TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10830:2015 (ISO 10631:2013) VỀ VAN BƯỚM KIM LOẠI CÔNG DỤNG CHUNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10830:2015
ISO 10631:2013
VAN BƯỚM KIM LOẠI CÔNG DỤNG CHUNG
Metallic butterfly valves for general purposes
Lời nói đầu
TCVN 10830:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 10631:2013.
TCVN 10830:2015 do Viện Nghiên cứu Cơ Khí – Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VAN BƯỚM KIM LOẠI CÔNG DỤNG CHUNG
Metallic butterfly valves for general purposes
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu thiết kế, vật liệu (ví dụ: thép, gang, gang dẻo, hợp kim đồng), các trị số danh nghĩa áp suất/nhiệt độ và thử nghiệm van bướm có thân bằng kim loại công dụng chung, có các hệ thống nối bích hoặc các hệ thống đường ống hàn giáp mối.
Tiêu chuẩn này bao gồm các van bướm có kích cỡ danh nghĩa dưới đây, DN và NPS:
– DN 40; 50; 65; 80; 100; 125; 150; 200; 250; 300; 350; 400; 450; 500 (550); 600 (650); 700; 750; 800; 900; 1 000; 1 200; 1 400; 1 600; 1 800; 2 000; 2 200; 2 400.
– NPS 1 ½; 2; 2 ½; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20; (22); 24; (26); 28; 30; 32; 36; 40; 48; 56; 64; 72; 80; 88; 96.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các van bướm có các ký hiệu áp suất dưới đây, PN và Cấp:
– PN 2,5; PN 6; PN 10; PN 16; PN 25; PN 40;
– Cấp 125; 150; 300.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi (nếu có).
TCVN 10827:2015 (ISO 5209:1977), Van công nghiệp thông dụng – Ghi nhãn.
TCVN 10828:2015 (ISO 5752), Van kim loại dùng trong các hệ thống đường ống có bích – Các kích thước mặt đến mặt và tâm đến mặt.
TCVN 9441:2013(ISO 5208:2008), Van công nghiệp – Thử áp lực van kim loại.
ISO 185, Grey cast irons- Classification (Gang xám – Phân loại).
ISO 1083, Spheroidal graphite cast irons – Classification (Gang xám graphit cầu – Phân loại).
ISO 3755, Cast carbon steels for general engineering purposes (Thép cacbon thông dụng trong kỹ thuật).
ISO 4991, Steel castings for pressure purposes (Vật đúc thép chịu áp lực).
ISO 5211, Industrial valves – Part-tum actuator attachments (Van công nghiệp – Gắn bộ dẫn động quay từng phần).
ISO 5922, Malleable cast iron (Gang dẻo).
ISO 7005-3, Metallic flanges – Parts 3: Copper alloy and composite flanges (Bích kim loại – Phần 3: Bích composit và bích hợp kim đồng).
ISO 9327-1, Steel forgings and rolled or forged bars for pressure purposes – Technical delivery conditions – Part 1: General requirements (Thép rèn và thanh cán hoặc rèn chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 1: Yêu cầu chung).
ISO 9327-2, Steel forgings and rolled or forged bars for pressure purposes – Technical delivery conditions – Part 2: Non-alloy and alloy (Mo, Cr và CrMo) steels with specified elevated temperature properties (Thép rèn và thanh cán hoặc rèn chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 2: Thép không hợp kim và thép hợp kim (Mo, Cr và CrMo) có đặc tính nhiệt độ tăng quy định).
ISO 9327-3, Steel forgings and rolled or forged bars for pressure purposes – Technical delivery conditions – Part 3: Nickel steels with specified low temperature properties (Thép rèn và thanh cán hoặc rèn chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 3: Thép Niken có đặc tính nhiệt độ thấp quy định).
ISO 9327-4, Steel forgings and rolled or forged bars for pressure purposes – Technical delivery conditions – Part 4: Weldable fine grain steels with high proof strength (Thép rèn và thanh cán hoặc rèn chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 4: Thép hạt mịn dễ hàn có độ bền cao).
ISO 9327-5, Steel forgings and rolled or forged bars for pressure purposes – Technical delivery conditions – Part 5: Stainless steels (Thép rèn và thanh cán hoặc rèn chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 5: Thép không gỉ).
ISO 9328-1, Steel flat products for pressure purpose – Technical delivery conditions – Part 1: General requirements (Thép tấm phẳng chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 1: Yêu cầu chung).
ISO 9328-2, Steel flat products for pressure purpose – Technical delivery conditions – Part 2: Non-alloy and alloy steels with specified elevated temperature properties (Thép tấm phẳng chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 2: Thép hợp kim và không hợp kim có đặc tính nhiệt độ tăng quy định).
ISO 9328-3, Steel flat products for pressure purpose – Technical delivery conditions – Part 3: WeIdable fine grain steels, normalized (Thép tấm phẳng chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 3: Thép hạt mịn dễ hàn, đã được thường hóa).
ISO 9328-4, Steel flat products for pressure purpose – Technical delivery conditions – Part 4: Nickel– alloy steels with specified low temperature properties (Thép tấm phẳng chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 4: Thép hợp kim Niken có đặc tính nhiệt độ thấp quy định).
ISO 9328-5, Steel flat products for pressure purpose – Technical delivery conditions – Part 5: Weldable fine grain steels, thermomechanically rolled (Thép tấm phẳng chịu áp lực – Điều kiện cung cấp kỹ thuật – Phần 5: Thép hạt mịn dễ hàn, cán cơ nhiệt).
EN 1092-1:2007, Flanges and their joints – Circular flanges for pipes, valves, fittings and accessories PN designated – Part 1: steel flanges (Bích và các khớp nối bích – Bích tròn dùng cho các ống, van, phần nối và phụ tùng, ký hiệu PN – Phần 1: Bích thép).
EN 1092-2, Flanges and their joints – Circular flanges for pipes, valves, fittings and accessories PN designated – Part 2: cast iron flanges (Bích và các khớp nối bích – Bích tròn dùng cho các ống, van, phần nối và phụ tùng, ký hiệu PN – Phần 2: Bích gang).
EN 1092-3, Flanges and their joints – Circular flanges for pipes, valves, fittings and accessories PN designated – Part 3: Copper alloy flanges (Bích và các khớp nối bích – Bích tròn dùng cho các ống, van, phần nối và phụ tùng, ký hiệu PN – Phần 3: Bích hợp kim đồng).
EN 12516-1, Industrial valves – Shell design strength – Part 1: Tabulation method for steel valve shells (Van công nghiệp – Độ bền kết cấu vỏ – Phần 1: phương pháp lập bảng cho các vỏ van thép).
EN 12516-2, Industrial valves – Shell design strength – Part 2: Calculation method for steel valve shells (Van công nghiệp – Độ bền kết cấu vỏ – Phần 2: Phương pháp tính toán vỏ van thép).
EN 12516-4, Industrial valves – Shell design strength – Part 4: Calculation method for steel valve shells manufatured in metallic materials other than steel (Van công nghiệp – Độ bền kết cấu vỏ – Phần 4: Phương pháp tính toán vỏ van được chế tạo bằng các vật liệu kim loại khác thép).
ASME B1.1, Unified Inch Screw Threads, UN and UNR Thread Form (Ren vít theo hệ inch, dạng ren UN và UNR).
ASME B16.1, Gray Iron Pipe Flanges and Flanged Fittings: Classes 25, 125, and 250 (Bích ống và các phụ tùng có bích bằng gang xám: Cấp 25, 125 và 250).
ASME B16.5, Pipe Flanges and Flanged Fittings: NPS ½ through NPS 24 Metric/lnch Standard (Bích ống và các phụ tùng có bích: tiêu chuẩn hệ mét/inch từ NPS ½ đến NPS 24).
ASME B16.24, Cast Copper Alloy Pipe Flanges and Flanged Fittings: Classes 150, 300, 600, 900, 1500 and 2500 (Bích ống và các phụ tùng có bích bằng hợp kim đồng đúc: Cấp 150, 300, 600, 900, 1500 và 2500).
ASME B16.25, Buttwelding Ends (Đầu hàn giáp mối).
ASME B16.34, Valves Flanged, Threaded and Welding End (Van có bích, đầu có ren và đầu hàn).
ASME B16.42, Ductile Iron Pipe Flanges and Flanged Fittings: Classes 150 and 300 (Bích ống và các phụ tùng có bích bằng gang dẻo: Cấp 150 và 300).
ASME B16.47, Large Diameter Steel Flanges: NPS 26 through NPS 60 Metris/lnch Standard (Bích thép có đường kính lớn: tiêu chuẩn hệ mét/inch từ NPS 26 đến NPS 60).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1. Kích cỡ danh nghĩa (nominal size)
DN
Ký hiệu kích cỡ bằng chữ số cho các bộ phận hệ thống đường ống được dùng để tham khảo, bao gồm các chữ cái DN theo sau là một số không thứ nguyên liên quan gián tiếp đến kích cỡ vật lý, tính bằng milimet của lỗ hoặc đường kính ngoài của các phần nối mặt đầu.
[NGUỒN: ISO 6708:1995, định nghĩa 2.1].
3.2. Áp suất danh nghĩa (nominal pressure)
PN
Ký hiệu số liên quan đến áp suất, được làm tròn dùng cho mục đích tham khảo và bao gồm các chữ cái PN theo sau là số tham khảo thích hợp.
CHÚ THÍCH 1: Toàn bộ thiết bị có cùng kích cỡ danh nghĩa (DN) được ký hiệu bằng số PN giống nhau có các kích thước đối tiếp thích hợp.
CHÚ THÍCH 2: Áp suất cho phép tối đa phụ thuộc vào vật liệu, thiết kế và nhiệt độ làm việc và được lựa chọn từ bảng trị số danh nghĩa áp lực/nhiệt độ được đưa ra trong các tiêu chuẩn phù hợp.
[NGUỒN: ISO 7268:1983, Điều 2, được sửa đổi – Định nghĩa và các Chú thích 1 và 2 đã được sửa đổi không đáng kể].
3.3. NPS
Ký hiệu kích cỡ bằng chữ số cho các bộ phận của hệ thống đường ống được dùng để tham khảo, bao gồm các chữ cái NPS tiếp theo là số không thứ nguyên liên quan gián tiếp đến kích cỡ vật lý của lỗ hoặc đường kính ngoài của các phần nối mặt đầu.
CHÚ THÍCH 1: Số theo sau các chữ cái NPS không biểu thị giá trị đo được và không định dùng cho mục đích tính toán, ngoại trừ theo quy định trong tiêu chuẩn liên quan.
3.4. Cấp (Class)
Ký hiệu bằng chữ và số được dùng để tham khảo liên quan đến tổ hợp các đặc tính cơ khí và đặc tính kích thước của bộ phận hệ thống đường ống, bao gồm từ “Cấp” tiếp theo là một số không thứ nguyên.
CHÚ THÍCH 1: Số theo sau từ “Cấp” không biểu thị giá trị đo được và không được dùng để tính toán, ngoại trừ theo quy định trong tiêu chuẩn liên quan.
3.5. Kích thước mặt đến mặt (face – to – face dimension)
Khoảng cách giữa các mặt đầu thân của thiết bị được lắp phù hợp với TCVN 10828:2015 (ISO 5752).
3.6. Độ chênh áp (differential pressure)
Δp
Độ chênh áp suất giới hạn qua phía đầu ra và đầu vào của các vòng bit kín tấm chắn khi các van ở vị trí đóng.
CHÚ THÍCH1: Độ chênh áp suất được tính bằng bar.1)
3.7. Áp suất làm việc nguội (cold working pressure)
CWP
Áp suất chất lỏng tối đa được đặt cho van để vận hành tại khoảng nhiệt độ chất lỏng từ -20°C đến 38°C.
4 Trị số danh nghĩa áp suất/nhiệt độ
Trị số danh nghĩa áp suất/nhiệt độ của van phải đáp ứng thông số kỹ thuật cho trong bảng tiêu chuẩn áp suất/nhiệt độ thích hợp được liệt kê ở Bảng 1.
Bảng 1
Vật liệu thân van |
Van được ký hiệu PN |
Van được ký hiệu – Cấp |
Thép |
EN12516-1 |
ASME B16.34 |
Gang |
EN 1092-2 |
ASME B16.1 |
Gang dẻo |
ASME B16.42 |
|
Hợp kim đồng |
EN 1092-3 |
ASME B16.24 |
Cụm hoàn chỉnh phải phù hợp với trị số độ chênh áp suất Δp/nhiệt độ. Nhiệt độ cho phép lớn nhất và/hoặc độ chênh áp suất thiết kế có thể được giới hạn bởi sự hạn chế trong trị số danh nghĩa áp suất/nhiệt độ của vật liệu được dùng cho các bộ phận nhất định.
Sự hạn chế phải được nhà sản xuất ghi nhãn trên van (xem Điều 8).
Với nhiệt độ dưới nhiệt độ thấp nhất liệt kê trong các bảng áp suất/nhiệt độ, áp suất làm việc phải không lớn hơn áp suất cho nhiệt độ thấp nhất liệt kê. Việc sử dụng van tại nhiệt độ thấp hơn thuộc trách nhiệm của người sử dụng. Cần chú ý đến việc giảm độ dẻo và độ bền chống va đập của các vật liệu tại nhiệt độ thấp.
5. Thiết kế
5.1. Độ dày thành
Độ dày thành nhỏ nhất phải được xác định theo các tiêu chuẩn được chỉ ra ở Bảng 2.
Đối với trị số danh nghĩa áp suất – nhiệt độ của các thân van nằm ngoài các dãy kích cỡ của các tiêu chuẩn tham khảo trong Bảng 2, việc thiết kế và tính toán cho các chi tiết chịu áp suất phải theo mã thiết kế được tiêu chuẩn công nhận hoặc các tiêu chuẩn có xét tới tải trọng đường ống, các lực vận hành, v.v.. Việc lựa chọn tiêu chuẩn phải thực hiện theo thỏa thuận.
CHÚ THÍCH: Các ví dụ về mã thiết kế được tiêu chuẩn công nhận hoặc các tiêu chuẩn là ASME phần VIII, các Điều 1 hoặc 2, và EN 13445-3.
Bảng 2
Vật liệu thân van |
Van ký hiệu PN |
Van ký hiệu- Cấp |
Thép |
EN 12516-1 EN 12516-2 |
ASME B16.34 |
Gang |
EN 12516-4 |
ASME B16.1 |
Gang dẻo |
ASME B16.42 |
|
Hợp kim đồng |
ASME B16.24 |
5.2. Mẫu thiết kế
Van phải được thiết kế hoặc ở dạng đĩa đồng tâm [xem Hình 1 a)] hoặc ở dạng đĩa lệch tâm [xem Hình 1 b)]. Độ lệch tâm có thể là đơn, gấp đôi hoặc gấp ba.
a) Thiết kế đồng tâm b) |
Thiết kế lệch tâm (thiết kế độ lệch gấp đôi) |
Hình 1-Minh họa thiết kế
5.3. Các khớp nối mặt đầu
5.3.1. Các van bích kép
Các khớp nối mặt đầu của van bích kép phải phù hợp với 5.7.2.1. Xem Hình 2.
Hình 2 – Khớp nối mặt đầu của van bích kép
5.3.2. Van dạng tấm mỏng
5.3.2.1. Quy định chung
Các van ký hiệu PN được dùng để lắp giữa các bích ống phù hợp với EN 1092-1, EN 1092-2 và EN 1092-3.
Các van ký hiệu – Cấp được dùng để lắp giữa các bích ống phù hợp với ASME B16.5 cho NPS ≤ 24 hoặc ASME B16.47 cho NPS > 24.
Tại vị trí lắp ghép bằng bu lông để đảm bảo các lỗ trục van rất kín với lỗ bắt bu lông, có thể thay thế bằng các lỗ bu lông có ren.
Trong trường hợp kích thước van nằm ngoài phạm vi EN 1092, ASME B16.5 hoặc ASME B16.47, một tiêu chuẩn bích khác có thể được dùng khi có thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Độ dày thành được tính toán bằng phép nội suy tuyến tính theo các tiêu chuẩn quy định ở trong Bảng 2.
5.3.2.2. Thân van dạng tấm mỏng có hoặc không có vấu
Các cấu hình van có trong mục này được minh họa ở Hình 3.
a) Van có vấu ở giữa |
b) Van có một bích ở giữa |
c) Van có vấu với các lỗ ren trong |
d) Van một bích với các lỗ ren trong |
e) Van có vấu với các lỗ khoan |
f) Van một bích có các lỗ khoan |
g) Van có mặt cắt chữ U
Hình 3 – Các cấu hình bắt bu lông của thân van dạng tấm mỏng
5.3.2.3. Van không có bích
Cấu hình van không có bích trong mục này được minh họa ở Hình 4.
Hình 4 – Van không bích điển hình
Đường kính ngoài của thân van dạng tấm mỏng phải sao cho thân van được chế tạo thẳng hàng với bu lông bắt bích và các bề mặt vòng đệm.
5.3.3. Đầu hàn giáp mối
Cấu hình đầu hàn giáp mối trong mục này được minh họa ở Hình 5.
Hình 5 – Đầu hàn giáp mối
CHÚ THÍCH: Các đầu hàn được giới hạn với thân van bằng thép.
5.4. Trục
Nếu việc tháo các chi tiết ngoài ra khỏi van là cần thiết khi van đang chịu áp suất,
– Trục phải không bị đẩy ra khỏi van, và
– Độ kín trục với môi trường khí phải vẫn được duy trì.
CHÚ THÍCH: Các chi tiết bên ngoài là các chi tiết không bao gồm van có trục trần (giá đỡ, cần, bộ dẫn động, ..).
5.5. Vận hành
5.5.1. Chiều quay
Trừ khi có quy định khác trong bảng dữ liệu tóm tắt, van phải được đóng nhờ vận hành tay quay, cần hoặc chìa vặn chữ T theo chiều kim đồng hồ khi nhìn đối diện các thiết bị đó.
5.5.2. Cơ cấu dẫn động
5.5.2.1. Quy định chung
Trừ khi có thỏa thuận khác giữa nhà sản xuất và người mua, cơ cấu dẫn động phải có thể hoạt động giữa vị trí mở hoàn toàn và đóng hoàn toàn.
5.5.2.2. Dẫn động trực tiếp
5.5.2.2.1. Dẫn động trực tiếp bằng tay
Dẫn động trực tiếp bằng tay có thể là cần, tay quay hoặc chìa vặn chữ T.
Tại vị trí dùng cần, van phải mở khi cần song song với ống.
Khi vị trí trung gian được xác định, các thiết bị bảo vệ đĩa van ở vị trí trung gian phải được cung cấp.
5.5.2.2.2. Dẫn động trực tiếp bằng máy
Khi dẫn động trực tiếp bằng khí nén, thủy lực hay bằng điện, việc thiết kế van phải sao cho hoặc có hoặc không có chi tiết trung gian, việc lắp bộ dẫn động quay từng phần có đĩa phải được thực hiện, phù hợp với ISO 5211.
5.5.2.3. Dẫn động bánh răng
Bộ dẫn động bánh răng bằng tay phải là kết cấu kiểu di động tự khóa (ở bất kỳ vị trí nào) và phải được cấp các cữ chặn ở hai vị trí di chuyển cực hạn.
Các cữ chặn điều chỉnh phải được chỉnh đặt, siết chặt và đảm bảo chắc chắn an toàn.
Bộ dẫn động bánh răng phải được lắp có bộ chỉ báo vị trí.
Theo yêu cầu, nhà sản xuất phải cung cấp số vòng quay cần thiết để hoàn chỉnh thao tác mở hoặc đóng.
Việc thiết kế van phải cho phép có hoặc không có chi tiết trung gian, việc lắp bộ dẫn động bánh răng có đĩa phù hợp với ISO 5211.
5.5.2.4. Chỉ báo vị trí đĩa
Đầu trục van phải chỉ báo vị trí đĩa, hoặc bằng sự ghi nhãn bền, không xóa được, hoặc bằng hình dạng của nó.
5.6. Lực hoặc mômen quay tác dụng đến các van được dẫn động bằng tay
5.6.1. Lực dẫn động cho tay quay hoặc van dẫn động cần
Tại tốc độ CWP và tại tốc độ dòng chảy lớn nhất (xem Bảng 6), lực tiếp tuyến, F, tác động đến tay quay (xem Hình 6) hoặc cần (xem Hình 7) để dẫn động van phải không được vượt quá các giá trị được chỉ ra ở các Bảng 3 và 4.
CHÚ DẪN
F: lực tiếp tuyến
D: đường kính tay quay.
Hình 6 – Lực tiếp tuyến tác dụng đến tay quay
Bảng 3 – Lực tiếp tuyến tác dụng đến tay quay
Đường kính tay quay D mm |
Lực tiếp tuyến F N |
D ≤ 125 |
200 |
125 < D ≤ 250 |
300 |
250 < D ≤ 500 |
400 |
CHÚ DẪN
F: lực tiếp tuyến
L: chiều dài cần
Hình 7 – Lực tiếp tuyến tác động đến cần
Bảng 4 – Lực tiếp tuyến tác động đến cần
Chiều dài cần L mm |
Lực tiếp tuyến F N |
L ≤ 250 |
300 |
250 < L ≤ 500 |
400 |
5.6.2. Mô men quay dẫn động cho van dẫn động bằng chìa vặn chữ T
Van có thể được dẫn động khi dùng bộ giảm tốc bánh răng được lắp với các cữ chặn tại hai vị trí cực hạn (ví dụ van lắp dưới đất). Các cữ chặn phải được tính toán sao cho chịu được sức cản mô men đầu vào được đưa ra ở Bảng 5.
Bảng 5
Kích thước danh nghĩa của đầu dẫn động hình vuông mm |
Sức cản mô men đầu vào nhỏ nhất N.m |
14 |
120 |
30 |
250 |
50 |
450 |
5.7. Kích thước và khe hở các đầu thân
5.7.1. Qui định chung
Khi lắp, các lỗ bích của thân có ren phải cho phép ăn khớp ren hoàn toàn đến độ sâu ít nhất bằng với đường kính danh nghĩa bu lông và ít nhất là 0,67 đường kính bu lông khi lỗ bu lông sát liền với trục van.
Đối với các van được ký hiệu theo Cấp, các lỗ bích thân có ren cho những bu lông đường kính 25,4 mm hoặc nhỏ hơn phải được khoan và tarô phù hợp với ASME B1.1, loại ren bước lớn UNC, Cấp 2B. Đối với các bu lông đường kính 26,8 mm hoặc đường kính lớn hơn, các lỗ như thế phải được khoan và tarô phù hợp với ASME B1.1, loạt ren tám UN 8, Cấp 2B.
Các tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất van phải quy định cấu hình van ở Hình 3 dù có hay không có van ngắt trong việc bảo dưỡng đầu của đường ống. Bất kỳ giới hạn nào liên quan đến việc bảo dưỡng đầu của đường ống phải được chỉ rõ.
5.7.2. Đầu có bích kép
5.7.2.1. Kích thước bích
Van ký hiệu PN phải có các lỗ bu lông phù hợp với phần tương ứng của EN 1092-1, EN 1092-2 và EN 1092-3.
Van được ký hiệu theo Cấp phải có các lỗ bu lông phù hợp với ASME B16.5 cho NPS ≤ 24 hoặc ASME B16.47 cho NPS > 24.
Trong trường hợp kích thước van nằm ngoài phạm vi EN 1092, ASME B16.5 hay ASME B16.47, có thể sử dụng tiêu chuẩn bích khác nếu được sự chấp thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Độ dày thành van được tính bằng phép nội suy tuyến tính từ các tiêu chuẩn quy định ở Bảng 2.
5.7.2.2. Kích thước mặt đến mặt
Kích thước mặt đến mặt, trừ khi có các quy định khác trong tài liệu mua bán, phải phù hợp với TCVN 10828:2015 (ISO 5752:1982). Các loạt chính phải được quy định.
5.7.2.3. Dung sai cho các kích thước mặt đến mặt
Dung sai cho các kích thước mặt đến mặt phải phù hợp với TCVN 10828:2015 (ISO 5752:1982).
5.7.3. Đầu thân (van dạng tấm mỏng và van không bích)
5.7.3.1. Kích thước bích
Đầu thân của van được ký hiệu theo PN có thể lắp với bích nối phù hợp với các yêu cầu của EN 1092-1, EN 1092-2 và EN 1092-3.
Đầu thân van được ký hiệu theo Cấp có thể lắp với bích nối phù hợp với yêu cầu của ASME B16.5 cho NPS ≤ 24 hoặc ASME B16.47 cho NPS > 24.
Trong trường hợp kích thước van nằm ngoài phạm vi EN 1092, ASME B16.5 hay ASME B16.47, có thể sử dụng tiêu chuẩn bích khác nếu được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Độ dày thành được tính bằng phép nội suy tuyến tính từ các tiêu chuẩn quy định ở Bảng 2.
5.7.3.2. Kích thước mặt đến mặt
Các kích thước mặt đến mặt, trừ khi có các quy định khác trong tài liệu mua bán, phải phù hợp với TCVN 10828:2015 (ISO 5752:1982). Các loạt chính yêu cầu phải được người mua quy định.
Trong trường hợp hình dạng van nằm ngoài phạm vi TCVN 10828:2015 (ISO 5752:1982), các kích thước mặt đến mặt có thể được xác định nếu được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua.
5.7.3.3. Dung sai các kích thước mặt đến mặt
Dung sai các kích thước mặt đến mặt phải phù hợp với TCVN 10828:2015 (ISO 5752:1982).
5.7.4. Gia công lần cuối bề mặt vòng bít có đầu cho van có bích và van dạng tấm mỏng
Gia công lần cuối bề mặt vòng bít phải phù hợp với các yêu cầu của EN 1092-1, EN 1092-2 và EN 1092-3 cho van ký hiệu theo PN, hoặc ASME B16.5 cho NPS ≤ 24 và ASME B16.47 cho NPS > 24 cho van ký hiệu theo Cấp.
5.7.5. Van có đầu hàn
Đầu hàn giáp mối phải phù hợp với các yêu cầu của EN 1092-1:2007, Phụ lục A đối với van kí hiệu PN, hoặc ASME B16.25 hoặc ASME B16.34 đối với van ký hiệu theo Cấp.
6. Vật liệu
6.1. Thân
Các vật liệu dưới đây phải được dùng:
– Thép phù hợp với ISO 3755, ISO 4991, ISO 9327-1, ISO 9327-2, ISO 9327-3, ISO 9327-4, ISO 9327- 5, ISO 9328-1, ISO 9328-2, ISO 9328-3, ISO 9328-4, ISO 9328-5, EN 12516-1 hoặc ASME B16.34;
– Gang hoặc gang dẻo phù hợp với ISO 185, ISO 1083, ISO 5922, EN 12516-4, ASME B16.1 và ASME B16.42;
– Hợp kim đồng phù hợp với ISO 7005-3, EN 12516-4 và ASME B16.24.
Thân van có thể được phủ hoàn toàn hoặc từng phần bằng elastome, polime hoặc vật liệu composit như được nêu trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
6.2. Đĩa
Các vật liệu dưới đây phải được dùng:
– Thép không gỉ;
– Thép cho bình áp suất phù hợp với ISO 3755, ISO 4991, ISO 9327-1, ISO 9327-2, ISO 9327-3, ISO 9327-4, ISO 9327-5, ISO 9328-1, ISO 9328-2, ISO 9328-3, ISO 9328-4, ISO 9328-5, EN 12516-1 hoặc ASME B16.34;
– Gang phù hợp với ISO 185, ISO 1083, ISO 5922, EN 12516-4, ASME B16.1 hoặc ASME B16.42;
– Hợp kim đồng phù hợp với ISO 7005-3, EN 12516-4 hoặc ASME B16.24.
Đĩa van có thể được phủ hoàn toàn hoặc từng phần bằng elastome, polime hoặc vật liệu composit như được nêu trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
6.3. Trục
Các vật liệu dưới đây phải được dùng:
– Thép không gỉ;
– Hợp kim đồng.
6.4. Mặt tựa
Các vật liệu dưới đây phải được dùng:
– Đàn hồi;
– Polime hoặc composit;
– Kim loại.
7. Thích hợp khi sử dụng
7.1. Mức rò rỉ cho phép
Mức rò rỉ cho phép phải theo quy định trong TCVN 9441: 2013 (ISO 5208:2008) và phải được công bố trong tài liệu của nhà sản xuất van.
7.2. Tốc độ dòng chảy
Van phải được thiết kế với tốc độ dòng chảy như được đưa ra ở trong Bảng 6.
Với những giá trị vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 6, phải thỏa thuận với nhà sản xuất.
Bảng 6 – Tốc độ dòng chảy là hàm của chất lỏng chảy
Loại chất lỏng |
Tốc độ m/s |
||
|
PN2,5, PN 6, PN 10 |
PN16, PN25, PN 40 |
Cấp 125, 150, 300 |
Chất lỏng |
3 |
4 |
4 |
Khí |
30 |
8. Ghi nhãn
Mỗi van bướm được ký hiệu theo PN ghi nhãn phù hợp với TCVN 10827:2015 (ISO 5209:1977) như sau:
a) Với van có DN < 50, chỉ ghi nhãn 1 đến 4 là bắt buộc. Chúng phải được ghi trên thân van hoặc trên tấm được gắn.
b) Với đường kính danh nghĩa, cần ghi nhãn như sau:
– Nội dung 5 của TCVN 10827:2015 (ISO 5209:1977) nếu do loại van yêu cầu;
– Nội dung 6 của TCVN 10827:2015 (ISO 5209:1977) nếu do loại van yêu cầu;
– Nội dung 7 của TCVN 10827:2015 (ISO 5209:1977) nếu việc ứng dụng van bị hạn chế;
– Sai lệch áp suất thiết kế phải được chỉ ra, nếu thấp hơn CWP.
CHÚ THÍCH: Việc ghi nhãn 8 đến 19 của TCVN 10827:2015 (ISO 5209:1977) là tùy chọn.
Mỗi van được ký hiệu theo Cấp sẽ được đánh dấu phù hợp với ASME B16.34,
9. Thử nghiệm
9.1. Mỗi van phải được thử áp lực phù hợp với TCVN 9441:2013 (ISO 5208:2008). Toàn bộ việc thử áp lực phải được kê như trong Bảng 1 của TCVN 9441:2013 (ISO 5208:2008).
9.2. Có thể kiểm tra hay thử nghiệm thêm nếu được sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
10. Kiểm tra và chuẩn bị giao hàng
10.1. Các yêu cầu ở Bảng 7 phải được xác định bởi nhà sản xuất cho mỗi loại van trước khi vận chuyển.
10.2. Các lỗ van phải được bảo vệ thích hợp để tránh làm hỏng các bề mặt nối và phá hỏng nút bịt kín phi kim loại khi vận chuyển.
Bảng 7 – Yêu cầu kiểm tra trước khi vận chuyển
Yêu cầu |
Kiểm tra |
Loại và bộ làm kín: Van sẽ phải phù hợp với tiêu chuẩn đặt hàng và sản phẩm | Dùng mắt kiểm tra loại, các chi tiết làm kín và các phụ tùng (như là bánh lái và các chi tiết khác của đơn đặt hàng |
Ghi nhãn | Kiểm tra bằng mắt đảm bảo rằng việc ghi nhãn hoàn chỉnh và dễ đọc |
Trạng thái bề mặt | Kiểm tra bằng mắt đảm bảo rằng bề mặt phơi sáng không bị khuyết tật, có thể ảnh hưởng đến an toàn hay tính năng. |
Lớp phủ | Kiểm tra bằng mắt để xác định rằng lớp phủ quy định đã được ứng dụng. |
Vận hành | Kiểm tra đảm bảo rằng van mở và đóng. |
11. Mẫu bảng dữ liệu
Mẫu bảng dữ liệu được cho trong ở Phụ lục A.
PHỤ LỤC A
(Tham khảo)
MẪU BẢNG DỮ LIỆU
Bảng dữ liệu van Thông tin được người mua quy định |
||||||||||||
Chất lỏng | – Loại chất lỏng:……………………………………………………………………………..
– Áp lực đường truyền:……………………………………………………………………. – Nhiệt độ chất lỏng:……………………………………………………………………….. – Tốc độ dòng chảy:……………………………………………………………………….. – Độ chênh áp:………………………………………………………………………………. |
|||||||||||
Bảo dưỡng | £ ngắt | mức rò rỉ: TCVN 9441:2013(ISO 5208) | £A £ B £C £D
p = ………………bar p = ………………bar |
|||||||||
£ sự điều tiết
£ sự điều chỉnh |
qvmin. = ……….m3/h
qvmax. = ……….m3/h |
|||||||||||
Ký hiệu/ vật liệu | Ký hiệu theo TCVN :2015 (ISO 10631)
Vật liệu theo TCVN
|
|||||||||||
Sự vận hành | – Tần số vận hành:……………………………………………………………………………..
– Thời gian mỏ:…………………………………………………………………………………. – Thời gian đóng:………………………………………………………………………………. |
|||||||||||
Khởi động | £ Bằng tay | £ Bằng chìa vặn | £ Bằng bánh răng | |||||||||
£ Tự động
£ Tác động kép |
£ Khí nén
£ Tác động đơn |
£ Điện
£ Thất bại thường mở “NO” |
£ Thủy lực
£ Thất bại thường đóng “NC” |
|||||||||
Nguồn năng lượng:………………………………………………………………………….. | ||||||||||||
Yêu cầu bổ sung | £ Kết cấu thử lửa được khách hàng quy định:……………………………………….
£ Kết cấu chống tĩnh học:…………………………………………………………………. £ Hộp chuyển mạch giới hạn:…………………………………………………………….. £ Điều khiển bằng tay khẩn cấp:…………………………………………………………. £ Lớp phủ đặc biệt:…………………………………………………………………………. £ Các yêu cầu khác (quy định)…………………………………………………………… |
|||||||||||
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 6708, Pipework components – Definition and selection of DN (nominal size) [(Bộ phận đường ống – Xác định và lựa chọn DN (kích thước danh định)]
[2] ISO 7121, Steel ball valves for general purpose industrial applications (Van cầu thép công dụng chung trong công nghiệp)
[3] ISO 7268, Pipework components – Definition of nominal pressure (Bộ phận đường ống – Xác định áp lực danh định)
[4] EN 593 + A1, Industrial valves – Metallic butterfly valves (Van công nghiệp – Van bướm kim loại)
[5] IEC 60534-2-3, Industrial-process control valves – Part 2-3: Flow capacity – Test procedure (Van điều khiển quá trình trong công nghiệp – Phần 2-3: Lưu lượng dòng chảy – Quy trình thử)
[6] ASME, Boiler and pressure vessel code – 2010 edition, Section VIII division 1 and 2 (Nồi hơi và mã bình chứa áp – Công bố 2010, Phần VIII mục 1 và 2)
[7] EN 13445-3, Unfired pressure vessels – Part 3: Design (Bình chứa áp suất chống cháy – Phần 3: Thiết kế)
1) 1bar = 0,1MPa = 105Pa; 1MPa = 1 N/mm2
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10830:2015 (ISO 10631:2013) VỀ VAN BƯỚM KIM LOẠI CÔNG DỤNG CHUNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10830:2015 | Ngày hiệu lực | 01/01/2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | 01/01/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |