA để đánh giá sự phù hợp với chương trình QAPP.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Cơ sở thống kê

B.1  Khái quát

Để duy trì một độ chính xác mong muốn cho các phép thử cảm quan khứu giác với các đội đánh giá đối tượng thử nghiệm, điều cần thiết là giới hạn nào đó cần được đặt ra cho các đại lượng đo khứu giác được sử dụng không được vượt quá. Điều này có th đạt được với một khoảng tin cậy xác định trước.

Đơn vị nhận biết được (PU) có thang điểm liên tục không giới hạn hoặc có giới hạn (ví dụ như thang điểm tương tự thị giác) có thể được coi là có phân bố xấp xỉ bình thường, mặc dù điều này chỉ đúng cho các thang điểm không giới hạn. Đối với PU được phân bố chuẩn, giá trị trung bình của mỗi tập hợp các đánh giá, µ, chỉ có thể được tính xp xỉ với giá tr trung bình ước tính, , như được đưa ra trong Công thức (B.1).

(B.1)

Trong đó

n  là số lượng thành viên của đội đánh giá mùi;

xi  là đánh giá theo đơn vị nhận biết của thành viên đội đánh giá mùi thứ i.

Độ chính xác của phép xác định khoảng cách giữa giới hạn định trước và giá trị trung bình bị nh hưởng bởi các thông số quy mô (kích thước) đội đánh giá mùi, n, xác suất sai số, α, và độ lệch chuẩn ước tính, s, trong các đánh giá của đội đánh giá mùi mùi. Theo tiêu chuẩn này, một xác suất của sai số α = 10 % được sử dụng cho các phép thử khứu giác. Độ lệch chuẩn ước tính, s, được tính theo Công thức (B.2):

s = 

(B.2)

Loại đại lượng đo khứu giác được sử dụng và thang điểm tương ứng có ảnh hưởng tới sự lựa chọn của mô hình phân bố và do đó, ảnh hưởng đến tính toán khoảng tin cậy. Nhiều đại lượng đo khứu giác được coi là có khoảng phân bố chuẩn. Nếu phương sai của các đánh giá của đội đánh giá mùi không được biết thì phân bố Student t, được sử dụng để suy luận thống kê thay cho phân bố chuẩn (bình thường). Phân bố Student t tiếp cận phân b chuẩn đối với số lượng lớn các đánh giá. Phân bố Student t, do đó có thể được sử dụng đ suy luận với các quy mô đội đánh giá mùi nhỏ hay lớn.

B.2  Độ chính xác của các phép đánh giá

Độ chính xác đạt được thông qua các thử nghiệm cm quan khứu giác được tiến hành bi các thành viên đội đánh giá mùi có thể được thể hiện bằng trung bình của một khoảng tin cậy. Ở đây, giả thiết các tiêu chí quan sát được phân bố chuẩn (bình thường). Khoảng tin cậy hai phía cho giá trị thực sự của µ là khoảng ngẫu nhiên xung quanh giá trị trung bình ước tính , trong đó có độ đảm bảo thống kê của (1 – α), chứa giá trị trung bình thực tế µ.

Trong đó

 là th hiện phần trăm (1 – α/2) của phân bố t;

n  là số thành viên đội đánh giá;

α  là xác suất sai số;

P  là xác suất.

Điều này được sử dụng để xác định các giới hạn khoảng cụ th trên cơ sở các đánh giá của đội đánh giá mùi, như được đưa ra trong Công thức (B.4):

Khoảng tin cậy có thể đạt được cho các th nghiệm cảm quan khứu giác được xác định bi quy mô đội đánh giá, bi độ lệch chuẩn được ước tính của các đánh giá của thành viên đội đánh giá và α , xác suất sai số. Sự gia tăng số thành viên đội đánh giá cho một khoảng tin cậy hẹp hơn.

Khoảng tin cậy cũng có thể được áp dụng như một biện pháp về tính chính xác của độ lệch chuẩn.

Nếu một nửa chiều rộng của khoảng tin cậy ước tính:

được đưa ra, thì lúc đó kích thước mẫu, tức là qui mô tối thiểu của đội đánh giá cần thiết, có thể được xác định lặp đi lặp lại [xem công thức (B.6)]:

(B.6)

với i = 0,… và n0 = ∞.

Sự lặp đi lặp lại kết thúc khi một trong hai kích thước mẫu không thay đổi trong hai lần lặp liên tiếp hoặc một số định trước của các số lần lặp đã đạt tới được.

Nếu mức độ chính xác đạt được trong các đánh giá là quá thấp, thử nghiệm phải được lặp lại với một đội đánh giá lớn hơn. Sự gia tăng về số lượng các thành viên của đội có thể xảy ra mà không có sự lặp lại của các thử nghiệm, nếu các thành viên bổ sung của đội có thể thực hiện các đánh giá trong cùng điều kiện trong vòng hai ngày của các thử nghiệm ban đầu. Nếu đây là trường hợp, thì kết quả của các thử nghiệm có thể được kết hợp.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Ví dụ về các bộ khuếch tán và mặt nạ được sử dụng để đánh giá mùi

Hình C.1 – Bộ khuếch tán

Hình C.2 – Mặt nạ

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Mô tả về khả năng lấy mẫu và thiết bị thể hiện cho các mẫu không khí được thu thập tại đầu ra của buồng phát thải

D.1  Lấy mẫu và thiết bị dùng Tediar®

Hệ thống lấy mẫu đảm bảo rằng các thành phần của mẫu không khí không thay đổi theo thời gian. Mẫu không khí chỉ được phép đi qua các vật liệu làm bằng thép không g, polytetrafluoroethen hoặc thủy tinh trong quá trình lấy mẫu và sau đó được lưu giữ trực tiếp trong một dụng cụ chứa mẫu. Giả thiết rằng các ống thép không gỉ càng ngắn càng tốt để tránh tác dụng hấp phụ trên bề mặt của ống. Hệ thống này không cần các máy bơm không khí bên trong, điều này cũng rất quan trng để đảm bảo sự thay đổi ít nhất có thể có trong thành phần của mẫu không khí. Luồng không khí được điều khiển bi một quạt, làm thay đổi áp suất trong môi trường của hộp chứa mẫu (xem Hình D.1). Các dụng cụ chứa mẫu được lắp đặt trong hệ thống lấy mẫu với chỉ một đầu h để lấy mẫu và thực hiện quy trình. Hệ thống này đảm bảo rằng các mẫu không khí được lấy không bị ảnh hưởng bi bất kỳ thành phần hóa học nào của các quạt hoặc vỏ bọc. Thể tích bằng khoảng 300 l của dụng cụ chứa mẫu đảm bảo rằng một nhóm lên đến 12 người có thể thử nghiệm cường độ nhận biết được của mẫu (hai thùng chứa cho phương pháp đánh giá tính chấp nhận được của mẫu mùi hoặc phương pháp đánh giá mức độ cảm thụ. Các vỏ bọc thùng chứa được lựa chọn theo cách mà dụng cụ chứa phù hợp trong đó. Một ví dụ về v bọc là việc sử dụng vỏ nhôm với kích thước bằng 1200 mm 800 mm 510 mm.

Có thể kim soát dòng không khí. Dòng không khí được tính với một phép đo áp suất và hiển thị trên một màn hình. Dòng không khí có thể điều chỉnh được. Một nút bấm được cài đặt trên vỏ cho thành viên đội đánh giá, sao cho các dòng không khí mẫu chảy qua chỉ khi một người nhấn nút bấm. Các thành viên của đội do đó có thêm thời gian cho việc đánh giá của mình. Trong các thử nghiệm, lưu lượng dòng không khí được giảm đến mức tối thiểu.

CHÚ DẪN:

 Túi lấy mẫu

2  Vỏ

 Quạt

 Mu không khí vào hoặc ra ngoài.

 Tháo/xì không khí.

 Làm căng đầy không khí

Hình D.1 – Sơ đồ minh họa nguyên lý của Hệ thống lấy mẫu Airprobe3) [16]

D.2  Dụng cụ chứa mẫu

Dụng cụ chứa mẫu của hãng Tedlar®1). Dung tích của thùng là khoảng 300 l. Vật liệu được làm nóng trong 12 h với nhiệt độ 80 °C trước khi sử dụng. Sau khi làm nóng, thùng chứa được hàn. Sau mỗi lần sử dụng có thể làm sạch dụng cụ chứa bằng cách làm nóng nó với không khí nóng 80°C trong 3 h. Không khí sục rửa dụng cụ chứa trong suốt thời gian làm nóng. Các thùng chứa được làm sạch phải được bảo quản không có không khí và trong một căn phòng không có chất gây nhiễm bn khác. Trước khi sử dụng chúng trở lại, các dụng cụ chứa phải được sục rửa bằng không khí sạch nóng 80°C trong 1 h nữa. Đối với tất cả các vật liệu thùng chứa đã đề cập, khuyến nghị nên áp dụng các phương pháp làm sạch này sau khi sử dụng thùng chứa: Tedlar®1) Polyvinylfluorid (PVF, trong suốt), độ dày 0,05 µm hoặc 0,025 µm.

Có thể lấy mẫu không khí với AirProbe hoặc trực tiếp tại các lối ra của buồng phát thi khí. Nó được đảm bảo là thùng chứa được làm đầy hoàn toàn với không khí ra khỏi buồng phát thải; do đó, cần thiết làm đầy dụng cụ chứa với AirProbe ba lần trước khi sử dụng nó. Túi cần được n định hóa (điều kiện hóa) bằng cách làm đầy nó với mẫu ít nhất hai lần và xả khí một lần nữa hoặc bằng cách xả nó với không khí mẫu với lượng thời gian thích hợp (tùy theo dung tích của túi đó). Một dạng thùng chứa được chỉ ra trong Hình D.2.

Trong EN 13725, các nguyên vật liệu dụng cụ chứa khác sau đây được đề cập:

– Copolymer polytetrafluoroeten và hexafluorpropylen (FEP);

– Polyetylenteraphtalat [PET, Nalophan®2)];

– Tedlar®1) Polyvinylfluorid (PVF).

Tất cả các dụng cụ chứa mẫu được thử nghiệm kín khí và không mùi trước khi sử dụng.

Sau khi dụng cụ chứa được làm đầy, phải thực hiện kiểm tra mùi càng sớm càng tốt, chậm nhất là sau 30 h. Đối với phép thử không mùi, làm đầy túi với không khí sạch trung tính và thử nghiệm các mùi của túi sau 4 h đến 12 h. Đối với thang điểm dùng cho phương pháp đánh giá tính chấp nhận được, mùi được dự kiến được chấp nhận, là > 0,1 và cho phương pháp đánh giá cường độ, giá trị trung bình cn phải là  3 pi.

Kích thước tính bằng milimet

Hình D.2 – Hình vẽ của thùng đựng mẫu

Hình D.3 – Hình ảnh của dụng cụ chứa mẫu được sử dụng

D.3  Quy trình xác nhận cho vật liệu mới

Các thử nghiệm khác nhau, dựa trên phương pháp phân tích và các phép đo cảm quan, đang được thực hiện cho việc lựa chọn các vật liệu tối ưu làm dụng cụ chứa.

a) Thử nghiệm phân tích đầu tiên đảm bảo rằng chính bản thân các vật liệu không làm ô nhiễm không khí trong thời gian lưu giữ.

b) Tính thẩm thấu và hấp phụ của các vật liệu làm dụng cụ chứa được thử nghiệm sử dụng, ví dụ, mười VOC khác nhau được chọn trong ba thử nghiệm khác nhau. Các VOC được điều tra được liệt kê theo nhiệt độ sôi của chúng trong Bảng D.1. Các VOC này được lựa chọn vì chúng là các phát thải điển hình từ vật liệu xây dựng và có dải đim sôi rộng.

Ngưỡng mùi đưa ra trong Bảng D.1 là được lấy từ VOC-Base[17].

Bảng D.1- Các VOC để dùng trong các th nghiệm phân tích

Loại

Chất

Công thức tổng quát

Khối lượng mol

g/mol

Điểm sôi

°C

Ngưỡng mùi

ppb

µg/m3

Keton Axeton C3H6O

58,04

56,5

4580

13900

Este n-Butyl axetat C6H12O2

116,16

126,1

6,6

47

Aldehyt Hexanal C6H12O

100,16

131

13,8

57,5

Rượu 1-Pentanol C5H12O

88,15

137,9

5,1

20

Cacbon hydro thơm o-Xylen C8H10

106,17

144,5

490

2140

Terpen α-Pinen C10H16

136,24

155

692

3890

Glycol ete 2-Butoxy etanol C6H14O2

118,18

171

0,97

5,10

Alkan n-Decan C10H22

142,29

174,1

741

4370

Rượu Benzyl alcohol C7H8O

108,14

205,3

5550

25000

Glycol este Butyl diglycol axetat C10H20O4

204,27

245

1,6

15

D.4  Thiết lập thí nghiệm các điều tra phân tích

D.4.1  Điều tra phân tích đầu tiên

Th nghiệm sự phát thải khí từ chính các vật liệu. Các dụng cụ chứa sẽ được làm đầy không khí sạch (không có các khí phát thải). Không khí được lưu giữ qua 24 h. Trước khi đóng lại và sau 24 h, tiến hành một phép phân tích và sau 24 h, cũng tiến hành một thử nghiệm cảm quan. Nếu có bất kỳ mùi phát ra từ vật liệu đó, thì nó không thích hợp để sử dụng trong thử nghiệm mùi. Quy trình làm sạch cần được kiểm tra.

D.4.2  Điều tra thứ hai

Mười VOC (xem Bảng D.1) được phun vào thùng chứa. Sự giảm nồng độ của các chất VOC được đo trong khong thời gian lên đến hai ngày.

D.4.3  Điều tra thứ ba

Thí nghim trong buồng, tập trung vào sự thẩm thấu của VOC qua vật liệu dụng cụ chứa. Để làm điều này, một cơ sở th nghiệm đặc biệt được thiết kế (xem Hình D.4). Một căn buồng được chia ra hai phần bng vật liệu thùng chứa. Các nguồn với các VOC được đặt vào trong phần thứ nhất của buồng (xem Hình D.4). Dùng một dòng khí lưu lượng không đổi đến các nồng độ xác định của các chất bên trong phần đầu tiên của buồng. Phần thứ hai của buồng chỉ chứa không khí sạch vào lúc bắt đầu của thí nghiệm. Nồng độ các chất đang được thử nghiệm trong khoảng thời gian lên đến bảy ngày trên cả hai phía của buồng. Các chất được phát hiện trong phần thứ hai của buồng là những chất đã thấm qua vật liệu thùng chứa. Với phương pháp này, có thể tính toán hệ số th áp suất khí quyển. Hệ số thấm tiêu chuẩn cho vật liệu nhựa thường được điều tra trong điều kiện chân không.

CHÚ DN:

 10 VOC/các chất

 vật liệu làm thùng chứa

 khu vực lấy mẫu

 phần thứ hai của buồng

 phần đầu của buồng

 đầu vào của không khí sạch.

 quạt trộn.

 đầu ra của không khí thải.

Hình D.4 – Buồng dùng cho thử nghiệm ảnh hưởng thẩm thấu

D.4.4  Điều tra thứ tư

Một thùng chứa nhỏ được xây dựng và nạp đầy VOC và không khí. Dụng cụ chứa nh đã đậy kín được đặt vào một thùng chứa bao ngoài lớn hơn chứa đầy không khí sạch (xem Hình D.5). Sự giảm nồng độ VOC trong thùng chứa nhỏ được đo vào ngày đầu tiên và sau bảy ngày cuối của cuộc điều tra. Sự gia tăng nồng độ VOC trong thùng chứa bên ngoài được kiểm tra mỗi ngày trong thời gian thử nghiệm. Th nghiệm này cho thy ảnh hưởng thấm qua của vật liệu kết hợp với hiệu ứng rò rỉ và hp phụ.

CHÚ DẪN:

C1,i  nồng độ 1 của hợp chất i

qm1,i  lưu lượng 1 của hợp chất i

C2,i  nồng độ 2 của hợp chất i

qm2,i  lưu lượng 2 của hợp chất i

Hình D.5 – Hình vẽ về nguyên lý thử nghiệm “thùng chứa trong thùng chứa”

Vật liệu có thể được sử dụng để thử nghiệm mùi nếu thay đổi ít hơn 20 % nồng độ bắt đầu đạt được trong thời gian 2 ngày thử nghiệm.

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Lựa chọn đội đánh giá mùi bằng cách sử dụng phương pháp que

E.1  Khái quát

Thành viên đội đánh giá được xét nghiệm chức năng khứu giác bình thường trước khi thử nghiệm mùi đầu tiên theo phương pháp 1 “que hít” (“Sniffin’stick”)[18] hoặc phương pháp 2 “khứu giác kế” (Olfactometer, xem E.3). Thành viên đội đánh giá người mà đã không vưt qua bài kiểm tra này thì được kiểm tra lặp lại, ví dụ như sau khi bị bệnh. Chỉ thành viên đội đánh giá với chức năng khứu giác bình thường được sử dụng cho các phép đo mùi.

E.2  Phân lập chức năng khứu giác với “que hít”

Để kim tra chức năng khứu giác của các thành viên Đội đánh giá, thử nghiệm “que hít”4) có thể được sử dụng. Thử nghiệm này dựa trên các thiết bị phân tán mùi giống chiếc bút.

CHÚ DẪN:

1  nắp

2  thân bút

 np đậy

 đầu thu cảm nhận khứu giác

 miếng đệm bằng bông (tampon)

Hình E.1 – Ảnh của một “que hít” (“Sniffing’ stick”)[19]

E.3  Thử nghiệm chức năng khứu giác với “khứu giác kế” theo EN 13725

Các phép đo tại “khứu giác kế” có thể được thực hiện phù hợp với EN 13725. Để lựa chọn các thành viên Đội đánh giá với độ nhạy cảm mùi trung bình, được dự định là các kết quả thu được từ ít nht 10 loạt pha loãng với khí thử nghiệm n-butanol (loại chất lượng kính quang phổ) trong nitơ (CAS No 71-36-3). Các dữ liệu cho từng cá nhân thành viên Đội đánh giá được thu thập vào ba ngày khác nhau, không liên tục. Các thành viên Đội đánh giá được hy vọng sẽ đáp ứng các yêu cầu sau đây (xem EN 13725).

Tính năng thực hiện phép đo của từng thành viên trong đội đánh giá được ghi lại và lưu giữ. Đ kết thúc, ít nhất là ba loạt pha loãng với chất tham chiếu này được đo với từng thành viên trong đội đánh giá cứ mỗi sáu tháng. Các kết quả của phép đo tham chiếu này được sử dụng để bổ sung và đánh giá hiệu quả đo của các thành viên Đội đánh giá mùi còn nghi ngờ. Đánh giá được thực hiện bằng cách tính toán các thông số lựa chọn được đề cập  trên từ ít nhất 10 và nhiều nhất là 20 loạt pha loãng mới nhất (xem EN 13725). Sau đó, các kết quả được so sánh với các tiêu chí lựa chọn. Nếu các thành viên đội đánh giá mùi không đáp ứng các điều kiện, người đó được loại khỏi tất cả các phép đo sau này cho đến khi họ một lần nữa đáp ứng các điều kiện.

E.4  Kiểm tra bổ sung

Đ kiểm tra và huấn luyện các năng lực phân biệt ứng x của các thành viên đội đánh giá mùi, khuyến khích áp dụng các phương pháp th nghiệm bổ sung[1],[6] – [11].

a) Các kiểm tra cht lượng xem liệu thành viên đội đánh giá mùi là có hay không khả năng gán một cách chính xác các từ được cho theo chất lượng mùi của chất tạo mùi nhất định[10].

b) Đối với thử nghiệm cường độ mùi, thành viên đội đánh giá mùi được kỳ vọng xếp hạng một cách chính xác, theo thứ tự tăng dần cường độ, các mẫu mùi mà nồng độ tạo mùi của nó khác nhau bi một yếu tố của 10 yếu tố trong từng trường hợp (các chai mùi)[9][11].

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Lựa chọn đội đánh giá mùi sử dụng năm chất tạo mùi tiêu chuẩn

F.1  Khái quát

Nhằm lựa chọn một thành viên đội đánh giá mùi có chức năng khứu giác bình thường, các thành viên của đội đánh giá mùi được sàng lọc bằng sử dụng năm chất lỏng pha loãng tiêu chuẩn. Những chất tạo mùi tiêu chuẩn này được gọi là “khứu giác kế T&T “.

F.2  Năm chất mùi tiêu chuẩn

Năm chất mùi tiêu chuẩn là: β-phenyl ethyl alcohol, methyl cyclopentenolon, isovaleic axit, – undecalacton và skatol. Bảng F.1 cho thy nồng độ (chất lng pha loãng là parafin lỏng không mùi) và chất lưng mùi của năm chất mùi tiêu chuẩn.

Bảng F.1 – Phần khối lượng và chất lượng mùi của năm chất mùi tiêu chuẩn

Tên của chất mùi

Phần khối lượng, %

Chất lượng của mùi

β-phenyl ethyl alcohol

10 đến 4,0

Mùi của hoa hồng; mùi nhẹ, mùi ngọt
Methyl cyclopentenolon

10 đến 4,5

Mùi cháy khét, mùi caramel
Isovaleic axit

10 đến 5,0

Mùi thối rữa, mùi tất chân, mùi mồ hôi, mùi đậu nành đã lên men
-undecalacton

10 đến 4,5

Mùi quả đào đóng hộp; mùi nặng, mùi ngọt
Skatol

10 đến 5,0

Mùi rau bắp ci; mùi hôi miệng, mùi ghê

F.3  Phòng thử nghiệm

Phòng th nghiệm trong đó kiểm tra sàng lọc thành viên đội đánh giá mùi được tiến hành thì cần thực hiện đầy đ các điều kiện sau đây.

a) Phòng này không có bất kỳ mùi và tiếng ồn nào, và là một nơi thoải mái mà các thành viên đội đánh giá mùi không phải chịu bất kỳ loại tâm lý căng thẳng nào trong thời gian thử nghiệm.

b) Không cho người khác vào phòng thử nghiệm, ngoại trừ đội trưng đội đánh giá mùi và các thành viên của đội đánh giá mùi.

c) Nhiệt độ và độ ẩm tương đối là được kiểm soát tốt. Nhiệt độ vào mùa hè nên thấp hơn 25 °C và nhiệt độ vào mùa đông nên cao hơn 17 °C. Độ ẩm tương đối phải từ 40 % đến 70 %.

F.4  Thành viên đội đánh giá mùi

Tuổi của các thành viên đội đánh giá mùi ít nhất là 18 tuổi và không được mắc bệnh giảm khứu giác. Họ cần tuân theo các vấn đề sau đây:

a) Thành viên đội đánh giá mùi rất cần lưu ý là không sử dụng nước hoa, chất khử mùi hoặc mỹ phẩm vào ngày th nghiệm;

b) Thành viên đội đánh giá mùi phải có mặt và phải nghỉ ngơi trong các phòng chờ ít nhất 10 phút trước khi thử nghiệm;

c) Thành viên đội đánh giá mùi không giao tiếp với nhau về chất mùi tiêu chuẩn.

F.5  Quy trình thử nghiệm

a) Phương pháp này được sử dụng như là quy trình cho phép đánh giá sàng lọc thành viên đội đánh giá mùi.

b) Năm giấy tờ giấy không mùi (kích thước: 14 cm 7 mm) được chuẩn bị. Trưng đội đánh giá nhúng 1 cm đầu của hai tờ giấy vào trong một chất lng mùi tiêu chuẩn. Ba tờ giấy khác được nhúng vào trong parafin lỏng không mùi bằng cách sử dụng cùng một phương pháp. Năm tờ giấy này được trình ra cho từng thành viên đội đánh giá mùi. Sau khi đánh hơi từng loại giấy, các thành viên xác định ra hai tờ giấy có cha mùi.

c) Mỗi thành viên đội đánh giá mùi được thử nghiệm năm chất mùi tiêu chuẩn sử dụng phương pháp thử nghiệm tương tự này.

d) Thành viên đội đánh giá mùi người mà trả lời tất cả năm chất mùi tiêu chuẩn hoàn toàn chính xác thì được coi là đã vượt qua phép đánh giá sàng lọc thành viên đội đánh giá mùi (xem Hình F.1).

Hình F.1 – Sàng lọc thành viên đội đánh giá mùi sử dụng 5 chất mùi tiêu chuẩn

 

Phụ lục G

(Tham khảo)

Quy trình đào tạo cho thang điểm so sánh

G.1  Quy trình đào tạo để đánh giá cường độ sử dụng thang đim so sánh

Việc đánh giá cường độ nhận biết được bằng cách sử dụng thang so sánh theo 10.3 yêu cầu thành viên đội đánh giá mùi được đào tạo. Mục tiêu của đào tạo này là để các thành viên làm quen với phương pháp đánh giá và chất tham chiếu. Một phép hiệu chuẩn được thực hiện trước mỗi thử nghiệm (xem 10.3) và phục vụ như một sự giám sát thường xuyên của việc đào tạo đội đánh giá mùi. Một khóa đào tạo cô đọng (bao gồm các ngày 4 và 5 trong bảng G.1) cần được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần và khi một thành viên đội đánh giá mùi đã không thực hiện bất kỳ thử nghiệm nào trong hơn ba tháng. Một phiên bản hoàn chỉnh bổ sung của khóa đào tạo năm ngày được tiến hành khi:

– Thành viên mới được đưa vào đội đánh giá mùi, và

– Hiệu chuẩn trước khi th nghiệm thể hiện sự khác biệt lớn và độ lệch chuẩn của đội đánh giá mùi tr nên quá lớn.

Chương trình đào tạo bao gồm một loạt các th nghiệm trong vòng năm ngày. Trong năm ngày, các thành viên của Đội đánh giá mùi làm quen với phương pháp. Sự thành công của việc đào tạo được đánh giá bằng các mẫu cung cấp cho các thành viên đội đánh giá mùi vào hai ngày cuối cùng. Chỉ có những thành viên vượt qua các bài kiểm tra thì được coi là được đào tạo và có thể tham gia trong các thử nghiệm cảm quan về cường độ nhận biết.

Một điều kiện tiên quyết cho việc đào tạo là việc thử nghiệm chức năng khứu giác của các thành viên đội đánh giá mùi (xem Phụ lục E).

Tổng quan về các chương trình đào tạo được cung cấp trong Bảng G.1. Các thử nghiệm cảm quan khứu giác kéo dài khoảng 2 h đến 3 h mỗi ngày đào tạo. Các khóa đào tạo cô đọng được làm vào hai ngày cuối cùng của chương trình.

Vào ngày đào tạo đầu tiên, đội đánh giá mùi nhận được một giải thích về thủ tục đánh giá và sử dụng thang đim so sánh. Từng thành viên đội đánh giá mùi sau đó đánh giá cường độ mùi của tám nồng độ axeton khác nhau. Người thực hiện thí nghiệm chọn các nồng độ sao cho chúng được phân bố trên toàn bộ phạm vi của dải nồng độ (ví dụ 2 pi đến 15 pi). Sau các đánh giá, thành viên đội đánh giá mùi được cho biết về các mức cường độ thực tế của các nồng độ theo pi. Nếu đánh giá của một thành viên đội đánh giá mùi sai lệch đáng kể so với giá trị pi thực tế, người đó được trao cơ hội để ngửi thấy mùi nồng độ axeton lại lần nữa với kiến thức về giá trị pi thực tế.

Bảng G.1 – Ví dụ về một chương trình đào tạo các đội đánh giá mùi

Ngày đào tạo

Ch đề

Nhiệm vụ

Ngày 1 Trình bày về chương trình đào tạo

Làm quen

Tám ln: không khí mẫu có nồng độ axeton khác nhau
Ngày 2 Đào tạo

Làm quen với đánh giá các sản phẩm xây dựng

Bốn lần: không khí mẫu có nồng độ axeton khác nhau

Bốn lần: không khí mẫu từ các sản phẩm xây dựng

Ngày 3 Đào tạo

Làm quen với quy trình thử nghiệm

Hai lần: không khí mẫu có nồng độ axeton khác nhau (hiệu chuẩn)

Sáu lần: không khí mẫu từ các sản phẩm xây dựng

Ngày 4 Chu kỳ thử nghiệm để xác định các kết quả của chương trình đào tạo Hai lần: không khí mẫu có nồng độ axeton khác nhau (hiệu chuẩn)

Bốn lần: không khí mẫu có nồng độ axeton khác nhau

Hai lần: không khí mẫu từ các sản phẩm xây dựng

Ngày 5 Chu kỳ thử nghiệm để xác định các kết quả của chương trình đào tạo

Đánh giá chương trình đào tạo

Hai lần: không khí mẫu có nng độ axeton khác nhau (hiệu chuẩn)

Bốn lần: không khí mẫu có nồng độ axeton khác nhau

Hai lần: không khí mẫu từ các sản phẩm xây dựng

Vào ngày đào tạo thứ hai, các thành viên đội đánh giá mùi được yêu cầu thử nghiệm không khí mẫu từ các sản phẩm xây dựng bổ sung cho không khí mẫu với các nồng độ axeton khác nhau. Họ được đào tạo để xếp hạng cường độ của các mẫu mùi, thay đổi theo từng chất tham chiếu trên thang đim so sánh. Không có cường độ nhận biết được đã được gán cho những mẫu này; do đó, những đánh giá của từng cá nhân các thành viên đội đánh giá mùi được so sánh với giá trị trung bình của đánh giá từ toàn bộ đội đánh giá mùi. Toàn bộ thành viên đội đánh giá mùi như một tổng thể được đánh giá bằng trung bình của độ lệch chuẩn. Các thành viên của đội đánh giá mùi được cho biết về giá trị trung bình của đội đánh giá mùi trong ba ngày đầu tiên đào tạo và có thể, nếu cần thiết, ngửi mẫu mùi chưa biết và thang điểm so sánh một lần nữa.

Vào ngày thứ ba của đào tạo, các phép thử nghiệm được thực hiện như là họ đang trong các bài thử nghiệm cảm quan mùi thực tế theo 10.3. Điều này có nghĩa là hai mẫu đầu tiên của nồng độ axeton được cung cấp cho hiệu chuẩn, mà thành viên đội đánh giá mùi được cho biết về giá trị pi thực tế, vì vậy mà họ có thể chỉnh sửa đánh giá của mình. Sau đó, mẫu chưa được biết được kiểm tra thử nghiệm. Vào ngày này, các thành viên đội đánh giá mùi được thông báo về giá trị trung bình kết quả đánh giá của đội đánh giá mùi như một tổng thể.

Đến ngày thứ tư, các giá trị pi chỉ được cấp trong quá trình hiệu chuẩn (xem 10.3). Các thành viên của đội đánh giá mùi được nhắc nh rằng các đánh giá được thực hiện trên hai ngày cuối cùng được xem xét trong các kết quả của chương trình đào tạo và sự thành công của các thành viên đội đánh giá mùi. Vào mỗi ngày trong những ngày này, bốn nồng độ axeton và hai mẫu mùi từ các sản phẩm xây dựng được cung cp.

G.2  Đánh giá của chương trình đào tạo

Người phụ trách các thực nghiệm lập thành tài liệu các đánh giá và thành tích của từng thành viên đội đánh giá mùi trong toàn bộ khóa học của chương trình đào tạo. Điều cần thiết là các thành viên của đội đánh giá mùi được thông báo về thành tích cá nhân của họ để giữ động lực của họ. Nếu một thành viên trong đội đánh giá mùi không chứng tỏ bất cứ cải tiến trong ba ngày đầu tiên đào tạo, người đó có th bị loại khỏi đội đánh giá mùi trước khi hoàn tất chu trình thử nghiệm. Trong đánh giá của chương trình đào tạo, đánh giá các nồng độ axeton được cung cấp bi từng thành viên đội đánh giá mùi trong hai ngày cuối cùng được lập thành một biểu đồ như trình bày trong Hình G.1, trong đó cho thấy độ lệch của thử nghiệm so với giá trị pi cài đặt sẵn và phạm vi của dung sai.

CHÚ DẪN:

Πmeans  cường độ nhận biết đo được, tính theo pi

Πp  cường độ nhận biết được đặt sẵn, tính theo pi

Hình G.1 – Vùng dung sai cho cường độ nhận biết được do các thành viên đội đánh giá mùi đo

Nếu đánh giá là trên dòng gạch liên tục, sự đánh giá phù hợp với các giá trị pi được lập sẵn. Các khu vực giữa các dòng gạch liên tục, dòng chấm là thể hiện cho khu vực cốt lõi. Các khu vực bên ngoài của khu vực cốt lõi, nhưng giữa các dòng liên tục, là khu vực vành (mép). Một thành viên đội đánh giá được coi là đã vượt qua chương trình đào tạo nếu có ít nhất năm trong tám mẫu axeton từ hai ngày cuối cùng là trong vùng lõi. Hai hoặc ba có thể được  khu vực vành, và tối đa là một nằm bên ngoài của các dòng liên tục.

 

Phụ lục H

(Tham khảo)

Ví dụ về các lưu lượng dòng không khí riêng theo diện tích trong một phòng mô hình

Bảng H.1 – Ví dụ về các lưu lượng dòng không khí riêng theo diện tích trong một phòng mô hình

Phòng mô hình

Hệ số chứa

Lưu lượng dòng khí riêng theo diện tích

Diện tích bề mặt, A

L[m2m3]

qV.A

m3|(m2. h) hoặc n/L

Tỉ lệ trao đi không khí, = 0,5 ha

 

 

Thể tích phòng mô hình = 17,4 m3

 

 

Diện tích sàn/diện tích trần = 7 ma

0,410

1,2

Diện tích tường = 24 m2 a

1,4

0,4

Diện tích chất làm kín = 0,2 ma

0,012

44

Các khung cửa sổ, diện tích 0,2m2 b

0,012

44

Diện tích cửa ra vào = 2m2 b

0,11

4,4

a Tiêu chuẩn Đan Mạch/NF 90[5]

b Nordtest 1990[12]

 

Phụ lục I

(Quy định)

Thang điểm về tính chấp nhận được của mùi dùng cho đội đánh giá chưa qua đào tạo

Sau đây là câu hỏi đặt ra cho mỗi thành viên đội đánh giá để đánh giá tính chấp nhận được.

 ” Hãy tưng tượng rằng bạn, hàng ngày trong vài giờ, được tiếp xúc với không khí từ buồng th. Chất lượng không khí như thế nào có thể được chp nhận?”

– Xin hãy đánh dấu trên thang điểm.

CHÚ DN:

a  Chấp nhận được rõ ràng.

 Chỉ chấp nhn được.

 Ch không thể chp nhận.

 Không thể chấp nhận rõ ràng.

Hình I.1 – Thang điểm tính chấp nhận được dùng cho một cho đội đánh giá chưa qua đào tạo

Trung bình cộng của các đánh giá thể hiện tính chấp nhận được của phát thải mùi của sản phẩm xây dựng.

 

Phụ lục J

(Quy định)

Thang điểm về độ cảm thụ mùi dùng cho một đội đánh giá chưa qua đào tạo

Là một cơ sở bỏ phiếu cho mức độ cm thụ của phát thải khí, các thành viên đội đánh giá cần phải trả lời các câu hỏi sau đây.

– “Giả sử bạn, hàng ngày trong vài giờ, được tiếp xúc với không khí từ buồng th, chất lượng không khí như thế nào là dễ chịu?”

CHÚ DN

a  Khó chịu.

 Rất dễ chịu.

Hình J.1 – Thang điểm về độ cảm thụ mùi

Trung bình cộng của tám đánh giá thể hiện độ cảm thụ mùi của phát thải mùi của sản phẩm xây dựng.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1 ] ISO 4120:2004Sensory analysis  Methodology  Triangle test

[2] ISO 5492, Sensory analysis – Vocabulary

[3] ISO 8589, Sensory analysis – General guidance for the design of test rooms

[4] EN 13779, Ventilation for non-residential buildings – Performance requirements for ventilation and room-conditioning systems

[5] Danish Standard/INF 90:1994, Anvisning for bestemmelse og vurdering af afgasning fra byggevarer (Directions for the determination and evaluation of the emission from building products)

[6] DIN 10 954:1997-10, Sensorische Prüfverfahren – Paarweise Vergleichsprüfung (Sensory testing methods – Paired comparison test)

[7] DIN 10 961:1996-08, Schulung von Prüfpersonen für sensorische Prüfungen (Training of assessors for sensory analysis)

[8] DIN 10 962:1997-10, Prüfbereiche für sensorische Prüfungen – Anforderungen an Prüfräume (Areas for sensory analysis – Specifications of testrooms)

[9] DIN 10 963:1997-11, Sensorische Prüfverfahren – Rangordnungsprüfung (Sensory testing methods – Ranking method)

[10] DIN 10 964:1996-02, Sensorische Prüfverfahren – Einfache beschreibende Prüfung (Sensory testing methods – Simple descriptive test)

[11] DIN 10966:1997-12, Sensorische Prüfverfahren – Intensitätsprüfung (Sensory testing methods – Intensity test)

[12] Nordtest Building materials: NT Build 358 Emission of volatile compounds, chamber method

[13] Knudsen, H.N., Valbjorn, O. AND Nielsen P.A., Determination of Exposure-Response Relationships for Emissions from Building Products. Indoor Air, 8, Denmark, 1998, pp. 264-275

[14] Henrik N., Knudsen, H.N., AND Wargocki P, The effect of using low-polluting building materials on perceived air quality and ventilation requirements in real rooms. Indoor Air, Denmark, 17-22 August 2008, Copenhagen

[15] Gunnarsen, L., Fanger, P.O. Adaptation to indoor air pollution. Environment International, 18, 1992, pp. 43-54

[16] MüllerBEntwicklung eines Gerätes zur Entnahme und Darbietung von Luftproben zur Bestimmung der empfundenen Luftqualität, DissertationTechnische Universität Berlin, 2002

[17] Wolkoff, P., Jensen, B. VOC-BASE Version 2.1, Mucous Membrane Irritation Threshold and Physico-Chemical Parameters of Volatile Organic Compounds. National Institute of Occupational Health, Denmark, 1996

[18] Olfactory testing using the Sniffin’ Sticks, German, French, Italian, and English Available (viewed 2011-09-23) at: http://www.tu-dresden.de/medkhno/download.htm

[19] Hummel, T. et al., A Simple and Reliable Method for Clinical Assessment of Odour Thresholds. Chemical Senses, 29, 2004, pp. 311-317

Relevant publications

[20] ECA (European Collaborative Action “Indoor Air Quality and its Impact on Man”), 1991, Guideline for the characterization of volatile organic compounds emitted from indoor materials and products using small test chambers. Report No. 8, EUR 13593 EN. Luxembourg: Official Publications of the European Communities

[21] Nordtest Building materials 1998, NT Build 482 Emissions testing using the Climpac

[22] ECA (European Collaborative Action “Indoor Air Quality and its Impact on Man”), 1991, Sensory Evaluation of Indoor Air Quality. Report No.20, EUR 18676 EN. Luxembourg: Official Publications of the European Communities

[23] Technical Research Centre VTT, Helsinki University of Technology HUT, HVAC Laboratory, The Building Information Foundation RTS and Finnish Society for Indoor Air and Climate, Emission Classification of Building Materials: Protocol for Chemical and Sensory Testing of Building Materials. The Building Information Foundation RTS, 2004 Available (viewed 2011-09-23) at: w.rakennustieto.fi/index/english.html

[24] Tirkkonen, T., Saarela, K. and Kukkonen, e., Sensory evaluation method of building materials for labelling purposes. VTT Research Notes 2262, Espoo

[25] Knudsen, H. N. Modellering af indeluftkvalitet, Ph.D.-afhandling; Laboratoriet for Varme- og Klimateknik, Danmarks Tekniske Universitet, Danmark, 1994

Other International Standards relevant to VOC measurements

[26] ISO 12219-1, Indoor air of road vehicles – Part 1: Whole vehicle test chamber – Specification and method for the determination of volatile organic compounds in cabin interiors

[27] ISO 12219-2, Indoor air of road vehicles – Part 2: Screening method for the determination of the emissions of volatile organic compounds from vehicle interior parts and materials – Bag method

[28] ISO 12219-3, Indoor air of road vehicles – Part 3: Screening method for the determination of the emissions of volatile organic compounds from vehicle interior parts and materials – Micro-chamber method

[29] ISO 12219-4, Indoor air of road vehicles – Part 4: Determination of the emissions of volatile organic compounds from car trim components – Small chamber method

[30] ISO 12219-5, Indoor air of road vehicles – Part 5: Screening method for the determination of emissions of volatile organic compounds (VOC) from car trim components – Static chamber method

[31] ISO 16017-1, Indoor, ambient and workplace air – Sampling and analysis of volatile organic compounds by sorbent tube/thermal desorption/capillary gas chromatography – Part 1: Pumped sampling

[32] ISO 16017-2, Indoor, ambient and workplace air – Sampling and analysis of volatile organic compounds by sorbent tube/thermal desorption/capillary gas chromatography – Part 2: Diffusive sampling



1) Tedlar® do Dupont sản xuất. Đây là ví dụ về một sản phẩm thương mại sẵn có phù hợp. Thông tin này được đưa ra ch tạo thuận lợi của người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này. Các sản phẩm tương đương có thể được sử dụng nếu có thể chứng tỏ dẫn đến những kết quả tương tự.

2) Nalophan NA® do Kalle Nalo sản xut. Đó là ví dụ về một sản phẩm thương mại sẵn có phù hợp. Thông tin này được đưa ra chỉ tạo thuận lợi của người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này. Các sản phẩm tương đương có thể được sử dụng nếu có thể chứng tỏ dẫn đến những kết quả tương tự.

3) AirProbe do Đại học Berlin sản xut, là một ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sn. Thông tin này được đưa ra chỉ tạo thuận lợi của người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này. Các sản phẩm tương đương có thể được sử dụng nếu có thể chứng tỏ dẫn đến những kết quả tương tự.

4) Thử nghim “que hít” (‘Sniffin’Sticks”), do Burghart GmbH, Đức sản xuất, là một ví dụ về một sản phẩm thương mại phù hợp có sẵn. Thông tin này được đưa ra chỉ tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận của tiêu chuẩn về sản phẩm này. Sản phẩm tương đương có th được sử dụng nếu có thể cho nhng kết quả tương tự.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10736-28:2017 (ISO 16000-28:2008) VỀ KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ – PHẦN 28: XÁC ĐỊNH PHÁT THẢI MÙI TỪ CÁC SẢN PHẨM XÂY DỰNG SỬ DỤNG BUỒNG THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN10736-28:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản