TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10876:2015 (ISO 7915:1991) VỀ MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CỦA TAY CẦM
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10876:2015
ISO 7915:1991
MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CỦA TAY CẦM
Forestry machinery – Portable chain-saws – Determination of handle strength
Lời nói đầu
TCVN 10876:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 7915:1991.
TCVN 10876:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CỦA TAY CẦM
Forestry machinery – Portable chain-saws – Determination of handle strength
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử và yêu cầu về độ bền đối với các tay cầm của cưa xích cầm tay lắp động cơ dùng trong lâm nghiệp.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10871 (ISO 6533), Máy lâm nghiệp- Bộ phận bảo vệ tay phía trước của cưa xích cầm tay- Kích thước và khe hở;
TCVN 10875 (ISO 7914), Máy lâm nghiệp – Cưa xích cầm tay – Khe hở và các kích thước tối thiểu của tay cầm.
3. Quy trình thử
3.1. Nhiệt độ thử phải là 20 °C ± 5 °C
3.2. Đặt tải trọng thử như quy định trong 3.3 với khoảng thời gian lớn nhất là 15 s.
3.3. Các tay cầm của cưa xích phải chịu các tải trọng tĩnh như quy định trong Bảng 1, tác dụng riêng rẽ tại điểm giữa nắm tay cầm trong mỗi hướng của 6 hướng được minh họa trong Hình 1. Trong mỗi trường hợp cưa xích phải được giữ chắc chắn bằng thanh dẫn hướng được kẹp trong một ê tô với khe hở tối thiểu là 15 mm giữa ê tô và một phần nào đó của thân máy cưa sao cho chúng không chạm nhau trong khi thử.
Tải trọng phải tác động trên một vùng có bề rộng không lớn hơn 75 mm, định tâm vào vùng nắm chặt của tay bình thường đối với cả tay cầm trước và sau. Trường hợp cần thiết, có thể kẹp các giá giữ vào các tay cầm để dễ dàng đặt tải theo hướng bên hoặc tải theo hướng Z.
Hướng tải phải giữ không đổi liên quan đến việc đặt, bất kể những cong vênh nào đó của các tay cầm hoặc cưa.
4. Yêu cầu thử
Các tay cầm của cưa xích không được nứt hoặc gãy khi thử theo mục 3. Trước và sau khi thử, các kích thước của tay cầm phải phù hợp với TCVN 10871:2015 (ISO 6533:2012) và TCVN 10875:2015 (ISO 7914:2002).
Bảng 1 – Tải trọng thử độ bền tay cầm
Dung tích động cơ cưa xích
|
Tải trọng thử tối thiểu |
||
Về phía trước và phía sau |
Về phía trên và dưới |
Về phía phải và trái Z1 và Z2 |
|
|
X1 và X2 |
Y1 và Y2 |
|
cm3 |
N |
N |
N |
£ 50 |
700 |
700 |
350 |
> 50 |
1350 |
1350 |
700 |
Hình 1 – Hướng của tải trọng tác động
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10876:2015 (ISO 7915:1991) VỀ MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CỦA TAY CẦM | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10876:2015 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 01/01/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |