TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11022-2:2015 (ISO 11127-2:2011) VỀ CHUẨN BỊ NỀN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SẢN PHẨM LIÊN QUAN – PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MẶT – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11022-2:2015
ISO 11127-2:2011
CHUẨN BỊ NỀN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SẢN PHẨM LIÊN QUAN – PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MẶT – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT
Preparation of steel substrates before application of paints and related products – Test methods for non-metallic blast-cleaning abrasives – Part 2: Determination of particle size distribution
Lời nói đầu
TCVN 11022-2:2015 hoàn toàn tương đương ISO 11127-2:2011.
TCVN 11022-2:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11022 (ISO 11127) Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan – Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt, gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 11022-1:2015 (ISO 11127-1:2011) Phần 1: Lấy mẫu;
– TCVN 11022-2:2015 (ISO 11127-2:2011) Phần 2: Xác định sự phân bố cỡ hạt;
– TCVN 11022-3:2015 (ISO 11127-3:2011) Phần 3: Xác định khối lượng riêng biểu kiến;
– TCVN 11022-4:2015 (ISO 11127-4:2011) Phần 4: Đánh giá độ cứng bằng phép thử trượt kính;
– TCVN 11022-5:2015 (ISO 11127-5:2011) Phần 5: Xác định độ ẩm;
– TCVN 11022-6:2015 (ISO 11127-6:2011) Phần 6: Xác định các tạp chất tan trong nước bằng phép đo độ dẫn điện;
– TCVN 11022-7:2015 (ISO 11127-7:2011) Phần 7: Xác định clorua tan trong nước.
CHUẨN BỊ NỀN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SẢN PHẨM LIÊN QUAN – PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MẶT – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT
Preparation of steel substrates before application of paints and related products – Test methods for non-metallic blast-cleaning abrasives – Part 2: Determination of particle size distribution
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này là một trong các tiêu chuẩn đề cập đến việc lấy mẫu và thử nghiệm vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt.
Các loại vật liệu mài phi kim và các yêu cầu về mỗi loại được quy định trong bộ ISO 11126.
Bộ ISO 11126 và TCVN 11022 (ISO 11127) là một tập hợp các tiêu chuẩn về vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt. Thông tin về các phần của cả hai bộ tiêu chuẩn được nêu trong Phụ lục A.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sàng để xác định sự phân bố cỡ hạt của vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11022-1 (ISO 11127-1), Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan – Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt – Phần 1: Lấy mẫu.
TCVN 2230:2007 (ISO 565:1990), Sàng thử nghiệm – Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện – Kích thước lỗ danh nghĩa.
3 Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị và dụng cụ thủy tinh thông thường trong phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
3.1 Sàng thử nghiệm, hình tròn, có chiều cao từ 25 mm đến 50 mm và diện tích sàng có đường kính xấp xỉ 200 mm, được chế tạo từ vải dệt sợi kim loại. Khung của sàng thử nghiệm phải được làm bằng kim loại. Dải của các lỗ lưới danh nghĩa phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm được thử và phải phù hợp với các yêu cầu của Bảng 2 trong TCVN 2230:2007 (ISO 565:1990), như nêu trong Bảng 1. Sàng phải có các lỗ vuông, nắp đậy và đĩa hứng lượng lọt qua sàng.
CHÚ THÍCH: Sàng có đường kính nhỏ hơn có thể không tạo ra sự phân tách mẫu chính xác.
Sàng phải được kiểm tra thường xuyên để hiệu chuẩn và đảm bảo không còn sót lại các hạt vật liệu
Bảng 1 – Danh mục các lỗ lưới sàng được sử dụng
(từ TCVN 2230:2007 (ISO 565:1990); kích cỡ R20/3 và R20)
mm |
mm |
mm |
mm |
0,036 |
0,112 |
0,355 |
1,12 |
0,040 |
0,125 |
0,400 |
1,25 |
0,045 |
0,140 |
0,450 |
1,40 |
0,050 |
0,160 |
0,500 |
1,60 |
0,056 |
0,180 |
0,560 |
1,80 |
0,063 |
0,200 |
0,630 |
2,00 |
0,071 |
0,224 |
0,710 |
2,24 |
0,080 |
0,250 |
0,800 |
2,50 |
0,090 |
0,280 |
0,900 |
2,80 |
0,100 |
0,315 |
1,00 |
3,15 |
3.2 Máy sàng quay, để xoay lắc sáng có chứa mẫu ở tần số quay xấp xỉ 300 r/min và có bộ đếm thời gian cho khoảng thời gian lên đến 30 min với bước đếm 1 min.
Có thể sử dụng các máy sàng khác miễn là nhận được các kết quả tương tự.
3.3 Cân, có khả năng cân chính xác đến 0,1 g.
4 Lấy mẫu
Lấy mẫu đại diện của sản phẩm được thử nghiệm theo quy định trong TCVN 11022-1 (ISO 11127-1).
5 Cách tiến hành
5.1 Thực hiện phép xác định hai lần lặp lại.
5.2 Cân phần mẫu thử khoảng 300 g mẫu (m0), chính xác đến 0,1 g.
5.3 Sử dụng tất cả các sàng đã liệt kê tương ứng với cáp đang thử nghiệm như được đưa ra trong bảng quy định kỹ thuật về cấp và rây trong phần tương ứng của bộ ISO 11126 (xem Phụ lục A) hoặc trong trường hợp vật liệu không được quy định trong bộ ISO 11126 thì theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
5.4 Sắp xếp các sàng thử (3.1), sàng có lỗ lớn nhất ở phía trên cùng và tiếp tục cho đến sàng có lỗ nhỏ nhất ở phía dưới cùng, với một đĩa để hứng bất kỳ hạt vật liệu mài nào rơi qua sàng nhỏ nhất.
5.5 Cho phần mẫu thử lên sàng trên cùng.
5.6 Đậy nắp sàng trên cùng.
5.7 Đặt ngăn xếp các sàng có các phần mẫu thử vào máy sàng quay (3.2) và vận hành máy sàng trong khoảng 15 min.
5.8 Cẩn thận lấy sàng trên cùng ra khỏi ngăn xếp và chuyển vật liệu mài được giữ lại trên sàng vào đĩa cân. Chải sạch các hạt vật liệu mài còn mắc lại trên sàng và cho vật liệu mài này vào đĩa cân. Cân chính xác đến 0,1 g và ghi lại kết quả này (m1). Lặp lại đối với tất cả các sàng trong ngăn xếp bao gồm cả đĩa hứng.
6 Biểu thị kết quả
Đối với mỗi sàng thử được sử dụng và đối với lượng giữ lại trong đĩa hứng, tính phần trăm vật liệu được giữ lại, R, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau:
trong đó
m0 là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam;
m1 là khối lượng của lượng giữ lại trên sàng (hoặc trong đĩa hứng), tính bằng gam.
Nếu chênh lệch giữa các phép xác định hai lần lặp lại lớn hơn 10 % (so với kết quả cao hơn), thì tiến hành lại quy trình theo quy định trong Điều 5.
Tính giá trị trung bình của hai phép xác định hợp lệ và báo cáo kết quả chính xác đến 1 %.
7 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) các thông tin cần thiết để nhận biết sản phẩm được thử nghiệm, phù hợp với phần thích hợp của bộ ISO 11126 (xem Phụ lục A), nếu áp dụng;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này;
c) kết quả thử nghiệm;
d) bất kỳ sai lệch so với phương pháp thử đã được quy định;
e) ngày thử nghiệm;
f) tên của người thực hiện phép thử.
Phụ lục A
(tham khảo)
Các tiêu chuẩn về vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt
Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt bao gồm tương ứng trong bộ ISO 11126 và TCVN 11022 (ISO 11127).
Bộ ISO 11126 Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan – Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt, bao gồm các phần sau:
– Phần 1: Giới thiệu chung và phân loại
– Phần 3: Xỉ tinh luyện đồng
– Phần 4: Xỉ lò than
– Phần 5: Xỉ tinh luyện niken
– Phần 6: Xỉ lò sắt
– Phần 7: Oxit nhôm nung chảy
– Phần 8: Cát olivin
– Phần 9: Staurolit
– Phần 10: Garnet almandit
Bộ TCVN 11022 (ISO 11127) Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan – Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt, bao gồm các phần sau:
– Phần 1: Lấy mẫu;
– Phần 2: Xác định sự phân bố cỡ hạt;
– Phần 3: Xác định khối lượng riêng biểu kiến;
– Phần 4: Đánh giá độ cứng bằng phép thử trượt kính;
– Phần 5: Xác định độ ẩm;
– Phần 6: Xác định các tạp chất tan trong nước bằng phép đo độ dẫn điện;
– Phần 7: Xác định clorua tan trong nước.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thiết bị, dụng cụ
4 Lấy mẫu
5 Cách tiến hành
6 Biểu thị kết quả
7 Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (tham khảo) Các tiêu chuẩn về vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11022-2:2015 (ISO 11127-2:2011) VỀ CHUẨN BỊ NỀN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SẢN PHẨM LIÊN QUAN – PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MẶT – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11022-2:2015 | Ngày hiệu lực | 21/12/2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | 21/12/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |