TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10892:2015 (IEC 60986:2008) VỀ GIỚI HẠN NHIỆT ĐỘ NGẮN MẠCH CỦA CÁP ĐIỆN CÓ ĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH TỪ 6KV (UM = 7,2KV) ĐẾN 30KV (UM = 36KV)

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/12/2015

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10892:2015

IEC 60986:2008

GIỚI HẠN NHIỆT ĐỘ NGẮN MẠCH CỦA CÁP ĐIỆN CÓ ĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH TỪ 6 KV (UM = 7,2 KV) ĐẾN 30 KV (UM = 36 KV)

Short-circuit temperature limits of electric cables with rated voltages from 6 kV (Um = 7,2 kV) up to 30 kV (Um = 36 kV)

Li nói đầu

TCVN 10892:2015 hoàn toàn tương đương với IEC 60986:2008;

TCVN 10892:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chun quốc gia TCVN/TC/E4 Dây và cáđin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng đề ngh, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIỚI HẠN NHIỆT ĐỘ NGẮN MẠCH CỦA CÁP ĐIỆN CÓ ĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH TỪ 6 KV (UM = 7,2 KV) ĐẾN 30 KV (UM = 36 KV)

Short-circuit temperature limits of electric cables with rated voltages from 6 kV (Um = 7,2 kV) up to 30 kV (Um = 36 kV)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này đưa ra hướng dẫn v giới hạn nhiệt độ ngắn mạch lớn nht của cáp điện có điện áp danh định từ 6 kV (Um = 7,2 kV) đến 30 kV (Um = 36 kV) liên quan đến:

 vật liệu cách điện;

 vật liệu v ngoài và vật liệu độn;

 vật liệu ruột dẫn và vỏ bọc kim loại và phương pháp nối.

Thiết kế của phụ kiện và nh hưởng của điều kiện lắp đặt lên các giới hạn nhiệt độ đang được xem xét.

Việc tính toán dòng ngắn mạch cho phép trong thành phần mang điện của cáp được thực hiện theo IEC 60949.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu vin dẫn sau đây là cn thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất (bao gm cả các sửa đi).

TCVN 8091 (IEC 60055) (tt cả các phần), Cáp cách điện bằng giấy có v bọc kim loại dùng cho điện áp danh định đến 18/30 kV (ruột dẫn đồng hoặc nhôm không kể cáp khí nén và cáp dầu

IEC 60141 (tất cả các phần), Tests on oil-filled and gas-pressure cables and their accessories (Thử nghiệm cáp dầu và cáp khí nén và phụ kin cáp)

IEC 60502-2:1998, Power cables with extruded insulation and their accessories for rated voltages from 1 kV (Um = 1,2 kV) up to 30 kV (Um = 36 kV) – Part 2: Cables for rated voltages of 6 kV ((Um = 7,2 kV) up to 30 kV (Um = 36 kV) (Cáp điện có cách điện dạng đùn và phụ kiện cáp dùng cho điện áp danh định từ 1 kV (Um 1,2 kV) đến 30 kV (Um = 36 kV)- Phần 2: Cáp dùng cho điện áp danh định từ 6 kV ((Um 7,2 kV) đến 30 kV (Um = 36 kV)) 1

IEC 60949:1988, Calculation of thermally permissible short-circuit currents, taking into account non – adiabatic heating effects (Tính toán dòng điện ngắn mạch cho phép, có tính đến các ảnh hưởng đốt nóng không đoạn nhiệt)

3  Các yếu tố chi phối việc áp dụng các giới hạn nhiệt độ

3.1  Quy đnh chung

Nhiệt độ ngắn mạch đưa ra trong Điu 4 là nhiệt độ thực tế của thành phần mang điện được giới hạn bởi vật liệu liền k trong cáp và có hiệu lực trong thời gian ngắn mạch lên đến 5 s. Khi tính dòng ngắn mạch cho phép, nhiệt độ này sẽ đạt được nếu tổn thất nhiệt trong lớp cách điện được tính đến khi ngắn mạch (không đoạn nhiệt). Nếu tn thất nhiệt khi ngắn mạch được bỏ qua (đoạn nhiệt) thì việc tính toán cho ra dòng ngn mạch là an toàn.

CHÚ THÍCH: Không được vượt quá giới hạn nhiệt độ nêu ở Điu 4 với ngắn mạch lặp lại xảy ra trong thời gian ngn.

Khoảng thời gian 5 s nêu trên là giới hạn đối với nhiệt độ ngắn mạch có hiệu lực nhưng không áp dụng cho phương pháp tính toán đoạn nhiệt. Giới hạn thi gian cho việc sử dụng phương pháp đoạn nhiệt có cách xác định khác, là một hàm của thời gian ngắn mạch và tiết diện của thành phần mang điện. Việc này được đề cập trong IEC 60949.

Các giới hạn nhiệt độ ngắn mạch khuyến cáo trong tiêu chuẩn này dựa trên vic xem xét di các gii hạn được sử dụng bởi nhiều tài liệu khác nhau. Chúng không nht thiết phải là giá trị lý tưởng vì rít dữ liệu thực nghiệm có thể áp dụng là sn có cho cáp thực tế. Tuy nhiên, các giá trị này được xem xét về khía cạnh an toàn.

Các giới hạn đối với cáp trong tiêu chun này được lựa chọn để các đặc tính điện môi không bị suy giảm. Sự suy giảm của đặc tính điện môi phụ thuộc vào loại cáp, ví dụ như độ bám dính của màn chn bán dẫn nhikhả năng sẽ thiết lập gii hạn cho cáp có cách điện bằng chất tổng hợp, trong khi các đặc tính của chất điện môi bản thân nó là quan trọng hơn đối với cáp cách điện bằng giấy (cả cáp được điền đầy du và cáp ngâm tẩm theo khi lượng).

Có thể cn có cảnh báo khi sử dụng nhiệt độ ruột dẫn quy định khi cáp có vỏ bọc bằng vật liệu nhiệt độ thp hơn, đặc biệt đối với cáp có tiết diện ruột dlớn hơn hoặc bằng 1 000 mm2. Việc này là do hằng số thời gian nhiệt lớn của cáp sẽ làm cho vỏ bọc đạt tới nhiệt độ cao trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, Ic cơ học cao có thể làm biến dạng cách điện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đi với tiết din ruột dẫn trên 1 000 mm2 thì ng ngắn mạch cho phép là quá cao mà thường không đạt được trong hệ thống thông thường.

Trong tờng hợp giới hạn nhiệt độ khác được biết là chắc chắn phù hợp với vật liệu hoặc thiết kế cáp thì có th s dụng các giới hạn này.

3.2  Cáp

3.2.1  Cáp cách điện bằng giy (cáp được điền đầy dầu theo IEC 60141 và cáp ngâm tẩm theo khối lưng theo TCVN 8091 (IEC 60055))

Giới hạn nhiệt độ đối với cáp cách điện bằng giấy được ngâm tẩm bằng du/nhựa hoặc hợp chất không thất thoát chịu tác động của xu hướng di chuyển hợp chất và vô định hình. Tất cả cáp cách điện bằng giấy còn bị giới hạn bởi suy gim nhit của các thành phn cáp và có thể rách băng giy do sự dch chuyển của lõi cáp.

3.2.2  Cáp cách điện bằng polyme (theo IEC 60502-2)

Giới hạn nhiệt độ đối với cáp cách điện bằng polyme b tác động bởi đặc tính điện môi của cht cách điện. Nhiệt độ cao, lực điện từ và lực giãn nở được sinh ra dưới điều kiện ngắn mạch có thể ảnh hưng đáng k đến tình trạng vật lý của cáp. Do vậy, việc xem xét tính toàn vẹn của liên kết giữa màn chắn bán dn với lớp cách điện và biến dạng của cách điện là quan trọng đối với cáp cách điện bằng polyme. Thêm nữa, nhiệt độ cao có thể làm thay đổi đặc tính của vật liệu bán dẫn và vỏ bọc.

Đối với vật liệu cách điện nhựa nhiệt dẻo, giới hạn nhiệt độ được áp dụng một cách thận trng khi cáp được chôn trực tiếp hoặc được kẹp chắc chn trong không khí. Áp lực ép cục bộ do kẹp hoặc sử dụng bán kính lắp đặt nhỏ hơn giá trị quy định cho cáp, đặc biệt đi với cáp được giữ cố định có thể dẫn đến các lực biến dạng cao trong điều kiện ngắn mạch. Trong trường hợp không thể tránh được những điều kin đó thì giới hạn nhiệt độ được đ xuất giảm 10 °C.

3. Phụ kiện

Cần chú ý đến vic thiết kế và lắp đặt các mi nối và đầu nối nếu giới hạn ngắn mạch được quy định trong tu chun này được sử dụng một cách an toàn. Các khía cạnh dưới đây không phải là duy nhất và được đưa ra chỉ đ hướng dẫn. Mong muốn là tính năng của phụ kiện được xem xét trong tờng hợp lắp đặt cụ thể:

a) Lực đẩy theo chiu dọc trong ruột dẫn có th là đáng kể, tùy thuộc vào mức độ của sức ép xung quanh cáp. Ruột dẫn có th chịu ứng sut đến 50 N/mm2. Những lực y có th gây cong vênh ruột dẫn và các nguy hại khác đến mối nối hoặc đầu nối.

b) Lực căng theo chiều dọc trong ruột dẫn cáp cũng có th được dự tính sau khi ngắn mạch. Lực căng này có thể tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt nếu cáp chỉ chịu ti một phn sau khi ngắn mạch. Ứng sut nh nht 40 N/mm2 của ruột dẫn có thể được sử dụng cho mục đích thiết kế.

c) Với cáp giy được ngâm tm, sự giãn nở hợp cht có thể làm tăng đáng kể áp lực cht lỏng. Nếu hợp cht rò r tại mối nối hoặc đầu ni, thì việc này có thể làm mm chất độn bitum. Hơi m cũng có thể bị giữ lại trong phụ kiện và cáp với lượng đủ để ảnh hưởng đến tính năng cách điện.

d) Việc sử dụng giới hạn nhiệt độ chỉ ngụ ý rằng bất kì sự kết hợp nào của dòng điện và thời gian tạo ra nhiệt độ không vượt quá giới hạn là được cho phép. Đối với dòng ngắn mạch thì việc này là chưa đ. Giới hạn b sung nên được thiết lập cho giá trị đỉnh của dòng điện để tránh lực điện từ quá mức. Lực này đặc biệt quan trọng ở đầu nối và cần đ đúng để tránh sự dịch chuyển và hư hại không mong muốn.

e) Không nên sử dụng mối hàn nếu đoán trước được là nhiệt độ ruột dẫn lớn hơn 160 °C.

f) Lưu ý rng cn kiểm tra thiết kế đi với sự ổn định ngắn mạch của các tiếp xúc điện của tt cả các mối nối được sử dụng đ nối các ruột dẫn và nối áo giáp và liên kết vỏ bọc kim loại.

g) Màn chắn và/hoặc áo giáp dạng sợi dây khi tập hợp lại với nhau tại một điểm nối hoặc đầu nối, có th có tính năng ngắn mạch thấp hơn khi ở trong cáp. Tại các mi nối này, độ tăng nhiệt dự kiến không được vượt quá đối với các vật liệu liên quan và cần cung cp đ việc đỡ bằng .

h) Cần tính đến rủi ro co rút theo chiều dọc của các thành phần polyme  hai đu cáp ở nhiệt độ ngắn mạch.

3.4  Điu kiện lp đặt

Khi cáp được dự định sử dụng đến giới hạn ngắn mạch, cần xem xét các điều kiện lắp đặt. Một khía cạnh quan trọng là mức độ và bản chất của việc hạn chế về cơ lên cáp. Độ giãn theo chiều dọc của cáp khi ngắn mạch có thể là đáng k và khi hạn chế độ giãn này thì lực tạo ra là rất đáng kể.

Đối với cáp trong không khí, nên lp cáp sao cho độ giãn được phân bố đều theo chiều dài. Khi lắp cáp uốn lượn, cơ cấu cố định cn được đặt cách nhau đ xa để cho phép chuyển động ngang của cáp.

Trong trường hợp cáp được chôn trực tiếp trong đt, hoặc yêu cu hạn chế bằng cơ cu cố định thông thường thì cần có biện pháp xử lý lực dọc trục gây ra trên các phụ kiện. Nên tránh việc uốn cong đột ngột vì lực dọc trục được chuyển thành lực hướng tâm tại các điểm uốn trong tuyến cáp và chúng có thể làm hng các thành phần bằng nhựa nhiệt dẻo của cáp như cách điện và vỏ bọc. Cần lưu ý rằng bán kính uốn lắp đặt nh nhất được khuyến cáo trong yêu cầu kỹ thuật tương ứng.

4  Nhiệt độ ngắn mạch lớn nhất cho phép đối với cáp có điện áp danh định từ 6 kV (Um = 7,2 kV) đến 30 kV (Um = 36 kV)

Các bảng sau đây cần được sử dụng cùng Điều 3. Các giá tr được đưa ra là nhiệt độ thực tế của thành phần mang điện. Các giới hạn này dành cho ngắn mạch trong khoảng thời gian lên đến 5 s.

Các điều từ 4.1 đến 4.3 nên được xem xét cùng nhau khi lựa chọn một giới hạn nhiệt độ cho kết cu cáp cụ th.

4.1  Vật liệu cách điện

Các giới hạn nhiệt độ đối với tất cả các loại ruột dẫn khi tiếp xúc với vật liệu cách điện được đưa ra trong Bảng 1.

Bảng 1 – Giới hạn nhiệt độ cho vật liệu cách điện

Vật liệu 1)

Nhiệt độ

°C

Giy:

– MIND (tẩm khối không thoát nước)

 20 kV

170

 

> 20 kV

150

– dầu/nhựa

 20KV

170

 

> 20 kV

150

 tm dầu

 

250

Polyvinyl clorua

(PVC/B)

 

– Tiết diện ruột dẫn ≤ 300 mm2

 

160

– Tiết diện ruột dẫn >300 mm2

 

140

PoIyetylen liên kết ngang

(XLPE)

250

Cao su etylen propylen

(EPR và HEPR)

250

1) Vật liệu và ký hiệu theo TCVN 8091 (IEC 60055), IEC 60141 and IEC 60502-2.

4.2  Vt liệu vỏ ngoài và vật liệu độn không có yêu cu v điện hoặc yêu cu khác

Các giới hạn nhiệt độ vỏ bọc/áo giáp bằng màn chắn/kim loại khi tiếp xúc hoặc được gắn vào vật liệu vỏ ngoài, nhưng cách nhiệt rng biệt từ các lớp cách điện bằng vật liệu và chiều dày thích hợp được đưa ra trong Bảng 2. Nếu không có cách nhiệt thì cần sử dụng giới hạn nhiệt độ của cách điện nếu giới hạn này thp hơn giới hạn nhit độ của vỏ ngoài.

Bảng 2 – Giới hạn nhiệt độ của vật liu vỏ ngoài

Vt liệu 1)

Nhiệt độ 2), 3)

°C

Polyvinyl clorua                                                                             (ST1 và ST2)

200

Polyetylen                                                                                         (ST3)

150

                                                                                                        (ST7)

180

Polycloropren, cloro sunphonat polyetylen hoặc các polyme tương tự    (SE.)

200

Polyetylen liên kết với nhôm hoặc băng đồng

150

Polyvinyl clorua liên kết với nhôm hoặc băng đồng

160

1) Vật liu và ký hiệu theo IEC 60502-1.

2) Nhiệt độ cao hơn có th được cho phép, với điều kin có sẵn d liệu thực nghiệm đ chứng minh việc sử dụng chúng.

3) Đối vi cáp dạng ba lá, cn thận khi sử dụng nhiệt độ này do có th có nhiệt độ cao  trung tâm cáp.

4.3  Vật liệu vỏ bọc/màn chn/áo giáp bằng chất dn điện/kim loại và các phương pháp nối

Giới hạn nhiệt độ của thành phn mang điện được đưa ra trong Bảng 3. Giới hạn của vật liệu phi kim loại tiếp xúc với các kim loại này cũng nên được xem xét.

Bảng 3 – Giới hạn nhiệt độ cho thành phn mang điện

Kim loại

Điều kiện

Nhiệt độ

°C

Đồng

Nhôm

Thành phn ch mang đin

1)

Mối hàn điện

1)

Mối hàn đin tỏa nhit

250 2)

Mối hàn thiếc

160

Nén (biến dạng cơ học)

250 2)

Mối nối cơ (bu lông)

3)

Chì  

170

Hợp kim chì  

210

Thép  

1)

1) Được giới hạn bởi vật liệu tiếp xúc với nó (xem 4.1 và 4.2). Trong trường hợp của màn chắn (tr sợi dây được gắn vào) có một lp cách nhiệt màn chn với vật liu khác trong cáp thì không được vượt quá nhiệt độ 350 °C.

2) Nhiệt độ của ruột dẫn lin k, điểm nối thực tế s thấp hơn.

3) Tham khảo khuyến nghị của nhà chế tạo.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dn

3  Các yếu tố chi phối việc áp dụng các giới hạn nhiệt độ

3.1  Quy định chung

3.2  Cáp

3.3  Phụ kiện

3.4  Điều kiện lắp đặt

4  Nhiệt độ ngắn mạch lớn nhất cho phép đối với cáp có điện áp danh định từ 6 kV (Um = 7,2 kV) đến 30 kV (Um = 36 kV)

4.1  Vật liệu cách điện

4.2  Vật liệu v ngoài và vật liệu độn không có yêu cầu v điện hoặc yêu cầu khác

4.3  Vật liệu vỏ bọc/màn chn/áo giáp bằng chất dẫn điện/kim loại và các phương pháp nối



1 Đã có TCVN 5935-2:2012 (IEC 60502:2005).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10892:2015 (IEC 60986:2008) VỀ GIỚI HẠN NHIỆT ĐỘ NGẮN MẠCH CỦA CÁP ĐIỆN CÓ ĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH TỪ 6KV (UM = 7,2KV) ĐẾN 30KV (UM = 36KV)
Số, ký hiệu văn bản TCVN10892:2015 Ngày hiệu lực 31/12/2015
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành 31/12/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản