TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10762:2015 (ISO 4119:1995) VỀ BỘT GIẤY – XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HUYỀN PHÙ BỘT GIẤY

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10762:2015

ISO 4119:1995

BỘT GIY – XÁC ĐỊNH NNG ĐỘ HUYN PHÙ BỘT GIY

Pulps – Determination ostock concentratio

Lời nói đầu

TCVN 10762:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 4119:1995. ISO 4119:1995 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2010 với bố cục và nội dung không thay đi.

TCVN 10762:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BỘT GIẤY – XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HUYỀN PHÙ BỘT GIẤY

Pulps – Determination of stock concentration

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nồng độ bột giấy dạng huyền phù trong nước. Tiêu chuẩn này được s dụng trong các quy trình thí nghiệm để xác định các tính chất khác của bột giấy và được viện dẫn trong các tiêu chuẩn có đề cập đến huyền phù bột giấy. Tiêu chuẩn này không dùng để xác định khối lượng thương mại của bột giấy ướt.

Về nguyên tắc, phương pháp này áp dụng được cho tất c các loại huyền phù bột giấy trong nước.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

2.1. Huyền phù bột giấy (stock)

Huyền phù trong nước của một hoặc nhiều loại bột giấy, có thể bao gồm chất độn và các phụ gia.

2.2. Nồng độ huyn phù bột giấy (stock concentration)

T lệ của khối lượng vật liệu khô tuyệt đối lọc được ra từ mẫu huyền phù bột giấy với khối lượng của mẫu chưa được lọc, khi được xác định theo tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, nồng độ huyn phù bột giy được biu trị bằng phần trăm khối lượng [% (m/m)].

3. Thiết bị, dụng cụ

S dụng các thiết b, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và

3.1. Cốc cân, có kích thước phù hợp để cân mẫu huyền phù bột giấy hoặc phần được lọc ra (xem Điều 5, Chú thích 4).

3.2. Cân phân tích, có khả năng cân khối lượng từ 100g đến 500g với sai số nh hơn 0,1 %.

3.3. Dụng cụ lọc, ví dụ như phễu lọc Büchner, có đường kính từ 90 mm đến 150 mm, có bình lọc lớn và giấy lọc hình tròn vừa với phễu lọc; giấy lọc phải giữ lại được tất c xơ sợi và chất vô cơ nhìn thấy bằng mắt thưng.

3.4. Thiết b để sy khô mu, ví d như t sấy hoặc bếp điện phẳng. Nhiệt độ của tủ sấy phải được duy trì ở 105 °C ± 2 °C và của bếp điện phẳng là 150 °C ± 15 °C.

CHÚ THÍCH

2Có thể sử dụng lò vi sóng nếu điều kiện vận hành (công suất và thời gian sấy) được xác định qua thực nghiệm cho thấy kết quả sấy khô bột giấy tương tự như phương pháp sử dụng tủ sấy tiêu chun. Các điu kiện vận hành không đúng có thể là nguyên nhân làm mẫu b đốt thành than.

3Nhiệt độ 150 °C ca bếp điện phẳng có thể quá cao đối với một số loại bột giấy và là nguyên nhân làm mẫu b đốt thành than.

3.5. Cân phân tích, có khả năng cân lớp xơ sợi khô với sai số nhỏ hơn 0,1 %.

4. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

4.1. Quy định chung

Trộn đều và khuấy huyền phù bột giấy trong suốt thời gian lấy mẫu. Cho mẫu vào trong bình phù hợp bằng cách múc sao cho các xơ sợi bị tách ra khi nước là thấp nhất. Toàn bộ lượng mẫu có thể được lấy bằng một lần múc sâu, hoặc có thể là tập hợp của các mẫu nhỏ, nhưng tất cả huyền phù bột giấy đã được lấy phải có trong mẫu được cân. Kỹ thuật lấy mẫu sai có thể gây nên sai số đối với nồng độ huyền phù lớn. Cần lấy lượng mẫu đ để xác định được hai lần hoặc nhiều hơn như được chỉ ra trong phương pháp thử xác định nồng độ huyền phù bột giấy.

4.2. Nồng độ huyn phù nhỏ hơn 0,3 % (m/m)

Lấy mẫu với khi lượng ít nhất là 500 g (500 ml) và đủ để đảm bảo khối lượng ca xơ sợi khô tuyệt đối nằm trong khoảng từ 1 g đến 5 g. Sử dụng cân (3.2) để cân mẫu trong cốc cân đã trừ bì (3.1) và xác đnh khối lượng thực (m1) với sai số nhỏ hơn 0,5 g.

4.3. Nồng độ huyền phù trong khoảng 0,3 % (m/m) và 1 % (m/m)

Lấy mẫu với khối lượng xấp xỉ 500 g, đổ mẫu vào trong cốc cân đã trừ bì (3.1) và sử dụng cân (3.2) để xác định khối lượng thực (m1) với sai số nhỏ hơn 0,5 g.

4.4. Nồng độ huyền phù lớn hơn 1 % (m/m)

Lấy mẫu thử với khối lượng xấp x 500 g, đổ mẫu vào trong cốc cân đã trừ bì (3.1) và sử dụng cân (3.2) để xác định khối lượng thực (m1) với sai số nh hơn 0,5 g. Lấy nước với khối lượng đã biết (m2), vi sai số nh hơn 0,5 % để pha loãng đến nồng độ huyền phù bột giấy nh hơn 1 %. Trộn kỹ, lấy một phần khoảng 500 g mẫu, đổ vào cốc cân đã trừ bì (3.1) và xác định khối lượng (m3) ca phần đó.

5. Cách tiến hành

Sấy giấy lọc (3.3) trong tủ sấy hoặc trên bếp điện phẳng (3.4)  nhiệt độ thích hợp đến khối lượng không đổi. Cân ngay và ghi lại khối lượng (m4). Tất cả các lần cân lấy chính xác đến 0,01 g. Khối lượng ca giấy lọc được cho là đạt đến khối lượng không đi khi hai lần cân liên tiếp, sai khác không lớn hơn 0,01 g. Trong tất cả các trường hợp, thời gian sấy giữa hai lần cân liên tiếp không cần quá dài nhưng ít nhất bằng % của tổng thời gian sấy trước đó.

CHÚ THÍCH 4: Việc cân giấy lọc khô cũng có thể thực hiện sau khi để nguội trong cốc cân đã trừ bì (3.1).

Đặt giấy lọc vào trong phễu lọc Büchner (xem 3.3) và làm ướt. Hút chân không và lọc mẫu huyền phù bột giấy (xem Điều 4) được chứa trong ống đong hoặc cốc cân đã trừ bì (3.1), tráng rửa bên trong ống đong hoặc cốc cân và đ nước rửa vào phễu. Bảo đảm rằng nước lọc phải trong, nếu không thì tiến hành lọc nước lọc một lần nữa trên cùng phễu lọc hoặc tiến hành phép thử khác với giấy lọc có kích thước lỗ xốp nhỏ hơn. Rửa liên tiếp lớp xơ sợi với một lượng nh nước cất hoặc nước khử ion. Cẩn thận lấy giấy lọc và lớp xơ sợi ra khỏi phễu, bo đảm ly được tất cả các chất rắn bám trên thành phễu. Sấy và cân lớp xơ sợi và giấy lọc như quy định  trên, theo cùng quy trình sấy và cân giấy lọc. Ghi lại khối lượng này là (m5)

6. Biểu thị kết quả

Nồng độ huyền phù bột giấy X được biểu thị bằng phần trăm khối lượng và được tính theo công thức sau

X = 

Trong đó

m1 là khối lượng ca mẫu được lấy ban đầu, tính bằng gam;

m4 là khối lượng khô ca giấy lọc, tính bằng gam;

m5 là khối lượng khô ca lớp xơ sợi và giấy lọc, tính bằng gam.

Nếu mẫu được chuẩn bị theo 4.4 thì nồng độ huyền phù được tính theo công thức sau

X = 

Trong đó

m1 là khối lượng của mẫu được lấy ban đầu, tính bằng gam ;

mlà lượng nước được bổ sung để pha loãng mẫu ban đầu, tính bằng gam;

m3 là khối lượng của phần mẫu đã lấy, tính bằng gam;

m4 là khối lượng khô ca giấy lọc, tính bằng gam;

m5 là khối lượng khô của lớp xơ sợi và giấy lọc, tính bằng gam.

Ghi lại kết quả là giá trị trung bình ca các lần xác định, lấy chính xác đến hai chữ số thập phân.

7. Báo cáo th nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết hoàn toàn mẫu thử;

c) Nồng độ huyền phù bột giấy, được biểu thị bng phần trăm khối lượng;

d) Các điều bất thường quan sát được trong quá trình thử nghiệm;

e) Các thao tác bất kỳ không theo quy định trong tiêu chuẩn này mà có thể ảnh hưng đến kết qu thử.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10762:2015 (ISO 4119:1995) VỀ BỘT GIẤY – XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HUYỀN PHÙ BỘT GIẤY
Số, ký hiệu văn bản TCVN10762:2015 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản